logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/08/2014 lúc 10:21:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ai cũng bảo tiếng Pháp dùng để… tỏ tình, nhờ vào âm hưởng nhẹ nhàng, thánh thót, nghe cứ như tiếng chim hót

đầu cành; vì khi nói, thường thì phải lấy giọng cao cho chuẩn âm, chứ không như tiếng Anh là giữ giọng trầm. Thế,

còn chất giọng thì tùy ở mỗi người: có anh giọng khàn khàn như đang cảm (cảm thật!), có anh giọng nghèn nghẹt

như nói bằng mũi, lại có anh giọng the thé…

Sau đó phải kể đến yếu tố âm hưởng địa phương: người miền Bắc, vùng Lille phát âm cách khác kẻ miền Nam với

âm hưởng Marseille…; phải là giọng người dân Paris cơ, mới truyền cảm (không phải là lây bệnh nhé), “Kinh Đô

Ánh Sáng” mà lại! Khổ nỗi, Pháp là quốc gia mà dân tứ xứ tụ về – người Việt mình tuy có “quân đoàn” hơn bốn trăm

nghìn vẫn chưa được kể là đông – nhiều nhất là dân các quốc gia châu Phi, vùng sa mạc Sahara; và phần lớn di dân

thích sống ở đô thị vì… cơ may có việc làm.

Nói phải tội, người Thổ, người Ba Tư, người Thụy Điển… khi phát âm tiếng Pháp thì cũng lơ lớ như người Việt mình

thôi, cho đến khi họ sanh đàn đẻ đống thì cái bầy nho nhỏ phát âm mới đúng như tiếng đồn vang xa. Thế nên, ngay

giữa thành phố Paris tráng lệ nầy, tìm đỏ mắt khó ra một người nói đúng chất giọng thành phố để tỏ tình êm ái,

huống hồ là tôi.

Tôi sang Pháp khi hãy còn khá trẻ, lưỡi còn mềm, giọng còn tươi, dễ uốn; thế mà, có lẽ vì chất đạm nước mắm còn

đậm vị nơi đầu lưỡi vành môi, nên tôi khọt khẹt đến đôi ba bận thì cái cô đầm tóc vàng ánh trước mặt mới hiểu tôi

muốn… mua hiệu thuốc lá gì – thật thì lỗi cũng không hoàn toàn nơi tôi, vì các nhãn hiệu thuốc lá phần lớn là… tiếng

Anh, và có lẽ cô ấy… không hiểu tiếng Anh.

Các cô gái Pháp đẹp lắm. Đẹp thật! Da dẻ mịn màng, tóc vàng sợi nhỏ, tóc nâu thì có và đen đỏ cũng thừa. Nhiều

cô mắt xanh màu da trời, một số có màu xanh ve chai, nhưng đông nhất vẫn là màu nâu thăm thẳm, trông vào thì kể

như lạc nơi ấy. Quốc gia phú cường, người dân có của ăn của để, lại là nơi chốn tự do (không chỉ riêng nơi đầu các

văn thư kiện cáo đất đai đâu nhé, mà là tự do thật và tự do đủ thứ) nên các cô rất chịu khó trưng diện: nào là áo ôm

khoe lá phổi no tròn, váy ngắn cho dài đôi chân thon thon – trông thấy cứ muốn lăn ra đất làm sỏi đá ven đường –

rồi còn là muôn màu, đủ sắc: xanh-đỏ-tím-vàng, long-lân-quy-phụng, bông-hoa-lá-cành…, nắng còn xấu hổ tìm chỗ

nấp quanh năm, nói gì… Mà nắng ở đây ít thật, mỗi năm chỉ độ dăm tuần nên các cô có làn da cứ trắng mơn mởn

như trứng luộc.

Nói nào ngay, cũng có một ít, nhưng ngày càng đông, đen mun luôn, hay vàng vàng xứ nghệ bệnh gan, ấy là con

cháu di dân. Các cô gái Pháp không to lớn đẫy đà như các cô gốc Bắc Âu người Đan Mạch, Na Uy… ; tương đối

thanh mảnh, trung bình chỉ… hơn tôi độ nửa cái đầu.

Cổ nhân dạy: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!” Biết rõ khiếm khuyết của mình –không phải chiều cao – mà

là không sõi Pháp ngữ nên tôi chả dám chường mặt ra mà tỏ tình bằng cái loại Ngôn Ngữ Tình Yêu không phải của

cha ông truyền lại. Và thế là tôi quen cô ấy.

Cô ấy người gốc đồng bằng sông Cửu Long, có nghĩa là sử dụng cùng một loại ngôn ngữ với tôi tuy âm thanh phát

ra có khác nhau tí – cô ấy giọng nữ, tôi giọng nam; cô ấy với giọng miền Nam, tôi là miền Bắc; cô ấy nói mãi, tôi thì

ít chỗ để nói… Gốc gác quê quán ở cách xa nhau đến là thế mà lại gặp nhau ở nơi nầy, nơi còn xa hơn nữa, xa đến

ngút ngàn cái nhà quê thân thương ấy – quả đất có đến hơn 7 tỉ người lổn nhổn cơ mà! – Đấy, nếu không là duyên,

là nợ, thì là gì?

Hôm gặp cô ấy trong cánh áo trắng, tóc dài nửa lưng, dáng vẻ e ấp thẹn thùng mà ánh mắt lại thoáng nét tinh nghịch

trẻ con còn sót. Tinh khiết. Kiêu sa. Tôi về tuyên bố với mấy đứa bạn cùng phòng trọ, chắc như đinh đóng cột:

không cưới được cô ấy thì thà sẽ trọn đời ở vậy nuôi con rơi!

Thời gian lặng lẽ trôi qua. Chúng tôi quen nhau đã lâu. Tôi nghe chuyện cô ấy cũng nhiều rồi, không dứt. Và tôi rất

yêu. Ngày càng nhiều; nhiều như những lời cô nói ra, tuy chẳng có chữ yêu, mà có thì chỉ là yêu nắng sớm với lại

mưa chiều, yêu bánh dẻo rồi yêu thêm nguyên một bát chè đậu đỏ nước dừa… Thế mà tôi vẫn chưa nói câu nào

để tỏ cái lòng của mình. Tôi vẫn ngần ngại: nhỡ cô ấy từ khước cái tình yêu dẫu chân thành thì lúc ấy cắt mặt vất

vào đâu? Có mà chết! May mắn lắm thì là câu trả lời kiểu ỡm ờ “Để xem…” bọn con gái.

Ngày hôm ấy có dời mãi rồi cũng đến. Chuyện vãn với nhau trong phòng khách nhà cô ấy – cả nhà đi vắng đâu hết.

Tôi quyết trọn đời nầy phải nói một lần. Một lần thôi rồi có ra sao thì ra. Chứ không lẽ cứ để cái mối bâng khuâng

nhặt nhạnh giày vò những đêm trời trở gió. Thế mà tôi cứ bước ra lại bước vào. Hết trông trời thì ngắm đất… Lấy

hơi thật mạnh, căng cứng buồng phổi đẩy ngực lên như dũng sĩ chốn thao trường. Rồi nín thở, rồi lại khe khẽ thở

dài. Cái hóm hỉnh thường nhật, cái ngỗ ngáo cố hữu, hôm nay, trước mặt cô ấy, hóa ra nhũn nhặn. Nó dè dặt. Nó

dấm dớ. Nó như thế nào ấy. Nó rụt rè. Nó rối rắm. Nó chả ra làm sao. Chợt bắt gặp ánh mắt cô ấy, tôi đoán đã tỏ

phần nào cái tâm tình của tôi, thế là bỗng cuống lên. Tôi thà làm độc thủ hay độc cước đại hiệp gì đó vì trên người

tôi gì thì cũng thừa một cái…

Ngoài vườn trời chiều mây bay, có con chim khuyên đậu trên cành.

Sao lại có chuyện con chim khuyên đậu ngang nhiên thế kia? Vớ vẩn! Nhảm nhí! Nhưng nguyên một diễn văn đầy

ăm ắp những lời lẽ hoa mĩ tôi sắp đặt trước đã rủ nhau về chốn mây ngàn nào rồi. Còn lại mỗi tôi đây…

Chợt một tia sáng lóe trong óc: nói bằng tiếng Tây. Phải rồi! Cái thứ tiếng tình yêu chưa bao giờ gần gũi với tôi thì

khi phát ra nó cũng đỡ ngượng hơn. Nghĩ đoạn, tôi làm liều, nhắm mặt nhìn cô ấy nói ngay một hơi ba tiếng, cả đều

vần bằng. Rồi tai tôi ù đi, không nghe câu trả lời. Chỉ thấy ánh mắt dễ yêu. Mãi còn yêu… Và rồi tôi hôn lên đôi môi

cánh mỏng, hồng…

Trên đường về, tôi đi mà chân chẳng chấm đất và đầu thì quá trời. Kĩ sư Pháp đã sáng chế ra chiếc Concorde là

loại phi cơ siêu phản lực, vận tốc nhanh hơn âm thanh. Còn tình yêu cho tôi lơ lửng, lơ lửng… ; cái cảm giác bềnh

bồng, bềnh bồng…

Vâng. Tôi đã “gan cùng mình” để vận dụng hết trọn cái văn hóa gần năm nghìn năm của cha ông truyền lại : thốt lên

ba tiếng, cả đều vần bằng, là nỗi niềm chất chứa đã lâu rồi với đầy những hứa hẹn về sau mãi một tình cảm êm

đềm không gợn sóng dù chỉ là sóng hồ lăn tăn… – “Anh Yêu Em!” – Có nghĩa là tôi thốt lên, thổ lộ lòng mình

bằng… tiếng Ta.

Để nói lời yêu thương thì ngôn ngữ Ta, cũng như những ngôn ngữ khác, có khối chữ. Có điều hơn là nó lên bổng

xuống trầm. Nên nó du dương. Đôi khi nó phẳng lặng bao êm đềm.

Vâng. Trong cái giờ phút tử sinh đó thì ngôn ngữ của khối óc đã không lấn át nổi tiếng nói của con tim, của tự sâu

thẳm đáy tâm hồn. Nó tự nhiên thế, thuộc về bẩm sinh.

Rồi chúng tôi thành thân. Ăn ở với nhau đã được nhiều năm. Có những đứa trẻ chạy loăng quăng. Mặn nồng có lắm

mà đắng chát cũng đôi khi. Có vợ chồng nào sống với nhau mấy mươi năm mà chả bao giờ gây gổ, cãi vã nhau; ai

biết chỉ hộ!

Và mỗi khi gây, thường thì cô ấy dùng đại liên nổ từng tràng từng tràng nối đuôi nhau, còn tôi thì pháo từng điểm

một vào những khoảng trống hiếm hoi. Thế mà cái cảm giác hạn hẹp ngôn từ so với tôi – vì cô ấy sang Pháp khi

còn bé tí – đã khiến cô ấy lau nước mắt, bảo: «Không có “Anh”, “Em” gì hết ráo. Nói tiếng Pháp cho “Toi”, “Moi”

bằng nhau!»

À ra, còn điểm khác biệt nữa là tiếng Ta phân biệt ngôi thứ, kiểu kính lão đắc thọ! Hai vợ chồng thì chồng luôn được

gọi là “Anh”. Có nhỏ tuổi hơn cũng là “Anh” như thường. Ôi!… «Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi “chửa” ra đời…»

Vì không phải là một “đề nghị” nên cô ấy áp dụng ngay lập tức. Khi lâm chiến thì phải sử dụng tất cả các loại vũ khí

có sẵn, từ thô sơ đến hiện đại chứ, cả những thứ được “viện trợ nhân đạo” nữa.

Rồi, thỉnh thoảng, mười năm một bận, lại như thế. Lại như thế. Anh la tiếng Ta, cô lẫy tiếng Tây; tưng bừng, chí

chóe…

Đôi khi ngẫm nghĩ: dốt tiếng Pháp như tôi cũng có cái lợi đấy chứ; không hiểu hết những trầm trọng ngữ nghĩa cô

ấy thốt ra.

Một đêm khuya thanh vắng vô tình nghe vợ chồng ông hàng xóm người Pháp bên kia bức vách mỏng gây nhau.

Quả tôi không dám nghĩ tiếng Pháp chỉ dùng để… tỏ tình nữa, vì nó cũng rôm rả lắm đấy chứ. Sau nhiều năm xứ lạ

quê người, tôi đã khá tiếng Tây hơn, giỏi rồi.

Vũ Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.