logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/08/2014 lúc 11:14:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ai đã từng ngồi trên phi cơ trong nhiều tiếng đồng hồ đều hiểu cái nỗi khổ của cái ghế phi cơ. Những người nhỏ con như kẻ viết bài này thì thấy cái dựa đầu nó cao quá, còn những người cao thì thấy cái chân của mình không có chỗ để. Ấy là chưa kể những người mập thì thấy chỗ nào cũng không vừa cả.

Cái ghế phi cơ đã nhiều khi là một “cực hình” rồi nhưng nay lại còn có một cái ông phát minh ra một cái dụng cụ quái đản có cái tên hoàn toàn không đúng sự thật là “Knee Defender.” Có lẽ nó có thể “Bảo vệ cái đầu gối” của người sử dụng nó, một đôi chút, nhưng nó hoàn toàn không bảo vệ đầu gối của người ngồi trước. Không cần là tiên tri, chúng ta cũng có thể thấy là cái dụng cụ đó sẽ có ngày mang đến đại họa.

Quả nhiên, hôm đầu tuần, báo chí ồn lên về một cuộc cãi vã trên một chuyến bay đã khiến phi cơ của hãng United Airlines đi từ Neward, New Jersey đến Denver, Colorado, phải chuyển hướng đáp xuống phi trường O'Hare của Chicago.

Câu chuyện được Thông Tấn Xã AP tường thuật như sau, “Một hành khách nam, ngồi ở ghế giữa của hàng ghế 12, sử dụng một dụng cụ để chặn một phụ nữ ngồi trước ông ta ngả lưng ghế trong khi ông sử dụng laptop, một viên chức an ninh ẩn danh cho biết. Một chiêu đãi viên yêu cầu ông bỏ cái dụng cụ đó đi và ông ta từ chối. Bà nọ bèn đứng phắt dậy, quay ra đằng sau và liệng một ly nước vào mặt ông ta. Cuộc tranh cãi trên chuyến bay từ Newark đi Denver leo thang đến mức hãng hàng không quyết định chuyển cho phi cơ đáp xuống Phi Trường Quốc Tế O'Hare của Chicago.”

Như tạp chí The Economist, hầu hết mọi người hẳn đều thông cảm cho bà ném nước. Mặc dù cái dụng cụ gọi là Knee Defenders đó không bất hợp pháp, hầu hết các công ty hàng không lớn của Hoa Kỳ cấm sử dụng. United Airlines là một trong những công ty đó. Ðiều có lẽ còn làm bà nọ tức hơn là các vị này đang bay với giá vé economy plus. The Economist phê bình, “Hẳn là bà nọ đã trả thêm tí tiền trong hy vọng có thêm một chút xíu dễ chịu.”

Cũng phải thêm là quả thật nhiều khi người ngồi đàng trước ngả ghế ra ngay cả khi người phía sau đang ăn chẳng hạn thì quả là bực mình. Khổ một nỗi, nói cho cùng, người ta có quyền ngả lưng thành ra vạn sự sẽ tốt hơn nếu nhỏ nhẹ yêu cầu “làm ơn dựng ghế lên hộ” hơn là một cái dụng cụ mà thực sự là một cái khóa không cho ghế ngả lưng nữa.

The Economist triết lý về liên hệ kỳ lạ giữa hai hành khách ngồi trước ngồi sau trên một chuyến bay. Mặc dù ngồi gần nhau, có vẻ như sự việc không thấy được mặt nhau đã làm cho liên hệ trở thành xa vời và đầy chông gai. Không phải chỉ khi họ ngả ghế. Sự vô danh của họ, theo The Economist khiến đôi khi chúng ta cảm thấy bị xúc phạm chỉ vì tiếng ken két nhỏ khi người đó cựa mình, hay chỉ là một câu chuyện với con cái họ cũng làm ta điên người.

The Economist chỉ ra là đối với người kế bên thì khác hẳn. Cũng là kẻ lạ, nhưng vì là bạn đồng hành, ông đó hay bà nọ thường gây khó cho chúng ta, nhất định đòi đi restroom khi chúng ta đang mê giấc điệp, xâm phạm cái tay dựa của chúng ta, hay tệ nhất là đòi nói chuyện trong khi mình chỉ muốn ngủ. Ấy vậy mà, vì chúng ta có thể thấy mặt nhau, liên hệ thường có vẻ tử tế hơn.

Nhưng The Economist bảo cuối cùng, chỉ có một cách để có thể trải qua một thời gian dài trong một hoàn cảnh chật hẹp như vậy là tử tế với nhau.

Nếu The Economist nói chuyện triết lý thì Financial Times (FT) nói chuyện pháp lý. Tuyên bố nửa thật nửa đùa ngay từ đầu bài, FT viết, “Cuộc tranh cãi ở độ cao giữa hai hành khách của United Airlines hôm Chủ nhật đã làm nổi bật một trong những phần ít biết của Hiến Pháp Hoa Kỳ - tu chính án thư 34 về cái gọi là quyền nằm ngả.” Vụ này, theo FT, xảy ra trên vùng đất của Lincoln, khi hai hành khách đã đụng độ về một cái dụng cụ gọi là cái “knee defender.”

FT tuyên bố, “Bất cứ ai đã phải bay economy sẽ có cảm tình với một trong hai chiến binh lâm trận nhưng vụ này, kết thúc mà cảnh sát không cáo buộc phạm luật, đã làm nổi bật sự căng thẳng ở tâm điểm của luật pháp Hoa Kỳ về quyền của hành khách trong các cái ghế economy.”

Luật pháp Hoa Kỳ, FT khẳng định, đã ấn định tiêu chuẩn quốc tế cho không hành, với hầu hết phi cơ tôn trọng quyền của người đi phi cơ được ngả mình ở một góc độ ít nhất 115 độ, trừ những lúc cất cánh, hạ cánh và trong khi có giao động. Cũng luật này trước kia bảo đảm một cái bánh hay một miếng cheese sandwich cho mỗi chuyến bay quá ba giờ. Luật thứ nhì này nay đã bị vi phạm trắng trợn bởi các công ty hàng không Hoa Kỳ khi muốn ăn thì phải bỏ tiền ra mua, khiến cái cảnh thiên hạ lên phi cơ tay xách nách mang thức ăn trông thật là lôi thôi, thiếu lịch sự.

Tuy nhiên, FT thêm, hầu hết các học giả về Hiến Pháp coi quyền được ngả lưng là một quyền không được nêu rõ, một lập trường đã được cái hãng hàng không rẻ tiền sung sướng chấp nhận, bởi họ đã coi mọi thứ gì có thể giúp cho hành khách được chút thoải mãi là “không được nêu rõ” và do đó không cần đếm xỉa tới.

Nhiều khách đi phi cơ nay rất tức giận trước sự việc là một số hãng hàng không nay đặt ghế ngồi không ngả lưng được. Những hãng hàng không này lý luận là bỏ những ghế có thể ngả lưng, đặc biệt trong khu hạng “chở thú vật,” là để tránh những vụ đụng độ như đã thấy trên bầu trời Illinois. Nó cũng giúp thực hiện quyền của các hãng này, được định nghĩ theo điều khoản về luật thương mại - nhét thêm ít nhất ba hàng ghế nữa trong cabin. Nhưng các tổ chức hành khách đang lý luận rằng sự việc này xâm phạm đến những quyền hiến định của các công dân Hoa Kỳ.

Quyền ngả lưng, FT lưu ý, có thể chỉ là cuộc chiến khai mào. Các hãng hàng không đang tính đến những biện pháp tiết kiệm khác kể cả phi cơ không có cửa sổ và những hàng ghế được gọi là “ghế xe đạp.” Trong khi đó, về phía hành khách, nhiều luật gia tiên đoán những thách thức về quyền cho ít nhất là một nửa cái tựa tay, quyền của những người ngồi ghế ngoài đường đi ít nhất thở dài não nuột khi các vị hàng xóm, nhất là những vị to khổng lồ, đòi chen qua người mình. Ấy là chưa kể quyền hích vào ai đó một cái khi họ say ngủ, xâm lăng vào giang sơn của bạn.

Hẳn độc giả đã thấy ngay sự đùa nghịch của FT bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ chỉ có 27 tu chính án, làm gì có tu chính án thứ 34.

Nhưng sự đùa nghịch đầy tính mỉa mai này cho ta thấy quả vấn đề ngả lưng vô cùng quan trọng, đáng được có một tu chính án trong hiến pháp. Trong cái thời buổi mà chúng ta sớm muộn gì cũng có lúc phải leo lên máy bay. Trừ phi là một trong những người thuộc thế giới kinh doanh hay các ông bà nhà giàu, leo lên khu business hay first class, đại đa số chúng ta sẽ đành chịu đựng economy.

Khổ một nỗi cái chữ economy này ngày càng trở thành quá quắt.

Xin đơn cử một thí dụ. Ðã du hành thì phải có hành lý, nhưng vì economy, các công ty không chỉ cho chúng ta hành lý xách tay. Muốn check-in hành lý là tốn tiền.

Mà gần đây còn có những công ty đòi phải trả tiền luôn cho hành lý xách tay! Tức quá, một người bạn tôi, sau khi mua một cái vé mà ông công nhận là “siêu rẻ,” đã nhất định đi tay không. Ông ta chỉ cần đi có hai ngày, thế là bèn mặc luôn hai bộ đồ lên người vừa đủ thay đổi để công ty không có lý do nào mà bắt trả thêm tiền nữa.

Bản thân tôi đã “phản đối” sự việc này bằng cách từ chối đi các hãng hàng không Hoa Kỳ trừ phi vạn bất đắc dĩ phải đi trong nước Mỹ. Các hãng hàng không ngoại quốc đối xử với khách hàng tương đối khá hơn, trừ một số các hãng hàng không “siêu rẻ” kiểu Ryanair. Ít nhất khi bay từ Luân Ðôn sang Bá Linh, chúng tôi đã không phải trả 25 đô la để check-in hành lý.

Riêng cái “knee defender” thì thú thật tôi không hiểu cả cái người có thể nghĩ ra nó và những người sử dụng nó. Ích kỷ vừa vừa thôi chứ. Ðã ngồi chật còn đòi lấn áp thiên hạ thì chả trách làm sao mà không có chuyện đụng độ.

Còn về vấn đề đụng chạm giữa hành khách, như The Economist đã kêu gọi, “Khi bàn đến chuyện ngả lưng, điều cần thiết là một thái độ ‘chín bỏ làm mười.’ Dù cho có đến mười mấy tiếng đồng hồ chăng nữa rồi thì cũng có lúc kết thúc. Mục đích của cuộc du hành là đến đích chứ có phải là chuyến đi đâu.”

Lê Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.