logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/08/2014 lúc 08:54:18(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chị Bùi Thị Minh Hằng chụp ảnh cùng bà con Phật giáo Hòa Hảo trước khi bị bắt

Bản án Bùi Thị Minh Hằng
Thị xã Cao lãnh nhỏ bé miền đồng bằng sông Cửu long đột nhiên nổi tiếng cả nước, và cả thế giới nhờ vào một người phụ nữ gốc từ miền Bắc là bà Bùi Thị Minh Hằng. Bà Hằng là một gương mặt quen thuộc trong những cuộc biểu tình chống Trung quốc, hay đòi đất cho nông dân. Ngày 27/8/2014 tòa án thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng tháp xử bà Hằng và hai người khác vì tội “vi phạm luật lệ giao thông và gây rối trật tự công cộng.”

Điều trớ trêu là với tội danh đó, bộ máy công an Việt nam lại được huy động khắp cả nước để ngăn cản những người ủng hộ sự nhiệt thành đấu tranh từ trước đến nay của bà Hằng. Sự huy động công an, an ninh rầm rộ tới mức nhà báo blogger Huỳnh Ngọc Chênh nảy sinh cảm hứng viết liền một truyện trinh thám nhiều kỳ mô tả hành trình những người yêu mến bà Hằng từ mọi miền đất nước đổ về thị xã Cao lãnh xa xôi. Ông Huỳnh Ngọc Chênh viết

Chưa bao giờ lục lương an ninh được tổng huy động ra quân đông đảo và ác liệt trên toàn quốc trong những ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Văn Minh- một phiên tòa đơn giản xét xử những người được cho là gây cản trở giao thông.

Và cái thị xã Cao lãnh vốn im lìm trước khi có vụ án của bà Hằng trở nên ồn ào và căng thẳng. Hãy nghe một nhân chứng mô tả khung cảnh thị xã Cao Lãnh trong ngày diễn ra vụ án

Trời đã sập tối rồi nhưng an ninh, công an và dân phòng đứng rất dày đặc, không khí ở Đồng Tháp rất căng thẳng, rất nóng, trên dọc các tuyến đường kể cả các bến xe buýt, xe đò của những nhà xe đi từ Sài Gòn về Đồng Tháp đều có những chốt trạm của cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và an ninh mật vụ đều xuống để điểm mặt những anh em ở khắp nơi về, ngoài ra, lực lượng thứ 2 là dân phòng.

Nhà văn Phạm Đình Trọng ở Sài gòn đã bị lực lượng an ninh đeo bám suốt hai ngày liền để ngăn cản ông xuống Cao Lãnh dự phiên tòa. Ông viết trên facebook của mình

Người dân đóng thuế nuôi công an để công an bảo vệ pháp luật, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân. Nhưng công an lại chỉ biết có đảng. Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình. Đảng chỉ có ba triệu người, chỉ nhất thời. Nhân dân là chín mươi triệu người làm nên dân tộc Việt Nam, làm nên lịch sử Việt Nam, làm nên sự vĩnh hằng Việt Nam.

Theo nhiều người quan tâm tới tình hình xã hội và chính trị Việt nam, vụa án vi phạm trật tự giao thông của bà Hằng và hai người bạn, thực chất là một vụ án chính trị vì bà Hằng là một người luôn luôn có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung quốc và đòi đất cho nông dân. Ông Phil Roberson phụ trách khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Right Watch, nói rằng nhà cầm quyền Việt nam đã tạo nên một vụ án trật tự giao thông để xử tội hình sự các nhà hoạt động dân chủ.

Blogger Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc tạo ra một vụ án như thế không có ích gì cho cả những người tạo ra nó là nhà cầm quyền Việt nam

Xử chị tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng lại khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn.

Còn blogger Mai Tú Ân thì viết

Chính quyền đã lại làm thêm một việc thất nhân tâm và hoàn toàn mất lòng dân, qua việc kết án tù đối với chị Bùi Hằng, chị Thúy Quỳnh và anh Văn Minh, ba nhà đấu tranh dân chủ trong một phiên tòa độc diễn, hình thức... giống như bao phiên tòa ở xứ sở này.

Cũng trong những ngày diễn ra phiên toàn ở Cao Lãnh, một quan chức cao cấp của đảng cộng sản Việt nam sang thăm là làm việc tại Trung quốc. Từ đó đã dấy lên lời đồn đoán rằng bản án ba năm tù đối với bà Hằng là một vụ án nặng để làm vừa lòng Trung quốc, quốc gia thường xuyên là mục tiêu trong các cuộc biểu tình của bà Hằng và các đồng chí. Tuy nhiên nhà báo Huy Đức không đồng quan điểm này, ông viết

Tôi không cho rằng mức án mà tòa Đồng Tháp áp đặt lên Bùi Hằng và hai người bạn của chị có liên quan tới chuyến đi của Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh. Cho dù nghiêng về Mỹ hay Trung Quốc, ưu tiên của Hà Nội vẫn là Chế độ. Vấn đề của Việt Nam vì vậy, chưa phải là "thoát Trung" mà trước hết phải thoát ra khỏi ý thức hệ và toàn trị.

Vụ án một phụ nữ mấy mươi năm trước


Trong thời gian diễn ra vụ án bà Bùi Thị Minh Hằng, báo chí Việt nam loan tải phát biểu ý kiến của một vị phó ban tuyên giáo trung ương đảng về hiện tình đất nước.

Tác giả Ty Du trích lời vị phó ban ấy khi ông này so sánh nước Việt nam và một quốc gia châu Á khác là Hàn quốc

So sánh Việt Nam với Hàn Quốc. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, họ cùng ta một trình độ. Ở bên ấy có một bất hạnh là không có đảng cộng sản lãnh đạo. Nhưng chỉ sau ba, bốn thập niên họ bứt phá lên trở thành một cường quốc kinh tế có văn hóa khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhân văn. Họ trở thành liền anh liền chị của chúng ta. Còn chúng ta sau 45 năm thực hiện di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh, dân vẫn nghèo, nước vẫn yếu,thân phận nông dân, công nhân vẫn là kẻ làm thuê, làm mướn. Còn dân họ đều trở thành ông chủ, nhà quản lý.

Cũng khoảng thời gian mấy mươi năm trước mà tác gỉa Ty Du dùng để so sánh Việt nam và Hàn quốc, một người phụ nữ nổi tiếng cũng ra tòa tại miền Nam việt nam, một người phụ nữ nổi tiếng đấu tranh cho cuộc cách mạng cộng sản Việt nam, một trong nhũng người tạo nên chế độ hiện nay, đó là bà Võ Thị Thắng, nguyên ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt nam.

Bà Võ Thị Thắng được xử trong một tòa án của chế độ Việt nam cộng hòa, sau khi bà dùng vũ khí để hoạt động chống lại chế độ Việt nam cộng hòa lúc ấy. Sau phiên tòa ấy bà nổi tiếng trên toàn thế giới. Cuộc đời bà trong lòng chế độ cộng sản không nổi tiếng như thế và mang tính bi kịch. Bi kịch ở chổ là bà suýt bị các đồng chí cộng sản của bà ám hại, và vu cho bà tội gián điệp.

Bà Thắng qua đời trong tuần vừa rồi. Nhà văn Đào Hiếu đã viết một bài trên blog của ông về cuộc đời bi kịch của bà Thắng. Bi kịch ấy dường như chưa kết thúc vì ngay sau đó, không hiểu vì lý do gì, tác giả Đào Hiếu xóa đi bài viết của mình.

Vượt qua sự sợ hãi

Hôm nay bà Bùi Thị Minh Hằng bị tòa án của chế độ của bà Thắng đem ra xét xử. Từ một người phụ nữ của đời thường cùng bao toan tính phải có, bà Bùi Thị Minh Hằng bước ra cuộc sống chính trị xã hội Việt nam một cách mạnh mẽ làm nhiều người thán phục. Blogger Người Buôn Gió đã viết bài Khoảnh khắc cuộc đời để nói về bà Hằng và các đồng chí

Cái khoảnh khắc họ đứng nhận phán quyến của toà án, cũng là khoảnh khắc họ đã ghi tên mình vào lịch sử như những chứng nhân của sự bất công , tha hoá, phi đạo đức tràn lan trong chế độ.


Một người phụ nữ bình thường với tính cách dân dã, chợ búa như Bùi Thị Minh Hằng, học thức không cao, gần cả cuộc đời chỉ toan tính thiệt lợi trong kinh doanh bỗng nhiên đã tìm được khoảnh khắc để làm chói sáng cuộc đời mình. Để được những khoảnh khắc như thế, người ta phải vượt qua những toan tính tầm thường, phải có một nội tâm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt.


Trong sự vượt qua ấy mà tác giả Người Buôn Gió nói về bà Bùi Thị Minh Hằng, có cả sự vượt qua nỗi sợ, sự vượt qua để dấn thân tranh đấu cho tương lai Việt nam dân chủ.

Xin mượn lời tác giả Từ Quốc Hoài viết trên blog của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo để kết thúc

Chúng ta luôn chậm chân

cái xích vô hình mang tên sợ hãi

ôi! sợ hãi

là nhà tù giam chúng ta trong cuộc đời này
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.