logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 31/08/2014 lúc 07:15:43(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nghĩ lại, giờ này tôi có thể hiểu vì sao, những anh chàng cán bộ cộng sản thuở chống Mỹ cứu nước, ngàn năm mới có dịp được đề cử ra ngoại quốc, đi tham quan, du học, du khảo, luôn luôn cố gắng khi trở về nước, ngoài chuyện phải viết một báo cáo về việc “thu hoạch” việc học hành, lại phải cố gắng viết một vài đoạn hồi ký, làm một bài thơ, kết hợp chuyến đi của mình với công ơn của Bác, đảng để biểu diễn “lập trường.”

Tâm trí những người này rõ ràng là luôn luôn mang nặng cái ân huệ đảng đã ban cho mình, để được ra khỏi đáy giếng hẹp, có dịp thấy trời cao đất rộng. Dù ở Moscow, Bắc Kinh hay Paris, họ vẫn luôn luôn ám ảnh bởi những con mắt vô tình đang theo dõi mỗi bước chân của họ, hạch hỏi họ đang nghĩ gì, tình cảm thế nào, nhớ đến ai?

Chúng ta phải nghiêng mình khâm phục cái khả năng liên tưởng kỳ quái của một tên đảng viên trung kiên, Ðỗ Quý Doãn, phút chót đã leo đến chức ủy viên Ban Cán Sự Ðảng, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã có lần đi “Giữa Mạc Tư Khoa” mà “nghe câu hò Nghệ Tĩnh,” có nghĩa ở ngay giữa một nước Ðông Âu xa xôi, mà đảng viên này vẫn không quên nổi âm thanh xứ Nghệ, quê hương của Bác.

“Chiều Mạc Tư Khoa...rừng dương như trầm lặng...
mà nghe câu dặm...rằng hết giận rồi thương...”

Ðây là người đã lên án “Bên Thắng Cuộc” của Huy Ðức là: “Chống lại nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động...”

Chế Lan Viên, tay bồi bút có hạng, thì dù ở Paris, London hay Moscow, luôn luôn nghĩ đến Bác, nói một cách khác là bị ám ảnh bởi hình ảnh ông Hồ, hay ông giả vờ bị ám ảnh, ghi lại trên giấy mực hay biểu diễn trước con mắt của cấp lãnh đạo văn nghệ:

“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa Ðông băng giá
Và sương mù thành Luân Ðôn có nhớ
Giọt mồ hôi người nhỏ giữa đêm khuya.
...Tuyết Mát Cơ Va sáng ấy lạnh trăm lần
Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt.”

Trần Hoàn, một thời làm bộ trưởng Văn Hóa và Thông Tin. Thời mới đi kháng chiến, ông là tác giả bài Sơn Nữ Ca nổi tiếng, về sau càng lên chức, ông càng để lộ ra bản chất nịnh bợ lãnh tụ, với những câu thơ quái đản: đi “giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm...” Lố bịch hơn nữa là Trần Hoàn trong bài “Lời Bác dặn trước lúc đi xa...” đã bịa một câu chuyện khác hẳn sự thật: “Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im...”

Nhưng theo tường thuật của Vương Tinh Minh, nữ y tá trưởng bệnh viện Bắc Kinh, thành viên tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho ông Hồ, Tháng Tám, 1969, trên báo Quân Ðội Nhân Dân, thì:

“Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Ðó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.”

Dù miền Nam sau khi ông Ngô Ðình Diệm về nước chấp chánh, đã có phong trào suy tôn ông “bao nhiêu năm từng lê gót nơi quê người...” nhưng thời ấy cũng có người được cử đi du học, tham quan, cũng có nhiều người đến New Jersey, New York và Chicago...là những nơi ông Diệm đã ghé qua, nhưng không nghe ai liên tưởng hay nhớ đến ông. Ðó là những việc không cần phải làm hay vì sợ mà làm!

Ở miền Nam, chúng ta thường tìm thấy không khí Ðường thi trong văn thơ trước ngày chia cắt đất nước, với những bờ sông Tương (Tương Giang đầu- Tương Giang Vỹ) những đêm trăng lặn quạ kêu (Nguyệt lạc ô đề) những chiều khói sóng trên sông (Yên ba giang thượng...), nhưng những năm sau ngày phong trào di cư đưa hàng triệu người bỏ quê hương miền Bắc di cư vào Nam, cùng với sự đổi mới văn học, những người ở phương Tây về mang theo hình ảnh của ghế đá công viên, tóc vàng sợi nhỏ, bờ sông Seine, mùa Thu lá đỏ và cả cái ga Lyon đèn vàng chưa ai biết tới mà thanh niên Sài Gòn đã mê mệt cảm nhận rất nhanh.

Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng... là những người đã mang không khí Paris lại cho thanh niên miền Nam trong thời gian này, nhất là năm 1957, khi chàng sĩ quan không quân Cung Thúc Cần mang cái hình ảnh “ga Lyon đèn vàng,” chút “tuyết rơi mỏng manh buồn” về với Sài Gòn, và tập thơ Tình Ca, phối hợp giữa thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy và minh họa của Ngy Cao Uyên ra đời, thì không ai là người không biết đến bài thơ Tiễn Em. Vào thời gian ấy, Sài Gòn cũng có phong trào các phòng trà ca nhạc ra đời “đêm đêm tiếng hát phòng trà” với Kim Ðiệp, Anh Vũ, Hòa Bình...mở ra những giọng hát khởi sắc như Thanh Thúy, Lệ Thanh, Bích Chiêu...nhưng phải nói Lệ Thanh, gầy guộc, mỏng manh trong bộ y phục màu trắng, mỗi đêm xuất hiện với “Tiễn Em” là một thần tượng khó quên. Sài Gòn đèn xanh đèn đỏ, vẫn hừng hực nóng, nhưng những người chưa bao giờ được thấy tuyết vẫn thích nghĩ đến không khí “tuyết rơi mỏng manh buồn...” và “trời mùa Ðông Paris, suốt đời làm chia ly...” và tha thiết: “khóc đi em, khóc đi em!”

Bây giờ trở lại Paris, chúng tôi vẫn hình như nghe văng vẳng bên tai những câu thơ của Nguyên Sa và âm điệu của Ngô Thụy Miên gần như bất hủ:

“Paris có gì lạ không em,
Mai anh về giữa bến sông Seine!”

Và nếu có sự liên tưởng thì từ mối tình Paris, Nguyên Sa nghĩ đến một món ngon quê hương, cũng tượng trưng cho sự gắn bó của tình yêu. Hai câu thơ sau đây được xem là nhưng câu thơ hay nhất của văn học Việt Nam:

“Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?”

Nói như Mặc Lâm, “Ông (Nguyên Sa) đem ánh đèn vàng Paris nơi có những nhà ga là nguồn cảm hứng vô tận cho những cuộc chia tay. Ông mang theo hơi hám của sông Seine của nhà thờ Notre Dame về lại Sài Gòn nơi mà nhiều thế hệ thanh niên chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp...”

Bây giờ trở lại hay ghé qua Paris, nếu có sự liên tưởng thì không thể nào không liên tưởng đến lời thơ của Nguyên Sa, nghe như còn bàng bạc nơi đây. Từ Paris đi về phía Nam, xuống Nice, chúng tôi phải qua ga “Lyon đèn vàng” của nhà thơ Cung Trầm Tưởng. Bây giờ đã đến tuổi già, không khỏi không nhớ đến câu thơ của ông: “...nói chi cũng muộn màng..”

Ðến Paris, tôi nhớ đến Nguyên Sa, người đã mất. Tôi nhớ đến ông Cung Trầm Tưởng của Lyon đèn vàng. Và Lệ Thanh, bây giờ ở đâu?

Kể cũng lạ, làm sao khỏi liên tưởng cảnh với người, hiện tại và quá khứ, Paris với Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, cả với Phạm Duy và Lệ Thanh của một thời, đã xa lắm, mà hình như vẫn còn lẩn khuất ở đâu đây!



Tạp ghi Huy Phương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.