logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/09/2014 lúc 07:43:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HÀ NỘI (NV) .- Viên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ CSVN vừa chính thức xác nhận với báo giới về “dự định” vay một tỉ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu để trả nợ.

UserPostedImage
Tuy phủ nhận trách nhiệm đối với chuyện nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước nhưng những khoản nợ này vẫn tồn tại như các trái bom có thể nổ bất kỳ lúc nào. (Hình: VnEconomy)

Ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, cho biết “dự định” vay một tỉ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu để trả nợ sắp được đưa ra thảo luận trong nội các, vì Việt Nam đang nợ xấp xỉ một tỉ Mỹ kim với lãi suất cao. Việc vay một tỉ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu để trả nợ không giúp giảm nợ nhưng sẽ giúp giảm lãi.

Nếu “dự định” vay như vừa kể được thực hiện thì đây là lần thứ ba trong vòng chín năm vừa qua, Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế. Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu Mỹ kim, với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7.125%/năm và phải trả cả nợ gốc lẫn lãi vào năm 2016.

750 triệu Mỹ kim này được giao cho Vinashin – một tập đoàn nhà nước. Vinashin vứt hết vào các dự án, kế hoạch vô bổ rồi phá sản nên chính quyền Việt Nam phải trả nợ thay.

Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore để vay 1 tỉ Mỹ kim với kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa 6.75%/năm. Khoản vay này tiếp tục được giao cho Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực và Vinalines... Nay Vinalines chẳng khác gì Vinashin.

Theo kế hoạch quản lý nợ trung hạn, giai đoạn 2013-2015, năm 2014, chế độ Hà Nội đã quyết định vay thêm 33,000 tỉ đồng và năm 2015, vay thêm 40,000 tỉ đồng để bù đắp bội chi ngân sách.

Các kế hoạch vay mượn của Việt Nam được giới thiệu song song với những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế về nguy cơ vỡ nợ. Tháng trước, ông Trịnh Tiến Dũng, một chuyên gia kinh tế khẳng định, các doanh nghiệp nhà nước nợ “khủng khiếp” và chính quyền Việt Nam không thể phủ nhận đây là nợ của mình.

Ông Dũng là cựu Trợ lý của Trưởng Ban Cải cách khu vực công của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ Tài chính CSVN công bố Báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công của chính quyền Việt Nam. Theo báo cáo vừa kể, tính đến hết năm ngoái, Việt Nam nợ 1,913 ngàn tỷ đồng, tương đương 53.4% GDP. Trong đó nợ của chính phủ Việt Nam là 1,488 tỷ ngàn tỷ đồng, tương đương 41.5% GDP.

Tính đến hết năm 2013, tổng số dự án được chính phủ Việt Nam bảo lãnh để vay là 104 dự án, trong đó có 23 dự án đã trả xong nợ. Riêng năm ngoái, chế độ Hà Nội bảo lãnh cho 8 dự án vay 3,161 triệu USD từ các tổ chức tín dụng ngoại quốc hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.

Cả Bộ Tài chính lẫn nhà cầm quyền CSVN liên tục khẳng định, những khoản nợ khác của các doanh nghiệp nhà nước không thể xem là nợ của chính quyền. Các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả.

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định đó là một kiểu ngụy biện. Chính quyền Việt Nam ngụy biện như thế để trấn an mọi người rằng, nợ nần của chính quyền Việt Nam chưa vượt quá mức 65% GDP. Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế, nếu nợ nần vượt quá mức 65% GDP thì an ninh tài chính quốc gia không còn an toàn.

Theo ông Dũng, dù những khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước được chính quyền Việt Nam bảo lãnh rồi được gộp vào khối nợ chung của chính quyển, chỉ chừng 4.2% đến 6.9% tổng nợ quốc gia nhưng tỷ lệ đó không phản ánh đúng thực chất nợ nần và thực tế vay – trả.

Tại một cuộc hội thảo về nợ công hồi tháng trước, ông Dũng đưa ra nhiều dẫn chứng để bác bỏ lập luận, các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả nợ. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước không liên quan đến nợ nần của chình quyền.

Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp Vinashin. Năm 2009, tập đoàn nhà nước này phá sản và để lại khoản nợ 89,000 tỉ đồng, tương đương 52% GDP của năm 2009. Sau đó, nhà cầm quyền CSVN đã tổ chức chuyển nợ của Vinashin cho Vinalines và Petro Vietnam, bổ sung vốn, khoanh nợ,… Tuy Vinashin “tự vay” nhưng rõ ràng trả là do nhà cầm quyền CSVN, kể cả phát hành trái phiếu để bù đắp và vì thế khiến ngân sách thâm thủng.

Không riêng ông Dũng, hai ông Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh cũng đã sử dụng nhiều số liệu để chứng minh rằng, tổng các khoản nợ của hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã vay mà không được nhà cầm quyền CSVN bảo lãnh, nên không được kể là nợ công, tương đương 40.9% GDP.

Nếu tính đúng, tính đủ, cộng cả nợ nần chính thức lẫn nợ nần của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, những khoản chưa thanh toán khi thực hiện các công trình hạ tầng, nợ nần của chính quyền Việt Nam hiện nay xấp xỉ 98.2% GDP.

Hai ông Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh khẳng định, các khoản vay ngoại quốc, vay các ngân hàng trong nước, vay lẫn nhau của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, dù không được chế độ Hà Nội bảo lãnh vẫn đe dọa an ninh tài chính quốc gia.

Nếu không muốn những quả bom này phát nổ, việc cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa những doanh nghiệp này phải “triệt để”, không thể “hình thức” nhưng thực tế cho thấy, đến nay, cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa những doanh nghiệp này vẫn như trò đùa.
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 01/09/2014 lúc 07:47:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.