logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/09/2014 lúc 06:50:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những dòng xe gắn máy lũ lượt chen lấn với xe ô tô và xe tải trên các đường phố. Hàng quán vỉa hè nhộn nhịp mở cửa. Một ngày quang đãng bắt đầu tại thành phố lớn nhất của Việt Nam.


Trong một góc yên tĩnh của Starbucks, nơi bạn bè trò chuyện bên ly cà phê sữa, một nhóm thanh niên nam nữ ngồi tụm lại với nhau để càu nhàu chính phủ của họ.


"Chúng tôi đến đây vì Starbucks là quán quốc tế," một người trạc 30 tuổi, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói: "Nếu chúng tôi gặp nhau như thế này tại một quán bar của người Việt, công an sẽ lập tức đóng cửa để không cho chúng tôi họp".


Ở Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản là đảng hợp pháp duy nhất, chính quyền kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông. Nhưng Internet, nhất là các mạng xã hội, đã châm ngòi cho các hoạt động bất đồng chính kiến bùng lên một cách ôn hòa.


Quỳnh bắt đầu viết blog từ vài năm trước. Lúc đầu, cô viết về gia đình con cái, nhưng sau đó cô tự bị thôi thúc chuyển sang đề tài chính trị. Quỳnh và các chí hữu của cô bây giờ là một phần của làn sóng mới tại Việt Nam đòi hỏi được tự do ngôn luận.


"Nhờ Internet, tôi phát hiện được nhiều điều hoàn toàn khác với những gì mà chúng tôi đã bị tuyên truyền trong cả cuộc đời," cô nói. "Trong xã hội của chúng tôi bạn không được khuyến khích nghĩ cho chính mình hoặc đào sâu hơn vào mọi thứ."


"Chỉ có một sự thật: đó là điều chính phủ buộc ta phải tin," cô nói thêm. "Người Việt Nam rất sợ nhà cầm quyền."


Theo số liệu mới nhất, hiện nay đã có hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam. Trong khi cộng đồng cư dân mạng đang ngày càng tăng triển, nhà nước phải chật vật tìm cách ngăn làn sóng tranh luận về chính trị đang ngày càng trở nên dồn dập.


Năm ngoái, nhà nước ban hành Nghị định 72 để cấm người sử dụng blog hay mạng xã hội chia sẻ tin tức. Những blogger bất tuân lệnh này sẽ bị công an an ninh quấy rối, đe dọa và hành hung.


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới ghi nhận rằng Việt Nam có các blogger trong tù nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác sau Trung Quốc. Trong năm 2012, năm gần đây nhất có số liệu thống kê, tòa án Việt Nam buộc tội 48 blogger và các nhà hoạt động nhân quyền, áp đặt tổng cộng 166 năm án tù và 63 năm quản chế.


Dù vậy, các blogger vẫn mỉa mai bàn tay sắt của chế độ.


"Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào năm ngoái," Quỳnh nói. "Chúng tôi in ra nhiều bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và cố gắng phát chúng cho dân chúng ngoài đường nhưng công an đã ngăn cản."


Cảnh sát đã bắt giữ Quỳnh một lần, và thả cô sau 10 ngày. Giờ đây, họ thường xuyên theo dõi cô. Công an cũng đã đánh đập cô tàn nhẫn - họ dùng bạo lực quá tay chỉ vì người mẹ này dám phát biểu trên mạng.


"Cảnh sát đánh tôi trên đường phố khi tôi đang ôm con trai 1 tuổi của tôi. Tôi nói với họ rằng "nếu đây là cách bảo vệ nhà nước, bạn đang làm nó một cách rất sai lầm."


Giống như họ đã từng với các nhà hoạt động khác, công an an ninh cũng không cho Quỳnh đi ra nước ngoài với lý do "an ninh quốc gia."


"Tôi đã được mời tham dự một hội thảo tại Châu Âu bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế. Tại sân bay họ chặn tôi lại và tước quyền xuất cảnh của tôi - công an đã tịch thu hộ chiếu của tôi. Điều đó là sai trái. Tôi có quyền đi ra nước ngoài," cô nói.


Một blogger khác, An Đỗ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi - ghi chú DLB), một người quản lý dự án của một chương trình truyền hình cho một công ty truyền thông. Vì bài viết của mình trên Facebook, cô bị mất việc.


“Công an đến nói chuyện với sếp của tôi và buộc ông phải sa thải tôi. Sếp tôi từ chối. Họ quay sang gây áp lực cho khách hàng của công ty tôi. Thế là sếp đành phải chịu,” cô nói.


Hành động của công an phản tác dụng vì từ khi thất nghiệp cô An đã dành trọn thì giờ để quản lý một mạng lưới blogger với hơn 100 thành viên - con số đang gia tăng trong số đó có cả đảng viên ĐCS.


“Tôi viết bài về vấn đề tham nhũng và vài tham luận đề nghị một thể chế đa đảng. Tôi tin rằng Việt Nam cần phát triển một xã hội dân sự,” ông Phạm Chí Dũng, một cựu sĩ quan và đảng viên, nói.


Ông Dũng bị bắt về tội “âm mưu lật đổ chính quyền và tuyên truyền chống chế độ” và được thả sau 5 tháng tù. Dù bị đe dọa là sẽ bị bỏ tù thêm nữa, ông vẫn tiếp tục phát biểu bộc trực trên mạng.


“Trước đây tôi sợ, nhưng giờ thì hết sợ rồi. Tôi chẳng ngán nhà tù của họ. Nếu chúng ta muốn thay đổi, chúng ta phải mở miệng,” ông Dũng nói.


Ông Dũng, Quỳnh và các blogger khác đều không dấu danh tính của họ khi hoạt động. Họ nhấn mạnh là họ tranh đấu công khai để thu phục đồng bào của họ.


“Chúng tôi ráng hết sức để công khai hóa các hoạt động của mình. Đó là sức mạnh của chúng tôi. Thậm chí chúng tôi còn mời an ninh tham dự cuộc họp,” Quỳnh nói và chỉ tay về phía hai ghế trống có dán giấy "Reserved’ dành cho nhân viên an ninh.


“Hình như họ chỉ thích theo dõi chúng tôi từ xa. Tôi nhận ra một vài nhân viên mật vụ lảng vảng gần quán cà phê,” Quỳnh nói.


Sự có mặt của nhân viên an ninh như Quỳnh nói chứng tỏ Việt Nam là một nước công an trị, nhưng Quỳnh cũng mừng là họ vẫn để cho cuộc họp diễn ra.


“Tôi tin thay đổi là điều khả thi. Hai năm trước đây tôi không thể tưởng tượng là chúng tôi có thể họp công khai như chúng tôi đang làm hôm nay,” Quỳnh nói.
UserPostedImage
Blogger Mí Rưỡi, Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi và Aija Salovaara


Aija Salovaara

Nguồn:

globalpost.com/dispatch/news/regions/asia-pacific/vietnam/140902/vietnam-has-the-world-s-second-biggest-blogger-pop


Bản tiếng Việt: Trần Hạnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.