logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/09/2014 lúc 10:10:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dân chúng đón mừng quân đội đồng minh trên xe tăng tiến vào Paris.

Tuần lễ vừa qua, các phương tiện truyền thông đều tập trung vào đề tài nói trên nhằm giải thích sự kiện vô cùng đặc biệt này. Họ đã trân trọng kỷ niệm thời kỳ giải phóng thủ đô Paris trong tuần lễ từ ngày 19 cho đến ngày 25 tháng 8 năm 1944, chấm dứt 4 năm bị quân đội Đức Quốc Xã chiếm đóng.


Đây là điều đáng kể khi chúng ta đang ngao ngán vì tình hình chiến sự trên thế giới căng thẳng, nặng nề, ngột ngạt với hình ảnh tàn phá thê thảm ở Ukraine, dải đất Gaza và Do Thái, tại Irak, và Afganistan..., trong hơn 50 cuộc bất hòa đánh nhau có vũ khí. Nhiều ngôi nhà xinh đẹp, nhiều cao ốc sừng sững tưởng như sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian đã bị bom đạn tàn phá khủng khiếp và đổ vỡ, bể nát thành nhiều mảnh vụn. Chiến tranh đi đôi với tàn phá, điều này đã thành định luật. Tuy nhiên, luôn luôn có những điều được cho là “ra ngoài lệ thường”: thành phố hoa lệ Paris đã không bị tàn phá khi thế chiến thứ 2 nổ bùng.

Paris, thủ đô ánh sáng của nước Pháp nằm trên một vùng đất bằng phì nhiêu rộng lớn có khí hậu ôn hòa với dòng sông Seine thơ mộng trứ danh chảy quaVùng đất mang tên Hòn-Đảo-Pháp (Ile-de-France) có diện tích 105 cây số vuông với dân số hiện nay hơn 2 triệu ở chính diện và 12 triệu tính luôn các ngoại ô vừa là thủ đô vừa là tỉnh lỵ bao gồm 20 quận. Trên bản đồ nước Pháp hình 6 cạnh, nó nằm về phía Bắc, có trụ sở Cảnh Sát và viên Đô Trưởng thủ lãnh. Hiện nay, chức cao cấp nhất Paris tức Thị Trưởng do một phụ nữ đảng Xã Hội (phe tả) nắm, bà Anne Hidalgo. Bà là vị phụ nữ tài giỏi đầu tiên được bầu vào chức vị này và có sinh quán ở Tây Ban Nha, hiện mang 2 quốc tịch đất mẹ và đất Pháp.

Trước khi Anne Hidalgo mang danh dự đến cho phụ nữ, Paris đã trải qua nhiều lần có các Thị Trưởng nam giới điều khiển thủ đô đông dân nhất nước này. Người đông đất chật, nơi đây các dinh thự nhà cửa mọc lên chi chít, san sát, phồn thịnh nhờ phương tiện giao thông phát triển tốt đẹp: đường bộ (xe lửa, xe vận tải hạng nặng, xe du lịch lớn nhỏ, xe đò, xe buýt...), đường thủy (sông Seine và nhiều phụ lưu chứa chấp tàu bè đủ loại ...), đường hàng không (phi trường Charles-de-Gaulle, Roissy CDG...). Paris là thủ đô kinh tế và thương mại toàn quốc với chiều cao văn hóa, lịch sử.

Nhắc đến lịch sử là nhắc tới quá trình lập quốc và sự bành trướng của các nước trên thế giới. Pháp đã xâm chiếm Việt Nam và chính nó bị Đức "hành hạ" trong hai cuộc thế chiến. Năm 1920, người Pháp đã tính đến cách làm giả thủ đô Paris để gạt phi công Đức có nhiệm vụ oanh tạc. Họ đã dựng lên được những điểm đặc thù về hình thể tượng trưng nhất là một nhánh sông Seine, những đường rầy xe lửa sáng choang của nhà ga như Lyon đèn vàng, những công trường vĩ đại Ngôi Sao và Đại Kịch Viện, những con đường rộng lớn thênh thang trong đó có đại lộ Elysée. Thời đó máy bay thả bom chỉ dựa vào mắt trần trụi lủi và sự xét đoán (rất dễ sai lầm) của phi công cầm lái nên ý kiến cụ thể nhằm tránh cho Paris bị hủy hoại là có thể thực hiện được.

Tuy vậy, thủ đô giả nằm về phía Bắc-Tây của thủ đô thật đã không bao giờ được hoàn thành tận gốc theo kế hoạch đưa ra. Tờ báo Anh mới đưa ra tài liệu này gần đây dựa theo “The Illustrated London News” số ra ngày 6 tháng 11 năm 1920 gồm hình ảnh bản đồ ghi rõ nơi chốn (Maisons Lafitte). Tài liệu này được nhiều dân Pháp lướt sóng trên mạng rất ngạc nhiên và bàn tán... vui vẻ ! Chúng ta cũng phải mỉm cười nhớ tới sự tích Bao Tự được hoàng đế sủng ái đến mức gạt các vua chư hầu đang đêm thấy lửa cháy rực kinh thành hô nhau chạy hộc tốc đến... cứu Chúa, ai dè đến nơi mới biết ông ta đang ngồi ngắm "nụ cười số một" của ái nương luôn luôn tỏ vẻ buồn bã bất tận giờ đã hé đôi môi son thắm cười cho sự khờ khạo mắc bẫy khi họ tiu nghỉu kéo nhau ra về. Chính quân Đức, Nga, Phần Lan cũng dùng cây cối, vật liệu thô sơ để gạt nhau. Việt Nam ta cũng có Lê Lai cứu Chúa Lê Lợi đánh lừa quân giặc khi chưa có “radar”, chưa có “ống dòm” phóng đại hình ảnh đố ai gạt được máy móc.

Theo các nhà quân sự đã về hưu của Pháp ghi lại ý kiến, thì thủ đô giả hiệu làm mồi câu cho ngư ông Đức không bao giờ làm xong vì kích thước "mục tiêu" oanh tạc khá hẹp bé. Với 10 cây số đường kính mà thôi, phi cơ sẽ thả bom lấn lướt quanh vùng có ánh sáng ; chắc chắn cũng sẽ... trúng đích cả thật lẫn giả.

Như thê, kế hoạch này có khuyết điểm vì hiệu quả thành công của nó quá bấp bênh; nhưng đến thế chiến thứ 2 giới hữu trách thủ đô đã nghiên cứu lập lại công trình này theo một sử liệu dài 37 trang từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1940 nhằm tránh cho Paris bị quân đội Đức phá hủy. Theo đó, đây là một cuộc “hóa trang” đại vỹ tuyến rộng 5000 mẫu tây với sự bố trí của 1500 khẩu pháo B5 của Lục Quân sẽ bắn khói mù chỉ hoạt động về đêm mà thôi để che phủ tất cả những nơi thiết yếu. Vì sự tiến tới của quân thù quá nhanh, vì kế hoạch cũng khá dầy công thực hiện nơi cầu cống, đường sá thủ đô quá rộng lớn... sự trễ nải trong khi nghiên cứu đưa đến thực hiện đã làm kế hoạch thất bại. Thật ra, tù nhân Paris chỉ được trù liệu phóng thích khỏi tay giám ngục Đức vào tháng 10 thay vì tháng 8 ; trong vòng 60 ngày đó đã có lệnh phải nổi lửa đốt cháy thủ đô vì không ai biết lúc nào Đồng Minh sẽ đổ bộ vào. Sự hồi hộp lên đến cao độ khi chúng ta biết rằng lúc đó, Hitler đã tính trước kế hoạch tàn phá ngay Paris và ra lệnh cho viên tướng Dietrickh von Choltitz phải thi hành. Ông này phải cho lính tráng hủy hoại các mục tiêu sau đây : các cây cầu chính, các đền đài vĩ đại ...; tức nhiên là san bằng Paris đồng thời khống chế tàn bạo dân chúng nào dám phản kháng lại; và sẵn sàng chiến đấu cho đến người lính cuối cùng. Đó là tái diễn trận chiến mang tên “Stalingrad” theo ý Hitler nhằm tê liệt hóa lính đồng minh. Có phần trùng hợp kỳ lạ, vì trục phát-xít Đức Ý Nhật đã thua to trận này trên đất Nga.

Tướng Đức không vội vã thi hành ngay ý đồ này. Khi đó lực lượng quân sự của ông gồm 20.000 người, 80 chiến xa và khẩu pháo nặng, lại thêm một sư đoàn đang lên đường tiếp viện sẽ tới ngay Paris. Cùng lúc, quân Đồng Minh cũng ào ạt tiến lên. Khí thế hào hùng chống giặc nổi dậy, dân chúng tổ chức làm reo gây nên sự tê liệt hoàn toàn đường hỏa xa và họ dựng nên nhiều chướng ngại vật làm rào cản lính Đức vào Paris. Họ tự bảo vệ lấy thủ đô chứ không hề muốn đốt phá nếu nó rơi vào tay địch.

Sau này, vị tướng Đức - người góp công bảo vệ Paris - đã phát biểu trên số báo của tờ “Giải Phóng” (la Libération) ra năm 1949 là sẽ không bao giờ có một viên tướng quân đội nào dám lấy quyết định tiêu hủy Paris cả, nói cách khác là ông hay không, chẳng ai muốn thủ tiêu một thành phố kiều mỵ đến thế ! Có điên mới làm như Hitler: sử liệu ngày nay cho rằng tay trùm khát chiến Đức quốc xã bị bệnh tâm thần tuy ông là một họa sĩ vẽ tranh tuyệt diệu nhưng lại bị người Pháp chê bai không nhận vào học theo tin “phố rùm” trên mạng thân hữu.
Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.