logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/09/2014 lúc 05:56:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người đàn ông đứng cạnh một chiếc thùng rác. Ông ta đang dùng tay móc cái thùng rác không biết để tìm kiếm cái gì. Nhưng nhìn kỹ một chút thì người ta thấy ngay: cái thùng rác có hàng chữ Soviet Union, chứa những thứ phế thải chưa kịp đem đi đổ.

Lúc ấy Liên Bang Xô Viết vừa tan rã. Ðảng cộng sản bị cấm hoạt động ở ngay cái nôi của chủ nghĩa cộng sản. Cái thùng rác là nơi an nghỉ cuối cùng của những thứ rác rưởi người ta vừa thải ra. Trong bức hí họa, người đàn ông là Nelson Mandela. Ông vừa được thả sau gần ba chục năm ngồi trong những nhà tù khủng khiếp nhất của nhân loại. Nên nếu ông có lúi húi móc cái thùng rác mong kiếm được cái gì mang về xài đỡ thì việc làm ấy của ông cũng có thể hiểu nổi. Trong suốt thời gian gần ba chục năm dài ngồi trong những nhà tù apartheid của người da trắng, ông đã bị đối xử bằng những cách đối xử còn thua cả cách đối xử dành cho những con vật. Mà cách đối xử ấy cũng chẳng chỉ dành cho riêng mình ông, mà còn cho luôn cả những người Phi Châu khác cùng mầu da, cùng quê hương với ông nữa. Ông có lý do để đi tìm sự cứu rỗi mà ông nghĩ là có ở những thứ bị quăng không một chút tiếc thương vào trong cái thùng rác ấy.

Nelson Mandela, dĩ nhiên, sau đó, đã nhìn ra được sự thật. Ông bỏ ý định ôm lấy cái đống rác dơ bẩn đó và chọn đi một con đường khác để dẫn dắt đất nước Nam Phi của ông.

Bức hý họa tôi không nhớ xuất hiện trên tờ báo Tây phương nào. Nhưng thời gian nó xuất hiện chắc phải là khoảng năm 1992, tức là sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nelson Mandela lãnh đạo “quê hương yêu dấu” của ông (Cry My Beloved Country/Alan Paton) qua đời năm ngoái (5 tháng 12, 2013) và được cả thế giới thương tiếc.

May mà ông nhận ra được cái thùng ấy chỉ chứa toàn rác rưởi để chọn đi con đường tử tế hơn cho dân tộc và đất nước Nam Phi của ông.

Vậy mà từ ngày Liên Bang Xô Viết lăn đùng ra chết (26 tháng 12, 1991) đến nay đã được gần 1/4 thế kỷ, vẫn còn một bọn xuẩn động ôm lấy cái thùng rác ấy để moi ra ăn với nhau. Lẽ ra chẳng ai thèm nhắc đến trò chơi ngu dốt của chúng nhưng vì trò xuẩn động này của mấy thằng ranh con lại được tờ Tuổi Trẻ nhắc đến trong một bài báo có cái tựa nguyên văn “Những Chàng 'Bônsêvích.'” Bài báo cho biết mấy ranh con này là sinh viên của Ðại Học Quốc Gia Hà Nội trong một tiết mục của Festival hôm 2 tháng 9 vừa qua. Mấy thằng ranh con này, khoảng hơn 20 đứa ở khắp nước (ở Hà Nội có được 5 mống) đã liên lạc với nhau để “trao đổi” những kỷ niệm và kiến thức về Liên Xô. Bọn này thỉnh thoảng gặp nhau ở một quán cà phê CCCP (Liên Xô) ở Kim Mã, Hà Nội. Chúng tìm mua vài ba thứ quân phục của hồng quân, sách vở tài liệu liên quan đến Liên Xô trước đây để cho...đỡ nhớ. Chúng gọi nhau là “thanh niên cơm sườn” thay cho hai chữ cộng sản.

Tội nghiệp cho những thằng ranh con ngu dốt này. Ðến bây giờ mà còn moi thùng rác ra mà ăn với nhau. Nhưng mà chúng nó cũng còn khôn chán. Gọi nhau là “cơm sườn” thay vì cộng sản vì theo cộng sản thì chỉ có đói rã họng ra mà chết cả lũ hay sao!

Bài báo có một bức ảnh đi kèm chụp năm thằng ranh con quỳ và đứng như tư thế của những người lính thủy quân lục chiến Mỹ đang dựng lá cờ Mỹ ở Iwo Jima trong bức tượng ở đài tưởng niệm thủy quân lục chiến Mỹ bên ngoài nghĩa trang quốc gia Arlington, Virginia. Những chi tiết khác cũng làm không nên thân. Lính hồng quân nào lại mặc áo trấn thủ, nón sắt ngụy trang bằng lá cây, đi giày jogging. Có được mỗi một cái mũ calot là chính xác.

Học đòi có thế mà cũng láo toét hệt như thằng cha gốc gác mù mờ đem mấy cuốn sách về Tân Trào, về Pác Bó dịch ra tiếng Việt để bịp cả nước như nó đã làm bên con suối mà nó đặt tên lại là Le Nin...trong nhưng lúc tạm gác chuyện đi vào bản vồ vài ba chị đàn bà Tày cho vui đời cách mạng.

Tháng 7 năm 2013, Nguyễn Tấn Dũng ký một sắc lệnh miễn học phí cho các sinh viên ghi tên học chương trình 4 năm về chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không có con chó nào chịu học. Ðài BBC cho biết cả nước không có được nổi 100 sinh viên ghi tên.

Lý do không phải là vì tốt nghiệp khó kiếm ra việc, mà là vì không thể kiếm ra việc.

Ðành làm “thanh niên cơm sườn” vậy.

Lý do là vì hồi này đất khó kiếm, không còn cạp ra mà ăn được nữa.
Bùi Bảo Trúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.035 giây.