logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/09/2014 lúc 06:32:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đó là cái câu hỏi mà người lớn hay hỏi tui hồi nhỏ mỗi khi tui từ chối vô nhà ngoại tui ăn đám giỗ. Sự vụ là vì nhà tui có bà dì, có một lần tui ra nhà bả chơi đúng lúc bả đang pha nước chanh. Hồi nớ thứ chi mà có tí đường, tí đá là của hiếm lắm. Tụi tui chơi 1 hồi rồi bà dì dí cái ly nước chanh cho đứa em tui mà nói: “Uống đi rồi đi zề, làm chi mà ngồi chực miết i rứa!” Đứa em tui uống còn tui thì lắc đầu rồi đi về. Từ đó, cứ mỗi lần giỗ kỵ hay nhà có cái gì ăn mà có bà dì đó là tui nhất mực không đến. Ai hỏi thì tui nói tui ghét bả, tui cần chi ăn chực, có nghĩa chầu chực để được ăn, thành ngữ thì có câu: “chực như chó chực cứt” để nói về sự chầu chực cái gì đó. Thời mà cơm canh còn thiếu, thịt cá mỗi tuần chỉ được vài lần thì đám giỗ là sự kiện lớn lắm. Tui không vô nên bà ngoại cũng quen rồi, cứ má về thì bà gửi ít đồ đem về cho tui.
Cái chuyện hồi nhỏ nớ không biết răng mà miết tui cũng không quên. Có lẽ đó là lần đầu tiên tui bị xúc phạm danh dự theo kiểu vì miếng ăn mà phải hầu hạ, chầu chực ai đó, trong khi đó không phải là cái tính của tui. Ba má tui cũng là những người thẳng thắn nữa. Ổng bả không có dạy con theo kiểu kể những câu chuyện cầu kỳ đâu nhưng mà trong cuộc sống hằng ngày, có chuyện là ổng bả nhắc. Kiểu như trong làng có ai mà xun xoe với mấy người cán bộ là ổng bả về nhà cũng nói cho con cái nghe, ý rằng người mà vì cái lợi của mình phải uốn lưỡi mà nói cho vừa lòng họ là những người không tốt. Có lần tui hỏi: “Rứa như ông Hai Quẹt (hoặc là Quặc, Quảng Nam tui phát âm hai chữ nớ như nhau) xóm trên có phải là người xấu không má? Tại ổng đi xin mà!” Má nói: “Không. Đi xin là cái nghề của ổng. (Ở tui, người ta nói “đi xin” chứ không nói “ăn mày”). Ổng đi xin rõ ràng, ai cho thì cho, không thì thôi chơ ổng có gian dối chi ai mô nờ.” Có bữa má đi chợ về kể có gặp ông Hai Quẹt, hỏi ổng chơ bây nay có khỏe không mà răng không thấy xuống xóm mình. Ổng nói tui có xuống chơ, mà tui không vô nhà cô, tại nhà cô không giàu có chi mà phải nuôi năm đứa con ăn học, tui nghèo không cho cô được thôi chơ ai lại đi xin của nhà cô. Hồi nớ nhỏ xíu chơ tui nể ông Hai Quẹt vì vụ đó ghê lắm vì tui nghĩ ổng rất là sĩ diện.
Nhiều người nghĩ chữ “sĩ diện” theo nghĩa tiêu cực, nghĩa là phải xun xoe, chăm lo cho bề ngoài để họ nhìn vô, còn tui thì từ nhỏ tui nghĩ chữ “sĩ diện” nó gần với chữ lòng tự trọng, nghĩa là mình phải giữ cái sự tôn trọng chính bản thân mình, không làm cái chi hắn trái với những thứ mà mình cho là tốt, trái với cái sự chính trực của mình. Hồi tui đi học, chuyện chi bất công là tui cãi liền, dù nó không phải là chuyện của tui, tới nỗi ông thầy Nhãn chủ nhiệm tui còn phê vô học bạ là “trung thực, thẳng thắn nhưng quá nóng nảy”. Kệ, tui vẫn cái tính nớ, tui nghĩ thấy cái xấu mà không nói có nghĩa là mình đồng ý với cái xấu, thà mình không biết. Hồi tui ra đại học cũng rứa, mấy đứa trong ký túc xá khi nớ tuổi mới 19 đôi mươi đã khuyên nhau như ông bà già: “Phương, mi cứ như rứa thì ra đời mi không sống được với ai mô. Đời thuở ai lại đi làm với mấy cái người mà cái chi cũng phê bình, không ưa cũng nói ra. Thẳng thắn không phải là tính xấu nhưng không phải là tính tốt. Thẳng thắn chỉ tổ làm người ta ghét mi thôi. Mi mà không bỏ cái tính nớ tau đố mi xin việc được.”
Nhưng tui vẫn không bỏ được cái tính nớ. Trong đầu tui lúc nào cũng có hai chữ “công bằng” ở trỏng. Nhà tui 5 đứa con, ba má nữa là 7 người. Nhà có cây vú sữa mà hễ có một trái chín thì má cũng cắt ra làm 8 miếng, thằng út nhỏ nhứt được 2 miếng, còn lại ai cũng như ai, không có chuyện đứa ni đi vắng thì mất phần. Má tui có lần nói: “Người ta thấy con bẻ trợm (trộm) cây mía đem zề thì cả nhà cùng ăn, hỏi răng bữa sau hắn không ăn trợm con gà, chiếc xe được. Con tau mà cầm cây mía bẻ trợm zề thì tau cầm cái cây đó tau bện (đánh) cho mấy phát zô đít là chừa.” Bả học hết lớp 2 bình dân học vụ, viết cái địa chỉ trên giấy gửi tiền cho tui xiên xẹo để mỗi lần gửi ra 50, 100 ngàn cho tui học đại học. Ổng thì giỏi hơn, học hết lớp 5, viết chữ đẹp lắm, nhưng tất nhiên là không thể đếm ổng bả vô tầng lớp trí thức cán bộ gì được. Rứa mà cả hai người đó, sách thánh hiền không đọc, chỉ biết sống theo cái lẽ tự nhiên của cuộc đời rồi đem nó đi dạy con thôi. Đó, nhiều khi tui nghĩ tui biết ơn ổng bả dễ sợ.
Bữa hôm trước con bạn chat: “Tau nể mài vãi đái.” Tui nói: “Ờ, tau cũng vại!” Đó là chuyện nó nói tui học tiếng Pháp nhanh. Tất nhiên, tui nghĩ chuyện học tiếng nó cũng phụ thuộc vô cái tính người nữa. Có người như con Hà bạn tui, máy tính kiểu gì nó cũng mò ra hết nhờ tốt nghiệp đại học Google, cũng có đứa khéo tay, may vá cái chi cũng được. Tui nghĩ học ngoại ngữ cũng rứa thôi, người hạp thì học nhanh hơn người không hạp. Nhưng tui cũng không từ chối rằng tui thật sự tập trung vô chuyện học. Trước đó, tui có học Idecaf 6 tháng, 3 cours, tương đương A1 nhưng sau 4 năm thì quên sạch, tới nỗi cái chi “le”, cái chi “la”, tui còn không nhớ được luôn. Trước khi đi Pháp thì tui cắm mặt vô giấy tờ, rồi mấy chiện bao đồng nữa nên mãi tới tháng 7 năm ngoái mới vác xác đi học. Tui học với bà cô được đúng 2 tháng rưỡi. 1 tháng rưỡi đầu tiên học tuần 4 buổi sáng, 6 buổi tối học ở Idecaf, tháng cuối cùng tui bỏ Idecaf, qua nhà bà cô học thêm 3 buổi tối chỉ riêng ngữ pháp thôi. Vậy mà qua tới đây, 3 tháng đầu, tui câm như hến, tới hỏi đường mà còn ngập ngừng nữa. Giờ thì tui có thể nói được căn bản mấy chuyện như mua bán, đi lại, kể chuyện học hành, làm việc trong ngày, đăng ký những thủ tục hành chính.
Có người nói dân Quảng Nam siêng học, tui nghĩ cũng đúng. Như người Hà Nội thì có thể tự hào bố em làm trên Bộ, chú em, bác em, bạn của bác em, bạn của bác của anh họ của em làm ở Sở... chứ Quảng Nam thì chẳng được mấy ai hưởng cái phần quan lộc cả. Xứ Quảng mà ngồi đếm thì cũng không thấy ông nào làm vua. Mấy ông vua Chăm-pa thì chết mất xác mà lịch sử cũng không ghi lại, cũng không thấy ổng bà con gì nhà mình, tên họ cũng lạ quắc luôn. Quảng Nam ngồi đếm thì chỉ biết tự hào Ngũ Phụng Tề Phi. (Mẹ quơi, đang viết ngó ra vườn gió thổi, bông mận trắng bay lả tả, lãng mạn quá!) Đếm thêm chút nữa về sau thì có mấy ông làm cách mạng như cụ Phan cụ Huỳnh mà cụ nào thì cũng ra đi trước khi cách mạng thành công. Hồi còn nhỏ, trường tui có cái tên giản dị lắm: “Trường cấp II Bình Nguyên.” Vậy mà vào một năm hứng chí nào đó, Sở Giáo dục theo tinh thần lấy tên anh hùng đặt cho các trường và được thực hiện 1 cách triệt để. Trường tiểu học hồi xưa thì đổi thành trường Trưng Vương dù Hai Bà Trưng thì ở ngoài Bắc, không liên can chi tới làng tui, trong khi trước đó nó mang cái tên đáng yêu lắm: “Trường Thanh Ly.” Còn trường cấp II thì đổi thành trường Huỳnh Thúc Kháng dù ông này dân Tiên Phước chứ không phải Thăng Bình.
Bởi vậy, dân Quảng Nam mà làm loạn thì giỏi lắm vì cái tính không chịu bất công, chứ mà kháng chiến thành công rồi thì ai ai cũng bất mãn với cái kiểu “lục súc tranh công” mà về quê cày ruộng. Làng trong xóm ngoài, người ta không truyền nhau cái chuyện ông này làm Vụ trưởng nhà giàu mấy tầng, người ta thường kể nhà ông này có con cái đi học đại học. Hồi nớ, ông nội cậu của tui có ông chú học xong bác sĩ, hãnh diện lắm. Không những bởi chuyện ông chú học giỏi mà còn bởi 6 năm đại học Y ở Huế dài đằng đẵng đó, ông nội cậu kia làm đủ thứ để nuôi con ăn học, lúc khó quá ổng dỡ tranh trên nhà đem bán nuôi ông chú. Cái chuyện đó nó nổi tiếng như huyền thoại vậy á. Đó, cái xứ mà hắn nghèo tới mức không biết đào cái chi ra để ăn, trong khi con người ta thì không ai chịu dừng lại, họ đều muốn vươn lên thì nếu không chịu uốn lưỡi luồn cúi, người ta chỉ còn con đường học. Công ty nhà nước nhận 49 đứa con ông cháu cha thì cũng phải nhận 1 đứa học giỏi không bà con quen biết để nó còn cày cục đi làm phần của 49 đứa kia để lại chứ. Dân Quảng Nam nó nhắm tới con số 1 đó. Vậy nên đứa nào cũng chỉ biết học thôi, không còn đường nào khác.

Nhân tiện tui cũng khoe chiện tui học giỏi nha. Hồi nớ ở làng tui, tui học giỏi lắm. Có năm nớ tui được học bổng nha, của World Vision tài trợ, mỗi khóa chỉ được chọn một đứa thôi. Hồi nớ kết quả cuối năm của tui cao phẩy nhứt khóa 8 (lớp 8). Tui còn nhớ là vì năm nớ tui bị bà cô chủ nhiệm cho hạnh kiểm Trung bình. À, vụ này vui lắm, kể nghe. Bà cô Đính dạy Văn nớ không biết vì răng mà ghét tui kinh khủng. Trong một lần tui với con Huyền giỡn nhau với thằng Mùa trong lớp. Thằng Mùa hắn to con lắm, to hơn anh Hai tui luôn. Rồi hôm sau, thằng Mùa hắn nói hắn bị quẹo cổ và hắn nói tui quánh hắn, má quơi! Xong, bao nhiêu cái sự ghét bỏ từ xưa của bà cô Đính đổ hết lên tui, bả chửi tui trước lớp rằng: “Em đừng có ỷ em học giỏi rồi ưng đánh ai đánh nha, đồ con gái chi mà không có dịu dàng chi hết. Học Văn thì dốt, cứ tưởng học Toán Lý Hóa với tiếng Anh giỏi như rứa là được chứ chi...” Haizz, nói chung, bà cô nớ với bà cô Huyền làm giáo vụ khoa Thương Mại Du Lịch là hai bà cô ám ảnh nhứt cuộc đời tui, toàn tự ngẫm ra bao nhiêu tội lỗi rồi chửi tui thôi. Đó, vì rứa cái tui mất phần thưởng cuối năm. Thầy Ban hiệu phó hồi nớ quý tui lắm, xong đề nghị cho tui cái học bổng này. (Cách đây chừng 7-8 năm, tui nghe nói thầy bị ung thư mất, trước đó thầy chuyển lên làm hiệu trưởng trường cấp 3 trên Bình Trị.) Hình như trị giá học bổng nớ là 360 ngàn, tui còn nhớ như rứa, vì răng mà ra số tiền nớ thì tui không biết, chỉ biết là mỗi đứa được nhà may Hồng Phúc trong thị trấn đo may cho một bộ đồng phục quần xanh áo trắng, còn lại thì lựa chọn thêm một món nào đó khác. Bạn tui có đứa chọn xe đạp, đứa chọn cái máy tuốt lúa, đứa chọn cái cày. Tui đâu có biết chọn gì đâu, tui nói cho má con bao phân Urê cho má con đổ lúa đi. Rứa là tui được cái bao phân Urê với 3-4 ram vở, bộ đồng phục. Ngày nhận học bổng vui như hội, tui vô tận trong thị trấn, xong cả đám xếp hàng, trước mặt nào là cày, máy tuốt, xe đạp, phân Urê. Hình như lần nớ má tui vui lắm vì bao phân tính ra cũng đỡ cho má được mớ tiền.
Nhưng nhà tui thì ngẫm lại cũng không có nghèo mấy so với mấy người khác nha. Hồi chị tui học cấp 3, tức là những năm 94-97 á, khóa chỉ có một cái anh học rất giỏi. Anh ni nhà ở mô trên núi á, tức là mấy xã Bình Định, Bình Trị, Bình Lãnh, cách thị trấn chừng vài chục cây số, đường thì toàn đá cục đá hòn, xe đạp thì hiếm hoi. Nhà ảnh thì nghèo, nghe nói nghèo kinh lắm, tới mức má ảnh không có tiền cho ảnh học cấp 3. Cái rồi ngày nhập học ảnh cũng hạ san xuống trường, không biết bằng phương tiện chi. Trước cổng trường có cái chú sửa xe đạp. Nhà chú nớ trong thị trấn nhưng mà nghèo, nghèo lắm. Không ai biết hai người nớ nói chi với nhau mà suốt 3 năm cấp 3, ảnh ở nhờ nhà chú nớ, sửa xe đạp phụ chú nớ rồi tốt nghiệp và đậu đại học. Chuyện nớ đúng nghĩa là lá rách ít đùm lá rách nhiều. Chị tui nói ảnh đậu trường Bách Khoa Đà Nẵng, cái trường mà bọn thị trấn học ôn toét mắt chưa chắc đậu nổi. Rồi ảnh cũng vượt qua 5 năm Bách Khoa không treo năm nào cũng bằng cái nghề sửa xe đạp với một ông sửa xe khác gần trường Bách Khoa Đà Nẵng.
Hồi mấy năm trước, lúc tui mới sống với chồng tui, bà dì năm xưa nói: “Chô choa, con Phương chừ rứa thành Việt kiều rồi bay hỉ?” Có lần bả hỏi: “Răng mi không mua nhà Sài Gòn đi?” Tui nói: “Tiền chứ phải lá tre mô mà ra ngoài hè cái cào vô một rổ dễ rứa dì!” Bả nói: “Thì mi xin nhà chồng mi, không lẽ nhà họ giàu rứa mà họ không cho mi.” Á, cái sĩ diện của tui trỗi dậy mạnh mẽ không khác chi cái thời tui bỏ ăn đám giỗ nhà ngoại, tui nói: “Thứ nhứt là con không có quan tâm nhà chồng con có giàu hay không. Con lấy chồng chơ không lấy nhà chồng. Thứ hai là họ giàu kệ họ, mắc chi tới mình.” Bà dì còn chống chế: “Thì họ giàu, họ cho mình mấy ngàn có nghĩa lý chi.” Á đù, mấy ngàn mà không nghĩa lý chi, ở quê chừ đếm ngàn đô nghe cứ như bỡn hỉ. Tui nói: “Nà dì, 1 xu cũng là tiền của người ta. Con có tay có chưn mà, con đi làm được mà, họ cũng như con, mắc chi con xin họ. Mình có sĩ diện của mình chơ. Con xin được phần con, có khi họ cũng cho, nhưng rồi họ khinh con, khinh cái nhà mình, khinh hết cái dân Việt Nam mình như cái đám chỉ biết ăn mày. Mà thà ăn mày cho nó ra cái nghề, ai đời giả đau giả khổ chỉ vì miếng ăn hả dì?” Sau lần nớ, không còn ai hỏi tui chuyện nhà chồng tui giàu hay không, có cho tiền tui hay không nữa.
Một bữa, tui đứng phía đầu tàu Metro D không người lái đi từ Gare de Vaise về Gare de Vennissieur, tui ngó đường ray tối tăm phía trước, cứ 5-6 phút mới thấy ánh sáng của mấy cái gare, tui ngẫm lại cuộc đời mình. Rứa mà đã hơn 20 năm trôi qua kể từ lúc mấy cái kỷ niệm trên xảy ra. Rồi tui thành Việt kiều như lời nguyền của bà dì, rồi tui viết kịch bản chứ không tới nỗi dốt văn như bà cô Đính nguyền, rồi tui cũng có việc làm, cũng sống bằng tiền làm mướn chứ không tới nổi thất nghiệp như chúng bạn trong ký túc xá nguyền, rồi tui cũng sẻ chia được với bạn bè, với những người khó khăn chứ không tới nổi là đứa ác độc, không ăn cũng đạp cho đổ như lời bà cô Huyền nguyền. Tui ngẫm thấy vài ba trăm con người trên chiếc Metro này đi từ gare này tới gare kia nhờ một kẻ ngồi trong phòng điều khiển của công ty TCL bấm nút. Còn cái cuộc đời mình, đi từ làng Thanh Ly ra quận 3 Đà Nẵng, từ Đà Nẵng vô Sài Gòn, xuống miền Tây, lên lại Sài Gòn, từ quận 2 Sài Gòn qua Croix-Rousse ở Lyon có phải do ông trời (hoặc thư ký của ổng, những người làm việc cả Chủ Nhật chứ không được nghỉ như ổng) ngồi đâu đó bấm nút hay không, hay giản đơn nó chỉ là con đường của một kẻ mang sĩ diện to như cái trống?
Lan Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.