logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/09/2014 lúc 05:36:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Người việt ở CAFI làng Sainte Livrade sur Lot. Nguồn : Mairie de Sainte-Livrade-sur-Lot

Bên cạnh những sự kiện nóng đó nhật báo Libération có một bài phóng sự dài về một khu làng đặc biệt của những người « hồi hương » từ Đông Dương từ khi Pháp rút khỏi xứ thuộc địa này năm 1956. « Một khu phố cho ký ức ».
Bài viết đề cập đến số phận một khu làng ở Sainte Livrade sur Lot, nằm ở phía tây nam nước Pháp. Đó là một khu dân cư nhỏ bé ít người biết đến nhưng lại là nơi lưu lại những dấu tích cuối cùng về cuộc chiến tranh của người Pháp ở Đông Dương.

Tác giả bài phóng sự nhận định, Trung tâm đón tiếp kiều dân Pháp (Cafi) này là kết quả của thất bại cay đắng của nước Pháp ở xứ thuộc địa Đông Dương. Năm 1956, 2 năm sau thất thủ ở Điện Biên Phủ và hiệp định Genève chấm dứt cuộc chiến tại Đông Dương, nước Pháp vội vã sơ tán các kiều dân của mình về nước. Gần 400 nghìn kiều dân Pháp đã rời khỏi Đông Dương trong hoàn cảnh đó.

Trong số những người được xếp vào diện kiều dân Pháp có nhiều người đã phục vụ cho chính quyền bảo hộ bị quy kết là phản bội tổ quốc, những người con lai có cha là người Pháp, mẹ là người bản xứ. Họ được đưa xuống tàu về Pháp. Số « kiều dân » như vậy có khoảng 5000 người,sau đó được đưa rải rác đến nhiều trại đón tiếp ở chính quốc.

Có gần 1200 người, đa phần là người Việt Nam, trong số đó có 700 trẻ em, sau 3 tháng hành trình lên đênh trên biển được đưa đến Sainte Livrade sur Lot, một xã nhỏ trong vùng Lot- et-Garonne có 6000 dân ở miền tây nam nước Pháp.

Những người « hồi hương Đông Dương » được đưa đến tạm trú trong một trại lính bỏ hoang từ năm 1947. Đón họ là những dãy lều trại xây bằng gạch, mái lợp tôn nối tiếp nhau theo kiểu trại lính. Nơi trú thân của các kiều dân hồi hương này không có cách nhiệt, hệ thống sưởi ấm, khu vệ sinh chung cho hai lô nhà ở bên ngoài. Đến nơi với hai bàn tay trắng, những người hồi hương từ Đông Dương được cấp các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống như chăn màn, bát đĩa, giường và 20 cân than cho mỗi tuần để sưởi ấm trong mùa đông.

Ban đầu những người dân này được đặt dưới sự bảo trợ của quân đội nên phải tuân theo kỷ luật quân sự. Việc đi lại ra ngoài bị hạn chế đến 22 giờ, như lệnh giới nghiêm. Phải nhiều năm sau đó các quy định sinh hoạt khắt khe theo kiểu trại lính mới dần được xóa bỏ và phải cho đến tận năm 1981 nhà nước Pháp mới trao lại cho chính quyền địa phương Sainte Livrade sur Lot quyền quản lý hoàn toàn khu cư dân Pháp đặc biệt này.

Thời gian trôi đi nhanh chóng, những người hồi hương này đã sống hơn nửa thế kỷ trong khu định cư « tạm bợ » đó cùng với nhiều thế hệ con cháu họ đã lớn lên và hội nhập tốt vào xã hội Pháp. Cộng đồng này cũng đã mở rộng lên tới 2000 cư dân, sống gần như khép kín, tự cung cự cấp trong sự thờ ở của chính quyền địa phương. Trong khu trại này có một nhà thờ công giáo và một ngôi chùa Phật giáo, một trường học riêng và một cửa hàng khô bán đồ châu Á.

Chỉ còn vài tuần nữa chính quyền địa phương sẽ cho san bằng khu làng của họ để xây dựng lại mới. Việc làm của chính quyền là có lợi cho cuộc sống của những cư dân Sainte LivradesurLot nhưng vô tình đã làm xóa đi những hồi ức về một quãng đường đời long đong theo những biến cố của lịch sử, của những cư dân trong làng. Thế hệ con cháu của những kiều dân Pháp bất đắc dĩ đó đã phải đấu tranh rất nhiều với chính quyền để giữ lại những nét tập tục sinh hoạt rất Đông Dương của cha mẹ họ đã mang tới đây, cho dù ngày nay có nhiều điều mà những đứa con của Đông Dương này không muốn nhắc đến nữa.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.