logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/09/2014 lúc 08:17:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cửa xe thùng đóng lại. Tôi chỉ cho mình khóc một chút thôi. Rồi co cẳng chân lên để nước mắt thấm vào ống quần nơi đầu gối. Mọi chuyện đã kết thúc. Đang bắt đầu một chặng đường mới. Chặng đường mù mịt và tăm tối. Chính tôi sẽ phải tự thắp sáng đường đi cho mình.


Tôi, rất có thể sẽ phải xa nhà ba năm, năm năm, bảy năm hay lâu hơn thế. Tôi sẽ già đi, thậm chí có thể mang thương tích, bệnh tật trên cơ thể. Và nhất là, Mẹ hẳn sẽ yếu đi rất nhiều hoặc Mẹ cũng sẽ không còn ngồi lại trên chiếc ghế ngày nào Mẹ tiễn tôi. Nhưng tôi nhất định sẽ trở về trong chiến thắng. Bởi, không phải ai khác mà chính tôi đã chọn cho mình con đường ấy: Con đường Tự do...


Tôi không bị bắt vào ngày 11 tháng 9 như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và một số anh em khác. Thay vào đó, tôi liên tục bị thẩm vấn tại cơ quan an ninh điều tra. Có lúc đuối sức, mẹ tôi phải mời bác sĩ về nhà truyền nước cho con mình. Công an thậm chí vây quanh giường bệnh chờ truyền hết chai nước để đưa tôi đi “làm việc”.


Bảy ngày bị khủng bố, tôi phải “tuyệt thực” oan vì từ chối đồ ăn của công an.


Tám giờ sáng ngày 18 tháng 9 năm 2008, tôi Tọa kháng.


Tôi ngồi xếp bằng, trong tư thế ngồi thiền. Trước mặt là tấm vải đen mang dòng chữ: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Phạm Văn Đồng”. Không chờ công an phải gọi cửa, tôi chủ động nhờ mẹ ra mở cổng.


Tôi vẫn ngồi xếp bằng, xung quanh là một lực lượng công an đông đảo hơn ngày thường. Chuông điện thoại của mẹ reo. Đó là sự sắp đặt của tôi từ trước. Và cũng là cuộc trả lời phỏng vấn cuối cùng của tôi.


Cuộc Tọa kháng bị chấm dứt khi mấy an ninh nữ xông vào xốc nách lôi tôi đứng dậy. Tấm vải bị thu giữ. Một cuộc lục soát lần thứ hai trong vòng một tuần lễ tiếp tục được tiến hành. Mọi thứ đã được “dọn sạch” từ hôm 11 tháng 9 - một tuần trước đó. Nhưng bọn họ gặp khó khăn trong việc tìm chiếc máy ảnh có ghi lại hình ảnh tôi Tọa kháng. Vì thế, cuộc khám xét phải kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Tên công an tên Đinh Trọng Chiềm yêu cầu tôi đưa hắn lên phòng riêng của vợ chồng anh trai tôi trên tầng hai. Lúc đi lên cầu thang (được xây lộ thiên), tôi giật mình khi thấy chiếc xe thùng đậu ở bên dưới. Không để cho Chiềm phát hiện ra phút bối rối, tôi bông phèng:


- Ơ thế “quả” xe kia dành cho tôi đấy hả?


- Không cho chị thì cho ai? Thôi, máy ảnh để đâu đưa ra cho khỏi mất thời gian. Làm khó nhau làm gì. Cứ thế này, không khéo phải phá nhà để tìm mất.


- Khiếp, gì mà dọa nhau kinh thế. Các anh phải tự tìm chứ, cứ động tí hỏi tôi còn ra gì nữa. Mà kể cũng tiếc, đang định hôm nào mời anh đi café mà cái xe thùng đỗ chình ình ra thế kia thì…


- Đợi bao giờ chị về thì đi có sao đâu. Nhưng chắc tôi sẽ phải đợi hơi lâu đấy. Nhưng tôi vẫn muốn chị giữ lời hứa.


- Anh yên tâm, chỉ sợ anh không dám đi thôi. Anh đợi được, nhất định tôi sẽ mời.


Không tìm thấy chiếc máy ảnh, anh ta lại dẫn lính đi xuống. Cuộc khám xét lần này tỉ mỉ hơn hôm 11 tháng 9. Thùng giấy trong nhà vệ sinh cũng vinh dự được bàn tay công an mò tới. Chiếc máy ảnh cất trong chiếc túi áo khoác treo trên tường. Một tên công an vô tình tựa lưng vào nên mới tìm ra. Không hiểu sao hồi đó, tôi lại dốt nát như thế. Tôi đã ý thức được việc chiếc máy ảnh sẽ bị thu giữ thì lẽ ra, phải gửi hình đi từ trước. Nhưng cũng không gửi được bằng cách nào. Nhiều tuần lễ rồi tôi bị cầm tù trong nhà, điện thoại, máy in, máy tính cùng nhiều thứ khác đã bị tịch thu hôm 11/9.


Sau khi trở về, tôi được biết là cuộc trả lời phỏng vấn sáng hôm đó, cuộc đối thoại của tôi với công an, lệnh còng tay do tên công an Chiềm ban ra cũng được thu âm lại và truyền đi rộng rãi. Nhất là câu nói của mẹ dặn tôi làm rất nhiều người xúc động: “Cố mà ăn bát cháo rồi đi cho có sức”. Điều đó, sau này an ủi tôi phần nào.


Tên Đinh Trọng Chiềm vừa đọc xong lệnh bắt, một đồng nghiệp của hắn cất giọng đắc ý:


- Chị Nghiên, chị thua rồi!


- Không, tôi thắng chứ. Tôi thắng các anh về chính nghĩa. Tôi thắng các anh về lẽ phải. Tôi thắng các anh về lòng yêu nước. Tôi thắng các anh về lương tâm và trách nhiệm. Tôi chỉ thua các anh về cơ bắp thôi. Nhưng vũ lực không bao giờ dẫn các anh đến với chiến thắng.


Tay bị còng, tôi cúi xuống hôn mẹ, một cái hôn vội vã. Bà vẫn ngồi yên như thế trên chiếc ghế hàng ngày bà vẫn ngồi. Hời hợt đáp lại nụ hôn của tôi. Bà quan tâm đến những kẻ bắt con bà hơn:


- Như vậy là các anh đã bắt con tôi về tội yêu nước.


Câu nói đó đã khích lệ tôi suốt 4 năm tù. Phải nhiều ngày sau tôi mới lý giải được vì sao bà không đứng dậy tiễn tôi. Không phải bà không muốn. Mà mẹ tôi, khi đó đã không còn đủ sức để đứng dậy. Sức lực còn lại bà đã dồn vào câu nói cuối cùng để không chỉ kết tội những kẻ đã bắt con bà, mà còn là sức mạnh truyền sang cho tôi. Tôi, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hiểu hết tấm lòng của mẹ mình.


Đi ngang qua mặt nữ công an Lã Thị Thu Thủy, tôi giễu cợt:


- Vậy là Nhà nước của chị đã đánh giá lại đẳng cấp của tôi rồi à?


Chị ta giận tím mặt. Những tên khác ngơ ngác. Tôi bước ra khỏi nhà. Không ngoái lại nhìn.


Chả là mấy hôm trước, Trong lúc ngồi chờ các Điều tra viên, Lã Thị Thu Thủy và tôi có một cuộc tán gẫu khá thú vị. Thủy là người của phòng An ninh chính trị. Chị ta có mặt ở tất cả các cuộc gặp gỡ, làm việc và nhiều khi trực tiếp thẩm vấn tôi. Tuy chạm mặt rất nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ thấy chị ta mặc sắc phục. Trong một cuộc thẩm vấn vài tháng trước đó, tôi đã yêu cầu chị ta ra ngoài chỉ vì không mặc sắc phục và có thái độ hống hách thiếu lễ phép với công dân. Lần này, chị ta cùng các đồng nghiệp bên An ninh chính trị vẫn hiện diện nhưng việc thẩm vấn thuộc Cơ quan An ninh điều tra. Chị ta có lẽ làm công tác “hậu cần”. Khi tôi hỏi: “Sao các chị không bắt quách tôi cho xong, cả hai bên đỡ mất thời gian và mệt mỏi? ”. Chị ta kéo dài giọng nói rằng:


- Ối dời! Em mơ đấy à? Em nghĩ em là ai mà đòi được bọn chị bắt. Phải tầm cỡ như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Thanh Giang, Lê Quốc Quân, hay chí ít cũng phải như Nguyễn Xuân Nghĩa. Em còn phải phấn đấu chán mới được “bị bắt”. Phải biết mình là ai chứ Nghiên. Nhà nước chỉ bắt những người có đẳng cấp, còn cỡ “tép riu” như em thì chưa cần thiết đâu, Nghiên nhá!


Những người hàng xóm đứng từ xa, rụt rè và im lặng. Trong đám đông, tôi nhận thấy mấy gương mặt phụ nữ cúi xuống kéo vạt áo. Rồi một cánh tay ngập ngừng giơ lên. Tôi cũng giơ đôi tay bị còng lên vẫy vẫy.


- Lên xe đi, tù rồi còn lắm chuyện.


Tôi trừng mắt nhìn tên công an vừa quát. Hắn còn rất trẻ. Chưa bao giờ tôi dành cho ai ánh mắt như thế. Hắn lảng đi. Một nữ công an khác đỡ tôi lên xe. Chị ta rất nhẹ nhàng. Tôi đoán, chị ta cũng thấy ánh nhìn của tôi. Tên công an kia đã vô tình giúp tôi ngăn lại phút yếu lòng bởi khi đó, tôi đã gần khóc.


Cửa xe thùng đóng lại. Tôi chỉ cho mình khóc một chút thôi. Rồi co cẳng chân lên để nước mắt thấm vào ống quần nơi đầu gối. Mọi chuyện đã kết thúc. Đang bắt đầu một chặng đường mới. Chặng đường mù mịt và tăm tối. Chính tôi sẽ phải tự thắp sáng đường đi cho mình.


Tôi, rất có thể sẽ phải xa nhà ba năm, năm năm, bảy năm hay lâu hơn thế. Tôi sẽ già đi, thậm chí có thể mang thương tích, bệnh tật trên cơ thể. Và nhất là, Mẹ hẳn sẽ yếu đi rất nhiều hoặc Mẹ cũng sẽ không còn ngồi lại trên chiếc ghế ngày nào Mẹ tiễn tôi. Nhưng tôi nhất định sẽ trở về trong chiến thắng. Bởi, không phải ai khác mà chính tôi đã chọn cho mình con đường ấy: Con đường Tự do.

Phạm Thanh Nghiên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.