logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 23/09/2014 lúc 12:41:46(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”. Courtesy photo

Bộ phim mang đề tài lịch sử hiện đại của Việt nam là “Sống cùng lịch sử” đã được nhiều người trong giới chuyên môn điện ảnh phân tích khía cạnh điện ảnh cũng như quảng bá trên thị trường của nó. Bên cạnh đó sự ế ẩm của bộ phim cũng phản ánh sự quan tâm của người Việt đối với lịch sử hiện đại của dân tộc. Sau đây là ý kiến một số nhà giáo và trí thức về việc này.

Người Việt có quay lưng với lịch sử không?
Bộ phim “Sống cùng lịch sử” đang gây xôn xao dư luận tại Việt nam. Sự xôn xao này có nguyên nhân là sự ế ẩm của bộ phim, vì khi công chiếu lần đầu tiên có bán vé, người ta chỉ bán được đôi ba vé. Bộ phim còn gây xôn xao nữa là do số tiền to lớn mà nhà nước bỏ vào đó.
Một điều nữa cũng được mọi người bàn tán là chủ đề của bộ phim. Bộ phim nói về trận đánh Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chủ đề lịch sử được một số người cho rằng không ăn khách, vì không được công chúng Việt nam quan tâm.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng di sản quốc gia không đồng ý với nhận xét cho rằng người Việt nam không quan tâm tới lịch sử.

“Nói là người Việt nam không quan tâm đến lịch sử là hết sức sai lầm, chỉ có điều là lịch sử đó thể hiện qua cái hình thái như thế nào. Ví dụ như phim ảnh mà nó sai lệch, nó không đúng sự thật, thì người ta không quan tâm. Và nó nặng tính tuyên truyền thì người ta không quan tâm. Trước kia ở Bảo tàng dân tộc học có cái triễn lãm về thời bao cấp có rất nhiều người xem. Những người làm phim biện bạch rằng như thế là quay lưng lại với lịch sử , hay không quan tâm tới lịch sử, như vậy là hoàn toàn sai.”

Vấn đề thể hiện lịch sử như thế nào nói chung và giảng dạy môn lịch sử như thế nào nói riêng, cũng đã được bàn đến từ bấy lâu nay ở Việt nam. Người ta nhận thấy rằng học sinh không thích môn học lịch sử. Hồi năm ngoái, học sinh một trường trung học ở Sài gòn đã ăn mừng vì họ không phải thi môn lịch sử. Các thầy giáo Đỗ Việt Khoa và Nguyễn Thượng Long có nói với phóng viên Việt Hà lúc ấy rằng việc giảng dạy môn lịch sử theo kiểu chỉ có một chiều ta thắng địch thua cho nên không hấp dẫn được thế hệ trẻ.

Thầy giáo Phùng Hoài Ngọc, nguyên Trưởng khoa ngữ văn, Đại học An giang cũng cho rằng môn lịch sử ở Việt nam mang tính chính trị nhiều quá:

“Nói chung là cách viết lịch sử của mình nó kém, người ta mất lòng tin. Đặc biệt là lịch sử hiện đại, nó bị chính trị quá nặng. Lịch sử trung đại giai đoạn cuối thời nhà Nguyễn người ta cũng không thấy sự đánh giá trung thực các nhân vật lịch sử. Trước nữa thời Lý Trần Lê thì không có vấn đề gì.”

Tuyên truyền chân thật mới hiệu quả
Theo nhiều giáo viên thì thời lượng của phần nói về lịch sử hiện đại, nhất là từ khi đảng cộng sản Đông dương được thành lập, chiếm một phần lớn trong toàn bộ giáo trình sử ở các lớp trung học phổ thông. Và nội dung giảng dạy mang nặng tính tuyên truyền. Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói về sự tuyên truyền như sau:

“Tuyên truyền thì không có gì xấu cả nhưng tuyên truyền nhiều khi lại sai lạc đi, và nó nhằm cái mục đích gì đó, người ta biết đấy là tuyên truyền, chứ sự thực không phải là như vậy. Sự học của chúng ta là như vậy đấy, nó nặng tính tuyên truyền.”
UserPostedImage
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”. Courtesy photo.


Theo ông khi muốn tuyên truyền thì phải nêu cái chân thật thì sự tuyên truyền mới có hiệu quả. Theo nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trong một lần trao đổi gần đây với chúng tôi, thì khi nghe những người cộng sản tuyên truyền thì phải nghĩ đến những điều ngược lại.
Trở lại bộ phim Sống cùng lịch sử, các nhân vật trong phim này là những anh hùng như Phan Đình Giót, La Văn Cầu… là những người làm những việc phi thường, hy sinh tính mạng cho chiến thắng của cách mạng. Những nhân vật anh hùng như thế này được kể ra rất nhiều trong các bài giảng lịch sử cách mạng Việt nam. Một trong những anh hùng đó là một người trẻ tuổi có tên là Lê Văn Tám đã dùng thân mình để đốt kho xăng của kẻ địch. Theo tiết lộ gần đây của một người làm trong lĩnh vực sử học là ông Trần Huy Liệu thì người anh hùng này chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.

Một nhân vật lịch sử có thật là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng xuất hiện trong bộ phim “Sống cùng lịch sử”. Theo nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, thì những người muốn sử dụng ông Giáp để tuyên truyền đã thất bại:

“Khi ông Võ Nguyên Giáp mới mất thì có những nơi người ta hiểu lầm sự thành kính với ông ấy và họ tranh thủ. Nhưng cuộc đời ông Giáp như thế nào thì người ta biết hết rồi, trên mạng cũng nhiều, người ta muốn tuyên truyền về ông Giáp thì đâu có bằng cái thực tế mà người ta biết.”

Sau khi việc công chiếu bộ phim bị thất bại và đã có nhiều lời bình luận về thất bại đó trên báo chí, Nhà văn Thùy Linh viết về mối quan hệ nên có giữa những người làm nghệ thuật và sự định hướng tuyên truyền của đảng cộng sản:

“Đề tài phim lịch sử theo đơn đặt hàng nhà nước, ý muốn của nhà nước, tiền thuế của nhân dân nhiều năm nữa vẫn vậy, như nhiều chục năm trước đây. Đừng mong có tư duy khác, cách làm khác, nhất là cái nhìn khác về lịch sử, mặc dù nhà nước mong nhân dân "sống cùng lịch sử' như cái cách họ mong muốn... Giữa kẻ thống trị và nhân dân - kẻ bị trị dường như chưa khi nào cùng chung cái nhìn về Lịch sử, cho dù ai mà chả phải sống trong Lịch sử của đất nước mình? Chỉ có cách để không bao giờ có những bộ phim ra rạp mà không có khán giả là các nhà biên kịch và đạo diễn phải biết từ chối viết, đạo diễn những kịch bản như thế này... Có biết từ chối không? Hãy để việc này cho ban tuyên giáo. Phim của ban này làm thì bao nhiêu tiền cũng không ngạc nhiên. Và không có khán giả đến rạp thì là chân lý rồi...”

Ông Phan Đình Thanh, Phó cục trưởng cục điện ảnh thì nói rằng bộ phim “Sống cùng lịch sử” đã hoàn thành sứ mạng của nó, ông giải thích là chào mừng các ngày lễ cách mạng theo đơn đặt hàng của nhà nước. Nhưng sự không quan tâm của công chúng đối với “những câu chuyện lịch sử mang tính tuyên truyền” thì chưa được một giới chức có trách nhiệm nào của Việt nam nêu lên và phân tích cặn kẽ.
Theo RFA


xuong  
#2 Đã gửi : 23/09/2014 lúc 05:57:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vì sao giới trẻ VN không đón nhận phim “Sống cùng lịch sử”?

UserPostedImage
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”.

Dự án Phim “Sống cùng lịch sử” có kinh phí của Nhà nước lớn nhất nhằm truyền tải thông điệp lịch sử đến khán giả, đặc biệt đối với thế hệ trẻ nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế nhưng, phim phải ngừng chiếu sau vài ngày ra rạp và giới trẻ hầu như quay lưng với phim được đầu tư lên đến 21 tỉ đồng. Hòa Ái tìm hiểu nguyên nhân vì sao giới trẻ Việt Nam không đón nhận các thể loại phim lịch sử như vậy.

Nội dung không khách quan?
Phim điện ảnh có tựa đề “Sống cùng lịch sử” do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất với kỳ vọng tạo ra bước đột phá cho mảng phim lịch sử được Phó Cục trưởng Cục Điện Ảnh, ông Phan Đình Thanh nhận xét đã hoàn thành xong sứ mệnh mặc dù chỉ bán được vài vé trong mấy ngày chiếu rạp.
Nội dung phim nói về giấc mơ của một nhóm bạn trẻ khi đi du lịch qua những chiến tích Điện Biên Phủ. Họ mơ thấy chính họ xuất hiện trong các trận chiến năm xưa, gặp gỡ các anh hùng lịch sử, trong đó có hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là một trong các vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử thế giới, là anh hùng dân tộc đã góp phần giải phóng cho nước nhà khỏi chế độ cai trị của Thực dân Pháp.
UserPostedImage
Poster quảng cáo Phim Sống cùng lịch sử. Courtesy photo

Về gốc độ khán giả, đạo diễn Nhuệ Giang cho rằng đây là bộ phim hay, khai thác nhiều hình ảnh đẹp về các cuộc chiến đấu hoành tráng, các gương mặt anh hùng tiêu biểu và bộ phim mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Đạo diễn phim, NSND Nguyễn Thanh Vân nói bộ phim của ông không quá coi trọng yếu tố kinh doanh mà chỉ tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Một trong những lý do bộ phim không được công chúng đón nhận mà đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đưa ra là do khâu quảng bá bộ phim kém, thiếu chiến lược trong khâu quảng cáo.

Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội bàn tán rằng phim “Sống cùng lịch sử” đã được truyền thông trong nước quảng bá một cách rầm rộ. Nhiều người quan tâm và chia sẻ ý kiến thông qua các kênh tin tức đề cập đến bộ phim nhưng không muốn xem phim. Một số bạn trẻ từ Bắc chí Nam mà đài RFA tiếp xúc cho biết bộ phim có được chiếu rộng rãi miễn phí thì các bạn vẫn không đến xem. Bạn Cương ở Hà Nội nói lên suy nghĩ của mình:
Bộ phim về lịch sử, về Tướng Giáp và các nhân vật khác thì có thể tìm được ở nhiều nguồn thông tin khác nhau chân thực và khách quan hơn. Phim do ngân sách Nhà nước bỏ tiền ra đóng thì chắc có thể chỉ có mục đích duy nhất là ca ngợi, không khách quan. Việc ca ngợi bao nhiêu năm nay đã làm rồi và đối chiếu với sự thật thì đã không tôn trọng sự thật, khác xa với sự thật. Em nghĩ đó là lý do người ta không quan tâm đến nữa”.

Hầu hết các bạn trẻ đều bày tỏ muốn xem một bộ phim lịch sử phải chân thực, khách quan và phải đúng với một giai đoạn lịch sử nào đó. Còn bộ phim được làm ra chỉ để ca ngợi và thần thánh hóa thì đã lỗi thời. Một số bạn bày tỏ các phim lịch sử sẽ thật sự đi vào lòng người xem nếu phản ảnh đúng tính chân thực, bằng không sẽ tạo hiệu ứng ngược. Bạn Thanh ở Yên Bái chia sẻ:

“Em thấy những tư liệu lịch sử nói chung không phản ảnh sự thật lắm nên các bạn trẻ chưa chú ý lắng nghe hoặc theo dõi những vấn đề đó. Nếu gắn kết đúng lịch sử thì em nghĩ những bạn trẻ sẽ đón nhận những bộ phim đó. Còn những câu chuyện bị hư cấu quá nhiều thì sẽ không được đón nhận”.



Cần thông tin trung thực về lịch sử
Câu hỏi đặt ra là các phim lịch sử mà giới trẻ Việt Nam muốn xem hiện nay sẽ như thế nào? Đa số các bạn trẻ cho rằng hơn bao giờ hết họ muốn tìm hiểu về lịch sử cận đại của Việt Nam. Bởi vì các bài học lịch sử mà họ được học trong sách giáo khoa được viết theo lối mòn tuyên truyền của “bên thắng cuộc”. Các bạn trẻ khẳng định họ không hề quay lưng với lịch sử mà họ cần tìm kiếm những thông tin trung thực về lịch sử. Những bộ phim phản ảnh tính chân thực của lịch sử cận đại nếu được Nhà nước đầu tư và phát hành thì chắc chắn các bạn trẻ sẽ nhiệt liệt đón nhận. Bạn Cương nói thêm với đài ACTD về những phim mà bạn cũng như bạn bè muốn xem:

“Ví dụ dựng phim lịch sử dựa theo Đèn Cù, Đêm Giữa Ban Ngày hay Điệp Viên Hoàn Hảo. Một góc nhìn mới. Chắc sẽ có khách và có thể là rạp chiếu phim sẽ không đủ chỗ mà có thể mang ra cả sân vận động Mỹ Đình hoặc nơi nào có thể chứa được nhiều hơn lượng khán giả như thế… Sẽ thu hút được rất nhiều khán giả”.

Cũng là phim tư liệu lịch sử, cũng không tốn kém trong khâu quảng bá, bộ phim “Last days in Vietnam”, tạm dịch là “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam”, của đạo diễn Rory Kenedy, vừa được công chiếu hơn 1 tuần ở Mỹ và buổi chiếu nào cũng đầy rạp. Bộ phim ghi lại khoảnh khắc của một dấu ấn lịch sử không tươi sáng của Hoa Kỳ nhưng thế hệ trẻ vẫn đón nhận.

Hoa Kỳ chịu nhiều tổn thất về nhân mạng và vật chất trong chiến tranh Việt Nam. Danh tiếng đồng minh của người Mỹ cũng bị tổn thương nặng nề sau thất bại quân sự ở Việt Nam. Bài học lịch sử này được giảng dạy cho các thế hệ mai hậu ở Hoa Kỳ bằng nhiều phương cách, trong đó có cả phim tài liệu, những bộ phim không được dựng lên bằng hình thức tô vẽ, tuyên truyền mà chỉ đơn giản với nguyên tắc “lịch sử phải gắn liền với sự thật”. Phải chăng đây là bài học quý báu cho các nhà làm phim lịch sử ở Việt Nam?

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.