logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/09/2014 lúc 05:45:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong suốt mấy tuần qua, cả nước Anh đều náo loạn tranh luận về việc Scotland đòi tách ra khỏi Vương Quốc Thống Nhất để trở thành một quốc gia độc lập.

Và thứ năm tuần rồi cuộc trưng cầu dân ý tại Scotland cuối cùng đã đem lại kết quả. Một đa số gần sát nút (55%-45%) đã quyết định rằng Scotland ở lại trong vương quốc thì có lợi hơn.

Tưởng chuyện đòi ly khai này chỉ có xảy ra tại Châu Âu, nơi mà không phải chỉ riêng Scotland mà nhiều vùng khác như Catalonia hoặc Corse cũng đòi tách ra khỏi các nước Tây Ban Nha và Pháp để thành lập nhà nước độc lập riêng của họ, chứ còn Mỹ thì nếu có, chỉ có một số rất nhỏ tại miền Nam còn hoài vọng rút ra khỏi liên bang và thành lập một quốc gia riêng cho mình. Thành ra thật ngạc nhiên khi ta thấy thông tấn xã Reuter làm một cuộc khảo sát về thái độ của dân chúng Mỹ với liên bang Hoa Kỳ thì một số đáng kể muốn tiểu bang của mình rút ra khỏi nước Mỹ.

Chính xác câu hỏi được Reuter đưa ra là: “Bạn ủng hộ hay chống lại ý tưởng tiểu bang bạn tách một cách hòa bình ra khỏi liên bang Hoa Kỳ và chính phủ liên bang?”

Khó có thể tưởng tượng có người dân Mỹ nào ủng hộ việc ly khai. Hãy bỏ quên sự kiện rằng bài học của cuộc nội chiến Hoa Kỳ vẫn còn tồn đọng trong đầu óc người Mỹ đúng vào lúc dân Mỹ đang chuẩn bị kỷ niệm 150 năm cuộc nội chiến chấm dứt, chỉ riêng trên phương diện thực tế, có ai mà muốn bỏ mất số tiền mà mình đã đóng vào các hệ thống Social Security và Medicare. Ðó là chưa kể việc hầu hết các tiểu bang nhận nhiều tiền của chính phủ liên bang hơn là số tiền mình đóng vào quỹ của liên bang.

Thế nhưng kết quả cuộc khảo sát của Reuter cho thấy có gần một phần tư (23.9%) những người được hỏi ủng hộ hoặc mạnh mẽ hoặc tạm thời việc tiểu bang của họ rút ra khỏi liên bang Hoa Kỳ. Với một mức độ tin cẩn là 1.2%, mức độ khả tín của cuộc khảo sát này là không thể phủ nhận được.

Kết quả cho thấy việc ly khai được những người Cộng Hòa ủng hộ nhiều là những người Dân Chủ, phía hữu ủng hộ nhiều hơn là phía tả, những người có lợi tức thấp nhiều hơn là những người có lợi tức cao, những người có trình độ trung học nhiều hơn là đại học. Nhưng mức độ ủng hộ đều cao một cách đáng ngạc nhiên tại tất cả các tầng lớp và khu vực đặc biệt là không những tại các tiểu bang vùng núi Rocky Mountains, vùng Tây Nam và các tiểu bang miền Nam ly khai cũ mà còn tại những tiểu bang như Illinois hoặc Kansas. Còn riêng đối với những người nhận họ là những người ủng hộ phong trào Tea Party thì con số ủng hộ ly khai chiếm đa số với 53%

Vấn đề là, kết quả khảo sát như vậy có ý nghĩa thế nào đối với nước Mỹ?

Trước hết phải công nhận một điều là những tranh chấp giữa các tiểu bang và các vùng vốn là một trong những tật cố hữu trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngay từ những ngày đầu lập quốc ta đã thấy có sự đấu tranh giữa vùng New England của phe cách mạng Cromwell và Virginia bảo hoàng theo Vua Charles I trong cuộc Nội Chiến Anh Quốc. Và trên một trăm năm sau đó khi cuộc chiến tranh giành độc lập vừa thành công là các tiểu bang đã đụng độ gay gắt đến nỗi chút nữa là liên bang Hoa Kỳ không thành lập nổi.

Chính một phần là vì e sợ rằng các tiểu bang sẽ tách ra thành những quốc gia độc lập mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ trong Hiến Pháp đã đưa ra điều khoản đặt việc ly khai ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng ngay cả khi viết trong hiến pháp như vậy, nguy cơ tan rã vẫn liên tục xảy ra quan trọng nhất là trong các cuộc khủng hoảng năm 1799, 1814 và 1828. Cuối cùng thì như ta đã biết, 11 tiểu bang miền Nam đã ly khai khỏi liên bang Hoa Kỳ năm 1860 mở đầu cho cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. Ðiều mà ít người biết đến là trước đó 15 năm, một trong những người tranh đấu hủy bỏ chế độ nô lệ, William Lloyd Garrison đã kêu gọi các tiểu bang miền Bắc ly khai khỏi liên bang dưới chiêu bài “Không liên bang với những tên nuôi nô lệ.”

Ðể tìm hiểu lý do tại sao người ta muốn ly khai, Reuter có tổ chức một loạt các cuộc phỏng vấn những người ủng hộ ly khai ra khỏi liên bang. Và kết quả của các cuộc phỏng vấn này cho thấy tuy rằng sự ủng hộ ly khai này là một hình thức phản đối, bày tỏ sự bất mãn đối với tình hình chính trị kinh tế mà mình phải chịu đựng, nhưng những lý do dẫn đến phản đối không thuần túy là bảo thủ hoặc khai phóng, tả hoặc hữu mà bao gồm đủ mọi loại. Người ta phản đối chống lại một tiến trình phục hồi kinh tế mà còn chưa tạo ra công ăn việc làm, chống lại những công việc mà lương bổng không đủ sống, chống lại chiến tranh, chống lại việc đối xử tàn tệ đối với các cựu chiến binh, chống lại thiếu hụt ngân sách, chống lại tình trạng đảng tranh, chống lại hủ hóa chính trị, chống lại việc phá hoại gia đình, chống lại việc chống những người đồng tính luyến ai lấy nhau, chống lại chính phủ nói chung - tổng thống, Quốc Hội, tòa án và cả hai đảng chính trị chính.

Qua những dữ liệu của cuộc khảo sát cũng như qua những cuộc phỏng vấn sau đó ta có thể thấy cảm giác bất mãn nó bao quát không giới hạn trong đảng nào, tuy rằng mâu thuẫn nhưng rất là sâu đậm.

Ðây là một điều đáng quan ngại vì nó có thể trở thành nguy hiểm. Như nhà chính trị học của trường đại học Princeton Mark Beissinger đã chứng minh các phong trào ly khai có thể trở thành phổ biến tuy rằng những người theo nó không có một ý thức hệ chung nào cả ngoại trừ một cảm giác chung là bất mãn và tách rời với tình trạng “status quo” (với hiện trạng).

Hoa Kỳ thì chắc hẳn còn lâu mới rơi vào tình trạng bị đe dọa tan rã như Anh quốc vừa trải qua và các phong trào ly khai tại một số nhỏ các tiểu bang như Texas chỉ là một thiểu số không đáng kể so với tỷ số mà Reuter khảo sát. Nhưng bất kỳ một quốc gia nào mà có đến 60 triệu người nói rằng họ bất mãn với tình trạng hiện hữu là một quốc gia đòi hỏi một phong trào cải cách sâu đậm.
Lê Mạnh Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.