logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/09/2014 lúc 06:06:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi không nhớ tên của nhà bác học... hay quên này, nhưng bảo đảm câu chuyện có thật. Vâng, việc các nhà bác

học hay... quên, ấy chuyện thường; tuy nhiên chứng quên của họ không giống bệnh Azheimer. Một đàng, quên mà

bộ não vẫn hoạt động ngon lành, chỉ tạm “mất” sự ý thức một trong những cái hiện tại. Một đàng, quên là bởi trí óc

kể như hết xài, ký ức lộn xộn đến hết thuốc chữa. Mạn phép nêu hai “sự cố” dưới đây để góp phần diễn giải:

Khi nhà bác học... quên

Một nhà bác học nọ say mê nghiên cứu từ sáng sớm trong phòng thí nghiệm tại gia. Gần đến giờ ngọ, ông chợt nhớ

đã mời một đồng nghiệp đến nhà cùng dùng bữa trưa để nhân tiện bàn về một công trình nguyên tử lực. Rất may

ông còn... nhớ là tủ lạnh trong nhà đã trống trơn, chỉ trừ mấy cục nước đá. Bánh mì lẫn khoai tây không cánh mà

cũng đã bay hết vào... bụng ông từ hôm qua rồi. Nhà đã không có vợ con lại cũng không người giúp việc. Dĩ nhiên

nhà bác học này phải đích thân lật đật chạy ra siêu thị mua thức ăn mới. Nhìn đồng hồ, thấy đã 11 giờ, ông vội viết

trên một tờ giấy hàng chữ lớn nét “Đi vắng, nửa tiếng nữa thì về” rồi dán lên bên ngoài cánh cửa ra vào. Ông cẩn

thận thế đấy, đề phòng người bạn đến sớm, biết mà chờ.
Mua xong hộp trứng, ổ bánh mì và hộp sữa, nhà bác học lại ba chân bốn cẳng trở về nhà. Đứng trước cánh cửa

khóa kín vào chính nhà của ông, nhà bác học nheo mắt đọc đi đọc lại lời nhắn viết trên tờ giấy: “Đi vắng, nửa tiếng

nữa thì về.” Ông vén tay áo, lắc đầu khi thấy kim đồng hồ mới chỉ 11:30. Nhà bác học thở dài, lẩm bẩm: “Thế là

mình đến sớm nửa tiếng. Lại phải chờ nửa tiếng nữa chủ nhà mới về.” Cảm thấy tiếc thời giờ khi phải đứng chờ,

ông lộ vẻ chán nản quay trở ra và... ra đi mãi.

Và khi một cụ già đầu có vấn đề... quên

Các cơ quan truyền thông Na Uy không tiết lộ danh tính của nhân vật chính, chỉ loan báo tổng quát là “người đàn ông

70 tuổi” mà thôi. Vợ của ông này chiều ngày 14 tháng 9, 2014, đã cầu cứu cảnh sát vì chồng bà “ra ngoài” từ sáng

thứ Sáu mà mãi tới chiều Chủ Nhật vẫn không thấy về. Ông không mang theo điện thoại di động khiến bà không thể

liên lạc được.
Đội trưởng Kjetil thuộc sở cảnh sát địa phương Vestfold thuật lại với báo giới rằng khoảng gần 8 giờ tối Chủ Nhật thì

cảnh sát nhận được thông báo “ông ấy bị thất lạc” từ thứ Sáu, tức thì một đội tuần tiễu được gửi đến hiện trường.
Lời kể của sĩ quan cảnh sát Kjetil: “Chúng tôi với bày chó lập tức phân tán rộng chung quanh khu vực. Một số đông

dân chúng trong vùng được tin cũng tình nguyện tham gia công cuộc tìm kiếm.”
Gần suốt đêm Chủ Nhật nỗ lực của mọi người đều như “muối bỏ biển.” Đội trưởng Kjetil ra lệnh tạm ngưng việc tìm

kiếm để ai nấy được nghỉ ngơi, dự tính sáng thứ Hai sẽ “tái xuất giang hồ,” mở rộng vòng đai hướng xuống phía

sông. Tuy ngại ngùng không ”nói toạc móng heo,” nhưng người ta ngầm nghi ngờ là ông già đã “hiến thân” cho... cá

rồi chăng. “Đất có thổ công, sông có hà bá,” sau khi cuộc lục soát trên núi, trong rừng lân cận đã không mang lại kết

quả gì, người ta lý luận hẳn ông có thể trượt chân xuống lòng sông?
Bỗng một thanh niên hớt hải vừa chạy từ hướng nhà nạn nhân vừa la lớn tiếng: “Tìm thấy rồi!... Thấy rồi!” Mọi người

như bừng tỉnh, đứng cả dậy rồi y chang đồng ca: “Ở đâu?” Người mang “tin vui trong giờ tuyệt vọng,” đặt tay lên

ngực, chận cơn thở dốc, trả lời: “Ở... ở gần nhà... ông ta.”
Thật vậy, một người ở “hậu phương” vô tình đi ra phía sau ngôi nhà của “nhân vật chính,” chợt thấy đương sự đang

ngồi bó gối dưới một đống củi cao như... núi. Người này hô hoán báo động. Đám đông đổ xô đến, reo mừng trước

bộ mặt ngơ ngác của ông già. Thì ra ông đã hết nằm lại ngồi ở đây từ thứ Sáu sau khi... đi lạc, không còn nhớ

đường về nhà nữa mặc dù từ chỗ ông trú ẩn chỉ cách cửa vào nhà ông không đầy.... mười thước.
Có lẽ cũng vì đội tìm kiếm ỉ i hay quá tự tin khiến không ai nghĩ sự khả thể một người lại có thể vừa ra khỏi nhà đã

quên lối vào nhà.
Theo cảnh sát, ông già đã không ăn uống gì hơn hai ngày, bị mất nước lại ở trong hoàn cảnh lạnh lẽo và sợ hãi nên

suy nhược. Ông đã được chở ngay vào bệnh viện Vestfold, thành phố Tonsberg.
Khi tôi viết những dòng chữ này, được biết ông giã vẫn “sống nhăn răng,” chỉ riêng cái đầu là... “có vấn đề”!

http://www.viendongdaily...014/0923%20LAI%20RAI.jpg
Bé Thea 4 tuổi.

Và một bé gái mộng du

Hẳn ai cũng biết từ khuya mộng du là gì rồi, nhưng ở đây thiết nghĩ, vẫn cần nhắc lại cho... “chắc cú.” Phải, mộng du

là chứng bệnh vừa ngủ vừa đi. Y học gọi bệnh này là trạng thái miên hành. Một người đang ngủ bỗng “vô tư” đứng

dậy, dương hai tay về phía trước và... di chuyển trong tình trạng vẫn ngủ.
Theo lời diễn tả trên đây, ta thấy... quen quen trong phim ảnh, nhưng đấy là những con ma cà-rồng ngày đêm vẫn

“say giấc điệp” trong quan tài hay mồ mả nhưng đến ngày rằm Âm Lịch (ngày 15), khi trăng tròn lên cao, tỏa xuống

thứ ánh sáng yếu nhạt, tức thì những âm binh ấy từ từ ngồi dậy, khởi sự... hành quân một cách âm thầm, tìm các

cần cổ trắng ngần của người đang ngủ mà nhe năng nanh ra cắn, hút máu...
Số người bị bệnh mộng du không hiếm đâu mặc dù trong gia đình của riêng ta chẳng có ai như vậy hoặc cả đời

mình chưa được chứng kiến cảnh này. Cả triệu người chứ ít sao, chiếm 2.5 phần trăm dân số thế giới. Vậy mà y

học vẫn chưa “quản lý” được chứng bệnh này. Buồn 5 phút!
Đêm Chủ Nhật, ngày 14 tháng 9, 2014, tuần vừa rồi, một bé gái 4 tuổi, tên là Thea Helene Robertsen, cư ngụ ở thị

trấn Vestfinnmark, miền Trung Na Uy, đã đi trong cơn mộng du suốt 5 cây số, không chỉ trên mặt đường bằng

phẳng mà cả băng qua đường hầm... Trên mình, bé Thea chỉ mặc chiếc áo ngủ mỏng manh và chiếc quần lót; chân

đi đôi giầy ủng ngắn cổ. Quanh bé tuyệt nhiên không một bóng người, không một chiếc xe qua lại. Trái lại, bóng

đêm dầy đặc; thời tiết đầu Thu lạnh buốt, gió thổi mạnh như trong cơn bão. Ngoại cảnh không làm bé thức tỉnh.
Nhật báo VG (Verdend Gang) viết: “Sự cố không thể tưởng tượng nổi này đã may mắn có phần kết thật hạnh phúc.

Tuy nhiên dù sao câu chuyện đã có thể thật sự xẩy ra đau buồn.”
Người coi sóc bé Thea và 3 chị, em nữa của bé là bà dì Kristine Srensen, trong khi mẹ của các cháu đi “vacation” ở

Hy Lạp. Bà dì tin rằng tất cả 4 đứa trẻ vẫn ngủ ngon trong giường êm, nệm chăn ấm của chúng chứ. Nào ngờ sáng

sớm thứ Hai bỗng điện thoại reo. Thì ra đó là sở cảnh sát gọi. Bà Srensen kể: “Họ hỏi có phải tôi là người trông

nom Thea không và hỏi thêm liền là tôi có đang ở cùng với bé chăng. Tôi vội bỏ điện thoại xuống, chạy như bay vào

phòng ngủ. Và tôi như chết đứng khi thấy cháu không có trên giường.”
Theo cảnh sát, bé Thea được tìm thấy lúc bé đang ngồi ở một bậc đá, đúng 6:15 sáng bởi mộ người tình cờ đi làm

qua đây. Cảnh sát trưởng Jan-Olav Schlberg xác nhận: “Cháu ngồi ở một bậc đá, chỉ mặc duy nhất cái quần lót và

chân mang giầy ủng.” Nơi bé ngồi cách nhà bà dì 5 - 6 cây số. Vẫn theo lời tường thuật của cảnh sát, “Chúng tôi

không biết đích xác bé đã đi qua những đâu và đã ở ngoài trời bao lâu, nhưng theo hướng từ nhà tới nơi bé được

tìm thấy có một đường hầm dài khoảng 700 - 800 mét.”
“Nhân vật chính,” bé Thea thì kể rằng bé “thấy” có hỏa hoạn ở trong nhà. Bởi vậy, bé sợ quá, vớ đại được đôi giầy

ủng rồi chạy ra phía cửa, mở được cửa nhờ chìa khóa vẫn gắn ở ổ khóa bên trong rồi chạy phăng ra đường. Lửa

cháy to ở phía sau làm bé cứ phải chạy đi thật xa, thật xa. Tới một dẫy nhà chứa cá của ngư dân địa phương, bé

thấy ở đây cũng cháy, thành ra bé phải chạy ra xa lộ...
Cảnh sát trưởng Schlberg kể tiếp với nhật báo VG: “Gió rất mạnh ở khu vực này. Bạn thử tưởng tượng mình ở độ

tuổi 4 - 5, ắt mới thấy sức khủng khiếp của gió thế này.” Và: “Quả thật hoàn toàn không thể tin nổi. Tuy nhiên quá

may mắn khi mọi sự đã qua đi tốt lành. Cô bé hiện khỏe mạnh và không bị chết cóng, nhưng vẫn có thể trả lời được

đầy đủ các câu hỏi.”
Bà mẹ của bé, Nadia Srensen Leinan từ Hy Lạp điện đàm với VG, xác nhận đây không phải lần đầu tiên con gái bà

đã mộng du: “Cháu thỉnh thoảng vẫn đi trong giấc ngủ, nhưng chỉ trong nhà. Chính tôi cũng là người có bệnh mộng

du. Thế nhưng gia cư của chúng tôi thì vẫn yên ổn, tuy có nhiều cửa nhưng cửa chính ban đêm luôn luôn được

khóa kỹ, nhờ vậy cháu không thể nào tự mở được.”
Nhắc lại, sáng thứ Hai, bà nhận được điện thoại từ Na Uy và khi được biết “sự thật phũ phàng,” bà “thành khẩn khai

báo”: “Tôi điếng người và nghẹn nơi cổ họng. Tôi vẫn biết thời tiết ở nhà cực kỳ xấu và tôi đã rùng mình khi nghĩ sự

kiện đã có thể xảy ra hết sức bất hạnh. Thật quá may mắn, cháu là một đứa con gái can đảm và mạnh mẽ.”
Hy vọng câu chuyện trên đây mang lại chút xíu lợi ích cho quí độc giả nào có trẻ em, bởi vì mộng du thường “chịu

chơi” với trẻ nhỏ. Dĩ nhiên người lớn cũng không thể được hưởng “luật trừ,” trái lại mông du rất khoái những người

vốn “giầu có” trạng thái căng thẳng (stress), lo lắng. Vậy tội quái gì, cuộc đời ngắn ngủi, hãy nghe lời khuyên vàng

ngọc: “Quẳng gánh lo đi mà vui sống!”
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.