logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/09/2014 lúc 08:39:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào cuối năm 1989, bạn bè tôi ở trung Âu bất ngờ khám phá ra rằng kỳ diệu thay họ đã thực hiện được hai điều: trước tiên, họ đã phá hủy không chỉ một đế quốc, mà là một đế quốc được trang bị vũ khí hạt nhân. Thứ hai, họ đã sáng tạo ra cuộc cách mạng kiểu mẫu mới - kiểu mẫu mới 1989 thay thế kiểu mẫu cũ 1789.


Trong suốt 200 năm qua, cách mạng có nghĩa là bạo lực. Tôi nhớ một cuộc tranh luận tưởng chừng như diễn ra trong mơ giữa những nhà lãnh đạo Cách mạng Nhung ở Prague. Vấn đề được họ nêu ra là: "Chúng ta nên thực sự gọi sự kiện này là một cuộc cách mạng? Vì cách mạng có nghĩa là bạo lực nhưng chúng ta không muốn bạo lực, vì vậy có lẽ chúng ta không nên thực sự gọi sự kiện này là một cuộc cách mạng?"


Nhưng ta vẫn có đám đông cách mạng, ta có hàng trăm ngàn người trên đường phố Budapest, Prague, và Warsaw, và hiện diện trong những đám đông này là sự trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời. Tôi xin kể lại với các bạn một thời điểm: 300.000 người trên Quảng trường Wenceslas ở Prague, Vaclav Havel đang nói chuyện với Alexander Dubcek từ ban công của tờ báo Tiếng Tự do - tờ báo chính thức đã ngả sang phía cách mạng, và bất ngờ người nào đấy - người mà mãi mãi chẳng một sử gia nào sẽ biết tên tuổi - lấy chùm chìa khóa từ trong túi ra, giơ chúng lên cao, và bắt đầu lắc. Trong vòng một hay hai phút, 300.000 người lấy chìa khóa của họ ra lắc. Tôi có thể nói với các bạn rằng âm thanh của những chiếc chìa khóa của 300.000 người là âm thanh kỳ lạ nhất như tiếng của 300.000 cái chuông Tàu. Hành động ấy đã trở thành thói quen cách mạng. Đám đông cũng cực kỳ sáng tạo và tự phát. Họ luôn luôn nghĩ ra những cử chỉ thể hiện mới như những chìa khóa.


Khác với đa phần các cuộc cách mạng trước đây, từ 1789 và 1917 đến 1956 ở Hungary, quần chúng không có ý định sát hại ai, họ không có ý định đi đốt Cung điện Mùa Đông và treo cổ hay xử bắn Nga Hoàng. Họ chỉ có mặt ở đấy, và họ biết họ có mặt ở đấy để tạo ra những áp lực ôn hòa lên những chế độ cai trị, buộc chế độ phải thương lượng với nhóm lãnh đạo đối lập ở bàn tròn. Biểu tượng cao quý của năm 1989 không phải là máy chém mà là bàn tròn. Bàn tròn Ba Lan đặc biệt được đóng cho dịp này: ta vẫn có thể đi xem và chạm vào bàn tròn ấy trong dinh tổng thống ở Warsaw.


Đây là sự chuyển tiếp đến dân chủ thông qua thương lượng mà đòi hỏi sự thỏa hiệp sáng suốt. Điều mới mẻ ở hình thức cách mạng này không phải đâu là nơi cuối cùng ta đến mà cách ta đến đấy. Điều độc đáo của cuộc cách mạng mới không nằm ở cứu cánh mà ở phương tiện. Tôi tin một trong những nhận thức quan trọng về 1989 sẽ đảo ngược sự hợp lý của cách mạng thiên tả - cực đoan (Jacobin-Bolshevik). Không chỉ vì cứu cánh không biện minh phương tiện - mà là lập trường của cách mạng thiên tả - cực đoan cũ. Chính phương tiện ta dùng thực sự quyết định nơi cuối cùng ta đến.


Một trong những nhà lãnh đạo của năm 1989 ở Ba Lan, Adam Michnik, đã diễn đạt tuyệt vời điều này. Ông nói: điều chúng ta đã học được từ lịch sử Châu Âu là những ai bắt đầu bằng cách tấn công chiếm ngục Bastille cuối cùng sẽ xây nhiều ngục Bastille mới của riêng mình. Vì vậy ta phải bắt đầu như cách ta định hành xử. Tôi tin điều ấy hoàn toàn đúng: có sự tương quan sâu sắc giữa phương tiện ta dùng, cách mạng ôn hòa, và loại chế độ và xã hội ta xây dựng sau đó.


Lúc này, ta chắc có lẽ nói về 1989: đồng ý, đây đúng là sự kiện trọng đại nhưng sự kiện ấy chỉ là một loạt sự kiện rất đặc biệt liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô, chỉ là một thắng lợi bất ngờ, thoáng qua, và hy hữu. Một điều chúng ta biết chắc trong 20 năm qua thực sự không phải là như thế mà thực sự là một kiểu mẫu cách mạng mới. Trong cuốn sách mới ra của mình, tôi thuật lại hai trường hợp tôi đã chứng kiến trong thập niên vừa qua: Cách mạng Cam ở Ukraine và lật đổ Slobodan Milosevic ở Serbia. Tội phạm chiến tranh Châu Âu lớn nhất trong thời đại chúng ta cuối cùng đã bị chính nhân dân mình đánh văng ra khỏi quyền lực, mà hầu như chẳng phải bắn phát súng nào; họ đã tống khứ Milosevich trong một cuộc cách mạng nhung.


Chúng ta cũng có thể nói về Slovakia, Croatia, Georgia hay Nam Phi - mà cách riêng của mỗi nước rất giống cuộc cách mạng nhung, với nhiều yếu tố của cách mạng kiểu mẫu 1989. Không phải tất cả các nước này đều thành công - ngược lại, cách mạng nhung ở Miến Điện vào năm 2007 cho đến nay vẫn không thành công.


Có một vài vấn đề với kiểu mẫu cách mạng mới này. Theo quan điểm của tôi, vấn đề lớn nhất là, khác với năm 1789 hay 1917, ta không có khoảnh khắc vỡ bờ cách mạng - khoảnh khắc khi đầu vua bị chém bay, rồi những tiếng ồ vang lên sung sướng từ dân chúng, và mọi người đều biết đã có sự thay đổi lớn lao. Một đường vạch rõ ràng giữa quá khứ và tương lai. Ta không có khoảnh khắc ấy trong một cuộc cách mạng nhung, trong sự chuyển tiếp qua hiệp ước. Cho nên, nhiều năm về sau, người ta vẫn còn thấy thiếu cái gì đấy: đâu là thời khắc đoạn tuyệt tuyệt vời với quá khứ?


Timothy Garton Ash là giáo sư ở đại học Oxford và là sử gia và nhà bình luận Anh nổi tiếng.

Nguồn:

Trích dịch từ bài nói chuyện của tác giả tại Hay Festival, 2009. Bài được đăng lại trên tạp chí AnhIndex on Censorship số ra ngày 18/9/2009. Tựa đề của người dịch.
http://www.indexoncensor...ssons-from-a-revolution/
Trần Quốc Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.164 giây.