logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/09/2014 lúc 10:32:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn Phạm Viết Đào mãn hạn 15 tháng tù, đã được tự do ngày 13/09/2014. Tội danh CS chụp mũ cho Anh là «lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân». Việc làm chánh đáng của nhà văn yêu nước thương dân này là, đã lập ra ba trang blog để viết và đăng tải những bài nói lên sự thật là, Đảng, Nhà nước xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân VN. Có một hiện tương lạ, CS càng ngày càng «dấn sâu vào chế độ độc tài» như tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), trụ sở tại Paris nhận định, thì người Việt yêu nước, thương dân, càng vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học như phát huy blog thành một quyền lực mềm để chống độc tài. Trả lời phỏng vấn của RFI, Anh Phạm viết Đào công khai nói, Anh sẽ tiếp tục viết blog. Anh Nguyễn Xuân Nghĩa cũng vừa mãn hạn 6 năm tù vì đã dùng blog nói lên sự thật Đảng Nhà Nước xâm phạm quyền người dân và bị CS chụp mũ về tội «tuyên truyền chống Nhà nước». Ra tù Anh nói cũng tiếp tục viết blog, như hàng loạt người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN; người này ngả thì người kia tiến tới. Nên Đảng Nhà Nước CSVN độc tài đảng trị rất thù và sợ những người Việt yêu nước sử dụng blog như một quyền lực mềm đang xói mòn, lung lay tư tưởng, chủ nghĩa và chế độ CS trong nước hiện giờ. Ở Việt Nam, ở Trung Quốc CS cũng vậy, blog phát triển rất mạnh.

Đảng Nhà Nước CS Hà nội có công an đông như kiến cỏ trang bị tận răng, cái gì cũng dám làm dù trái pháp lý, đạo lý, ác độc nhứt. CS Hà nội tuy có hàng ngàn “báo đài” làm loa tuyên truyền cho Đảng Nhà Nước. Nhưng CS Hà Nội thua anh chị em bloggers. Tiêu biểu như Blogger VN đã phá vỡ âm mưu thủ đoạn của CS trong việc dàn dựng vụ án mua dâm để ám hại Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ khi còn trong nước. Báo đài của Đảng Nhà Nước tiếp tay với công an của Đảng Nhà Nước bôi tro trét trấu Ls Hà Vũ, loan tải tin bắt Luật sư về tội “quan hệ bất chính với phụ nữ”, bêu xấu bằng hình trên báo chí “trong trạng thái cởi trần, chỉ mặc mỗi quần lót, ở cùng phòng với một phụ nữ”. Một nhà đấu tranh chánh trị mà va vào hai chữ t” tình, tiền thì sẽ tù và tiêu rồi. Kể ra cái trò chụp mũ, chơi dơ, đánh đối thủ dưới lưng quần này của CS ác độc thiệt.

Nhưng mưu thâm thị hoạ diệt thâm. Chỉ một hai ngày sau, dân blog VN chỉ với bộ óc, con tim, và tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học đã “lật tẩy” nhà cầm quyền, vạch trần trò chơi dơ dáy ghép hình một cách thô thiển của CS. Dân blog trình bày cho toàn dân, “chỉ cần copy hai bức ảnh mà cơ quan điều tra cung cấp cho báo VietNamNet, bấm chuột phải lên ảnh và chọn “Properties”, chọn “Details” thì sẽ phát hiện ra bức ảnh đã được chỉnh sửa bằng… photoshop, trong đó có một thông tin khá thú vị là bức ảnh được chụp vào ngày 14/2 trong khi TS. Hà Vũ bị bắt vào đêm 4/11.” Nhà cầm quyền bị “bể”, quê một” cục”, đổi tội danh.

Vì blog nguy hại cho nhà cầm quyền CS như vậy, nên CS thường xuyên đánh phá blog, kiểm soát Internet. Đặc biệt trước đại hội Đảng vào tháng 1 năm 2011, vì sợ blog khui thâm cung bí sử, những bê bối, đấu đá nhau thúi cả Đảng Nhà Nước, CS Hà nội mở chiến dịch đánh phá blog khốc liệt.

Nhơn khi dân blog kêu gọi lấy ngày 19-10 là ngày thả blogger Điếu Cày mãn hạn tù làm ngày Blogger VN, công an không thả mà còn giam tiếp, qui chụp cho blogger Điếu Cày cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước dù suốt 2 năm qua Anh bị nhốt trong tù.

CS sợ blog vì trong đấu tranh chánh trị trường kỳ có những thứ êm mà thấm đau lắm, chẳng những ê ẩm cả mình mẩy mà còn bầm gan tím ruột, lồng phổi trụy tim nhà cầm quyền nữa. Nó ép phê hơn bạo động và võ lực thường là chuyện xảy ra sau cùng kết thúc của cuộc đấu tranh. Trong những thứ êm thấm đó trong thời đại khoa học kỹ thuật cao nhiều tiến bộ này có blog chánh trị.

Nên CS thường mở chiến dịch đánh phá blog khốc liệt. Điển hình trước đây, cơ quan chuyên môn an ninh mạng SecureWorks, ở bang Atlanta (Hoa Kỳ) từng tìm ra vũ khí CSVN xài là virus tin học có tên là Vecebot. Nó đã phá hơn 10 ngàn máy tính kết nối vào các diễn đàn trên mạng phê bình, chỉ trích Đảng CSVN.

Thoạt kỳ thủy, blog trên phương diện khoa học, kỹ thuật tin học chỉ là những trang nhựt ký trên mạng Internet. Những người dân yêu nước thương dân, những nhà báo có đức nghiệp, có trách nhiệm với độc giả đồng bào và có lương tâm Việt với nước nhà VN này biến phát minh khoa học của thời đại là blog thành blog chánh trị, thành khẩu thần công nã vào chế độ độc tài CS.

Những người viết blog chánh trị đó đã dùng tình yêu nước, thương dân, cái nhục do nhà cầm quyền gây ra cho quốc gia dân tộc để làm thuốc nổ. Loại thuốc nổ bằng tinh thần quốc gia, tình tự dân tộc, tình yêu Tổ quốc, quê hương, tánh ghét kẻ mạnh hiếp yếu, tình thần kiến nghĩa bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng, tạo thành sức xuyên phá tuy êm mà rất thấm cho đảng và nhà cầm quyền CS.

Người Việt nào không căm hờn CS Hà nội khi đọc những hàng chữ này do các blog và web đăng trích trong bài «Tản mạn cho đảo xa» do Trung Bảo “viết lách” trên số xuân báo Du Lịch, về các cuộc biểu tình của giới trẻ phản đối Trung Quốc xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa: «Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ».

CS Hà nội lo sợ blog vì càng ngày càng nhiều người viết blog chánh trị. Càng ngày càng có nhiều người Việt, nhà báo, trí thức, đấu tranh, trẻ già, suốt từ Bắc chí Nam, Trung viết blog chính trị và blog chánh trị tràn ra hải ngoại VN. Trang mạng xã hội Facebook, sưu khảo cho biết việc viết blog đã phát triển rất nhanh tại Việt Nam kể từ 2005. Hiện có tới 24 triệu người dùng internet.

CS Hà nội bắt một blogger thì mười người xông tới. CS Hà nội chận nẻo này thì blogger quay sang nẻo khác, mới hơn. Xu thế thời đại và khoa học kỹ thuật đứng về phía dân blog, giải toả con người khỏi vòng kềm toả và tuyên truyền giả dối của độc tài CS./
Vi Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.