logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 08:27:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người biểu tình chiếm lĩnh phố chính trong khu tài chính ở Hồng Kông, ngày 30/09/2014. Reuters

Đây là một phong trào đấu tranh chưa từng thấy kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Từ hơn một tuần qua, giới sinh viên, với sự ủng hộ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, phản đối quyết định của Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử của người dân Hồng Kông trong các cuộc bỏ phiếu trong những năm tới
Chế độ bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ được áp dụng, nhưng cử tri Hồng Kông chỉ được quyền lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu. Đó là điều mà người dân Hồng Kông không chấp nhận và họ xuống đuờng phản đối, thách thức chính quyền Trung Hoa lục địa. RFI phỏng vấn ông Jean- Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Pháp – CNRS, chuyên gia về Trung Quốc và hiện đang làm việc tại Hồng Kông.

RFI: Chào ông Béja, phải chăng chúng ta đang chứng kiến một phong trào bất phục tùng dân sự thực sự tại Hồng Kông ?

- Trong mọi trường hợp, đây là một phong trào rất thành công. Có rất nhiều người xuống đường và ngày càng nhiều hơn, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Phong trào này do sinh viên khởi xướng. Bình thường ra, phong trào bất phục tùng dân sự, vốn đã có từ lâu tại Hồng Không, dự định khởi động vào ngày thứ Tư, 01/10. Thế nhưng, người dân đã tham gia đông đảo. Cần phải ghi nhận là hoàn toàn không hề có bạo động, cho dù có rất nhiều người tham gia biểu tình, với nhiều đám đông rất lớn, hàng chục ngàn người. Thế nhưng, không một ai ném bất cứ thứ gì về phía lực lượng cảnh sát.

RFI: Phải chăng đó là hình ảnh mà những người biểu tình muốn đưa ra ?

- Đây không phải là một hình ảnh mà đó là một thực tế. Một phong trào hoàn toàn ôn hòa. Người dân cảm thấy thật là bê bối khi những lời hứa không được thực hiện. Trung Quốc đã hứa sẽ cho tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và người dân đã nghĩ rằng đó là cuộc bầu cử thực sự và họ có quyền lựa chọn ứng viên. Thế nhưng, Quốc hội Trung Quốc đã thay đổi ý kiến và lại có được sự chấp thuận của cơ quan lãnh đạo Hồng Kông. Do vậy, người dân rất tức giận chính quyền Hồng Kông và họ đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông phải từ chức.

RFI: Điều đó có nghĩa là nền dân chủ tại Hồng Kông đang thực sự bị đe dọa ?

- Không hề có dân chủ thực sự tại Hồng Kông. Điều mà Hồng Kông hiện đang có là những người đấu tranh cho dân chủ và các dân biểu ở Hồng Kông có khả năng ngăn cản chính quyền Bắc Kinh hoặc những người thân Trung Quốc đang cầm quyền tại Hồng Kông hạn chế, xem xét lại những quyền tự do cơ bản. Đồng thời, đây cũng là một sự khẳng định bản sắc của Hồng Kông, một bản sắc rất đặc thù. Đương nhiên, đó cũng là bản sắc Trung Quốc, nhưng đồng thời bản sắc này gắn bó với một hệ thống chính trị, với những giá trị cơ bản, các quyền tự do cơ bản của hệ thống này, được bảo đảm bởi đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp. Như vậy, 17 năm sau khi Hồng Kông quay trở lại Trung Quốc, thế hệ mới, không hề biết đến thời kỳ Hồng Kông là thuộc địa của Anh, đã khẳng định bản sắc của mình và thể hiện sự gắn bó của mình với một hệ thống dân chủ và đòi Trung Quốc phải giữ lời hứa của mình.

RFI: Ông nói đến thế hệ trẻ. Chủ nhật vừa rồi, phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn (Occupy Central) đã ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên. Trọng lượng của phong trào này như thế nào ?

- Phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn đã huy động lực lượng đấu tranh từ hai năm qua, nhưng lần này, có thể nói chính giới sinh viên đã thực sự khởi động một phong trào xã hội lớn. Một khi phong trào quần chúng đã khởi phát, thì tổ chức Chiếm lĩnh trung hòan hoặc các dân biểu ủng hộ dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông rất khó kiểm soát được. Hiện nay, đây là một phong trào hoàn toàn bất bạo động, nhưng lại không có lãnh đạo thực sự. Do vậy, khó có thể biết ai là người phát biểu nhân danh phong trào này. Có thể đó là Liên đoàn sinh viên hoặc giới học sinh trung học, nhưng rõ ràng phong trào này không hề có tổ chức thực sự. Đó là một phong trào tự phát của toàn thể người dân Hồng Kông, những người rất bất bình về việc Bắc Kinh đã từ bỏ lời hứa của mình.

RFI: Vậy những người biểu tình có cơ may đạt được điều mà họ muốn hay không ?

- Rất ít khả năng. Cần phải thừa nhận điều này ; khó xẩy ra trường hợp Quốc hội Trung Quốc thay đổi quyết định mà họ đã đưa ra. Có một yêu sách khác, đó là đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông từ chức. Điều này cũng khó xẩy ra. Nhưng điều có thể là một số thành viên chính phủ, cho đến lúc này, chưa xuất đầu lộ diện, thì nay sẽ tới thương lượng với đại diện phong trào. Tuy vậy, đây cũng là một khả năng hiếm hoi. Trong mọi trường hợp, phong trào này có tác dụng giáo dục ý thức chính trị cực kỳ quan trọng đối với thế hệ mới, những người tranh đấu cho dân chủ. Điều này cho thấy bản sắc đặc thù của Hồng Kông rất mạnh.

RFI: Ông nói đây là một phong trào rất ôn hòa. Liệu có nguy cơ xẩy ra kịch bản như tại quảng trường Maidan ở Ukraina hay không ?

- Bình thường ra là không. Đương nhiên, người ta không thể loại trừ sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích. Cho đến lúc này, người ta nhận thấy đây thực sự là một phong trào ôn hòa. Những người biểu tình ngồi bệt xuống đất. Họ thảo luận và cùng hô vang các khẩu hiệu. Từ năm 1967, đã có nhiều phong trào đấu tranh ở Hồng Kông, nhưng không bao giờ xẩy ra bạo lực. Như vậy, người dân ở đây đã có thói quen tranh đấu ôn hòa. Mặt khác, cảnh sát tuy có sử dụng lựu đạn cay, cũng có kinh nghiệm, biết kiểm soát đám đông. Tôi nghĩ là dường như cả hai phía đều có những suy nghĩ tính toán, phòng ngừa và bình thường ra, phong trào này sẽ không dẫn tới bạo động. Đương nhiên, sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích vẫn có thể gây ra những sự cố mà người ta không thể gạt bỏ hoàn toàn.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 08:28:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bắc Kinh « ủng hộ » chính quyền Hồng Kông chống biểu tình
UserPostedImage
Bắc Kinh xem phong trào đòi dân chủ Hồng Kông là "bất hợp pháp". Reuters

Bắc Kinh ngày 30/09/2014 cam đoan « hoàn toàn ủng hộ » chính quyền Hồng Kông trong việc xử trí các cuộc biểu tình « bất hợp pháp ».

Việc tái khẳng định này diễn ra sau khi Trưởng đại diện Hồng Kông Lương Chấn Anh đòi hỏi phải chấm dứt biểu tình ngay lập tức.
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : « Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chính quyền đặc khu Hồng Kông trong việc xử lý vấn đề các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến biểu tình. Một số nước đã có những tuyên bố về chủ đề này. Vụ Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc. Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những người ngoài hãy kiềm chế, không xen vào bằng bất cứ cách nào ».

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Caroline Puel cho biết thêm chi tiết :

« Hiện nay truyền thông Trung Quốc giữ im lặng về những gì đang diễn ra tại Hồng Kông. Không có hình ảnh nào trên truyền hình, cũng chẳng có chữ nào trên báo chí, và các mạng xã hội bị kiểm duyệt. Nhưng nếu công chúng Trung Quốc vẫn chưa ý thức được tầm cỡ của sự kiện tại Hồng Kông, thế hệ trẻ và tất cả giới trí thức, trang bị các phần mềm giúp tránh né kiểm duyệt, đang theo dõi từng giờ từng phút tình hình ở miền đất phương nam.

Đối với chính quyền trung ương, hôm nay tổ chức họp khẩn tại Bắc Kinh, sự tỉnh thức dân chủ của Hồng Kông là một thử nghiệm mà rất ít lãnh đạo Trung Quốc có thể đoán trước được. Bóng ma Thiên An Môn vẫn đang lảng vảng bên ngoài hành lang. Chế độ Trung Quốc thừa biết rằng nếu họ sử dụng cùng một cách đáp trả như hồi năm 1989, tức là đè bẹp phong trào dân chủ dưới mắt toàn thế giới, thì đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực tự giới thiệu như một cường quốc mới mang tính hài hòa.

Hiện giờ, Bắc Kinh đành phải cố gắng trưng ra một khuôn mặt đoàn kết. Trang nhất của tất cả các báo được dành cho các lãnh đạo cao cấp, có mặt đông đủ tối qua để tham dự một buổi hòa nhạc kỷ niệm 65 năm ngày thành lập chế độ.

Liệu giải pháp cho Hồng Kông sẽ có được qua việc tái lập thảo luận chính trị và tìm kiếm một thỏa hiệp ? Nhưng Lương Chấn Anh, trưởng đại diện Hồng Kông không cho cảm tưởng đang đi theo hướng này. Ông ta kêu gọi chấm dứt ngay các cuộc biểu tình, thậm chí hôm nay còn bực tức cho dọn một lối ra để xe hơi của ông phóng nhanh qua đám đông những người đòi dân chủ. Hiện giờ thì Bắc Kinh vẫn không thay đổi đường lối ».

Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 08:29:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu chấm dứt biểu tình đòi dân chủ
UserPostedImage
Biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông tại khu Mongkok. Ảnh ngày 30/09/2014. Reuters

Lãnh đạo chính quyền Hồng Kông Lương Chấn Anh yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các cuộc biểu tình. Giới hoạt động dân chủ vẫn quyết tâm chiếm giữ khu trung tâm thành phố cho đến khi nào Bắc Kinh thực hiện lời hứa về cải tổ chính trị.

Ngày 30/09/2014, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã yêu cầu tổ chức đấu tranh dân chủ Occupy Central (Chiếm lĩnh Trung Hoàn) chấm dứt ngay lập tức phong trào biểu tình và để thành phố này trở lại hoạt động bình thường. Trung Hoàn là tên của khu thương mại và tài chính ở trung tâm Hồng Kông.

Nhưng tổ chức Chiếm lĩnh Trung Hoàn đã bác bỏ ngay yêu cầu của lãnh đạo Hồng Kông. Trong một cuộc họp báo, một trong những người đồng sáng lập phong trào này, tuyên bố : « Nếu ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi sẽ ngưng chiếm đóng, ít ra là ngưng tạm thời ».

Tối hôm 29/09/2014, hàng chục ngàn người, đa số là học sinh và sinh viên, vẫn còn tập hợp ở một số khu vực, đòi trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức và đòi phổ thông đầu phiếu hoàn toàn vào năm 2017.

Sinh viên và học sinh chính là những người đi đầu trong chiến dịch bất phục tùng dân sự để lên án điều mà nhiều người dân Hồng Kông xem như là sự can thiệp ngày càng nhiều của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của đặc khu này.

Họ cực lực phản đối quyết định của Trung Quốc vào tháng 8/2014 cho người dân được bầu lãnh đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng chỉ được bầu trong số các ứng cử viên do Bắc Kinh chọn.

Trong ngày thứ ba của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn, những người biểu tình thề sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào Trung Quốc chấp nhận những yêu sách của họ, cho dù theo các chuyên gia, điều này sẽ không thể xảy ra.

Số người tham gia biểu tình đòi dân chủ chắc chắn là sẽ đông hơn trong hai ngày 01/10 và 02/10, hai ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông. Ngày 01/10 là ngày lễ quốc khánh ở Trung Quốc
Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 08:45:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Việt ở Hong Kong ‘ủng hộ’ các cuộc biểu tình đòi dân chủ

UserPostedImage
Người biểu tình đòi dân chủ tập trung ở quận Mong Kok của Hong Kong, ngày 30/9/2014.

Một số người Việt sinh sống và làm việc ở Hong Kong cho biết họ quan tâm và đang theo dõi sát các cuộc xuống đường của hàng nghìn người dân địa phương.

Những người biểu tình muốn Trung Quốc trao cho Hong Kong quyền được trực tiếp bầu chọn nhà lãnh đạo kế tiếp của đặc khu hành chính từng là thuộc địa của Anh, nhưng Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ yêu sách này.

Chính quyền đại lục cũng nói rằng các cuộc biểu tình phản đối làm đình trệ trung tâm tài chính của châu Á là 'bất hợp pháp'.

Chị Hằng, một công nhân làm việc ở Hong Kong 8 năm qua, kể lại với VOA Việt Ngữ những gì mắt thấy tai nghe:

“Đông mấy chục nghìn người cơ mà. Tối nay nó còn lên nữa. Bên này người ta biểu tình hòa bình, chứ không có đánh lộn nhau, không có cướp của, trộm cắp của nhau như ở Việt Nam mình. Không có vấn đề gì phải lo bởi vì con người ta văn minh, không phải như Việt Nam. Người ta cũng có một tấm lòng là muốn đòi lại quyền tự do thôi, chứ không phải muốn đánh nhau. Họ yêu cầu về độc lập dân chủ, đòi quyền tự do để cho người ta được bầu cử thoải mái”.

Chiến dịch 'Occupy Central' hay 'Chiếm cứ khu Trung Hoàn', do các học sinh, sinh viên Hong Kong khởi xướng, đã thu hút được sự tham gia của hàng nghìn người.

Cuối tuần qua, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán người biểu tình, nhưng sau đó đã rút lui, sau khi vấp phải sự kháng cự của những người biểu tình.

Các hãng thông tấn đưa tin, đường phố ngày hôm nay khá yên tĩnh, nhưng con số người tham gia các cuộc biểu tình được cho là sẽ tăng lên vào tối nay, trước khi Trung Quốc kỷ niệm Ngày Quốc khánh vào ngày mai.

Chị Thủy, một công nhân Việt làm việc tại Hong Kong, cho biết các cuộc biểu tình không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chị.

“Biểu tình này thì cũng không có cái gì phải lo bởi vì người Hong Kong người ta lấy lại quyền lợi của người ta, chứ không có ảnh hưởng gì đâu. Bọn em cũng nói chuyện, mình phải đấu tranh vì quyền lợi của mình. Mình sống ở đây cho nên mình cũng phải quan tâm”.
Phong trào bất tuân dân sự được coi là chiến dịch đòi dân chủ rầm rộ nhất ở Hong Kong trong nhiều năm qua.

Hôm nay, trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh đã kêu gọi người biểu tình chấm dứt các cuộc phản đối Trung Quốc và đòi ông từ chức.

Chị Hằng cho biết rằng dù chưa có hội đoàn chính thức, người Việt ở Hong Kong cũng trao đổi về những diễn biến trên các đường phố ở địa phương.

“Cũng thảo luận vì người Việt nhưng mà ở đất Hong Kong, sống ở đây thì cũng phải đi theo đất nước của người ta chứ ạ. Bây giờ cả đất nước đều thảo luận về vấn đề này mà. Không biết là có mang lại thay đổi hay không, nhưng quyền lợi của con người thì mình cũng phải làm. Nếu như mình không đòi quyền lợi, thì sau này đời con, đời cháu mình sẽ không có quyền tự do được phép chọn lựa nữa.”

Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố rằng người dân Hong Kong có thể bầu chọn lãnh đạo kế tiếp tại đặc khu này vào năm 2017.

Tuy nhiên, các ứng cử viên chỉ giới hạn trong hai hoặc ba người và phải được đa số thành viên trong một ủy ban thân Bắc Kinh thông qua.

Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đang là một đề tài được các cư dân mạng ở Việt Nam, nhất là những người có tiếng nói trái chiều với chính phủ, bình luận nhiều.

Một số người đã so sánh giữa tinh thần và lý tưởng của các học sinh và sinh viên Hong Kong với Việt Nam.
Theo VOA
xuong  
#5 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 08:52:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Joshua Wong - thủ lãnh biểu tình Hong Kong là ai?



Thủ lãnh biểu tình của giới sinh viên học sinh Hong Kong là một thanh niên 17 tuổi, dáng người nhỏ nhắn với đôi mắt rắn rỏi đằng sau chiếc kính cận.


Nhìn sơ qua, Joshua giống như bất kỳ cậu học sinh trung học nào, chỉ khác một điều, đây là người điều hợp của tổ chức Scholarism - một tổ chức của học sinh trung học và đại học.


Tổ chức này bắt đầu từ chiến dịch phản đối sự áp đặt trong chương trình giáo dục quốc gia, mà một trong những bài học là làm dạy cho học sinh Hong Kong phải có cảm tình với Hoa Lục. Để bảo vệ tiếng nói của mình, Joshua đã tham gia sang lập Scholarism.


Với chàng thanh niên này, mọi vấn đề trong cuộc sống đều có mối liên quan mật thiết tới chính trị và người dân cần phải quan tâm nhiều hơn đến chính trị.

Phong trào bất tuân dân sự được phát động mạnh mẽ tại Hong Kong trong 2 ngày 28 và 29 tháng 9 đã thu hút hơn 120 ngàn người tham dự. Học sinh, sinh viên bãi khoá, đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia.


Người Hong Kong muốn hưởng một nền dân chủ thực sự, và điều đó phải được thể hiện qua quyền bầu cử phổ thông một cách rõ ràng mà không chịu chi phối từ Bắc Kinh.


Họ đã đi tới với tuyên bố: “Cái gì cũng cần có hy sinh. Không chịu khổ thì không có thắng lợi.”


Dân Làm Báo xin chia sẻ với bạn đọc một đoạn phỏng vấn của South China Morning Post về con đường, chiến thuật và thông điệp từ Joshua Wong Chi-fung.


Video được dịch sang tiếng Việt bởi Hanh Tran.
Danlambao
xuong  
#6 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 08:55:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người biểu tình Hồng Kông dự trữ nhu yếu phẩm cho một chiến dịch lâu dài

VRNs (30.09.2014)- Sài Gòn - Hãng tin Reuters cho biết, hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã mở rộng việc phong tỏa đường phố Hồng Kông vào hôm thứ Ba, dự trữ các nhu yếu phẩm và dựng các rào chắn tạm bợ trước nỗi sợ cảnh sát có thể giải tán các con đường trước ngày Quốc khánh Trung Quốc.

UserPostedImage

AP dẫn một tuyên bố của Phong trào đối lập dân sự Chiếm đóng Trung tâm Trung ương (Occupy Central) cho biết, họ đặt hạn cuối vào ngày thứ Tư để chính quyền hồi đáp các yêu cầu về nền dân chủ thực sự và lãnh đạo Hồng Kông hiện tại phải từ chức. Nếu không, họ sẽ “công bố kế hoạch bất tuân dân sự mới trong cùng một ngày.”

Hôm thứ Ba, đường phố Hồng Kông tương đối yên tĩnh tuy nhiên đám đông dự kiến ​​sẽ bùng nổ vào đêm nay trước ngày Quốc khánh Trung Quốc.

BBC cho biết thêm, những người biểu tình đã bỏ ngoài tai lời vận động trở về nhà. Thậm chí các cuộc biểu tình còn lan rộng sau khi cảnh sát cố gắng giải tán đám đông bằng cách sử dụng dùi cui và hơi cay trong những giờ đầu tiên của sáng thứ Hai. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút lui.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ, bao gồm hầu hết học sinh sinh viên và các thành viên của phong trào đối lập dân sự mang tên Chiếm đóng Trung tâm (Occupy Central), bày tỏ sự tức giận Trung Quốc trong việc hạn chế quyền bầu cử lãnh đạo Hồng Kông của họ vào năm 2017.

Theo đó, Trung Quốc nói họ sẽ cho phép người dân Hồng Kông bầu cử trực tiếp vào năm 2017, tuy nhiên các cử tri chỉ có thể lựa chọn lãnh đạo từ một danh sách các ứng cử viên được duyệt trước, mà theo Reuters các ứng cử viên này là những người ‘yêu nước’.

Các nhà tổ chức cho biết, có đến 80.000 người tụ tập trên các con đường sau khi cuộc biểu tình nổ ra vào đêm thứ Sáu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một ước tính độc lập nào khác.

Trung Quốc cảnh báo các nước khác không nên hỗ trợ cho ‘các cuộc biểu tình bất hợp pháp’. Trong khi đó, chính phủ Anh hôm thứ Hai đã kêu gọi quyền biểu tình phải được bảo vệ.

Mỹ cũng lặp lại một lời kêu gọi tương tự. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest kêu gọi chính quyền Hồng Kông kiềm chế.

Ông Earnest nói với các phóng viên: “Mỹ hỗ trợ phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông vì nó phù hợp với Luật lệ Cơ bản và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hồng Kông.”

Đêm thứ Hai, đám đông biểu tình lan truyền một tin đồn rằng cảnh sát đang chuẩn bị hành động lần nữa. Đặc biệt là vào đêm trước của ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 vào hôm thứ Tư.

Sui-ying Cheng, 18 tuổi, sinh viên năm nhất của một trường đại học Hồng Kông cho biết, “nhiều người có thế lực từ Trung Hoa Đại lục sẽ đến với Hồng Kông. Và chính quyền Hồng Kông không muốn họ thấy điều này, vì vậy cảnh sát phải làm điều gì đó” trong ngày nghỉ Quốc khánh.

Cô nói tiếp: “Chúng tôi không sợ hãi. Chúng tôi sẽ ở lại đây đêm nay. Đêm nay là quan trọng nhất”.

Những người biểu tình tập trung ít nhất ở bốn khu vực sầm uất nhất của Hồng Kông.Những người biểu tình cũng thiết lập các trạm cung cấp với nước, bánh trái, áo mưa dùng một lần, khăn, kính bảo hộ, mặt nạ và lều, điều này cho thấy họ đang chuẩn bị cho một chiến dịch lâu dài.

Các lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng lo ngại rằng, lời kêu gọi dân chủ có thể lây lan sang đại lục. Họ đã tích cực kiểm duyệt các tin tức và phương tiện truyền thông xã hội bàn luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

Pv.VRNs lược dịch

xuong  
#7 Đã gửi : 02/10/2014 lúc 07:51:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TQ hậu thuẫn tối đa lãnh đạo Hong Kong
UserPostedImage
Mỹ nói họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình Hong Kong

Truyền thông Trung Quốc ủng hộ lãnh đạo Hong Kong và lên án các cuộc biểu tình.

Nhân dân Nhật báo trong bài xã luận trên trang nhất khen ông CY Leung về cách xử l‎ý tình hình cho tới nay.

“Bắc Kinh sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ ông Leung và chính quyền hợp pháp ở Hong Kong cũng như việc xử lý những hoạt động bất hợp pháp.

“Thực trạng hỗn loạn làm ảnh hưởng tới thịnh vượng của người dân Hong Kong, đi ngược lại mong muốn của họ, và không phải là điều mà tất cả người dân Trung Quốc muốn thấy hoặc chúng ta có thể chấp nhận”, bài báo có đoạn viết.

Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo rằng các cuộc biểu tình đòi dân chủ rầm rộ ở Hong Kong là ‘bất hợp pháp’.

Ông Vương hiện đang ở Washington. Ông nói vấn đề Hong Kong là ‘công việc nội bộ’ của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Vương Nghị đã kêu gọi chính quyền Hong Kong kiềm chế khi xử lý cuộc biểu tình vốn đang được xem là thách thức đối với Bắc Kinh.

Các sinh viên Hong Kong tức giận với việc Bắc Kinh sẽ kiểm duyệt các ứng cử viên trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng vào năm 2017 đã thề sẽ đẩy mạnh cuộc biểu tình nếu Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh không từ chức.

Họ nói những người biểu tình sẽ chiếm trụ sở chính quyền nếu ông Lương không từ chức trước đêm thứ Năm ngày 2/10.

‘Hành động phi pháp’
Vào đêm thứ Tư ngày 1/10, khoảng 3.000 người biểu tinh đã tập hợp bên ngoài văn phòng ông Lương và đối đầu với khoảng 200 cảnh sát, AFP đưa tin.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết cảnh sát hiện diện đông đảo bên ngoài trụ sở chính quyền.

Bất kỳ nước nào, bất kỳ xã hội nào thì cũng không ai cho phép những hành động phi pháp là rối loạn trật tự công cộng như thế này.Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Trong hàng ngũ những người biểu tình có sinh viên, ủng hộ viên của phong trào Occupy Central và cả những người phẫn nộ với cách hành xử của cảnh sát đối với người biểu tình.

Cho đến nay, Ngoại trưởng Vương Nghị là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc công khai bình luận về Hong Kong.

“Các vấn đề của Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc. Tất cả các nước cần tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc. Bất kỳ nước nào, bất kỳ xã hội nào thì cũng không ai cho phép những hành động phi pháp làm rối loạn trật tự công cộng như thế này,” ông Vương nói.

Tuy nhiên ông nói rằng ông tin chính quyền Hong Kong có ‘đủ khả năng để giải quyết tình hình một cách thỏa đáng theo pháp luật’.
UserPostedImage
Người biểu tình hiện đang gây sức ép đòi ông Lương Chấn Anh từ chức

Ông Kerry nói rằng Mỹ ủng hộ quyền phổ thông đầu phiếu cho người dân Hong Kong và rằng ông hy vọng chính quyền Hong Kong sẽ ‘kiềm chế và tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa của người biểu tình’.

Còn ở Trung Quốc, một bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo đã cảnh báo về ‘những hậu quả không lường hết được’ nếu các cuộc biểu tình tiếp tục trong khi truyền hình nhà nước cho rằng cần ủng hộ nỗ lực ‘phục hồi trật tự càng sớm càng tốt’ của cảnh sát Hong Kong.

Hôm thứ Tư ngày 1/10, ông Lester Shum, phó tổng thư ký Hội Sinh viên Hong Kong nói ông hy vọng ông Lương sẽ từ chức chỉ trong một ngày nữa.

“Nếu không, chúng tôi sẽ thông báo đẩy mạnh phong trào biểu tình, tiến tới chiếm giữ các cơ quan chính quyền xung quanh,” ông nói.
UserPostedImage
Đến giờ chính quyền Hong Kong vẫn không dùng vũ lực trấn áp biểu tình

Ông Chan Kin-man của tổ chức Occupy Central đã kêu gọi các sinh viên hành động ôn hòa nhưng cũng đòi ông Lương phải ra đi.

“Chúng tôi có thể nói chuyện với bất kỳ ai ngoại trừ ông ta (Lương Chấn Anh)... hãy từ chức vì Hong Kong,” ông nói.

‘Không dùng vũ lực’
Hàng ngàn người biểu tình vẫn cắm trại ở những điểm biểu tình chính ở các khu tài chính trung tâm như Causeway Bay và Mong Kok.

Chúng tôi có thể nói chuyện với bất kỳ ai ngoại trừ ông ta (Lương Chấn Anh)... hãy từ chức vì Hong Kong.Chan Kin-man, Occupy Central
Một số tờ báo dẫn các nguồn tin ẩn danh ở Hong Kong cho biết chính quyền đang ngồi chờ vì họ nghĩ rằng các cuộc biểu tình sẽ dần mất nhiệt.

Tờ Nhật báo phố Wall dẫn một nguồn tin ở Hong Kong cho biết ông Lương đã được lệnh từ Bắc Kinh là không sử dụng vũ lực.

Một nguồn tin trong chính quyền Hong Kong nói với Reuters: “Biểu tình có thể kéo dài một tuần hay một tháng, chúng tôi cũng không biết. Trừ phi xảy ra hỗn loạn, chúng tôi sẽ không triển khai cảnh sát chống bạo động... Chúng tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra.”

Nói với BBC, ông Chris Patten, cựu Thống đốc Hong Kong dưới thời Anh cai trị, cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm những cam kết của họ khi họ thu hồi Hong Kong từ tay Anh quốc hồi năm 1997.

Nhưng ông cũng nói rằng ông không tin Trung Quốc ‘sẽ ngu ngốc đến mức làm những việc như điều quân trấn áp’.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.167 giây.