logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/10/2014 lúc 08:20:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hoan hô P.T dân chủ của S.V.H.S Hồng Kông, chúng ta đứng lên hòa nhập khí thế quyền phổ thông đầu phiếu

"...Hãy nghe họ nói, không phải để thấy khả năng hùng biện xuyên thấu từ những trăn trở thành lời của con tim họ, mà chính là để cảm nhận những thiên tài (chính trị) không đợi tuổi. Một Joshua Wong Chi-fung, phát âm là Hoàng Chi Phong cho “gần gũi” với tên gọi Việt Nam không thể quên và phải được nhắc nhở, cũng đã làm chúng ta lắm lúc liên tưởng đến một Trần Quốc Toản trẻ tuổi đòi được lên đường chống quân Nguyên và Hoàng Chi Phong ở tuổi 15 đã là một khuôn mặt, một tiếng nói thu hút được quần chúng trên cả trăm ngàn người, để hai năm sau vẫn ở lứa tuổi đáng ra ham chơi nhiều hơn ham làm, thậm chí “vẫn chưa đủ tuổi để được lái xe”, chúng ta lại được dịp nghe Hoàng Chi Phong khẳng định ngời sáng với những bậc cha ông mình: “Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi.”..."

Khỏi bàn thêm chúng ta cũng thừa nhận đây là quyền lợi chính đáng, và một tiến trình không thể lùi bước mà không một chế độ độc tài chuyên chế nào chịu nhượng bộ chấp nhận: quyền phổ thông đầu phiếu ở nước ta không những bị cấm tiệt, mà còn tung hỏa mù “đảng cử dân bầu”, để hòng duy trì quyền lực độc tôn của thứ thể chế xã nghĩa đang trên đà rệu rạo tiêu vong. Chính “Ngài” Thủ Tướng cũng đã “ngậm ngùi” níu kéo: Đảng “mời” tôi ra thì tôi phải ở lại nhận lãnh chức vụ của mình, ai đời lại có chuyện trưng cầu dân ý truất phế hay buộc phải từ chức hả ông Dương Trung Quốc (?!) Thì ra là như thế, chúng ta không có văn hóa “từ chức”, một từ đẹp của truất phế và mọi “Nghị gật” coi như á khẩu không còn ý kiến hoặc hết ý kiến, mặc cho thế giới nhân loại lịch sử đã sẵn sàng đi tới và chuyển sang một trang mới của giai đoạn chỉ có “dân cử dân bầu” và là dân chủ tiến bộ nhân dân. Đứng lên trong tinh thần xác quyết ấy, cuộc thể hiện dũng mãnh của S.V.H.S, trí thức Hồng Kông dù đang bị gọng kềm Trung Cộng tìm cách trấn áp và cơ quan truyền thông Bắc Kinh đang gằn giọng là tụ họp đi ngược lại pháp luật, thì cũng sẽ không thể nào triệt hạ nỗi lòng ngưỡng mộ những con người cao cả và tính cách quá quy mô vĩ đại của sự kiện tổ chức. Cuộc phản kháng lịch sử ôn hòa mà gan lì quyết liệt, dễ làm mủi lòng gây thiện cảm biết bao!


Hẳn nhiên, nhìn cảnh tượng “kiên trì chiến đấu” dưới những ô dù tỏa ra như bảy sắc cầu vồng bé nhỏ đồng loạt mở rộng chống đỡ, che chắn đồng đội, cùng những khẩu trang, mắt kính, áo nylon mỏng manh của những khuôn mặt S.V.H.S non choẹt có lúc phải rạp người vào nhau như những đám lau sậy (biết-tư-duy dĩ nhiên!) trước những đợt tấn công dã man của lựu đạn cay, hơi tiêu cay, vòi rồng… đã làm chúng ta như thiêu đốt, bỏng rát cùng muốn cháy theo với ngọn lửa tự do, với những cánh dù bùng lên can trường tự vệ những đàn áp phun xịt không phải lối của bạo quyền.


Bằng chút buồn tủi cho thân phận đất nước mình, chúng ta lại càng phải cùng nhau đứng lên và lên tiếng ủng hộ, hưởng ứng kịp thời khi mà cả thế giới cũng đang dõi mắt theo phong trào đấu tranh dân chủ của tuổi trẻ Hồng Kông. Tuổi trẻ Việt Nam liệu đã đến lúc hòa nhập vào khí thế của tuổi trẻ Hồng Kông để gầy thêm sức mạnh cho những thời cơ đã đến và đang đi qua vì không ai buồn chụp lấy?


Đặc biệt với những diễn biến sôi động giàu cảm hứng như thế, cả hai nhà cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam đều đã tìm cách bưng bít chận đứng thông tin, chỉ vì họ biết rằng niềm tin của nhân dân đã khánh kiệt và những cuộc xuống đường nổi dậy khắp nơi trên thế giới cũng đã được châm ngòi. Một vài khẩu hiệu rất đáng sử dụng cho chúng ta, nếu có thể bay tới Hồng Kông hoặc bay về Việt Nam lúc này: “Hãy tuần hành ủng hộ tuổi trẻ Hồng Kông và không thể bôi nhọ quyền bầu cử”, hoặc đại khái như: “Chúng tôi cần phải biết ai là người đã bán đứng non sông Việt Nam?”, hay “Down with Communism. Say no to Communism!”, “Đả đảo chiến lược du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc. Hoàng Sa là của Việt Nam.”, “Freedom for Vietnam!”, “Chúng tôi phải biết: Yêu cầu nhà cầm quyền bạch hóa ngay về những mật ước Thành Đô”, v.v… Ơi bạn!


Trong khi đáng ra bọn họ mới là người phải lo sợ và sợ hãi đứng ngồi không yên mới phải vì có tật giật mình, thì đằng này chúng ta lại tỏ ra bồn chồn hốt hoảng và sợ hãi. Nghĩ cho cùng, chúng ta càng sợ độc tài thì càng chết trong tay độc tài. Chỉ khi nào chúng ta biết rèn luyện, tôi luyện mình để làm một cuộc vượt thoát chính mình trước hết, thì nỗi sợ hãi may ra mới biến bay được. Ngặt một nỗi đầy tớ cứ tha hồ ra lệnh, và vị chủ thì cứ giỏi răm rắp cúi đầu làm theo. Không trách Đức Phật Thích Ca đã cảnh báo nhân sinh: “Cái thù lớn nhất của mình là chính mình.” Nhìn xem, một cô nhỏ học sinh trong cuộc biểu tình, cũng đã tự trang bị cho mình thứ khí giới trách nhiệm công dân, khi được đài CNN hỏi: “Này em nhỏ, bộ em không sợ sao?” thì đã đáp nhanh không chút suy nghĩ: “Dạ… em sợ chứ, nhưng mà em cũng phải đến đây thôi.” Ờ nhỉ, tại sao lại không, khi liệu còn nỗi sợ hãi nào lớn hơn họa “mất nước để còn Đảng” này chứ? Đã hẳn, không ai là mình đồng da sắt để không biết sợ, nhưng thứ ý chí trong đầu của mỗi người để “sai khiến” chúng ta hành động, theo Khổng Tử còn mạnh hơn thứ mình đồng da sắt “giữa ba quân”. Tôi cảm phục khẩu hiệu giương cao như một chọn lựa thách đố, một động lực thúc đẩy của những người trẻ mặt lạnh như tiền: “Họ không thể giết hết chúng ta”, dĩ nhiên là như thế, khi chúng ta là một khối liên kết, đoàn kết mãnh liệt. Không phải "Hoàng Chi Phong" Joshua Wongcũng đã trấn an: “Mọi người không nên sợ bạo quyền. Chính phủ nên sợ hãi người dân.” đó sao?


Ồ phải rồi, ngoài những thứ BTC đã có thể trang bị nhỏ nhoi cho họ để phòng chống lựu đạn cay, hơi tiêu cay…, những người trẻ này chắc hẳn còn trang bị thêm cho riêng mình thứ ý chí kiên cường và bất khuất, để không những chỉ bất chấp những lo lắng gọi nhắn của những bậc cha mẹ, mà còn phải sẵn sàng đến đó, ở lại bất định giờ giấc và những cơn mưa như trút nước, và nắng như cháy da đầu để đi đến cùng hoặc ít là cho đến khi bị tọng dùi cui, hoặc kéo phăng đi.


Điểm đặc biệt là những trái tim trẻ dại này đúng là cuồng dại và rực lửa, hoàn toàn không giống những trái tim đã … “già” nên đâm hèn nhát, nguội lạnh của khá nhiều vị trong chúng ta. Cuồng dại và rực lửa với những vấn đề chính trị bầu cử tự do và vận mệnh tương lai đất nước, thế mới lạ và cảm phục cho những yêu sách căn bản hợp với lòng người của những người học sinh nhỏ bé ăn chưa no, lo chưa xong. Họ đánh đổi tất cả những miếng ăn giấc ngủ và bài vở học đường, hay mộng ra cửa lớp, cũng như những cuộc vui hứng thú như chơi “game” điện tử, ăn quà vặt, “chat”, “sex”, bạn bè đùa nghịch, hoặc chạy đuổi theo bóng của những siêu sao Hàn Quốc đến nhòe cả nước mắt nước mũi hay ôm hôn ghế thần tượng như giới trẻ Việt Nam đã làm. Vậy thì xin lỗi… không biết phải mất bao nhiêu năm nữa chúng ta mới có thể tự tin để đặt lại vấn đề: có phải tuổi trẻ Việt Nam đã theo kịp những bước chân tuần hành của tuổi trẻ Hồng Kông? Tâm huyết, ước vọng, lòng yêu nước…, không lẽ chúng ta không có, vậy điều chúng ta thiếu có lẽ là những ngồi lại kết nối thành một đội ngũ có tổ chức chiến lược và sẵn sàng câu châm ngôn: “Chết vinh còn hơn sống nhục.” Điều này thì tôi lại phải mượn chính lời của cậu học sinh tuổi trẻ tài cao tâm cao này: “Bạn phải xem mỗi trận đánh như là trận đánh cuối cùng của mình, chỉ khi như thế, bạn mới có đủ quyết tâm mà dũng khí để chiến đấu cho tự do dân chủ.” (câu trả lời mới đây nhất của Joshua Wong với CNN)


Hãy nghe họ nói, không phải để thấy khả năng hùng biện xuyên thấu từ những trăn trở thành lời của con tim họ, mà chính là để cảm nhận những thiên tài (chính trị) không đợi tuổi. Một Joshua Wong Chi-fung, phát âm là Hoàng Chi Phong cho “gần gũi” với tên gọi Việt Nam không thể quên và phải được nhắc nhở, cũng đã làm chúng ta lắm lúc liên tưởng đến một Trần Quốc Toản trẻ tuổi đòi được lên đường chống quân Nguyên và Hoàng Chi Phong ở tuổi 15 đã là một khuôn mặt, một tiếng nói thu hút được quần chúng trên cả trăm ngàn người, để hai năm sau vẫn ở lứa tuổi đáng ra ham chơi nhiều hơn ham làm, thậm chí “vẫn chưa đủ tuổi để được lái xe”, chúng ta lại được dịp nghe Hoàng Chi Phong khẳng định ngời sáng với những bậc cha ông mình: “Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi.”


Một cậu thanh niên nhỏ bé “17 tuổi” mà đã biết xác quyết nhận lãnh trách nhiệm cao quý công dân của mình, và hăng say lẫm liệt cho rằng mình có thể “đủ lớn để thay đổi cả một chế độ”, vậy câu hỏi dễ liên tưởng thường đặt ra có lẽ không còn là giới S.V.H.S Việt Nam nghĩ sao, phải lên kế hoạch tổ chức hành động như thế nào…, mà chính là phải đặt lại cho những bậc trưởng thượng “71 tuổi” đã luôn chực chờ chơi trò gian trá “quịt nợ” giang sơn hoặc chỉ giỏi “ùn nợ” cho con cháu đời sau, liệu họ có còn dám hãnh tiến gì nữa về những di sản mà thế hệ họ đã để lại hay chăng.


Đẹp mặt thật và không hề biết hổ thẹn khi soi gương mỗi ngày thì chúng ta đã có ngay một Phó Thủ Tướng Việt Nam, chứ không phải một phó thường dân chân lấm tay bùn như cỡ “Ngài” Vũ Đức Đam, mà rồi cũng đổ đốn chỉ biết bàn giao “bàng quan” cho ai lo “mackeno”, nói chi phần vụ của con cháu cho thêm tủi: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục.” Chưa-đòi-được hay chỉ có dâng nộp và chẳng bao giờ dám đòi dám kiện (?)


Có thể thú nhận rằng tuổi trẻ Việt Nam và còn cả tầng lớp trí thức trong vai trò dẫn dắt đang đi trong sương mù thiếu đồng bộ đoàn kết và chưa tìm được lối ra, vì đã bị tẩy não, nhồi sọ hoặc thấm độc não trạng vì đã bị tọng quá nhiều liều lượng thuốc lú, thuốc ngủ tuyên truyền bọc nhân giả trá… hơi bị lâu. Do đó, dễ chừng trí thức đã biến thành trí ngủ, và trí ngủ quên bỏ dấu, và những ông vua xứ lừa thì luôn giỏi chơi trò bịt mắt bắt dê, í quên bắt lừa. Trí thức không còn bị ví von như cục phân, mà là những con lừa và bao giờ những con lừa chẳng phải ngoan ngoãn thuần thục. Chỉ đáng tiếc là những con lừa mang tên Lừa, mà không biết mình bị… mắc lừa! Cho đến một lúc nào đó, coi như bọn họ đã thành công “giáo huấn” chiến lược, cùng với những kiểu khổ-nhục-kế vừa đấm vừa xoa, khiến chúng ta không còn nhận ra nhau, không còn được làm người Việt Nam vinh quang hào hùng! Vâng, không thể chối cãi dường như mọi người trong chúng ta đều đang nhìn nhau bằng những ánh mắt hổ ngươi nghi kỵ, và lý do thì đã rõ vì không ai còn muốn bị nhận lãnh những cú lừa bịp có hạng kế tiếp. Một đời sống xã hội băng hoại mục ruỗng từ trên xuống như chưa bao giờ và chẳng còn ai buồn ngó ngàng đến. Việt Nam quê hương ta 70 năm sau từ một tiền thời lưu kiếp Cách Mạng tháng 8/1945, vẫn chỉ còn nghe cha ông kể lại đến không còn buồn nghe chuyện cổ tích ra ngõ gặp anh hùng, để đau lòng cho hiện thực bây giờ nằm mơ cũng không thấy anh hùng, cho trăm ngàn cảnh đời dân oan dân tình dân sinh tan nát tang thương, giữa một “Lũ” buôn thánh bán thần ác ôn hôm nay.


Và như thế, một khi không ai còn đặt niềm tin vào Lũ, cũng như không ai còn tin cậy, tin tưởng vào ai nữa, thì mọi niềm tin trong đời cũng đã chết, và còn ai vực được ai dậy cũng như còn ai muốn nghe, để còn ai có khả năng nói, khả năng gọi mời, thúc giục hỗ trợ để cùng lên đường tin vào một ngày mai? Cứ vậy và cứ thế, chúng ta như bị rơi tõm vào tận cùng đen ngòm đáy sâu của thế giới và phải giẫm đạp lên nhau mà sống, và sống tạm bợ qua ngày đoạn tháng. Không trách chúng ta thừa “ngụy biện” để an phận thủ thường, thừa hội chứng vô cảm dửng dưng thờ ơ, thừa tôn chỉ vị kỷ sống không vì kẻ khác và mặc-kệ-nó, thừa buông thả buông xuôi quay mặt với hoài bão lý tưởng… Một phép thử mới đây nhất là đã có thừa những bạn bè muốn yên thân hay yên phận tù đày (trong nhà tù lớn?), từ chối bị sách nhiễu phiền hà, và bạn ta đã sẵn sàng tìm cách thoái thác không dám ngẩng mặt lên đưa hình ảnh: “Chúng tôi muốn biết, phải biết!” Một bày tỏ nhỏ như con thỏ mà không buồn chú ý quan tâm, nói chi đến chuyện đòi thực thi quyền biểu tình (chống độc tài, chống xâm lăng) quyền trưng cầu dân ý (Myammar, Scotland…) hay quyền phổ thông đầu phiếu…


Nghiệm mà xem, chúng ta đã từng mong mỏi yêu cầu bắt nhịp làm thành phản ứng dây chuyền, như một người giới thiệu, mời mọc, đề cử một người và cứ thế xoay chung quanh giới sinh hoạt quen biết của mình, để rồi chúng ta thay phiên nhau đan kết, nối tiếp lan rộng người này với người khác… Vậy mà một người có khi không mời nổi một người, hoặc chỉ muốn dừng lại ở phần mình để tránh liên lụy phiền phức, thì mong chi phong trào nở lớn như mùa xuân này mùa xuân kia(?!) Không phải chỉ với vài trăm thành viên của Scholarism, thủ lãnh Hoàng Chi Phong cũng đã dùng “hiệu ứng những cánh dù gặp gió” của “Một” S.V.H.S rủ rê thêm “Một” S.V.H.S bạn bè và lẽ tất nhiên dần dần chúng ta sẽ hội tụ được những con người có khi đồng chí hướng, có khi a-dua ham vui, có khi nể nang, để gầy dựng thành khí thế của một cuộc tổng bãi khóa, hoặc biết đâu còn là những cuộc tổng đình công bãi thị, thiết quân luật cứu vãn đảo lộn tình thế của những lực lượng vũ trang tự quy định cho mình quyền được trung thành với Tổ Quốc với nhân dân, và rồi họ cũng sẽ đến với chúng ta bằng thương cảm đồng cảm hơn là một đe dọa, bởi một Thiên An Môn thứ hai sẽ không bao giờ còn được ai cho phép tái diễn.


Hẳn nhiên nhìn thấy cảnh tượng như thác lũ cuồng lưu của S.V.H.S và trí thức Hồng Kông đổ ập xuống mọi đường phố, trung tâm trụ sở ở Hồng Kông, không ai trong chúng ta không sốt ruột và hết cần “muốn biết”, vì biết để mà chi và “không biết” biết đâu còn “khỏe re như con bò kéo xe” hoặc đã-tự-biết mà không thể xoay sở ra sao coi bộ dễ đau khổ hơn nhiều. Điều này có thể “nói” thêm được (nói và chỉ nói!) những hạn chế của chúng ta, và không chỉ với những bạn chỉ biết hậm hực: “Nói “muốn biết” vậy đủ rồi, hành động gì sẽ được “làm” kế tiếp? “Muốn biết” mà không “muốn làm” thì cũng chỉ nói suông thôi, thà đếch muốn biết cho rồi”.


À thì ra, chí ít không hẳn chỉ để chất vấn bọn cầm quyền đã cố tình đi đêm, giấu nhẹm, bưng bít mà cũng là dịp để cùng nhau nhận thức trước hết chúng ta là gì, dân tộc chúng ta ra sao trong một đất nước đã phải đối diện từng ngày với mối họa mất chủ quyền, độc lập, tự do… Chính người tiền nhiệm trước là Đặng Tiểu Bình cũng đã đứng ra thỏa thuận với Anh và đã để Hồng Kông được áp dụng công thức: “một quốc gia hai chế độ”, nên Tập Cận Bình đâu dễ tước đoạt được mọi giá trị dân chủ mà họ đã thấm nhập trước khi trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.


Lời thật quả mất lòng và đau lòng, nhưng vẫn phải thú nhận là không thể không tin rằng, toàn diện hoặc vô số đôi chân của những thanh thiếu niên rường cột Việt Nam đều đang có vấn đề chắc chắn, hoặc đã bị ai đánh trọng thương đến què quặt, không thể sánh bằng những đôi chân bàn tay vũ bão của “Hoàng Chi Phong” Joshua Wong và 300 thành viên dẫn đầu vô địch cuộc “ra chiêu” đòi dân chủ kỳ thú và kỳ diệu. Không kỳ thú và kỳ diệu sao được, khi cả cộng đồng thế giới từ Anh, Mỹ, Đài Loan và các quốc gia mạnh mẽ dân chủ khác đều lên tiếng ủng hộ, cổ võ tinh thần của phong trào đấu tranh dân chủ Hồng Kông, khiến thủ lãnh Trung Cộng chắc giờ này cũng đang lắp bắp nói ngọng, nói nghịu về hai chữ dân chủ, điều mà họ đang lo sợ nếu không chặn đứng từ trong trứng nước, làn sóng bão nổi của dân chủ sẽ càn quét sang Hoa Lục. Có điều họ không dễ gì cảnh giác các quốc gia nên đứng xa và đừng hổ trợ các cuộc tụ tập họ cho là “bất hợp pháp” này, khi mà ai cũng cho rằng quyền biểu tình, tự do ngôn luận và bầu cử tự do (như đòi hỏi Bắc Kinh phải hứa hẹn cho người dân Hồng Kông được trực tiếp bầu lãnh đạo vào năm 2017) là chính đáng.


Thật ra coi như thuốc đắng dã tật khi phải nói ra điều này: Cuộc biểu tình vào mùa hè rực rỡ ở Sài Gòn của năm 2011 vào lúc cao điểm nhất có khoảng 4, 5 ngàn những bước chân. Một con số quá khiêm nhường mang tinh thần chống quân xâm lược, cho một dân số con dân Việt dòng giống Lạc Hồng tới hơn 90 triệu. Nói chi đến chỉ là 8 triệu như một tỉnh của Trung Quốc như là Hồng Kông bây giờ. Vẫn theo Hoàng Chi Phong, với con số 5, 10 ngàn như thế, chính quyền sẽ dẹp một cái một. Và đó là lý do với con số điều động lên tới 120 ngàn, nhà cầm quyền đành phải nhượng bộ dân Hồng Kông. Chuyện đau lòng là chỉ có một lần duy nhất quy tụ được như thế, và chuyện mất lòng là tuồng như chưa ai trang bị cho mình tâm thức như cô nhỏ kia ở Hồng Kông: “Dạ, em sợ chứ. Nhưng mà em cũng phải đến đó thôi.” Và họ chính là giới trẻ đã đi như “nước sông dâng tràn có bao giờ tàn”, và sẵn sàng ở lại cắm dùi, kiên nhẫn để được nói lên tiếng nói của mình, cho đến khi bị áp đảo bắt đi. Còn chúng ta? Có thể chúng ta hơn những người không đến thật, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng chúng ta đến cho có lệ và bỏ đi vội vàng, sau khi chỉ kịp chụp xong dăm ba tấm hinh Duyên Dáng Việt Nam, để về nhà phóng lên Facebook “tự sướng” chăng? Chúng ta hoàn toàn từ chối phải đối đầu, phải đợi cho đến khi bị bắt đi để được thực thi trách nhiệm công dân và quyền bất tuân dân sự. Phải nói chúng ta quá an phận, “an lành” để được/bị một dạng thú mang dáng người xỏ mũi dài dài.


Mồng 1/10 nhân mừng ngày Quốc Khánh Trung Quốc và cũng có thể là Ngày Giờ Lịch Sử của S.V.H.S và trí thức Hồng Kông vụt điểm, giá gì ở Việt Nam chúng ta đã có thể làm một “cuộc bung dù” thật ngoạn mục. “Một cánh dù đưa lên, hàng vạn cánh dù đưa lên…” mở rộng không gian đấu tranh cách mạng, sao chúng ta không thể gởi đến thế giới một thông điệp chống độc tài hiếp đáp của Trung Cộng và để cùng bày tỏ sự hoan hô hưởng ứng nhiệt liệt tuổi trẻ và trí thức Hồng Kông, mà chính họ đã là chất xúc tác mạnh mẽ nhất cho chúng ta những ngày tháng này. Chúng ta còn phải học hỏi ở họ cả tinh thần cương quyết, để đẩy mạnh phong trào bất tuân dân sự trên mọi miền đất nước, để tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân mới hòng thay đổi được sự ngoan cố trơ lì của chế độ độc tài toàn trị CSVN. Điều chúng ta cần là phó thác nhiều hơn vào giới trẻ, vì không những thời đại này là của họ và đa số giới trẻ khắp mọi nơi đều đã chứng minh họ xứng đáng đi đầu trong những cuộc đấu tranh cho công cuộc tiến hóa dân chủ. Họ có trái tim như một nguồn sáng bất tận, và rực đầy tâm huyết, lại có một cái đầu cực kỳ nhạy bén thông minh hiểu biết tổ chức, nhất là chỉ có họ mới có thể kết nối được những người trẻ như họ tìm đến hợp quần với nhau. Họ không dán hai mắt sau lưng và cũng chẳng có quá khứ, nên chỉ muốn nhìn thẳng về phía trước. Do đó họ dễ tỏ ra thẳng thắn trong sáng và chẳng bao giờ đặt nặng tham vọng chính trị. Có thể đó là những lý do họ luôn nhận được sự ngưỡng mộ, và cảm tình ủng hộ của mọi người.


Với những thăng hoa kiến thức dân chủ tự do qua truyền thông, thông tin sách báo mạng, chính giới trẻ trí thức là những người có nhiều lợi thế tiếp cận được dễ dàng những thay đổi tiến bộ của đường đi nước bước thế giới, để biết hiện đại hóa mình và xã hội chính trị. Trong đó không thể thiếu những yêu sách thiết thực như xây dựng một nhà nước pháp quyền, tôn trọng tự do bầu cử ứng cử “dân cử dân bầu” và một cơ chế tam quyền phân lập phải được minh định.


Một lần nữa, nhờ vào công nghệ tin học mang chúng ta lại gần nhau, có lẽ không bằng hình thức này cũng hình thức nọ, chúng ta tạm tiếp tục làm những pha tuần hành trên mạng. Không lẽ chúng ta không giúp các đồng chí hữu nghị Việt Nam, để gởi đến đại tiệc Kỷ Niệm 65 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa một món gì độc đáo và độc quyền, thay vì những tràng pháo hoa phí phạm “made in China Ba Đình”. Không phải món Lễ Hội “1000 năm Thăng Long” như năm nào đã sánh vai tổ chức dâng tặng thiên triều, thì cũng không thể là món “1000 năm Bắc thuộc” đã trả về khổ chủ. Thôi thì chúng ta theo chân Hồng Kông để góp thêm chút gió chút quà sau đây cho thêm phần hoành tráng. Muộn cũng được, muộn còn hơn là không đóng góp gì, bạn nhé.


Thật sự nếu chúng ta có thể mở được một cuộc thăm-dò-ý-dân, mà không cần giám sát LHQ gì ráo, khởi sự là câu hỏi liệu có chăng trong những ngày này, những người trong chúng ta sẽ cùng bước xuống lòng đường trong “Tình Yêu và Hòa Bình” đồng hành với tuổi trẻ, trí thức Hồng Kông và để cùng gióng lên một thông điệp rõ ràng cho Việt Nam?


Món quà này sẽ ý nghĩa hơn, nếu chúng ta cùng nắm tay nhau để lên đường chuyển tải đến họ phải không quý bạn. Nhất là ngày Giải Phóng Thủ Đô 10/10 của anh em đồng chí cũng đã gần kề.

Nguyễn Thị Thanh Bình
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.