logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 03/10/2014 lúc 06:05:01(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Sau lễ Lao Động đầu tháng Chín là ngày tựu trường. Năm nay toàn quốc Canada có 7 triệu học sinh cắp sách tời trường, từ mẫu giáo tới đại học, và 440.000 nhà giáo giữ việc giảng huấn. Nhìn bầy em bé tung tăng theo cha mẹ tới trường, được cô giáo tươi cười đón tại cửa lớp, tôi thấy đây là một hình ảnh đẹp tuyệt vời. Tương lai đất nước đang bắt đầu từ những mầm non này đây.

Đầu tuần lễ thứ hai là Tết Trung Thu. Đúng ngày lễ này, Thủ tướng Harper lên đài truyền hình loan báo một tin vui quan trọng: Canada vừa tìm thấy con tàu lịch sử đã chìm ở Bắc cực cách đây 168 năm. Theo sử, ngày 19.5.1845, Đề đốc John Franklin đã đưa hai con tàu thám hiểm của Vương quốc Anh lên đường tìm một thủy trình mới từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua biển Bắc cực. Hai con tàu thám hiểm này đã bị các băng sơn ở Bắc cực vây kín trong nhiều tháng. Năm 1847, thuyền trưởng Franklin và 23 thủy thủ đoàn đã bỏ xác tại đây. Những người còn sống đã bỏ tàu tìm sinh lộ nhưng không ai sống sót. Hai con tàu đã bị băng sơn đánh chìm, chìm vào quên lãng, không một dấu vết. Từ đó đến nay đã có nhiều cuộc tìm kiếm nhưng đều thất bại, không ai biết chúng nằm ở đâu. Mãi đến năm 2008, Canada đã phát động chương trình tìm kiếm, và đầu tháng Chín vừa qua, nhờ các kỹ thuật khoa học tối tân, Canada đã tìm ra được xác một con tàu. Hy vọng trong tương lai gần, đoàn thám hiểm sẽ tìm ra con tàu thứ hai. Từ hai con tàu này, rồi đây chúng ta sẽ có thêm bao nhiêu tài liệu lịch sử.

Tìm ra con tàu mất tích ở đáy biển, cách đây gần 170 năm, Canada giỏi quá chứ, phải không các cụ? Mà chưa hết đâu, Canada còn giỏi nhiều mặt khác nữa

Theo tạp chí The Economist tháng vừa qua, Canada đã có 3 trong 5 thành phố đáng sống nhất thế giới, đó là Vanvouver, Toronto và Calgary, hai thành phố kia là Melbourne của Úc và Vienna của Áo. Chưa hết. Theo tạp chí Vogue thì trên thế giới có 15 khu phố đẹp và thú vị nhất xét về mặt nghệ thuật và văn hóa, thành phố Toronto có một khúc đường ‘thú vị’ ở trong danh sách này. Đó là đoạn đường Queen West, giữa Bathurst và Gladstone.
Canada có rất nhiều phong cảnh thơ mộng. Bây giờ mới chớm thu, vài tháng nữa rừng cây ở các công viên sẽ đổi màu. Muôn hồng ngàn tía. Sẽ có rất nhiều du khách tới đây để chỉ ngắm rừng cây trăm sắc. Không chỉ có lá vàng thôi đâu, rừng lá sẽ muôn màu chen nhau. Cam đoan nhiều cụ sẽ thành thi sĩ khi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp rực rỡ này.
Bây giờ xin trình các cụ chuyện sách vở. Đầu tháng Chín vừa qua, ngay trước lễ Trung Thu, Toronto có một buổi ra mắt sách rất ngoạn mục. Tôi chưa thấy có buổi ra mắt sách nào vui và trí thức như buổi này. Đó là buổi ra mắt cuốn ‘Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo lực áp bức’, tác giả là Tiến Sĩ Trần Mỹ Châu, con gái út của nhà cách mạng. Các cụ ở Saigon năm xưa chắc biết con đường Trần Văn Thạch ngang hông chợ Tân Định chứ? Đó, con đường mang tên nhà cách mạng này đó. Trần Văn Thạch là một trong nhóm cách mạng kỳ cựu khi xưa ở Saigon, cùng lớp với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn An Ninh. Các vị này không chịu hợp tác với CS, nên đã bị CS sát hại vào năm 1945. Tác giả Trần Mỹ Châu, từ khi về hưu đã bỏ công sức sang Pháp và về Việt Nam để tìm các tài liệu về thân phụ, rồi kiểm chứng với mẹ và những bạn hữu lúc trước của cha. Trần Văn Thạch ngày xưa du học bên Pháp, đậu cử nhân ưu hạng Đại học Sorbonne. Thời xưa mà đậu cử nhân ở Sorbonne thì hiếm và quý vô cùng. Ông đã viết báo công khai chỉ trích chính sách thuộc địa của Pháp ngay trên đất Pháp. Về Việt Nam ông tiếp tục viết báo công kích chính sách của Pháp ngay tại Saigon, trên báo La Lutte. Ông bị Pháp bắt bỏ tù, nhưng người giết ông lại là Việt Minh. Bà Châu đã làm việc hết sức cẩn thận và khoa học. GS Nguyễn Ngọc Bích ở Washington DC đã phải thốt lên: ‘Thường thì khi viết về bố bao giờ người ta cũng chủ quan, nhưng sách bà Châu viết về bố thì rất khách quan’. Sách đã dược nhiều người có thẩm quyền đánh giá rất cao. Đây là một tài liệu lịch sử nhiều giá trị. Nhà biên khảo lịch sử ĐNA ngành Anh văn Võ Minh Nghĩa, và GS Francois Guillemot của Institut d’Asie Orientale, đã xin tác giả mau chuyển ngữ tác phẩm sang Anh văn và Pháp văn để các ông phổ biến. Các tài liệu viết bằng Pháp văn khi xưa của Trần Văn Thạch đã được nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến ở Pháp giúp dịch sang tiếng Việt, nên toàn bộ cuốn sách mang giọng văn chương rất hay và trong sáng.

Một điểm rất đặc biệt về tác giả Trần Mỹ Châu là bà phát hành sách quý, dày những 440 trang, mà bà không bán, bà tặng miễn phí cho những ai ái mộ tác phẩm trong buổi ra mắt này. Ở xa, nếu bạn muốn mua sách xin liên lạc trực tiếp với tác giả: chau-tran@shaw.ca.

Cuốn sách thứ hai tôi cũng mới nhận được là cuốn ‘Đèn Cù’ của Trần Đĩnh, dày 600 trang, do nhật báo Người Việt ở Nam California phát hành. Sách này hiện đang gây sóng gió. Tôi thấy sách có một số tài liệu lịch sử liên hệ tới đất nước từ khi bọn CS xuất hiện, những tài liệu mà CSVN đã giấu kín, đã bưng bít, đã bóp méo. Tác giả Trần Đĩnh là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật do Trường Chinh làm tổng biên tập ngày xưa. Tác giả sinh năm 1930 và thuộc lớp đảng viên CS tiền phong từ năm 1948. Ông đã theo bén gót Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng ngay từ đầu. Ông thấy và biết nhiều điều thâm cung bí sử, nhưng vẫn giữ kín trong lòng. Rồi ông được gửi sang Bắc Kinh du học. Ông sống giữa lòng Bắc Kinh, giữa triều đình Mao Trạch Đông và giữa mọi giới dân chúng. Ông đã biết và thấy rất nhiều điều ghê sợ. Ông gọi Mao Trạch Đông là ‘gã đồ tể máu lạnh’. Sau nhiều năm du học ở Tàu, ông về tiếp tục sống giữa lòng đất nước. Ông đã cầm bút 70 năm. Nay ông cho phát hành cuốn sách mà ông ghi chép đã từ lâu, ông ghi chép lại những sự thật phía sau những mặt nạ của các chóp bu CSVN. Ông là nhân chứng sống của lịch sử. Sách của ông mang tên Đèn Cù vì ông thấy đảng viên CSVN theo đuôi nhau chạy vòng vòng như những con rối dưới ngọn đèn chỉ đạo của CS Tầu. Họ là những con rối mà không biết mình là con rối. Chính Stalin đã phân công Tầu Cộng chỉ đạo Việt Cộng. Tác giả Trần Đĩnh cùng lớp với những cây bút lớn như Tô Hoài, Quang Dũng, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân…

Sách Đèn Cù vừa xuất hiện thì được một số người khen, nhưng nhiều người đọc xong thì lắc đầu rồi thắc mắc nổi lên. Hình như tác giả cố bào chữa cho những gian dối của Hồ Chí Minh. Chuyện gì đây, thưa các cụ?
Ông ODP nghe tôi nói tới sự dối trá của CSVN liền góp thêm một câu chuyện thời sự mới xảy ra bên nhà. Tin nhỏ nhưng làm ta suy nghĩ. Đó là tin về cuộc thi tốt nghiệp phổ thông ở Hà Nội. Có 76.000 thí sinh. Các thí sinh có thể chọn thi môn Sử là môn nhiệm ý. Tại trung tâm Quang Trung ở ngay lòng Hà Nội chỉ có một thí sinh ghi danh thi môn Sử mà thôi trong khi hội đồng thi gồm 17 vị giám khảo. Thế có nghĩa là gì? Thưa, có nghĩa rằng giới trẻ Việt Nam đã mở mắt. Các em đã thấy sự gian dối của CS trong ngành này, nên không thèm học Sử, không thèm thi Sử.
Hà Nội vừa cho tổ chức triển lãm về các cuộc cải cách ruộng đất cách đây 60 năm. Đây là sự trưng bầy dối trá, bao nhiêu cảnh tàn ác và bất công được giấu đi hết. Nhiều người đến coi triển lãm đã lắc đầu. Báo chí ghi rằng Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc Thư Viện Hán Nôm ở Hà Nội, xem triển lãm xong đã lắc đầu thất vọng. Tiến Sĩ Trần Hoàng về ngành Sử Học Việt đã ghi ngay ở sổ lưu bút: Với tư cách là người trong cuộc, tôi không thấy triển lãm đáp ứng được yêu cầu mong muốn của công chúng. Blogger Nguyễn Tường Thụy bầy tỏ sự thất vọng vì triển lãm không nói sự thật.

Tin giờ chót là vừa mở cửa được mấy ngày, phòng triển lãm đã phải đóng cửa ngay viện lý do hệ thống điện bị trục trặc. Lại nói dối. Thì ra dân đã mở mắt, đã đọc được hết gian ý của ban tổ chức rồi.
Tôi cũng vừa có thêm một tin giờ chót khác rất nóng, đó là Blogger Đặng Chí Hùng tới Canada. Cha mẹ anh Hùng là đảng viên CS nên đã bắt anh không được nói xấu chế độ, nhưng anh dứt khoát không nghe, dứt khoát anh tố cáo chế độ dối trá. Anh bỏ Hà Nội vào Saigon, rồi từ Saigon anh trốn sang được Thái Lan, và anh được Canada cho tỵ nạn. Anh tới Toronto ngày 10 tháng Chín vừa qua. Cộng đồng Việt Nam ở Toronto đã ôm anh vào lòng. Rồi đây chúng ta sẽ được anh kể cho nghe nhiều chuyện rùng rợn và động trời, các cụ ơi.
Ông bạn già ODP nghe tôi nói sơ sơ về 2 cuốn sách Trần Văn Thạch và Đèn Cù trên đây thì cười hê hê: VC đến ngày tàn rồi, chúng cãi làm sao được vì các tài liệu về gian trá và tội ác rành rành. Càng lấp liếm che đậy thì sự dối trá càng hiện ra rõ ràng hơn. Những đảng viên còn chút lương tri thì đang bỏ đảng, lớp trẻ đang lớn lên thì đang bịt mũi vì sự thối tha của đảng.

Ông ODP nhấp thêm một ngụm trà rồi nói sang chuyện khác, chuyện ông Lý Quang Diệu với Việt Nam. Các cụ còn nhớ cụ già họ Lý danh tiếng của đất Singapore chứ? Hình như thời còn bé ông đã sống ở Biên Hòa. Có người nói ông gốc Việt Nam, cha mẹ ông nghèo nên đã bán ông cho một người Tàu, người Tàu này đã mang ông về Tàu một thời gian rồi mang sang Mã Lai lập nghiệp. Vì có gốc thông minh nên ông học hành rất xuất sắc. Ông sống ở Mã Lai và đã nhìn thấy cái tiềm năng địa thế của một làng chài lưới nghèo nàn Singapore. Thuở ấy, khi mới lập quốc, Thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ dám mơ ước cái làng nhỏ bé này sẽ được như Saigon. Thế mà, nào ai có thể ngờ được Lý Quang Diệu và nội các của ông đã mang Singapore lên hàng vượng quốc số 2 ở Á Châu và biến Singapore thành một hải cảng quan trọng nhất vùng. Tập đoàn CSVN cũng đã thấy thiên tài xuất chúng của Lý Quang Diệu, đã mời Lý Quang Diệu sang Việt Nam, đã xin Lý Quang Diệu làm cố vấn. Lý Quang Diệu đã cho 2 lời khuyên, số 1 là bỏ chủ thuyết Cộng sản, số 2 là tự do dân chủ. Hai điều này đảng CSVN không làm được. Ông Lý tiếc cho Việt Nam vì ông thấy rõ tiềm năng vĩ đại của Việt Nam, một đất nước có địa thế tốt vô cùng và tài nguyên nhiều vô tận.

Ông Lý bảo: Kìa xem Nhật Bản, một nước bại trận năm 1945, một nước không giàu tài nguyên, quanh năm thường động đất và có sóng thần, thế mà chỉ mấy chục năm sau, Nhật Bản đã biến thành một cường quốc. Đảng CSVN ngu dốt không nhìn thấy gương Nhật Bản, không nhìn thấy gương Singapore. Theo thống kê, xét về năng suất làm việc, 1 người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam, năng suất này do tài lãnh đạo thông minh và không tham nhũng của cấp chỉ huy. Ông Lý Quang Diệu tiếc cho Việt Nam không biết đào tạo lớp trẻ. Đa số người tài Việt Nam đều bỏ nước ra đi, lớp trẻ hiện nay đang bị lừa bịp dối trá. Theo ông thì tại Đông Nam Á hiện nay có 4 con rồng là Singapore, Đài loan, Nam Hàn, Hong Kong, và 4 con hổ là Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia. Thật tiếc là CSVN đã làm đất nước thụt lùi, không biết bao giờ mới ngoi lên kịp những con rồng những con hổ kia.

Nhưng thôi, không nói chuyện các đỉnh cao CSVN mù quáng nữa, xin nói chuyện con cá hồi Canada vui hơn. Giòng sông Adams ở tỉnh bang British Columbia miền tây Canada là sinh quán của tất cả các chủng loại cá hồi trên thế giới, các cụ có biết không? Hằng năm, cứ vào tháng Mười, cá hồi từ các đại dương trên địa cầu đều hội tụ về giòng sông này, người ta ước tính có tới hơn 10 triệu con. Chúng chen chúc nhau bơi một lộ trình dài 500 cây số của giòng sông, qua bao nhiêu thác ghềnh, khi tới đầu nguồn thì đẻ trứng. Đẻ xong đàn cá mẹ lần lượt thăng thiên. Đàn cá con sinh ra, lớn lên trong giòng sông nước ngọt, được một năm thì chúng bơi ra đại dương sinh sống và trưởng thành trong nước mặn. Được ba năm thì lại bơi về sinh quán. Chu trình này tiếp tục tái diễn, đời này sang đời kia. Con cá hồi cho chúng ta thấy nhiều điều kỳ lạ. Chúng sống trong cả nước ngọt, cả nước mặn. Cái tên Việt Nam ‘Cá Hồi’ quá hay và quá đúng vì cứ 4 năm thì chúng về nguồn, cái gì làm cho chúng nhớ nguồn? Rồi khi từ đại dương bơi vào tới sông Adams, mình con cá nào cũng hóa ra màu đỏ tươi. Cả một giòng sông dài lúc nhúc toàn cá mầu đỏ tươi, trông thật kỳ lạ. Xin bái phục kỳ công của Thượng Đế.
Anh John và Chị Ba Biên Hòa cứ xuýt xoa khi nhìn giòng sông đầy cá hồi này rồi ao ước giá mà anh chị có khả năng làm nước mắm. Cụ bà B.95 nghe anh chị ao ước làm vậy thì nói ngay: sao anh chị ao ước nhiều thế. Tháng trước thấy người ta săn hải cẩu ở Bắc cực tôi thấy anh chị đã ao ước gặp được cụ Võ Văn Vân của Saigon năm xưa để rủ cụ tái lập nhà máy bào chế ‘Tam Tinh Bổ Thận Hoàn’ cạnh tranh với nhà máy xuân dược Viagra rồi mà. Chị Ba bị cụ B.95 trêu thì đỏ mặt lên, không cãi được lời nào. Còn anh John thì cười hì hì rồi đánh trống lảng. Anh này láu lắm. Anh bảo nhân nghe chuyện cá hồi trở về nguồn, anh xin kể một chuyện người về nguồn có thật. Đó là một ông bạn già 70 tuổi vừa về Việt Nam cưới vợ. Cô vợ mới ngoài 20, còn trẻ măng, gốc nhà quê. Bạn bè hỏi ông rằng vợ ông trẻ thế mà ông không sợ cô ta sang đây rồi bỏ ông mà theo trai à. Ông lão trả lời: Tôi không sợ vì cô vợ trẻ của tôi rất thành thực. Tôi yêu nàng vì cái tính thành thực này. Tôi cũng hỏi nàng câu bạn vừa hỏi. Cô trả lời: Em chờ được. Em đã đi coi tử vi cho anh. Số anh thọ 77, ấy là nếu anh sống một mình. Bây giờ anh lấy em, đêm bảy ngày ba như thế này thì cái số trường thọ của anh giảm xuống còn 73 mà thôi, do đó em chờ được. Cô này thành thực thiệt chứ, phải không cơ?
Cụ nào đang định về Việt Nam cưới vợ theo gương cá hồi thì nên nhớ lời cô vợ trẻ thông thái biết tính toán này nha.
Cả làng nghe chuyện này xong thì vỗ tay râm ran, vừa khen cô vợ 20 tuổi khôn ngoan, vừa khen anh John biết nhiều chuyện. Anh John được làng khen thì hứng chí xin kể nữa, cũng về chuyện lấy chồng lấy vợ. Chuyện này kể trên báo, không biết thực hư ra sao nhưng ý chuyện thì hay tuyệt vời. Báo chí kể rằng nhân dịp nhạc sĩ Từ Công Phụng sang Úc trình diễn, có phóng viên hỏi ông rằng: Có phải ông đã từ chối làm thông gia với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không. Nhạc sĩ Từ Công Phụng vừa cười vừa trả lời: Con trai tôi tên là Từ Công Nghĩa, còn người yêu của nó là con gái của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tên là Trần Thị Trang. Nếu đồng ý cho chúng nó kết hôn thì báo chí sẽ cười ầm lên. Này nha, bạn bè sẽ đăng lời chúc mừng hai họ thông gia Từ-Trần, và chúc hai cháu Nghĩa-Trang trăm năm hạnh phúc. Bạn nghe có được không?
Làng lại vỗ tay nữa, lại khen câu chuyện chữ nghĩa hay nữa. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng xin hỏi bồ chữ ODP: Tôi thấy các chuyện cười hiện nay đa phần có liên hệ tới chuyện vợ chồng, trai gái. Không biết các cụ ta ngày xưa có nói những chuyện cười kiểu này như chúng ta bây giờ không? Bồ chữ ODP trả lời ngay: Có chứ, các cụ kể chuyện cười đủ loại đề tài, thanh có tục có, nhiều chuyện đọc đi đọc lại thấy nó hay thấm thía. Mở đầu là cuốn Chuyện Khôi Hài của Cụ Trương Vĩnh Ký ra đời năm 1882 ở Saigon, và đã tái bản 3 lần chỉ trong vòng 2 năm. Mãi lâu sau thì ngoài bắc Cụ Phạm Duy Tốn mới cho in cuốn Tiếu Lâm An Nam năm 1924. Cụ Tốn là bố của Nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy này cũng tếu lắm, chắc có máu tếu của bố. Sách của Phạm Duy Tốn vừa mang nhiều tiếng cười dân gian, vừa mang dấu ấn của ngôn ngữ. Một trong những chuyện mà tôi thích là chuyện bà vợ làm nũng chồng. Cụ Tốn viết như sau:
…Có một chị hay làm nũng chồng. Một hôm chồng đi chơi về khuya, chị ta giả tảng bị sốt, nằm trong màn không dậy. Chồng không thấy vợ đâu mới hỏi chị vú rằng:
– Chứ cô mày đâu ?
– Thưa thày, cô tôi trở trời nằm ở trong màn ấy.
Anh chồng vội vàng chạy đến, vạch cửa màn, hỏi vợ:
– Mình làm sao đấy?
Chị vợ lẳng lặng không nói gì cả. Mình đau đâu? Cũng cứ im. Anh ta quay đầu ra hỏi vú già:
– Cô trở trời thế nào? Có ăn uống gì không hử vú?
– Thưa thày cô tôi kêu sốt, nhức đầu, chóng mặt. Từ chiều đến giờ chẳng ăn hột cơm nào cả, tôi dỗ dành làm sao cũng không chịu ăn.
Anh chồng mới lấy tay rờ trán vợ mà hỏi rằng:
– Mình mệt đấy ư. Xem đầu có nóng lắm không nào! Tội nghiệp chửa! Thế mà tôi đi vắng, không biết.
Chị vợ hất tay chồng ra, gắt rằng: Bỏ tay ra, mặc tôi! Rồi quay mặt vào tường, không nói năng gì nữa. Chồng lại lấy tay rờ vào bụng mà phàn nàn rằng:
– Khốn nạn, bụng lép xẹp đây mà. Mình có muốn ăn gì không, để tôi bảo nó đi mua? Ai lại nhịn đói thế.
Chị ta bấy giờ mới nhè nhè cái mồm ra, nói rằng: Không ăn gì cả!
– Mình có ăn cháo không? Tôi bảo vú già nấu quáng vài bát để mình ăn nhé.
– Không ăn.
– Hay là mình ăn mì, để tôi bảo nó đi mua.
– Không ăn. Đã bảo không ăn gì rốt! Cứ lôi thôi mãi! Có cho người ta nằm yên không.
Anh chồng tức mình quá, mới quát lên:
– Ông lại gì cho một cái bây giờ!
Chị vợ đáp ngay: Gì đi!
Hết chuyện Cụ Tốn.
Các cụ có hiểu tiếng ‘GÌ’ của hai vợ chồng này không? À, hóa ra cô vợ muốn cái ‘Gì’ này chứ không muốn cháo hay cơm hay mì. Chuyện của Cụ Tốn kể cách đây 100 năm đó nghe. Tiếng Hà Nội ngày xưa hay quá đi chứ.
Tôi mới đọc bài nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại Học Rochester bên Mỹ viết rằng vợ chồng hòa thuận thì ít bị bệnh tim. Chắc cặp vợ chồng trên đây không bị bệnh tim bao giờ. Tôi tin như vậy. Các cụ có tin không?

Trà Lũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.