logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 05:54:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mục đích của em kể với các bác câu chuyện này là để nói lên cái "Công Đức Cao Vời" của các vị Công Bộc phường em. Đồng thời cũng là để stop bớt lại cái "Chiện Xiên Tạc" của quý vị nhân dân dân hay lắm nhời nhiều chuyện. Nhắn nhủ họ là phải biết "Trân trọng, tri ân, quý mến" các vị "Công Bộc". Họ đã hy sinh cả một thời thanh xuân đem hết sức mình ra để mà "gánh vác", lo cho dân cho nước, cho phường của mình. Thật là những tấm lòng vô vàn đáng quý. Rất là "khó kiếm"...

Sống ở trên đời, ai mà chẳng có một thời gắn liền với cái phường cái xã, cái thôn cái xóm, cái quê hương mà nhiều người có khi cả một đời cũng chẳng rời xa khỏi nó, các bác nhỉ?


Dù ở xa hay ở gần, cho dù có phiêu bạc, lưu lạc nơi đâu, vì miếng cơm manh áo hay vì lý do nào khác, hững lúc rảnh rang ai mà chả nghĩ về quê hương, về cái phường cái xã nơi mình đã từng sống với bao nhiêu kỷ niệm buồn vui phải không các bác?


Mình cũng vậy. Cũng may mắn có được, cái phường cái xã, cái quê hương là chùm khế ngọt giống như các bác vậy. Là "Nơi chôn Nhau cắt Rún" như các cụ bảo thế.


Khỏi nói về kỷ niệm. Em sống ở đây từ cái thuở còn mặc quần thủng đáy, mài mông trên ghế nhà trường từ thời lớp một cho tới bây giờ đầu hai thứ tóc. Cháu nội cháu ngoại đứa kéo quần, đứa níu áo, thì em xin thưa với các bác. Cái kỷ "liệm" của em cứ gọi "nà" nó đầy ăm ắp, nhiều vô số kể...


Thưa các bác! Nói về quê hương, cái phường cái xã của mình, mà không giới thiệu tên tuổi, địa lý, nghề nghiệp, con người thì quả là một thiếu sót lớn. Như cổ nhân đã bảo "Chưa nặn Bụt đã nặn Buồi" thì thật là hết sức xấu hổ. Các cụ nhà ta chân đất mắt toét, vậy mà ví von câu nào chết người câu nấy. Mình xin bái phục các cụ sát đất.


Thế cho nên em xin được giới thiệu về cái Phường của em "nà"...


Thú thực với các bác về cái khoản hình dáng, đông tây giáp đâu thì em xin chịu. Dốt đặc cán mai, thật sự chẳng rành cái mô tê gì sốt. Chỉ biết được cái tên của nó là Phường Tân Hòa, thuộc TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (chẳng thấy Nai đâu mà chỉ thấy Linh Cẩu không hà). Trước đây dưới chính thể VNCH thì tên nó là Xã Hố Nai, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Đấy em chỉ biết đến thế thôi đấy.


Phường em đông dân lắm. Có đến 6 khu phố cơ ạ. Dễ thường phải có đến vài vạn dân. Ấy là chưa kể dân nhập cư. Phường em nổi tiếng cả nước về nghề Mộc, nghề Cưa xẻ gỗ, nên dân các nơi đổ về đây làm ăn cũng có đến vài ngàn. Phường đã đông dân nay lại càng đông. Kệ mẹ nó. Càng đông càng vui, càng tăng nguồn thu cho chính quyền chứ có hại gì. Đất lành chim đậu, trời cho mới được chứ đâu phải dễ. Đấy các bác thấy có phường nào to lớn, sung túc như cái phường của nhà em chưa. Em nói thật đấy chứ chẳng nói ngoa đâu.


Về con người ở đây thì khỏi phải nói. Chính gốc Bắc kỳ 54 Đời Đầu. Chẳng biết họ sợ Cộng Sản cái nỗi gì, mà năm 54, họ bồng bế nhau xuống cái Tàu Há Mồm, trốn chạy vào Miền Nam, đi theo Ngụy Nghịch, rồi sinh cơ lập nghiệp, sinh con đẻ cháu ở đây, ở cái Phường Tân Hòa này. Phải nói các cụ nhà ta là "Phản Động" hết sức. Giá cứ ở cha nó lại Miền Bắc xây dựng XHCN, bây giờ làm đến ông nọ bà kia con cháu được nhờ, được mượn cái "oai hùm" để mà tiến thân tiến chức, có phải "thung thướng" hơn không. Đang không chạy vào Miền Nam, đi theo cái tụi tư bản Pháp Mỹ, để nó kềm kẹp cho đau đớn bỏ mẹ, thật là rõ khổ.


Giới thiệu về cái Phường của em như thế cũng tạm đủ rồi các bác nhẩy? Bây giờ em xin được phép nói cụ thể hơn, chi tiết hơn về đời sống của nhân dân và những điều "tốt đẹp" mà các vị "công bộc" của dân đã cúc cung tận tụy lo cho dân từ ngày "Phỏng Giái" đến nay.


Phải nói các cụ xưa có câu: "Bạc là dân, bất nhân là lính" quả không sai, và quá đúng với cái đám dân Phường em. Ai đời có những vị cán bộ, người ta chỉ Vì Dân Vì Nước, Vì Sự Nghiệp Cách Mạng mà họ tham gia phục vụ gần 40 năm qua ở cái phường Tân Hòa này. Hết chức vụ này lại chuyển sang chức vụ khác, khóa nọ chuyển sang khóa kia, lúc nào cũng có mặt, tha thiết xin làm Nô Bộc phục vụ cho các "Ông chủ Bà chủ" mà dân họ vẫn chưa vừa lòng, lại còn vô ơn, bảo các vị ấy là mặt dày mặt dạn, tham quyền cố vị, vây cánh chia ghế chia chỗ cho nhau, để mà gỡ gạc kiếm chác, thế có chết không cơ chứ. Họ lại còn độc mồm độc miệng: "Phục vụ" cái con mẹ gì! "Công Bộc cái đếch chó gì! Vừa có quyền mà lại có tiền ai mà không ham. Dám từ chức, nhường ghế cho người khác, về nhà chăn dê, chăn lợn cho vợ mới là chuyện lạ...


Đúng là Dân có khác. Họ nói xuôi nói ngược, nói sao cũng được. Mình là mình phản đối cái vấn đề này. Các vị ấy đâu tệ đến thế. Mình rất thông cảm. "Ở trong chăn mới biết chăn có Rận" các vị "Công Bộc" nhẩy?. Cũng phải luồn lách như con Lươn con Trạch mới giữ cho cái ghế của mình không bị người khác cưa chân, chứ dễ dàng lắm à. Nhục nhã đắng cay bỏ mẹ chứ súng sướng cái nỗi gì. Cứ ngồi đó rồi mà tưởng bở... Có vị nhân dân nào ngon nhảy vào "gánh vác" thử xem rồi khác biết. Giữa chốn quan trường cũng phải biết cách này cách khác mới mong tồn tại để mà "gánh vác", để mà "phục vụ", chứ cứ tưởng "ngồi mát mà ăn bát Vàng" chắc. Thế cho nên ai nghĩ sao, nói sao kệ họ. Chứ mình là mình rất "biết ơn" và "quý mến" các vị ấy rất là nhiều nhiều. Chẳng qua các vị ấy cũng là "vì dân vì nước" cả thôi...


Thực ra hôm nay mình muốn kể với các bác câu chuyện "Phường Em", nhằm mục đích là để nói lên cái "công đức" của các vị chánh quyền, đồng thời cũng muốn nhắn nhủ đến các ông các bà nhân dân, chớ có bạc mồm bạc miệng, ăn không nói có, vu oan giá họa cho các vị công bộc phường ta, tội chết. Các vị ấy nào đâu có thế. Việc làm của các vị nhân dân khiến mình hết sức bất mãn, không đồng tình một tí tẹo teo nào. Các vị cứ nay chuyện này mai chuyện khác, tỷ như mới đây thôi.


Cái việc xây dựng đường sá trong khu trong xóm, có sạch có đẹp thì các ông các bà nhân dân làm ăn đi lại thuận tiện, sử dụng nhiều, chứ cán bộ thì hưởng bao nhiêu. Vậy mà đến khi hoàn thành, có nhà báo, nhà đài về phỏng vấn cho phường ta được nở mày nở mặt, đại diện chính quyền chỉ nói có mỗi một câu cho "vui vui" thôi: "Công trình đường sá trong khu trong xóm này, là do chính quyền phường và nhân dân cùng làm". Có vậy thôi mà các ông bà nhân dân tru tréo lên chửi bới, nào là: Nhà nước nào, chính quyền nào cùng làm. Chỉ tổ cái bốc phét. Một đồng một xu cũng không hỗ trợ, thậm chí còn chẳng thấy ông bà "công bộc" nào vác cái bản mặt xuống mà dòm ngó nom xem dân làm ăn ra sao, liệu có thể giúp đỡ họ được gì chăng. Chờ cho đến khi xong, đến ngày hoàn thành thì mới xuất hiện, thôi thì đủ mày đủ mặt, đủ ban đủ bệ. Trả lời nhà báo nhà đài nổ ran như pháo Bình Đà. Phát biểu rùm trời, tơi bời hoa lá hẹ. Nào là: Chính quyền phường luôn quan tâm "sâu sắc" đến đời sống người dân. Cụ thể là việc đường sá trong khu trong xóm. Vận động bà con cùng với phường chung tay xây dựng đường sá cho khang trang sạch sẽ, đến nay công trình đã hoàn thành tốt đẹp v.v... và v.v... Đúng là một tuồng ăn tục nói phét. Thật hệt như câu vè... ve vẻ vè ve.


Đúng là con cháu Lý Thông.
Lưu manh thủ đoạn cướp công của người.


Ối giời ơi là giời! Chửi chưa đã họ còn ví von hò vè nữa chứ.


Đấy các bác nghĩ thủ xem có khổ cho cái chánh quyền không?... Đấy là họ "nhỡ mồm, nhỡ miệng" chứ ai tranh công cướp đoạt gì của ai, mà các vị nhân dân họ bêu xấu bêu hổ đến như vậy đấy. Dân ơi là Dân! Nhục ơi là nhục!.


Rồi cũng mới đây nữa. Toàn chuyện mới đây không hà. Đảng đã nói rồi: "Đất đai là sở hữu toàn dân, chánh quyền phường là... là thay mặt nhà nước "quản lý". Vậy mà đem ra "trao đổi" với chủ đầu tư là cái Trường Trung Học Tân Hòa (trao đổi thôi chứ có buôn bán gì đâu) để kiếm nguồn thu cho ngân sách phường, để làm những chuyện Công Ích Phúc Lợi cho dân, như xây nhà tình thương tình nghĩa, cũng được "mấy cái" rồi chứ có phải không đâu. Vậy mà các ông bà dân họ xé ra chuyện này chuyện nọ. Nào là đuổi dân đi vói giá đền bù rẻ mạt, để tạo chênh lệch, cán bộ cán bẹn còn kiếm chác chút đỉnh, chứ đền bù đúng giá, hợp lý thì cấu xé vào đâu cho được... Ôi cha mẹ ơi! Có còn gì bới móc được thì bới móc cho đã đi. Có kiếm chác được một miếng thì cũng chia năm xẻ bảy, chứ dễ mà nuốt được một mình à. Mà các vị nhiếc móc đau đầu nhức óc quá vầy nè. Đúng là không để đâu cho hết khổ hết nhục...


Qua cái chuyện này. Mình thấy thương các vị "Công Bộc" hết sức. "Trao đổi" với đối tác đem được cái trường học về đây, có nghĩa là đem ánh sáng văn hóa về cho phường. Thật là nhất cử lưỡng tiện, phường vừa có tiền mà lại có chỗ ăn chỗ học cho con em của các ông các bà nhân dân. Các ông các bà không cảm thấy sung sướng hay sao mà còn lăn tăn cái giống gì nữa. Còn về cái chỗ ăn chỗ ở của một vài chục hộ nhân dân có chịu thiệt thòi một chút thì cũng làm sao mà so sánh được với cái lợi cái lộc của phường. Hơn nữa. Nếu trong trường hợp tiền bồi thường ít quá, mà không mua được đất để ở, thì hiện nay phường ta nhà trọ thiếu gì. Giá cả phải chăng, điện nước đầy đủ, ra đó ở đỡ thời gian rồi từ từ tính liệu, làm gì mà phải kêu la um sùm trời đất như vậy.


Làm mất quan điểm. Đôi khi các vị cũng phải vì "Đại Cục" mà hy sinh một chút. Thể hiện cái tinh thần yêu nước, yêu phường xã quê hương của mình, vậy mới là đúng phải không các bác?... Thế các vị không nghe bác Hồ nói câu này à!


Dễ mười lần, không dân cũng chịu.
Khó trăm lần, dân liệu cũng xong.


Phải tự lo liệu đi chứ. Cái phận làm dân đôi khi cũng phải biết đưa vai ra mà đỡ đần đôi chút. Chứ cứ để các vị Công Bộc phải "Gánh Vác" hết thì vất vả tội nghiệp cho họ hết sức.


Vậy đấy! cái chuyện đất chuyện cát em chỉ xin nói sơ sơ vậy thôi, chứ dân phường em họ lằm mồm, nhiều chuyện lắm. cái đám buôn dưa Lê cũng nhiều. Ngồi không rỗi rãi họ hay thắc mắc điều này điều nọ chẳng đâu vào đâu. Đại loại như: Lương của các vị "Công Bộc" cao nhất là tháng vài triệu bạc, vậy mà thấy nhà vị nào cũng khang trang đẹp đẽ. Tấm nọ tấm kia. Vườn cây vườn kiểng, đồ đạc tiện nghi sang trọng đắt tiền. Không biết họ bới đâu ra tiền mà xây dựng ghê gớm thế nhỉ?...


Đúng là một câu hỏi lãng nhách, dở hơi dở hồn, chẳng ra làm sao, thiếu đầu óc kinh tế. Bới móc ở đâu ra! Mình nói cho các vị banh cái lỗ tai ra mà nghe nhé! Đã làm đến cán bộ phường thì lẽ tất nhiên là đầu óc của các vị ấy phải là đỉnh cao trí tuệ, thông minh sáng láng hơn người rồi. Có lẽ nào mà họ lại không biết chỉ bảo, tổ chức cho vợ con họ biết đường kinh doanh buôn bán mỹ phẩm, vải vóc hoặc mặt hàng gì đấy chẳng hạn... Rồi chăn nuôi Hươu Sao, chăn nuôi Bò Sữa, chăn nuôi Heo Rừng. Đầu tư vào Cty ông X bà Y. Nguồn thu nhập ở đó chứ ở đâu! Chẳng những xây dựng nhà cửa khang trang, mà họ còn mua được cả đất đai, lô này lô kia, chỗ này chỗ khác, chứ họ lại ngô nghê ngốc nghếch như các vị ấy à. Đúng là "không biết thì dựa cột mà nghe", các cụ đã dạy rành rành ra đấy mà không chịu hiểu. Cứ ngồi đó mà théc méc lèng nhèng, nói năng nhảm nhí. Lại còn có nhiều vị nhân dân còn nói xấu nói hổ cho các vị cán bộ phường là khó khăn nhũng nhiễu, đòi hỏi điều này điều nọ. Xin thưa với các bác. Vị nào mà có suy nghĩ như vậy là hết sức thiển cận, lạc hậu. Xưa nay người VN mình vốn vẫn có cái truyền thống "hòn đất ném đi, hòn chì ném lại". Nhất là trong xã hội bây giờ. Đi đâu? Vào đâu?. Làm việc gì mà không phải có điều kiện "Đầu Tiên", vậy mà các bác này cứ mơ mơ hồ hồ thế nhỉ?..."Tiền có trao thì cháo mới múc chứ". Xét kỹ ra, thì các vị Công Bộc phường ta còn dễ dãi bằng trăm phường khác. Họ còn biết thông cảm với dân. Hòa nhã vui vẻ như tết, mặt mày tươi cười như hoa. Nên dù cho khi "làm việc" với các vị ấy, cái hầu bao của mình có ngót nghét đi đôi chút, mà được nghe tiếng cười, tiếng nói "hể hả" của các vị "Công Bộc", là mình mãn nguyện lắm rồi. Chứ nhiều nơi, họ đã "ấy" của mình rồi, mà họ còn làm mặt hình sự với mình nữa chứ. Nhìn mình với con mắt mang hình viên đạn thế có bực không. Càng ngẫm nghĩ càng thấy "quý mến" các vị công bộc phường ta. Mình ước ao, giá như phường nào cũng gương mẫu như các vị phường mình thì vui biết mấy. Trăm họ được nhờ. Thật đúng là hạnh phúc...


Nói ra thì sợ các bác chê là nói dài, nói dai, nói dở. mà không nói thì nó ấm ức mãi ở trong lòng. Thực ra cái đám dân phường em không nói không được. Nó lì như trâu. Đầu óc nhiều vị nhân dân còn tưng tửng nói năng lộn xộn, nào là có cái việc gì bất đắc dĩ phải ra phường xin cái giấy cái tờ thì ngại ngùng hết sức. Rõ ràng hồ sơ giấy tờ của mình thì Nghiêm Văn Chỉnh đàng hoàng mà vẫn cứ lo lắng. Cái tâm lý sợ sệt khi đến trước cửa quan nó đã ăn sâu vào máu từ ngày giải phóng đến bây giờ rồi. Nay có cố gắng bụng bảo dạ, từ tin lên một chút mà cũng chẳng được. Cứ âu âu lo lo, chẳng biết họ có làm cho hay không, hay là lại thiếu cái này thiếu cái nọ. Chạy tới chạy lui, vừa mệt mà lại vừa lo, chả biết ất giáp ra sao. chỉ đến khi nhìn thấy cái mộc đỏ tươi, sáng chói, cùng cái chữ ký "lả lướt" của các vị "Công Bộc" thì mới yên chí. Mừng còn hơn bố sống lại. Chu cha ơi! nó mới sung sướng làm sao. Trên đường về miệng cứ cười chúm chím. Hạnh phúc vô cùng.


Nghe các vị nhân dân này than thở mình thấy buồn cười. Sợ cái quái gì mà sợ. Ngại cái đếch gì mà ngại. Cán bộ là "Đầy tớ" của dân, họ chỉ làm bộ cho không khí "Chủ Tớ" nó được vui vui vậy thôi, chứ thực ra họ rất là dễ dãi. Ăn thua mình "biết cách" tí thôi. Thế cho nên các cụ ngày xưa đã tiên đoán trước được thời thế, nên dạy rằng: "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết". Về mà học thuộc đi nhé!... Đúng là dốt đặc!... Đó là thủ tục Hành Chính, chứ không phải "Hành là Chính". Đừng có mà tưng tửng rồi suy nghĩ lung tung lộn xộn, làm mất tình đoàn kết giữa cán bộ và nhân dân, là một điều hết sức đáng tiếc. Không nên có...


Chết bỏ bu nhà em rồi! Miên man dài dòng quá phải không các bác. Làm mất bao nhiêu thời giờ vàng ngọc của các bác rồi. Đấy! đầu hai thứ tóc, có tí tuổi rồi nó hay lú lẫn thế đấy.


Thưa các bác. Cũng như em đã nói từ đầu. Mục đích của em kể với các bác câu chuyện này là để nói lên cái "Công Đức Cao Vời" của các vị Công Bộc phường em. Đồng thời cũng là để stop bớt lại cái "Chiện Xiên Tạc" của quý vị nhân dân dân hay lắm nhời nhiều chuyện. Nhắn nhủ họ là phải biết "Trân trọng, tri ân, quý mến" các vị "Công Bộc". Họ đã hy sinh cả một thời thanh xuân đem hết sức mình ra để mà "gánh vác", lo cho dân cho nước, cho phường của mình. Thật là những tấm lòng vô vàn đáng quý. Rất là "khó kiếm"...


Thôi vậy nhé! Em xin được kết thúc câu chuyện ở đây. "Như truyện đã viết xong, mà lòng vẫn còn muốn nói thêm". Hẹn các bác vào câu chuyện "Phường Em" kỳ sau vậy. Còn có nhiều chuyện hay hay đáo để... sẽ xin hầu các bác.


Kính chúc các bác Sức khỏe, vui vẻ và mạnh khỏe lên nhé!...


Chào các bác.

Thị Hến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.130 giây.