logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/10/2014 lúc 08:46:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Anh Đặng Xuân Diệu trước khi bị bắt. Ảnh Facebook

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu bị kết án 13 năm tù trong vụ án 14 thanh niên Công giáo- Tin Lành ở Vinh hiện đang phải chịu đối xử vô cùng khắc nghiệt trong nhà tù. Đây là thông tin mà một tù nhân khác bị giam đối vách trong cùng nhà tù vừa được tự do thông tin cho bên ngoài biết.

Kiên quyết không nhận tội
Hai người bị tuyên mức nặng nhất trong vụ án 14 thanh niên Công giáo- Tin Lành ở Vinh là anh Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa, mỗi người 13 năm tù giam.

Hiện anh Hồ Đức Hòa đang bị phải thụ án tại trại giam Nam Hà, còn Đặng Xuân Diệu ở Trại 5 Yên Định Thanh Hóa. Đặng Xuân Diệu bị bắt hồi cuối tháng 7 năm 2011 và bị đưa ra tù xét xử cùng 14 người khác tại Vinh trong phiên sơ thẩm kéo dài hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Tuy nhiên anh Đặng Xuân Diệu luôn cho rằng bản thân vô tội, ngay trước tòa anh cũng tuyên bố không hề phạm tội theo như cáo buộc là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Anh Đặng Xuân Hà, anh trai của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, là một thành viên trong gia đình được vào dự tòa kể lại:

Ra trước tòa Diệu nói đi học chỉ để về làm cho công ty phát triển, Diệu nói điều đó không có tội. Có người nói khi đi học Đảng Việt Tân thì họ cho tiền bạc…; nhưng trước tòa, tòa cũng nói chỉ lấy của Diệu một máy điện thoại trị giá chừng 700 ngàn đồng Việt Nam; như thế không đáng giá gì mà phải ra trước tòa chịu án 13 năm tù cả.
Anh Đặng Xuân Hà cho biết từ khi anh Đặng Xuân Diệu bị bắt cho đến nay gia đình chỉ mới được gặp mặt anh này một lần khi còn bị giam ở trại B4 ở Hà Nội, còn sau khi bị đưa vào Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa thì gia đình chưa hề được gặp trong những lần đến thăm nuôi ở đó. Anh Hà cho biết lý do mà trại không cho gia đình gặp mắt như sau:

Diệu nói không có tội nên không mặc áo mà họ giao cho có đóng triện ‘phạm nhân’. Và Diệu cũng phản đối vấn đề thư gửi cho các ban ngành chẳng hạn như thư gửi cho Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và không được trả lời; thế là họ không cho ra.

Bị biệt giam
Tất cả những thông tin mà gia đình của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu nắm được về anh là tình hình của anh rất xấu:

Họ đối xử với Diệu rất khắc nghiệt vì cho họ địa chỉ là Khu Giam riêng tách biệt. Diệu cũng viết ra cho tôi biết địa chỉ ở khu giam riêng và bị kỷ luật vì những vấn đề ví dụ như viết thư gửi ra mà không gửi được mà họ biết mình viết thư về nhà nên họ kỷ luật.

Anh Trương Minh Tam, một tù nhân dù bị tuyên án về tội danh ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ nhưng lại bị đưa đi biệt giam ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa, và phòng giam giáp vách với phòng của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, cho biết sau một thời gian vào tù anh chú ý đến người tù ở phòng cạnh bên, rồi mới biết đó là tù nhân Đặng Xuân Diệu mà anh Trương Minh Tam từng vào Vinh để dự phiên xử sơ thẩm hồi ngày 8 tháng giêng năm ngoái.

Anh Trương Minh Tam cho biết tình hình của tù nhân Đặng Xuân Diệu mà anh biết được khi ở trong tù như sau:
Đó là từ ngày 22 tháng tư cho đến ngày 23 tháng 10 năm 2013, ‘cậu ấy’ sống một nơi thực sự là ‘địa ngục’ trần gian vì cậu ấy bị cán bộ trại hành hạ và xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, Trại còn ‘bật đèn xanh’ cho phạm nhân kia đánh đập, bắt cậu ấy phải phục vụ, làm việc như nô lệ cho người ấy như đun nước để người kia pha trà, rữa bát, quét nhà, không được nằm quạt, không được uống nước sạch, rồi phải ngồi làm người mẫu cho người kia vẽ những bức tranh nửa người, nửa súc vật để sau đó chính những cán bộ trại vào bình luận cho rằng phạm nhân kia có năng khiếu hội họa.

Tôi nghĩ những điều đó thực sự không thể chấp nhận được trong một xã hội con người, vì như thế những tù nhân chúng tôi bị họ coi rẻ không bằng một con súc vật.Ngoài ra cậu ấy còn đấu tranh cho quyền của anh em ở khu giam riêng, khu kỷ luật tạo nên một khoảng cách rất lớn giữa cậu ấy với cán bộ nên các điều kiện vật chất cung cấp cho cậu ấy hết sức hạn chế; đồng thời do sức sống đấu tranh của cậu ấy nên cậu quyết định không ăn bữa trưa cho đến khi nào lãnh đạo trại giam giải quyết các yêu sách của cậu ấy cũng như cho anh em. Đó là điều làm tôi khâm phục.

Kêu cứu từ gia đinh và bạn tù
Gia đình của tù nhân Đặng Xuân Diệu sau khi biết tin người thân phải tuyệt thực hồi tháng tư năm nay cũng như nhịn đói vào thàng 6 vừa qua đã có thư kêu cứu gửi đến các nơi như những đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đến Đặc phái viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng, đến các đấng bản quyền trong giáo hội Công giáo Việt Nam.

Người bạn tù vừa mãn hạn Trương Minh Tam của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, sau khi mãn án tù một năm cũng lên tiếng:
Tôi mong muốn mọi người dù là Ki tô giáo, các tôn giáo khác hay không theo tôn giáo nào hãy cùng nhau lên tiếng gây sức ép cho nhà cầm quyền để họ phải dừng những biện pháp đối với cậu đó: có thể phải chuyển đi một trại giam khác, hoặc có thể phải có những biện pháp giam giữ sao cho phù hợp nhất.

Cậu ấy nói tôi khi về hãy kêu gọi bên ngoài trao cho gia đình cậu một giải thưởng về đấu tranh cho quyền con người. Cậu ấy nói như hình thức ‘mua nợ’ để trao cho một người khác đó là mẹ ốm yếu của cậu ấy năm nay 70 tuổi. Cậu ấy nói còn phải đi tù 10 năm nữa, không biết mẹ mất lúc nào. Nếu như mẹ cậu ấy không được nuôi sống bằng đời sống tinh thần như thế thì bà có thể chết đi trong niềm đau xót. Bản thân tôi không ai biết thì không sao, nhưng thực sự nếu mẹ tôi và gia đình không ai biết thì quá đau xót.

Cậu ấy muốn tôi chuyển tải thông điệp này, và tôi cũng kêu gọi những người trong nước cũng như ở nước ngoài đều là người dân Việt Nam, đều có tình cảm, tấm lòng và khát vọng sống vì sự tự do của con người thì hãy cùng nhau làm hai việc đó là gây sức ép với phía chính quyền và thứ hai thành lập một giải thưởng- không quá nặng về vật chất nhưng có ý nghĩa về tinh thần đối với một gia đình mà chỉ có cộng đồng Công giáo biết đến với nhau chứ bên ngoài như cộng đồng anh em dân chủ không biết đến cậu ấy nhiều lắm nên những sự hy sinh âm thầm quá!

Xin phép được nhắc lại tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu 34 tuổi khi bị bắt là một kỹ sư xây dựng cầu đường. Ngoài việc làm mưu sinh, anh còn là một thành viên tích cực của Nhóm Bảo vệ Sự sống Gioan Phao lô II tại Vinh, một cộng tác viên của Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế.

Anh từng tham gia ký tên vào các kiến nghị chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, kiến nghị trả tự do cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 09/10/2014 lúc 08:59:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đặng Xuân Diệu: Hãy trả cho tôi quyền ăn cơm
VRNs (09.10.2014) – Sài Gòn - “Khi tôi được thả tự do, niềm vui trong lòng tôi không được trọn vẹn, bởi vì tôi cảm thấy có cái gì đấy chua xót, đau đớn quá. Tôi được trở về với sự tự do nhưng còn một người bạn tù đã gọi tôi bằng anh, gọi tôi bằng tất cả niềm thống thiết [thể hiện khát khao] được sống, nhưng hình như anh ấy đã không còn có thể được sống tiếp làm một con người nữa…” Tù nhân lương tâm Trương Minh Tam -một biểu tình viên- vừa mãn hạn tù vào sáng ngày 08.10.2014, sau 12 tháng bị giam cầm tại trại giam số 5 Thanh Hóa, bộc bạch nỗi trăn trở.

Người bạn tù mà TNLT Trương Minh Tam nhắc đến chính là TNLT Đặng Xuận Diệu, một trong những Thanh Niên Công Giáo sống ở Nghệ An, bị kết án 13 năm tù giam với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS.

UserPostedImage

TNLT Trương Minh Tam cho biết, buồng giam của ông sát vách với buồng giam của TNLT Đặng Xuân Diệu và cán bộ trại giam đã đối xử bất công, hà khắc với anh Diệu. TNLT Trương Minh Tam kể lại:

“Buồng giam của tôi sát với buồng giam của Diệu, nên chúng tôi có cơ hội trao đổi với nhau những câu chuyện về thân phận của một con người, bị hàm oan và phải đi tù. Điều tôi khâm phục nhất nơi người anh em của tôi về ý chí kiên cường, đấu tranh vì quyền lợi cho các tù nhân khác. Tôi xin dẫn chứng, khi cậu ấy vào buồng giam kỷ luật thì những người tù ở đây không được đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh không có giấy vệ sinh để lau chùi, toàn bộ chất thải của họ để bên cạnh sát họ và sống chung với nó suốt mười ngày [sau 10 ngày mới được mang đi đổ !?]. Họ hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm. Diện tích buồng giam khoảng tầm từ 6 – 8 m2, có cùm chân, để cùm chân của hai phạm nhân lại với nhau. Họ không được đọc báo, không được xem tivi, không được thăm gặp gia đình. Hằng ngày, cán bộ trại giam đưa thức ăn vào, nước uống không có nước sạch mà phải sử dụng nước rất là bẩn thỉu để uống. Khi biết điều này, cậu Diệu đã tuyệt thực 10 ngày trong buồng kỷ luật với những điều khiện khắc khổ như vậy. Sau khi cậu Diệu không bị cùm chân nữa, cậu ấy làm đơn yêu cầu trại giam bỏ ngay những biện pháp đối xử với con người không bằng một con vật. Sau đó, trại giam đã chấp nhận với ý kiến đề xuất của cậu Diệu và cũng nới lỏng cho anh em tù một số vấn đề như mỗi ngày anh em được đánh răng và rửa mặt, vào mùa hè khi nóng quá có thể lấy cái khăn mặt lau qua người và làm như vậy hai lần trong một ngày.

Nhưng từ đó cho đến nay, điều kiện trong phòng giam đặc biệt đó vẫn hết sức tồi tệ và hà khắc, anh em vẫn phải sống chung với chất thải của họ trong vòng 10 ngày [sau đó mới được mang đi đổ !?], họ không được tắm giặt… Không khí hôi hám và ẩm thấp. Phần lớn mọi người đều bị nấm.

Vào mùa hè, cán bộ cho thêm người vào ở với cậu Diệu để tạo thêm không khí nghột ngạt, khó thở. Vào mùa đông giá lạnh thì họ cho cậu ấy ở một mình, không có một người bạn nào ở bênh cạnh. Có những lúc thần kinh của cậu ấy rất là căng thẳng, cũng như đời sống tâm lý của cậu ấy rất cô đơn và mong manh.

Ngoài ra, cán bộ còn giam cậu ấy chung với một tù nhân – đã được cán bộ bật đèn xanh để hành hạ cậu ấy bằng những việc như phải hầu hạ tù nhân này, bắt cậu Diệu ngồi làm mẫu để vẽ những bức tranh khôi hài trong bộ dạng nửa người, nửa thú. Sau đó, cán bộ còn khen người tù này có năng khiếu vẽ… Về điều này, thật là tồi tệ, vì không ai có quyền bình phẩm về người khác, coi người khác như một con thú. Chính vì thế cậu Diệu lại tiếp tục tuyệt thực cho đến nay khoảng 7 tháng trời rồi, cậu Diệu bỏ tất cả các bữa cơm trưa và chỉ ăn duy nhất bữa cơm chiều hằng ngày.

Tôi khẳng định, cậu Diệu đang ở trong một tình trạng hết sức tồi tệ và trầm trọng. Những ngày gần đây trước khi tôi ra về, thì tôi cứ nghe cậu Diệu la hét rằng: ‘Tôi muốn sống’, ‘Tôi muốn ăn cơm nhưng tôi bị bóp cổ… thì làm sao mà tôi ăn được!’, ‘Hãy trả cho tôi cái quyền được ăn cơm’. Đó là tiếng kêu gào thống thiết tận đáy lòng của con người và tôi nghĩ cậu ấy đã mếm trải những nỗi tận cùng của nỗi đớn đau ấy.

Trước khi tôi về thì cậu ấy có nhờ tôi một điều, hãy đến nhà cậu ấy và quỳ lạy mẹ cậu ấy, bởi vì cậu ấy không biết một ngày nào đó mẹ cậu ấy sẽ ra đi, trong khi cậu ấy vẫn ở trong tù để thụ án 13 năm”.

TNLT Trương Minh Tam nhận xét, dù sống trong cảnh tù đày bị tước đoạt tất cả quyền làm người, thua cả một con xúc vật nhưng TNLT Đặng Xuân Diệu luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, nên anh Diệu có thể vượt qua được sự giam cầm khắc nghiệt ấy:

“Tôi cảm thấy rằng, dù cậu ấy có rơi vào sự tuyệt vọng, hay rơi vào trạng thái cô đơn đến đường cùng nhưng tôi vẫn thấy nơi cậu ấy nghị lực kiên cường để sống và chiến đấu với những điều xấu xa đê tiện nhất. Trong cuộc sống, cậu ấy đã có một niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, cậu tin vào tình người nơi những con người mà Chúa đã ban đến cho cậu ấy. Mỗi một buổi sáng, cậu ấy dậy vào lúc 4 giờ sáng để đọc kinh cho tới 8 giờ sáng, kế tiếp cậu ấy ngồi thiền cho đến trưa để cậu ấy giữ cho cơ thể được ổn định nhất có thể. Đấy là một điều tuyệt vời về đời sống tinh thần mà cậu ấy đã làm”.

Thế nhưng, TNLT Trương Minh Tam vẫn lo lắng và đặt câu hỏi: “Tôi không thể biết là cậu ấy có thể chịu đựng được bao lâu nữa, nên khi tôi được về nhà tôi thấy niềm vui của tôi không được trọn vẹn một chút nào cả và tôi cứ mang nỗi buồn day dứt. Liệu chúng ta là một con người có lương tâm, có niềm tin và yêu mến Tự do, Hòa bình thì chúng ta có thể làm gì đó cho một con người kiên cường đấu tranh vì một sự tự do hay không?”.

“Tôi nguyện với Chúa và tôi hứa với Chúa rằng, tôi sẽ cùng với mọi người và cộng đoàn Công Giáo sẽ phải làm một cái gì đó cho Đặng Xuân Diệu. Và, tôi sẽ thực hiện trong nay mai, nên tôi mong mọi người hãy cùng đồng hành với tôi để thực hiện điều này.” TNLT Trương Minh Tam ước mong.

Liên quan đến vụ án của TNLT Trương Minh Tam thì ông quả quyết rằng vụ án của ông là một sự bịa đặt do nhà cầm quyền viết kịch bản, và họ nợ ông 365 ngày đã giam giữ ông: “Tôi khẳng định bản án của tôi hoàn toàn là bịa đặt, dựng chuyện để bắt tôi. Cho đến giờ phút này, tôi khẳng định, tôi không có tội. Nhà cầm quyền đã nợ tôi 365 ngày.

Vụ án của tôi sai phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự. Nhà cầm quyền khởi tố tôi về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác”, nhưng mỗi lần đi cung thì họ không điều tra về cái tội họ đã quy kết tôi, mà họ lại khai thác tôi về quan điểm chính trị, những xu hướng của những con người hoạt động đòi lại quyền lợi cho người dân, cho tự do dân chủ xã hội. Họ còn dụ dỗ ngon ngọt với tôi là, tôi nên nhận tôi có những sai phạm về nhận thức vì thế đã có những bài viết đăng trên trang mạng không phù hợp với suy nghĩ của chính quyền… thì họ sẽ châm chước cho tôi cái tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác” – nếu có, sẽ tuyên án nhẹ cho tôi, để được trở về với gia đình. Nhưng tôi không lạ gì với trò bẩn thỉu của những con người ‘lòng mang dạ sói’, vì thế tôi đã khước từ, bởi vì nếu tôi có tội thì cơ quan điều tra phải chứng minh tôi có tội.

Trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của tôi, họ nói là công khai nhưng có công khai đâu, khi tất cả anh em bạn bè quan tâm đến vụ án của tôi đã không được vào trong phòng xử án. Tại phiên tòa toàn là các gương mặt đã ngăn cản chúng tôi trong các đợt biểu tình.

Tôi luôn tuyên bố, tôi bị họ tuyên án một cách hàm hồ là 12 tháng tù giam, vì một mục tiêu nào đó và đây không phải là một bản án chính danh, tâm phục khẩu phục cho người đã bị tuyên án.

Có một điều hết sức khôi hài để chứng minh vụ án của tôi chưa bao giờ chính danh, đó là họ đã kết án tôi nhưng không trao trả bản án cho tôi. Không những thế, trong thời gian tôi chấp hành án tại trại giam số 5, thì họ đã tịch thu tất cả các giấy tờ mà cơ quan tố tụng, cơ quan xét xử đã cung cấp cho tôi. Cho đến nay, họ cũng không trao trả lại cho tôi những tài liệu đó, nên tôi đang hồ nghi rằng, họ không muốn tôi có bất cứ tài liệu nào trong tay, để tôi không còn có cơ hội chứng minh tôi là người vô tội nữa”.

TNLT Trương Minh Tam nhận định: “Những người TNLT như tôi bị kết án những bản án hết sức vô lý, có người gọi cái án này là ‘đánh dưới thắt lưng quần’ nhằm kết tội những người dân VN vô tội – có trái tim hướng về tự do, đòi hỏi nhân quyền là những quyền chính đáng của con người.”

Sau cùng, TNLT Trương Minh Tam gửi lời cám ơn: “tôi phải cảm ơn mọi người đã truyền lửa cho tôi trong suốt một năm qua, điều đó đã giúp cho tôi sự vững vàng đi qua được những thử thách khó khăn, tồi tệ nhất, bỉ ổi nhất mà chính con người dành cho con người.”

TNLT Trương Minh Tam -một biểu tình viên sống ở Hà Nội- bị kết án 12 tháng tù giam với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng ông đã phản đối cáo buộc này.

HT, VRNs
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.