logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/12/2012 lúc 01:16:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hải quân Trung Quốc trong lễ bổ nhiệm các quan chức cho cái gọi là TP Tam Sa. AFP photo.

Trong chương trình VHNT kỳ trước Mặc Lâm đã có dịp trao đổi với nhà văn Tạ Duy Anh về vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là làm cách nào đối phó với Trung Quốc, một nước lớn nhưng nhiều dã tâm với Việt Nam qua sự xâm lấn trắng trợn mà Bắc Kinh không ngần ngại đã và sẽ làm đối với chủ quyền biển đảo của nước ta từ nhiều chục năm qua.

Chương trình trao đổi kỳ này như một nhịp cầu nối liền những suy nghĩ của các nhà văn hóa, chính trị hay hoạt động trong lĩnh vực văn học với người nghe, đọc của RFA nhằm khai thác những góc nhìn khác nhau để kiến tạo những đóng góp thiết thực cho những ai quan tâm đến cách đối phó với Trung Quốc.

Tiếp tục câu chuyện về vấn đề Trung Quốc với nhà văn Tạ Duy Anh, ông cho biết một cách khái quát về vị trí địa lý chiến lược của Trung Quốc và từ đó hình thành các yếu tố khiến Trung Quốc phải vươn ra ngoài để tiến tới mộng bá chủ thế giới, trước tiên là lấn chiếm từng bước vì mục tiêu chiếm Biển Đông của họ sẽ không bao giờ thay đổi.

Quốc tế hóa Biển Đông

[Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Từ những nhận định ban đầu của tôi là Trung Quốc không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực tại Biển Đông được nhưng mục tiêu họ chiếm Biển Đông là không thay đổi. Họ đã mất từ một đến hai nghìn năm mà vẫn không chinh phục được người Việt Nam nhưng vẫn sẵn sàng mất thêm một đến hai nghìn năm nữa để tiếp tục công cuộc chinh phục và đô hộ người Việt, trong đó mục tiêu chủ chốt của Trung Quốc về mặt lãnh thổ trong thế kỷ 21 là Biển Đông chứ không phải vùng biển nào khác.

Nếu thật tỉnh táo mình sẽ nhận ra được điều này. Bởi vì ở hướng nào thì họ cũng vấp phải những thành trì. Hướng Bắc thì vướng Nga, hướng Đông thì Biển Hoa Đông vướng Nhật Bản, Triều Tiên và sau Nhật Bản, Triều Tiên là Mỹ thế rồi phía Tây là Ấn Độ… Một lối khả dĩ duy nhất là xuống phía Nam, vùng biển mà Trung Quốc có thể coi là bàn đạp để họ thực hiện ước mơ vương rộng ra thế giới để cai quản một nửa thậm chí còn hơn như mong ước của họ.

Mặc Lâm: Nhưng thưa nhà văn Tạ Duy Anh, ý muốn và cách thực hiện không phải là một khoảng cách ngắn, làm cách nào để họ thực hiện điều ấy khi các nước đều không phải là ngây thơ hay hèn nhược để cho dễ dàng nuốt trọn?
[Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ dùng toàn bộ lực lượng và những tiềm lực hay trí tuệ của họ để làm cách nào đó thôn tính Biển Đông ở những mức mà họ muốn. Tất nhiên là họ muốn toàn bộ Biển Đông còn thôn tính được đến đâu thì không biết.

Trong khi chưa chiếm được Biển Đông bằng một cuộc hải chiến, và điều đó chắc chắn rất khó, vậy thì không cách nào khác là họ sẽ dùng chiến thuật như họ đã dùng từ xưa tới nay để làm cho đối phương mệt mỏi, nản chí bằng cách quấy nhiễu, dùng tiềm lực quân sự hay vị thế nước lớn để áp đặt, vu vạ cho các nước láng giềng. Bằng cái đường lưỡi bò như vậy thì chỗ nào cũng là của họ. Nếu bây giờ các nước chấp nhận đường lưỡi bò là của họ thì mình chỉ cần bơi ra khỏi bờ một đoạn là vào bờ biển Trung Quốc rồi!

Chính cái điều vô lý ấy mà không một nước nào ở Đông Nam Á chấp nhận trong đó có Việt Nam. Thế nhưng Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ tham vọng khổng lồ của họ đối với Biển Đông. Cái cách mà người Trung Quốc rất giỏi làm đó là cứ nói mãi, cứ dùng những động tác lập đi lập lại, một mặt thì họ tuyên truyền cho thế giới điếc cả tai ra nhưng cuối cùng thì cũng thuận tai đối với họ!

Đơn giản trước mắt là việc thành lập thành phố Tam Sa. Không phải đơn thuần chỉ là một động thái mang tính hình thức nhưng đây là một động tác rất nguy hiểm bởi vì đến một lúc nào đó địa danh Tam Sa trong những hợp đồng kinh tế hay trong những địa điểm tổ chức các hội nghị quốc tế. Nghiễm nhiên nó sẽ trở thành một địa danh chính thức đối với nhiều quốc gia, với châu Âu và các nước không quan tâm nhiều đến việc ai làm chủ Biển Đông.
Rồi dần dần họ làm một cách bài bản hơn, một mặt họ khiến cho thế giới hiểu rằng cứ nói mãi nói mãi về chủ quyền Biển Đông, mà mình và các nước khác lại không làm gì cả thì đương nhiên thế giới sẽ dần dần quen với địa danh và quan niệm rằng biển Nam Trung Hoa là của họ.

UserPostedImage
Những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
Một mặt khác họ dùng mọi tiềm lực để chèn ép mình. Thực ra họ chưa chắc đã chiếm được đâu nhưng họ chèn ép để lấy thế thượng phong nhằm bắt mình chấp nhận những điều kiện do họ đưa ra như chấp nhận đàm phán song phương, chấp nhận không quốc tế hóa Biển Đông, và bằng cách đấy họ cho rằng: Đấy người Việt Nam lựa chọn đi, giữa cái quyết tâm quốc tế hóa Biển Đông với cách nói chuyện với họ thì anh phải lựa chọn. Vậy thì, nếu không tỉnh táo thì người Việt Nam mình rất dễ sa vào bẫy của họ, bởi vì Biển Đông mà không quốc tế hóa, lập trường của mình không kiên trì trong việc này thì Trung Quốc lấy rất đơn giản.

Việc Trung Quốc khó vượt qua nhất bây giờ là Biển Đông chắc chắn sẽ được quốc tế hóa mà Việt Nam và Philippines là những nước buộc lòng phải cứng rắn nhất trong lập trường này, và họ sẽ tập trung làm cho các lập trường của Philippines và Việt Nam phải mềm lại.

Mặc Lâm: Mềm lại theo ý anh là như thế nào? Anh cũng biết rằng nếu càng mềm thì họ càng lấn tới…

[Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Họ làm mềm lại bằng cách chia rẽ khối ASEAN, dùng cách nghi binh, áp lực dương đông kích tây, hay răn đe với Nhật Bản, với Đài Loan. Thực ra đều là để dằn mặt Việt Nam và Phi bởi vì Biển Hoa Đông không quan trọng đối với Trung Quốc. Cái quan trọng không bằng 1/10 đối với Biển Đông so với vị trí chiến lược của họ.
UserPostedImage
Công an ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
Người dân
Mặc Lâm: Theo anh thì đối phó với các thủ đoạn này thì người Việt phải làm sao?

[Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Tôi nghĩ rằng người Việt hiện nay thứ nhất phải thật tỉnh táo. Thứ hai phải cứng và cương nhu đúng lúc. Hiện nay tôi không có thông tin vì vậy cứ nói như rất nhiều trí thức họ quy kết chính quyền là nhu nhược, bán nước rồi nhượng bộ Trung Quốc… Tôi không nghĩ rằng bất cứ người Việt Nam nào lại có thể vì lợi ích để bán lãnh thổ, để công khai ủng hộ một thế lực ngoại bang để họ có thể gậm nhấm đất nước thì khó vô cùng và không ai dám.

Tấm gương Trần Ích Tắc, tấm gương Lê Chiêu Thống, đủ để cho người Việt không ai có đủ sự bỉ ổi, thiếu liêm sỉ để có thể làm những việc như vậy nữa.

Mặc Lâm: Thế nhưng có nhận xét cho rằng bây giờ giòng máu nóng chống ngoại xâm của người Việt hình như không còn như xưa nữa sau một thời gian dài lo cơm áo gạo tiền… anh nghĩ sao về nhận xét này?

[Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Người Việt có một đức tính rất hay là sau một nghìn năm đô hộ bởi Trung Quốc rồi nên giờ đây không sợ Trung Quốc. Nói đến Trung Quốc không ai sợ cả. Và cái việc không ai sợ Trung Quốc nó không phải là một sự cố gắng về mặt lý trí mà nó là một phản ứng bản năng, như một thói quen với người Việt mình rồi.

Sống cạnh thằng khổng lồ hàng nghìn năm nó chẳng làm gì được mình thì giờ đây không ai sợ nữa. Đó là điều quan trọng và những người cầm quyền phải khai thác triệt để cái phẩm giá này của dân tộc. Đôi khi cũng phải dám cứng rắn bởi vì mình cũng đoán định được rằng Trung Quốc sẽ hành động đến đâu, đến mức nào. Tôi nghĩ Trung Quốc không thể nào hành động vượt quá giới hạn khiến cho một cuộc chiến bùng nổ bởi vì bản thân Trung Quốc trong thời điểm này và trong nhiều năm tới, tôi nghĩ họ cũng không muốn cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông.

[b]Mặc Lâm:
Anh có thể giải thích thêm trong vấn đề này hay không? Tại sao Trung Quốc lại chưa thể gây chiến tranh trong lúc này?

[b][Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Bởi vì nếu nó nổ ra như mình đã nói thì nó sẽ như thế nào? Nó kết thúc được hay không và hậu quả ra sao thì chính họ cũng không lường tới được. Tôi nghĩ người Trung Quốc hiện nay chưa có một cách nào khác ngoài cách lì lợm, chơi bẩn. Chơi bẩn bằng mọi thủ đoạn trong đó có lừa phỉnh, đánh úp, hay gậm nhấm những chỗ họ có thể làm được như bãi Gạc Ma năm 88. Cứ xểnh ra là họ làm. Họ chơi những con bài đúng như người ta gọi là tiểu nhân mà người Tàu vẫn áp dụng cho những địch thủ, những hàng xóm láng giềng của họ, nhất là những nước như là nước mình.

[b]Chính quyền

[b]Mặc Lâm:
Trước những tình hình thực tế này theo anh thì chính phủ Việt Nam phải có kế sách như thế nào để đối phó một mặt vừa không xảy ra chiến tranh, một mặt vô hiệu hóa kế hoạch tầm ăn dâu của Trung Quốc?

[b][Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Tôi nghĩ trong thời gian tới cái quan trọng nhất đối với chính quyền là phải vô hiệu hóa tất cả những quyết định ngang trái của họ.

Vô hiệu hóa bằng nhiều cách, thứ nhất không chấp nhận, và khi không chấp nhận thì phải có biện pháp đáp trả. Hai nữa cũng phải tỉnh dần ra. Phải cho rất nhiều người dân trong nước hiểu ra cái thâm ý, cái bản chất sâu xa của Trung Quốc để từ đó mình có những liên kết quyền lợi khác. Liên kết với Ấn Độ, với Mỹ, với Nhật Bản, với những nước có nền công nghệ cao về vũ khí.

[b]Mặc Lâm:
Anh vừa nói tới vấn đề vũ khí, theo anh thì Việt Nam có nên bóp bụng để tự trang bị cho mình một dàn tên lửa nhằm tự vệ khi có chiến tranh xảy ra hay không, và liệu hành động này có làm cho Trung Quốc chùn tay hay khiến nó càng hung dữ hơn?

[b][Nhà văn Tạ Duy Anh:/b] Tôi nghĩ rằng Việt Nam phải có một dàn tên lửa cực kỳ gắn dọc bờ biển có thể vươn tới Hoàng Sa hay Hải Nam. Bởi vì thế này, nếu xảy ra chiến tranh thì Trung Quốc cũng không ngán gì mà không tương tên lửa vào đất liền hay những cơ sở quân sự của mình vì vậy mình phải có khả năng đáp trả.
Nhưng những bước đi như vậy phải rất nhiều kỳ công, tốn kém và nhất là cả dân tộc phải quyết tâm. Nếu như người cầm quyền cứ lấy cái cớ giữ ổn định giữ hòa bình để cho tương lai những vấn đề của ngày nay thì không phải là vấn đề hay.

Trước sau con cháu chúng ta phải đối mặt, và khi đó nó phải đối mặt với một cuộc chiến đẫm máu rất nhiều lần nếu xảy ra so với ngày hôm nay. Bởi vì ngày hôm nay cái may nhất là những cường quốc lớn như Mỹ và Trung Quốc không bao giờ có thể bắt tay nhau được. Chừng nào mà những lợi ích của họ còn xung đột thì mình còn sống sót.

Cái chiến thuật thoát hiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua là chiến thuật của con sóc, tức là anh leo dây thoát hiểm nhưng cái đó nó không tồn tại mãi được. Trước sau anh phải đối mặt với một sự thật là anh chỉ né tránh. Anh né tránh những cú đòn của họ thôi, nhưng khi nó ra quá nhiều cú đòn và thậm chí với những cú né như vậy, mỗi lần né thì nó lại áp sát vào lãnh thổ của mình thì cuối cùng anh cũng không thể thoái thác, anh không thể tránh phải đối mặt với một kẻ thù khổng lồ.

[b]Mặc Lâm:
Xin cám ơn nhà văn Tạ Duy Anh. Sau hai kỳ phát thanh nhà văn Tạ Duy Anh đã chia sẻ với chúng ta nhiều ý kiến thú vị về cách làm sao sống chung và đối phó với Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều tranh cãi đối các ý kiến này nhưng chúng tôi tin rằng, những ai quan tâm tới vấn đề sẽ có cơ hội nhìn ra một khía cạnh khác để góp thêm kinh nghiệm cho việc bảo vệ bờ cõi của Việt Nam.

Source: RFA

Sửa bởi người viết 30/12/2012 lúc 01:20:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.