logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/10/2014 lúc 06:17:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sinh viên Hồng Kông quả thật... quá lợi hại, tung chưởng nào đáng đồng tiền bát gạo chưởng nấy, tuy nhiên phải công nhận cách ra chiêu mới thật sự đáng nể, bởi đầy sáng tạo. Đúng vậy, trong các cuộc biểu tình đòi Dân Chủ từ cuối tháng 9 vừa rồi, sinh viên đã phải đối đầu kịch liệt với bộ máy chính quyền tay sai của Bắc Kinh. Trong khi cảnh sát tung lựu đạn và xịt hơi cay, sinh viên lập tức ra chiêu đỡ một cách độc đáo: Dương dù! Vậy mà họ đã hóa giải được bạo lực. Chẳng những thế, với vũ khí mới này, sinh viên Hồng Kông đã lập nên một danh hiệu lịch sử: Umbrella Revolution! Cách Mạng Dù!
Riêng cá nhân tôi, không hiểu sao,“sự cố” trên cứ ám ảnh tôi hoài, đúng nghĩa là “can không nổi”, khiến tôi cứ tơ tưởng đến hình ảnh cái ô, cây dù. Lúc đầu thấy tôi lừ đừ, bà xã tưởng tôi bị cúm bởi tiết đầu thu, bèn chăm sóc thuốc men, bón cho ăn hết cháo sườn lại đút cho miến lươn... sau thấy tôi càng lúc càng mang nặng vẻ bần thần hơn, lại sinh nghi tôi nhớ thương “bồ nhí... già” nào đó, liền mặc xác tôi cho chó tha. Thế nhưng tôi chẳng than thân trách phận, bởi tâm trí tôi vẫn tiếp tục “tự sướng” với những hình ảnh sinh viên Hồng Kông chống bạo quyền bằng... dù. Tôi cứ suy nghĩ ban ngày đã đành, suốt đêm cũng bận rộn tâm trí. Ký ức tôi quay về dĩ vãng để tìm hiểu những đặc điểm của cái ô hay cây dù khả dĩ đã tác động vật dụng này viết nên những trang tuyên ngôn “hoành tráng,” vẽ được những hình ảnh đầy “ấn tượng” trong... lịch sử chống chế độ độc tài và chủ nghĩa cộng sản.

Chút gì để thuơng, để nhớ... ô/dù

Dân Việt vẫn cho rằng người miền Bắc nước ta quen gọi “cái ô” - người trong Nam hay nói “cây dù” tuy cùng để chỉ một vật dùng để che nắng, che mưa. Theo một hai giả thuyết nghe ra cũng có phần... đã tai. Sở dĩ gọi ô là bởi khi được dương lên, ta nhìn nó thấy y chang mẫu tự Ô viết hoa; còn gọi dù, vì hình dạng nó giống chiếc dù (nhảy). Tuy nhiên, thiết tưởng cũng khó có thể chối cãi rằng cái ô hay cây dù xuất xứ từ cái lọng. Chính xác, lọng là một vật hình tròn, bằng vải sặc sỡ hoa hòe hoa sói hay chỉ duy nhất màu vàng, to cỡ cái nong đựng thóc, dùng để che trên đầu trong các nghi lễ đón rước vua quan, thần thành vào thời xa xưa. Dân gian sức mấy có lọng mà che đầu. Mà có đi nữa cũng chẳng ai ngu chi đem ra xài, bởi tuy vẫn ngày ngày dầm mưa giãi nắng nhưng phe “dân ngu khu đen” đã có nón lá và áo tơi. Đó là chưa nói khi dùng lọng thì cần phải có người vác đi phía sau lưng mà che trên đầu “nhân vật chính” chỉ nhằm cho... đẹp mắt mà thôi.
Lối kiến trúc lọng hay cách làm ô/dù cũng sêm-sêm nhau; vật dụng cũng tuơng tự, chỉ khác nhau hình thức to, nhỏ. Nói tổng quát, vật dụng thiết kế gồm: Cán ô (hay thân dù) mà ở đầu có thể thẳng tuột như gậy ba toong hay cong cong để dễ móc vào cánh tay khi không dùng hoặc để móc vào đinh trên tường - lọng ô thường bằng vải (nay bằng nylon) hình cây nấm để phủ lên những chiếc nan được gắn cố định vào thân cán ô đồng thời có khả năng xòe ra, cụp lại cũng như gấp xếp cho gọn.
Chẳng rõ cái ô, cây dù chào đời trên thế gian này vào thuở nào. Đại khái ở Âu Châu, người ta đoán những chiếc ô/dù khởi sự xuất hiện vào khoảng thập niên 1500. Cũng có giả thuyết ô/dù xuất xứ từ Trung Hoa cổ, sau lan tràn khắp nơi. Thật tình, trong lịch sử, ô/dù cũng được phát hiện ở các khu vực văn minh khác như Assyria, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ... Thế nhưng, vào “thuở ban đầu lưu luyến ấy”, việc che ô/dù là “siêu mốt” của giới quyền quý, giầu sang, nhất là để phụ nữ làm điệu. Trong các bức danh họa như của Monet, Paul Gaugin, Edvard Munch, ta được chiêm ngưỡng những người đẹp Tây Phương mặc váy đầm xòe, đầu tuy đã đội chiếc mũ/nón vành rộng nhưng đồng thời tay vẫn cầm ô che trên đầu. Ngay như tại Nhật Bản, hình ảnh thiếu nữ mặc Kimono và che ô/dù làm bằng giấy dầu... cũng đã một thời làm thiên hạ, cách riêng giới mày râu phải “lắc lư con tàu đi”. Vừa lịch thiệp, vừa trang nhã lại vừa quyến rũ “hết ý”!
Ở nước ta, dưới thời Pháp thuộc, việc xài ô cũng thông dụng nhưng cũng hầu hết dành cho giai cấp từ “thường thuờng bậc trung” trở lên đến “thượng tầng kiến trúc.” Điển hình như công chức vốn được mệnh danh là giới “sáng cắp ô đi, tối vác về;” hình ảnh vừa mô tả trong thơ của Trần Tế Xương (1870 – 1907) ngầm mỉa mai là những người “thật thái vô tích.” Nhắc đến nhà thơ làng Vị Xuyên này nhân khi nói về ô/dù, bắt buộc người ta phải phô diễn cái vụ ông diện giầy Tây da màu vàng (jaune/dôn”), đặc biệt tay xách ô, thêm vào đó lại “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” (Kiều) để đi “rượu chè, trai gái, đủ tam khoanh”; nào ngờ “sự cố” xảy ra: Mất ô! - Ông “thành khẩn khai báo” như sau:

“Đêm qua anh đến chơi đây,
Giầu “dôn” anh diện, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm,
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.
Hỏi ô, ô mất bao giờ,
Hỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa.
Chỉ e rày gió, mai mưa,
Lấy gì đi sớm, về trưa với tình?!”

Ô/dù từ che nắng, che mưa trở thành vũ khí

Ô/dù trong tiếng Pháp gọi là “parapluie”; danh từ này bởi động từ “parare” là “che chở” trong tiếng Ý. Còn “pluie” là mưa. Như vậy công dụng chính cống của ô/dù là chỉ để che mưa mà thôi. Nhưng khi ô/dù du nhập nước ta, người Việt xài để che cả mưa lẫn nắng. Ở quốc nội thì miễn bàn, bởi quá ư chí lý nhưng tại hải ngoại, ắt đây là một vấn đề, một hiện tượng. Tại Âu Châu, cách riêng ở Bắc Âu như Na Uy chẳng hạn, thiên hạ quí nắng còn hơn quí... vàng. Chẳng thế mà những ngày mùa hè, nam phụ lão ấu cứ “thi đua” mà tắm nắng. Dân bản xứ chỉ che dù khi trời mưa, còn nắng dù gắt thế nào, họ cũng vẫn tận tình hưởng thụ nắng. Trong khi người Việt, chẳng cứ mưa, cả nắng - tuy vẫn đang ở trong bóng râm - cũng “vô tư” che ô/dù.
Viết đến đây tôi sực nhớ về cố đô Bergen, thành phố thuộc miền Tây Na Uy; nơi đây được tặng biệt danh là “Thành Phố Dù” hay “Thành Phố Mưa”, bởi ở vùng này mưa triền miên đến độ có thể xác quyết mà không lo bị chê là “nổ”: Một năm có 365 ngày thì mưa đã hết 300 ngày. Vậy mà mỗi khi trời bố thí cho tí nắng hiếm quí - mà sức nắng thì chỉ nhè nhẹ “tựa tơ vàng” - vậy mà quí bà Việt Nam vẫn tỉnh bơ.... che dù, trước bao cặp mắt trợn ngược vì kinh ngạc của con cháu Vikings!
Mạn phép trở lại đề tài. Thưa, ca dao Việt Nam đã ca tụng “công đức” của dù một cách bóng gió, đặc biệt với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa của từ “dù”, như thế này:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Dù che ta vững như kiềng ba chân.
Dù ai nói xa nói gần,
Dù che, ghế vững hơn chân cột đình.
Dù ai làm ghế rung rinh,
Dù che, dù lại kéo mình lên cao.
Dù cho, dù có thế nào,
Dù che ta vẫn lên cao... theo dù.”

Vâng, công dụng phổ thông trên khắp thế giới của ô/dù như trên đã diễn tả là che mưa, che nắng hay để các thiếu nữ làm đẹp. Nay lúc “gió yên biển lặng,” dưới bầu trời nhiệt đới của Hồng Kông, sinh viên biểu tình cũng vẫn dùng ô/dù theo nhu cầu bình thường, nhưng khi “đất bằng nổi sóng,” họ xòe ô/dù làm vũ khí chống lựu đạn khói, hơi cay của cảnh sát. Hơn thế nữa, như ở phần đầu bài này đã giới thiệu, sinh viên Hồng Kông còn đưa ô/dù lên cấp bậc thượng đỉnh về ý nghĩa: Cách Mạng Dù! Các cuộc khởi nghĩa của dân chúng trong các chế độ độc tài bao giờ cũng mang một danh hiệu nhằm bao gồm nội dung và mục tiêu, chẳng hạn Cách Mạng Màu Cam ở Ukraine năm 2005, Mùa Xuân Ả Rập ở một số quốc gia vùng Trung Đông trong mấy năm qua.
Cách Mạng Dù do sinh viên phát động ở Hồng Kông nhằm đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền ở đặc khu Hồng Kông mà Trung Cộng đang chủ mưu tước đoạt trọn vẹn. Cuộc sống về mọi phương diện của nhân dân Hồng Kông phải được Dân Chủ và Nhân Quyền che chở - giống cái ô, chiếc dù che nắng, đỡ mưa cho “chủ nhân” của nó vậy. Trong ngôn ngữ chính trị cũng có từ “paraply” để chỉ một siêu cường hay một tổ chức quốc tế giữ vai trò “che chở”, “bảo vệ” các nước nhỏ yếu khác vốn bị một khối hay các nước khác “bắt nạt”. Thí dụ, trước tham vọng điên cuồng của Trung Cộng ở Biển Đông, nay Hoa Kỳ đang đứng ra làm “cái dù” cho một quốc gia Đông Nam Á nằm cạnh Thái Bình Dương - hoặc Do Thái hiện tìm cách núp dưới cái “Dù-NATO”!
Mà thôi, nói xa nói gần cuối cùng cũng xin nói thật một thắc mắc của cá nhân tôi - và tôi cũng dám quả quyết là của toàn thể đồng bào Việt Nam: Bao giờ thì sinh viên Việt Nam làm được như “đồng điệu” Hồng Kông? Việt Nam vốn đã bị đảng Việt Cộng khát máu cướp mất tiêu từ khuya Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền. “Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi”, hãy chọn ngay bây giờ một danh hiệu cho cuộc cách mạng mới của các bạn trẻ, trong đó sinh viên đóng vai chủ chốt. Bảo đảm các giới đồng bào, trong nước cũng như ở hải ngoại, sẽ tiếp tay lliền và gia nhập ngay. Uớc mong lắm thay!

HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.