logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/10/2014 lúc 05:27:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, một người 17 tuổi lãnh đạo những người khác để đòi hỏi dân chủ hoàn toàn từ Trung Quốc. Giống như nhiều nhà hoạt động học sinh sinh viên, anh tìm bằng chứng về các lý thuyết đã học ở lớp - và sự tin tưởng hoàn toàn về cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.


Những ý kiến nhỏ nhặt chẳng khiến anh bận tâm. Ở trường đại học, anh không nói nhiều về chính trị. Anh ghét viết những bài luận văn bàn về cải cách bầu cử. Anh chán nghe các nhà chính trị diễn thuyết. Nhưng trong hai tuần qua, Joshua Wong 17 tuổi là khuôn mặt, thậm chí là lãnh đạo, các cuộc biểu tình đòi tự do cho công dân Hồng Kông được chọn ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử lãnh đạo thành phố sắp tới.
Từ khi 14 tuổi, lúc anh kêu gọi được hơn 100.000 người phản đối kế hoạch áp đặt chương trình giáo dục thân Trung Quốc lên các trường học Hồng Kông, Joshua là một trong những học sinh sinh viên nổi bật trong đám đông. Anh gia nhập với nhóm bạn cùng trang lứa là những người đã chắp đôi chân cho lý thuyết và tiếng nói cho hành động.


"Thầy cô giáo nào lại chẳng rất sung sướng khi thấy học trò mình thấu hiểu sự học một cách rất độc lập, rất cụ thể, và say mê như thế?" Denise Ho, giáo sư trường Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, đã viết trong lá thư gởi cho học sinh mình về những cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Một nhà hoạt động khác với tinh thần tuổi trẻ là Malala Yousafzai, blogger người Pakistan đã thách thức Taliban khi lên tiếng đòi hỏi các em bé gái phải được học hành. Nhờ kêu gọi mọi người trên thế giới ủng hộ phong trào này, chị đã được đề cử giải Nobel Hòa bình lúc 16 tuổi và được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc. (Chị cũng đã bình phục sau khi bị Taliban bắn.)


Rồi có Rekkha Kalindi ở Ấn Độ, người vào năm 2007 từ chối bị ép gả chồng vào lúc 13 tuổi vì thích đến trường hơn. Chị trở thành người vận động đấu tranh chống lại hủ tục cha mẹ bắt con gái phải lấy chồng từ lúc còn nhỏ.


Những người rất trẻ tuổi này là phần lịch sử của những nhà hoạt động can đảm mà, như em bé mà sự ngây thơ khiến em nói hoàng đế ở truồng, chỉ muốn chứng minh trong thực tiễn những điều hay lẽ phải họ đã học và hiểu trong tâm mình.

Từ trước đến nay học sinh sinh viên thường ở trên tuyến đầu của những cuộc biểu tình, họ say mê áp dụng những điều họ đã học ở trường. Tháng Ba vừa qua các nhà hoạt động sinh viên ở Đài Loan tiến hành cuộc tọa kháng phản đối một hiệp ước thương mại được thương lượng bí mật với Trung Quốc, và đã buộc chính quyền đáp ứng yêu cầu của họ về sự minh bạch. Từ năm 2009 đến nay, trong những cuộc biểu tình từ Iran đến Ukraine, những sinh viên thông thạo Internet đã dễ dàng đoàn kết lại với nhau để đòi hỏi dân chủ, một tiếng vang vọng từ những cuộc biểu tình trên đường phố ở Phương Tây vào thập niên 1960 và ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.


Những cuộc phản kháng công khai chỉ là một cách cho sinh viên học sinh thử thách sự giáo dục của họ. Tuy nhiên chúng là tấm gương cho ta thấy những học sinh sinh viên tạo ra những sự kiện thực sự trên thực địa từ những chân lý họ học ở trên lớp. Những người rất trẻ tìm bằng chứng về những kiến thức họ mới học được là những người ở trên tuyến đầu cho tất cả chúng ta.

Nguồn:
Trích dịch từ báo Christian Science Monitor số ra ngày 2/10/2014. Tựa đề của người dịch.

csmonitor.com/Commentary/the-monitors-view/2014/1002/Why-teens-often-lead-protests

Bản tiếng Việt: Trần Quốc Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.