logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/10/2014 lúc 08:17:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông dùng chùy và cưa máy dẹp biểu tình
UserPostedImage
Cảnh sát tháo gỡ hàng rào của người biểu tình tại khu Admiralty. Ảnh ngày 13/10/2014. REUTERS/Carlos Barria

Ngày 14/10/2014 chính quyền Hồng Kông cố gắng giải tỏa một trong các trục giao thông bị phong trào dân chủ chiếm đóng. Võ trang chùy sắt và cưa máy, từng nhóm cảnh sát dọn dẹp chướng ngại vật, mà người biểu tình củng cố trong đêm qua.


Theo AFP, tại khu vực Causeway Bay, khoảng 15 người biểu tình đối đầu với hơn 100 cảnh sát sử dụng chùy và cưa máy. Nhân viên công lực cho phép người biểu tình tiếp tục ở lại tại chỗ nhưng tránh đứng giữa đường giao thông.

Chiến dịch « giải tỏa » rào cản cho phép mở lại trụcgiao thông từ Đông sang Tây. Đường xe điện vẫn còn bị chiếm đóng.

Một phụ nữ nói trong nước mắt : « Chúng tôi không có khả năng đương cự nhưng không bỏ cuộc ». Một thanh niên nói là dù không đủ đông nhưng anh cương quyết bám trụ.

Sau hai tuần tranh đấu mà không mang lại kết quả do thái độ không nhượng bộ của chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông, một phần công luận Hồng Kông đâm ra mệt mỏi vì giao thông bế tắc, trường học đóng cửa và buôn báo ế ẩm.

Tuy nhiên, một trong những lãnh đạo phong trào Occupy Central, Alex Chow, chủ tịch liên hội sinh viên Hồng Kông tuyên bố « tiếp tục tranh đấu cho đến khi Lương Chấn Anh chấp nhận đàm phán và đưa ra những cam kết cụ thể".

Thách thức chính quyền bảo hộ Trung Quốc, phong trào dân chủ Hồng Kông đòi Bắc Kinh phải giữ lời hứa để cho Hồng Kông bầu lãnh đạo vào năm 2017, theo lối trực tiếp tự do, không qua đèn xanh của đảng cộng sản.

Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 14/10/2014 lúc 08:19:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông : Sự hóa thân mới nhất của phong trào Occupy
UserPostedImage
Cuộc xuống đường đòi dân chủ ở Hồng Kông, tối 10/10/2014. Reuters

Hồng Kông vẫn là chủ đề thời sự Châu Á nóng trên một số tờ báo lớn của Pháp hôm nay 14/10/2014. Để dập tắt phong trào biểu tình, Bắc Kinh dường như không ngần ngại sử dụng mafia để « quấy rối » người biểu tình.


« Tại Hồng Kông, chính quyền muốn áp đặt » và « Tại Hồng Kông, Bắc Kinh tấn công vào những rào cản » lần lượt là những tựa đề các bài viết trên Le Figaro và Libération. Nhưng đối với Le Monde, « Hồng Kông là một sự hóa thân mới của phong trào Occupy ». Vào ngày 13/10/2014, sau khi cho cảnh sát đến phá dỡ các rào cản, ngay sau đó có khoảng 100 người đeo khẩu trang, đôi khi được trang bị cả dao đến tìm cách gỡ bỏ những hàng rào do sinh viên dựng lên và đã xảy ra đụng độ xô xát.

Người biểu tình nghi ngờ những kẻ giấu mặt đó là những thành viên của Hội Tam Hoàng, một tổ chức mafia Trung Quốc. Báo Libération còn cho hay những người tấn công vào người biểu tình nói tiếng phổ thông, tiếng nói được sử dụng phổ biến tại Hoa lục, chứ không phải là tiếng Quảng Đông, được sử dụng tại Hồng Kông.
Theo quan sát của hai tờ báo hiện chính quyền đang tìm cách lấy lại lợi thế, khi đánh cược vào sự ngán ngẩm của người dân do biểu tình kéo dài và sự hụt hơi từ từ của phong trào. Nhưng, Le Figaro cũng lưu ý chỉ cần một tia lửa nhỏ có nguy cơ làm bùng lại phong trào phản kháng.

Hồng Kông : một sự hóa thân mới của cuộc cách mạng dân chủ
Thế nhưng, nếu nhìn lại các phong trào phản đối bộc phát từ năm 2011, Le Monde nhận thấy Hồng Kông thật sự là một hóa thân mới nhất của phong trào Occupy. Một phong trào đã làm biến đổi hoàn toàn khái niệm « cách mạng dân chủ ». Nhận định này được tờ báo trình bày cặn kẽ trên mục Tranh luận, qua bài viết có tựa đề « Phong trào Occupy được toàn cầu hóa ».

Cứ mỗi lần tuyên bố chấm dứt phong trào Occupy, thì nó lại trỗi dậy ở đâu đó : Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Bosnia …Gần đây nhất là Hồng Kông, nảy sinh vào năm 2011. Phong trào Occupy đã chiếm lĩnh trụ sở Ngân hàng HSBC, làm tê liệt thành phố trong vòng một tuần, nhằm biểu thị tình đoàn kết với Occupy ở Hoa Kỳ, diễn ra tại Zuccotti Park, New York.

Nhưng phong trào Occupy bắt đầu từ Bắc Phi, chứ không phải tại Hoa Kỳ. Rồi từ đó lan dần sang các quốc gia thuộc khu vực biển Địa Trung Hải như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Chỉ đến khi nó làm chấn động trung tâm chủ nghĩa tư bản, Wall Street, phong trào mới được nhân rộng sang các nước khác từ Achentina cho đến Nam Phi…

Theo bài viết, những gì xảy ra cho đến ngày hôm nay, ta có thể xem Occupy như là một cuộc cách mạng dân chủ. Điểm đặc trưng của phong trào cách mạng này là không nhằm chiếm lấy quyền lực như nhiều cuộc cách mạng trong quá khứ. Nếu như đa số các phong trào Occupy trên thế giới đều bị phá vỡ, Hồng Kông lại là một trong những phong trào giữ được hơi lửa lâu nhất, kéo dài từ tháng 10/2011-08/2012.

Đến năm 2013, ngọn lửa đó lại bùng lên dưới sự lãnh đạo của hai vị giáo sư và một linh mục, với một cái tên mới là Occupy Central with Love and Peace (OCLP). Thế nhưng, chính hai nghiệp đoàn sinh viên-học sinh, quá mệt mỏi vì sự chần chừ của lãnh đạo OCLP về việc ấn định ngày biểu tình, đã đi trước một bước, quy tụ đến hơn 50.000 người. Tầm mức quan trọng của phong trào đã gây bất ngờ trên toàn thế giới, kể cả những người chủ xướng phong trào OCLP.

Theo giải thích của tờ báo nguyên nhân kinh tế là những động cơ chính của người biểu tình Hồng Kông. Ngược dòng thời gian, Hồng Kông của những năm 1960 bị xem như là một « thành phố nghèo và khốn khổ ». Nhưng những chương trình cải cách được thực hiện trong những năm 1970-1980, biến Hồng Kông thành thí điểm cho chính sách tự do mậu dịch mới, đã mang đến cho xứ thuộc địa này một sự trỗi dậy kinh tế thần kỳ. Thu nhập bình quân đầu người tại Hồng Kông còn cao hơn cả mẫu quốc, Vương quốc Anh. Hồng Kông dành ra 15% - 20% ngân sách cho văn hóa, giáo dục và dịch vụ công khác (tại Anh quốc là gần 50%).

Kể từ khi bị trao trả về cho Trung Quốc năm 1997, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bắt đầu nảy sinh. Hồng Kông triển khai một mô hình kinh tế tự do mới theo cách riêng lai tạp với kiểu chủ nghĩa chuyên chế thị trường. Làn sóng ồ ạt du khách Trung Quốc đổ vào, biến khu thuộc địa cũ thành một kiểu siêu thị hạng sang.

Sự trỗi dậy của một lớp tư sản làm chết dần chết mòn các tiểu thương địa phương, các khu phố bình dân và làm dội giá thị trường bất động sản. Những trùm bất động sản mới lấn chiếm các vùng nông thôn để mở rộng đô thị nhưng lại không chú trọng đến việc xây nhà xã hội. Trong khi giới trẻ bị buộc phải sống trong cảnh túng quẫn. Cuối cùng là nạn tham nhũng. Tình trạng móc ngoặc giữa quan chức cao cấp chính phủ và các nhà đầu tư diễn ra ở mọi cấp độ, không chừa một ai, kể cả Ủy ban độc lập chống tham nhũng.

Kết quả là vào năm 2013, trên tổng số 7 triệu cư dân, có đến khoảng 1,63 triệu người (hơn 23% dân số) sống dưới ngưỡng nghèo. Cộng đồng Occupy Central đã được sinh ra từ việc nhận thức được rằng : chính quyền bù nhìn này đang làm tay sai cho chế độ cộng sản và giới doanh nhân Hồng Kông tạo thành một lũ vô hại duy nhất và như nhau. Do đó, cần phải bứng bỏ đi.

Đó chính xác cũng là loại sâu bọ mà phong trào Occupy tại Hoa Kỳ từng ý định tố cáo dưới danh nghĩa « 99% » và buộc tội số « 1% ». Nó không chỉ đơn giản vấn đề phân phối phúc lợi, bất công xã hội, mà vì còn vấn đề quyền lực giai tầng. Bởi vì, « 1% » là tỷ lệ những người đã dùng sự giàu có của mình để gây ảnh hưởng chính trị, để rồi ngược trở lại, nó cho phép họ được làm giàu hơn nữa.

Từ đó cho thấy các phong trào khác ở nhiều quốc gia khác nhau đều có cùng một ghi nhận. Tùy theo từng bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội mà mỗi phong trào tại mỗi quốc gia có những kết quả khác nhau. Hiện, tại Hồng Kông, lối thoát chính trị vẫn nằm trong ngõ cụt. Đảng cộng sản Trung Quốc hiện trong thế khó xử. Một sự thỏa thuận cũng có thể khuyến khích các sự kiện tương tự xảy ra tại Hoa lục.

Trong khi đó người biểu tình Hồng Kông quan ngại một Thiên An Môn sẽ lặp lại và đang tìm cách vận động công luận quốc tế. Ý nguyện thiết lập một cuộc bầu cử dân chủ chỉ mới là bước khởi đầu một làn sóng rộng lớn hơn chống lại sự cai trị theo chủ nghĩa tự do chuyên chế mới. Một dân tộc, đã từng được nếm hương vị nền dân chủ trực tiếp, đào tạo về sự đồng thuận và tự tổ chức, sẽ là một cơn ác mộng tồi tệ cho chính phủ tương lai.

Đương nhiên Hồng Kông có nguy cơ trở nên kém « sinh lợi » hơn, nhưng nó cũng có thể thổi đến một làn gió mới cho nền dân chủ tại Trung Quốc, tờ báo kết luận
Theo RFI
phai  
#3 Đã gửi : 14/10/2014 lúc 08:36:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn
UserPostedImage
Cảnh sát dỡ bỏ các rào cản bằng tre do người biểu tình dựng lên để ngăn chặn con đường chính tại trung tâm Hồng Kông, ngày 14/10/2014.

Cảnh sát Hồng Kông hôm nay dùng cưa máy và búa tạ để dọn dẹp những rào cản trên một trục lộ chính ở khu trung tâm tài chánh, nơi những người biểu tình đã cắm trại trong hơn hai tuần nay để đòi cải cách chính trị. Theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ở Hồng Kông, tuy những nhân vật tranh đấu tiếp tục biểu tình một cách ôn hòa và vẫn chiếm giữa một ngã tư lớn, lời lẽ của cả đôi bên trong vụ giằng co đã trở nên kịch liệt hơn.

Những người về phe chính phủ chiều hôm nay đã lớn tiếng chửi bới những người biểu tình đòi dân chủ xung quanh khu Admiralty, giữa lúc hàng trăm nhân viên cảnh sát chống bạo động khoanh tay đứng nhìn.

Vài giờ trước đó, chính những nhân viên cảnh sát này đã đẩy lui các sinh viên biểu tình ngồi lỳ và dỡ bỏ những rào cản đã được dựng lên trên đường Queensway từ hai tuần nay.
UserPostedImage
Những người về phe chính phủ lớn tiếng chửi bới, đe dọa sinh viên đòi dân chủ xung quanh khu Admiralty.

Trong lúc những người biểu tình đã rút lui một cách ôn hòa để tới những địa điểm biểu tình khác, họ đã chỉ trích hành động này của cảnh sát vì họ đã đề nghị rút khỏi tất cả các đường phố nếu chính phủ cho phép họ dời tới Quảng trường Công dân, trước Viện Lập pháp Hồng Kông.

Anh Alex Chow, người đứng đầu Liên hiệp Sinh viên Học sinh Hồng Kông, nói rằng vì đề nghị đó bị chính quyền nhiều lần bác bỏ cho nên những người tranh đấu đòi dân chủ sẽ tiếp tục lưu lại trên đường phố.

"Chừng nào mà vấn đề hiến pháp không được giải quyết và những người biểu tình không nhận được những câu trả lời có tính chất thuyết phục, thì phong trào này vẫn tiếp diễn cho tới chừng đó. Vấn đề chúng tôi có đủ sức mạnh để thương thuyết với chính quyền hay không tùy thuộc vào số người ủng hộ cho phong trào. Nếu chính phủ tiếp tục giữ im lặng thì dân chúng sẽ tiếp tục biểu tình."

Cảnh sát đã hành động để mở lại đường Queensway trong lúc các đoàn thể xã hội có chủ trương thân Bắc Kinh gia tăng áp lực để đòi chính phủ có thái độ mạnh tay hơn đối với phong trào dân chủ đã là cho sinh hoạt ở Hồng Kông bị tê liệt trong 17 ngày.
UserPostedImage
Cảnh sát dỡ bỏ lều trại của người biểu tình tại những con đường chính ở trung tâm Hồng Kông, ngày 14/10/2014.

Tại Tòa Thị chánh, khoảng 200 thành viên của Bang Tiều Châu, qui tụ những người Hồng Kông gốc Tiều Châu, đã tuần hành tới những rào cản mà sinh viên dựng lên và hối thúc những người biểu tình rời khỏi đường phố.

Dẫn đầu đoàn người này là ông Chan Chit Kwai, một nghị viên Hội đồng quận. Ông nói rằng người biểu tình tiếp tục làm cho các cửa tiệm bị đóng cửa, sinh viên học sinh không thể tới trường và bệnh nhân không thể tới bệnh viện.

"Chúng tôi cám ơn họ vì họ có lòng tốt và muốn làm một việc gì đó để giúp ích cho cộng đồng. Nhưng chúng tôi khuyên họ là đã hơn hai tuần lễ rồi và họ nên quay về nhà và dọn dẹp đường sá để cho người dân có thể đi lại."

Viện Lập pháp Hồng Kông ngày mai sẽ mở phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ hè. An ninh xung quanh trụ sở của cơ quan này dự kiến sẽ được tăng cường trong lúc các nhà lập pháp chuẩn bị nhóm họp. Tuy có một đề tài chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp này, người ta vẫn chưa biết chắc là Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh có tham dự phiên họp hay không.
Theo VOA
phai  
#4 Đã gửi : 14/10/2014 lúc 08:38:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Về 5 điều 'không phải vậy' ở Hong Kong
UserPostedImage

Sau hơn hai tuần biểu tình, cuộc vận động dân chủ ở Hong Kong đã thoái trào nhưng các ý kiến về phong trào bất tuân dân sự này vẫn chưa hết.

Nhân dịp này ta cũng cần đánh giá lại một số nét về làn sóng sinh viên học sinh đòi dân chủ ở Hong Kong và hóa giải một số hiểu lầm.
1. Không phải Thiên An Môn
Dù nhiều báo chí quốc tế nhắc đến vụ Thiên An Môn, họ chủ yếu cho rằng biểu tình tại Hong Kong là thách thức chính trị lớn nhất từ 1989 cho Bắc Kinh, chứ không nói về các diễn biến của hai sự kiện.
Vì dù cùng được coi là đòi dân chủ, hai phong trào có định hướng, yêu sách khác nhau khá lớn.
Hồi tháng 5 và 6 năm 1989, sinh viên Trung Quốc còn dâng thỉnh nguyện thư lên lãnh đạo để muốn họ cải tổ nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa qua cách tăng cường dân chủ, chống tham nhũng, cửa quyền.
Một số lãnh đạo cao cấp như Triệu Tử Dương đã lắng nghe họ, cùng khóc với họ ở Thiên An Môn (có trợ lý Ôn Gia Bảo đứng cạnh), làm tăng thêm cảm xúc rằng Đảng và dân vẫn cùng chia sẻ nhiều nguyện ước.
Howard Zhang, phóng viên BBC, người từng tham gia biểu tình ở Thiên An Môn nói với tôi:
"Hồi năm 1989, cuộc đấu tranh khởi đầu cũng không phải là đấu tranh dân chủ mà sinh viên và hàng triệu người dân bình thường chủ yếu bày tỏ bực bội vì tham nhũng tràn lan, vì sự phân biệt giàu nghèo bắt đầu tăng."
"Những lời kêu gọi dân chủ và thay đổi chế độ chỉ đến vào những phút kết cục của đối đầu chính trị."
Trái lại, thanh niên, sinh viên Hong Kong ngay từ đầu không còn chút ảo tưởng nào về lòng thương của lãnh đạo.
Họ cũng không ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ về chính trị vì chủ quyền Hong Kong đã thuộc về Bắc Kinh nhưng muốn mở ra cuộc đấu tranh về mặt pháp lý, căn cứ vào thỏa ước Anh – Trung năm 1984, và nhấn mạnh vào quyền đầu phiếu.

UserPostedImage
Một quốc gia, hai lối tư duy ngày càng xa cách?

Đây là cuộc vận động pháp quyền rất cụ thể, không đòi lật đổ chế độ nào cả và vì thế có sự hưởng ứng rộng mà Bắc Kinh không thể cho quân đội bước ra khỏi doanh trại đã đóng ở Hong Kong để đàn áp.
Về sách lược và tiếng vang, nó có nhiều điểm tương đồng với Phong trào Ngũ tứ năm 1919 khi sinh viên Trung Quốc ồ ạt xuống đường đòi chính phủ Dân quốc hủy Hiệp ước 21 điều, nhượng bộ quá nhiều với Phương Tây.
Trong những lần sang Hong Kong, cảm nhận của tôi là đặc khu này dù 'thuộc về Trung Quốc' vẫn là nơi tự do học thuật, báo chí được tôn trọng khá tốt.
Từ môi trường đó, điều không lạ là tính văn minh, lịch sự của cuộc đấu tranh, và như nhiều bạn trẻ từ Trung Quốc nói với tôi, dù kết cục chưa thành, đây là cuộc biểu tình cần thiết cho thể nghiệm tương lai về dân chủ ở Đại lục.
2. Không dân tộc chủ nghĩa
Khác hẳn với các cuộc xuống đường biểu tình bài Nhật ở Trung Quốc, tuần hành phản đối Trung Quốc ở Việt Nam, biểu tình phản đối Việt Nam ở Campuchia, bạo động chống Hồi giáo ở Myanmar...thanh thiếu niên Hong Kong đấu tranh đòi đảm bảo dân chủ – một khái niệm phổ quát hơn các khẩu hiệu dân tộc chủ nghĩa - như họ đã được hứa.
Các biểu tượng của họ như nơ vàng (đã có trong cuộc đấu tranh dân chủ Philippines 1986 và rất phổ biến trong các phong trào dân sự Anh, Mỹ, Úc) không hề dính gì đến cờ Hong Kong hay Trung Quốc, điều khiến sức lan tỏa quốc tế của câu chuyện Hong Kong rất mạnh.
Ngoài ra, nhóm Chiếm Trung Tâm ở Hong Kong rõ ràng đã học chiến thuật của các nhóm Occupy Central tương tự từng tổ chức bao vây khu tài chính London, New York.
Thông điệp ngầm của họ là đòi công bằng xã hội, và phần nào chống toàn cầu hóa, theo cách hiểu toàn cầu hóa có lợi cho giới có quyền và có tiền.
Nhưng cũng có điểm giống giữa phong trào này và một số cuộc xuống đường gần đây ở châu Á.
Đó là sự lo ngại trước sức ép đến từ một Trung Quốc ngày càng to, ngày càng áp đảo.
Frank Ip, nhà báo của BBC Tiếng Trung và là người Hong Kong nói với tôi rằng:
“Hong Kong đúng là là một trong những khu vực thịnh vượng nhất về kinh tế trên thế giới nhưng ta không nên quên rằng khoảng cách giàu nghèo cũng rất lớn như chỉ số GINI gần nhất cho thấy. Và thế hệ trẻ đang chịu nhiều áp lực.”
Tại khu vực hành chính đặc biệt hơn 7 triệu dân, căng thẳng với người từ đại lục tới đã diễn ra từ lâu nay:
“Áp lực từ Trung Quốc, từ những người lục địa đến, sang mua từ sữa, đồ dùng sang trọng đến các thứ khác. Đó là một trong số những điều khiến người trẻ tuổi ở Hong Kong cảm thấy bị đe dọa”, theo Frank Ip.

Ngoài ra trên thị trường địa ốc, thị trường lao động và cơ hội việc làm, thanh thiếu niên Hong Kong cũng chịu nhiều sức ép.
Ngay ở học đường, số sinh viên từ Trung Quốc ngày càng đông, và ở một những trường đại học hàng đầu ở Hong Kong, số liệu mới nhất, theo Frank Ip, nói số sinh viên bậc sau đại học từ Trung Quốc lục địa có khi chiếm tới 30%.
Dù mức sống cao, thanh thiếu niên Hong Kong vẫn cất lên tiếng nói chung như giới trẻ Phương Tây.
Vì chỉ một chủ nghĩ̉a tăng trưởng được nhiều chính phủ tôn thờ nay không đủ để trả lời rất nhiều câu hỏi cuộc sống nêu ra cho nhân loại.
3. Không chỉ có chính trị
Các báo Anh đã giải thích nhiều vì sao các lãnh đạo quốc tế yên lặng lạ thường khi xảy ra các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Trang Sunday Times từng trích lời một trong số quan chức Anh tham gia đàm phán trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc trong thập niên 1980 cho rằng khi đó, London “đặt cược là Trung Quốc sẽ tự do hóa”.
UserPostedImage
Nhu cầu 'giữ gìn' nền kinh tế khiến cuộc vận động dân sự Hong Kong bị hạn chế

Nay thì cú đặt cược đó bị coi là “thất bại”.
Nhưng một phần chính giới Anh cũng coi ngay cả trước khi Hong Kong thuộc về chủ quyền Trung Quốc, vùng đất này cũng chỉ là nơi để làm ăn kinh tế hơn là một địa bàn mang tính chính trị.
Hiện nay, các mối làm ăn với Trung Quốc cũng khiến lãnh đạo Pháp, Đức không phát biểu cá nhân ủng hộ cuộc vận động dân chủ ở Hong Kong.
Hoa Kỳ cùng Nhật Bản thì còn đang chuẩn bị cho chuyến thăm của lãnh đạo nước họ tới APEC ở Bắc Kinh tháng 11 này.
Vì dù các chính phủ lên tiếng ủng hộ dân chủ và đối thoại trên nguyên tắc, các nhà lãnh đạo quốc tế đều có vẻ tránh làm mất lòng chủ nhà Trung Quốc.
Mặt khác, nhìn từ Trung Quốc, vai trò của Hong Kong tuy vẫn quan trọng nhưng không còn như xưa.
Trang The Guardian ở Anh nói khi về với Hoa lục năm 1997, Hong Kong đóng góp tới 18% lượng xuất khẩu của cả nước, nhưng nay khi kinh tế Trung Quốc đã lên như vũ bão, tỷ lệ đó chỉ còn 3%.
Hong Kong từng hưởng lợi ở vị thế đặc thù – là khu vực tự do và vận hành theo luật Anh – nhưng nay, với quá trình mở cửa ngày càng mạnh của chính Trung Quốc, lợi thế này cũng bị sút giảm.
Thâm Quyến ngay cạnh Hong Kong đã có thể giành lấy nhiều dịch vụ làm ăn và Thượng Hải cũng có tham vọng trở thành trung tâm tài chính của châu Á.
Và điều các quốc gia Phương Tây không muốn vì Hong Kong mà bỏ mất cơ hội vào thị trường lục địa rộng lớn.
4. Không kiên nhẫn chờ đợi
Một số nhà báo ở London nói đùa với tôi là yêu sách ‘One man, one vote’, mỗi người một lá phiếu, mà giới đấu tranh Hong Kong đòi hỏi hóa ra lại là ‘Một người – ông Tập Cận Bình – quyết định bằng một lá phiếu tối hậu’.
Quả vậy, các yếu tố kể trên dù có tác động mạnh đến đâu cũng không vượt quá được quyết định của ông Tập.
Vấn đề là gần nhau, các đánh giá quốc tế cho rằng quyền lực của ông lên đến đỉnh cao nên cách nhìn của Chủ tịch Tập về khu vực gần Trung Quốc lại trở nên cứng rắn lạ thường.
Theo một bài trên trang The Diplomat, ông Tập Cận Bình sau khi xử lý nội bộ với các nhóm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và cả một số tướng lĩnh quân đội, đã mạnh tay ra bên ngoài với các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, và mất dần cả sự kiên nhẫn với Đài Loan và Tổng thống Mã Anh Cửu.
Lần đầu tiên công khai chào đón một số đảng phái từ Đài Loan thuộc nhóm thần phục Bắc Kinh, ông Tập nhấn mạnh lại nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” cho Đài Loan.
Theo tác giả Michael Cole đây cũng có thể là ông Tập đang cảm thấy "mất dần sự kiểm soát" với vùng ngoại vi, từ Tân Cương, Đài Loan cho tới Hong Kong.
UserPostedImage
Tổng thống Mã Anh Cửu (giữa) nay kêu gọi TQ chấp nhận dân chủ hóa và để Hong Kong cải tổ

Chính vì thế, Hong Kong đang là phép thử với ông Tập Cận Bình và cũng là nơi người Đài Loan quan sát ngày đêm để xem Bắc Kinh quyết định thế nào.
Phản ứng mới nhất là phát biểu của Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu hôm 10/10 công khai nói chính Trung Quốc cần "cải tổ dân chủ" theo hệ thống nghị viện, và Bắc Kinh cần đối thoại với phe dân chủ Hong Kong.
Vấn đề là dù ai thay thế ông, kể cả sau cuộc đầu phiếu năm 2017, dư luận vẫn tin rằng ông Tập Cận Bình vẫn là người quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề Hong Kong.
Vì thế, câu hỏi với ông Tập là ông sẽ kiên nhẫn theo lời Đặng Tiểu Bình và tuyệt đối tôn trọng cam kết ‘Một quốc gia hai chế độ’ hay đang biến Hong Kong thành xứ ‘một quốc gia một chế độ’.
5. Không giống cả Trung Quốc và Hong Kong
Sự khác biệt đầu tiên đến từ cách báo chí hai nước Trung Quốc và Việt Nam đưa tin về Hong Kong.
Trong một blog trên trang Washington Post 06/10, cây bút Ishaan Tharoor ghi nhận rằng tại Việt Nam, nhiều tờ báo “do Đảng Cộng sản kiểm soát” đã đưa tin nhiều và khá thoải mái về tình hình Hong Kong, kể cả chuyện giới thiệu những gương mặt nổi bật trong phong trào sinh viên học sinh như Joshua Wong, 17 tuổi.
Báo chí và truyền thông ở Việt Nam có cách đưa tin khác nhau về các cuộc xuống đường tại Hong Kong từ hơn 10 ngày đầu.
Trong những ngày đầu, dù VTV, các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân không đưa tin gì, các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Người Lao Động...đã chạy tin, bài, phân tích, bình luận khá rộng rãi về chuyện Hong Kong.
Điều này cho thấy một mặt thì môi trường truyền thông Việt Nam thoáng hơn hẳn so với Trung Quốc, mặt khác, các báo đài ở Việt Nam đều phải ‘giành khách’ với các mạng xã hội, nhất là Facebook.
Vì giả sử không báo chính thống hay bán chính thống nào đưa tin, người dân đọc tin trên mạng ở Việt Nam cũng không thiếu tin về chuyện Hong Kong.
Các cuộc thảo luận trên mạng xã hội cũng rộng rãi và không thiếu chiều sâu, và gồm cả thái độ cảm phục ‘văn hóa biểu tình’ sạch sẽ, hòa bình của thanh thiếu niên Hong Kong.
Các vụ ‘xã hội đen’ tấn công sinh viên học sinh ở Mong Kok cũng nhanh chóng bị dân mạng Việt Nam phê phán.
UserPostedImage
Biểu tình ở Việt Nam mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn Hong Kong

Nhưng khác biệt nữa còn đến khi ta nhìn vào các phong trào dân sự ở Việt Nam.
Giới trẻ Hong Kong, từ lứa tuổi 17-20 đã thành công trong việc buộc cả thế giới lắng nghe quan điểm của họ nhờ tạo ra được một phong trào đấu tranh mang tính pháp lý, được tổ chức hòa bình, văn minh và hiện đại về thông tin.
Rộng hơn, cuộc đấu tranh ở Hong Kong này còn đang tạo ra một hình ảnh "người Trung Hoa mới", hiện đạ̣i, giàu nhiệt huyết và dấn thân dân sự, không nặng đầu óc dân tộc Đại Hán, như nhận đị́nh của James Palmer trang The Spectator gần đây.
So với chúng thì các cuộc biểu tình ở Việt Nam không chỉ thường đề cao biểu tượng quốc gia mà còn đông người cao tuổi đi đầu hơn là thanh thiếu niên.
Không chỉ có nhiều nghị trình khác nhau và dàn trải, các đợt vận động ở Việt Nam cũng chưa tạo ra được những hình ảnh, gương mặt khiến thế giới phải chú tâm.
Cũng không lạ vì so với Hong Kong, các cuộc vận động dân chủ hóa ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn 'tích lũy' để trở thành 'vốn xã hội' (social capital) cho các chuyển đổi tương lai.
Theo BBC
xuong  
#5 Đã gửi : 15/10/2014 lúc 08:22:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xung đột dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát tại Hồng Kông
UserPostedImage
Ảnh chụp gần trụ sở chính quyền Hồng Kông

Trong đêm qua, rạng sáng nay, 15/01/2014, đã xẩy ra các vụ xung đột dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông.

Vào sáng sớm hôm nay, hàng trăm cảnh sát dã chiến đã tấn công nhằm giải tán những người biểu tình cố thủ đằng sau các hàng rào mà họ vừa lập ra trên một đại lộ gần trụ sở chính quyền Hồng Kông.

Trước đó, tối qua, cảnh sát dã chiến đã xung đột với người biểu tình nhằm kiểm soát một đường hầm và một đại lộ, nơi mà những người biểu tình vẫn chiếm giữ từ hơn hai tuần qua, để đòi chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông phải chấp nhận cho tổ chức một cuộc bầu cử thực sự dân chủ vào năm 2017.

Trên năm chục người biểu tình bị bắt giữ. Đây là những vụ xung đột dữ dội nhất kể từ khi nổ ra làn sóng biểu tình cách nay hai tuần.

Tình hình trở nên căng thẳng sau khi đài truyền hình TVB của Hồng Kông phát hình ảnh cảnh sát đánh đập dã man một người biểu tình đã bị bắt. Cuộn băng vidéo do một dân biểu thuộc đảng Công dân, phe đối lập Hồng Kông, quay. Bị công luận chỉ trích, cảnh sát Hồng Kông đã lên án vụ bạo hành và cho biết đã trừng phạt viên cảnh sát có dính líu đến vụ này.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gửi về bài tường trình.

« Hiển nhiên, vụ bạo hành mới của cảnh sát sẽ như đổ thêm dầu vào lửa đối với phong trào bất phục tùng dân sự hiện đang đấu tranh đòi phải có một hệ thống chính trị thực sự dân chủ tại Hồng Kông. Vào khoảng 3 giờ sáng, sau nhiều giờ xô xát, đôi khi dữ dội, với một bên là cảnh sát dùng dùi cui, khí bột tiêu cay và bên kia là những người biểu tình chỉ có cây dù và chai nước, cảnh sát lại một lần nữa tìm cách tấn công để giải tán đám đông chiếm giữ đường phố và ngăn chặn lối vào văn phòng Trưởng đặc khu Hồng Kông.

Thế nhưng, vào lúc có một người biểu tình đã bị bắt, tay bị trói bằng dây nhựa, thì một nhóm cảnh sát, trong số đó người mặc thường phục, đã quật người này xuống đất, và đánh đập tàn bạo. Một dân biểu thuộc đảng Công dân (Civic Party), thuộc phe đối lập đã quay được toàn bộ cảnh này và cuộn băng video đã được phát trên kênh truyền hình chính thức.

Hình ảnh bộ mặt và thân thể người biểu tình bị đánh xưng vù đã gây nỗi kinh hoàng. Ngay lập tức, cảnh sát lên án vụ bạo hành này và cho biết viên cảnh sát dính líu trong vụ đánh đập người biểu tình đã bị trừng phạt và thông báo thêm là trong vụ xô xát vào đêm qua, có 4 cảnh sát bị thương và 55 người biểu tình bị bắt giữ»
Theo RFI

xuong  
#6 Đã gửi : 15/10/2014 lúc 08:28:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phẫn nộ dâng cao về video cảnh sát Hong Kong đánh người biểu tình

UserPostedImage
Cảnh sát mặc thường phục lôi một người biểu tình đòi dân chủ ra khỏi khu vực gần trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 15/10/2014

HONG KONG— Các tổ chức nhân quyền và dân chúng Hồng Kông đang bày tỏ sự phẫn nộ sau khi hình ảnh video cho thấy nhiều cảnh sát viên đánh đập một người biểu tình không có khí giới và bị còng tay. Video quay vào lúc tảng sáng cho thấy các cảnh sát viên lôi người biểu tình bị còng tay tới một góc tối của một công viên ở gần đó rối đánh đập nạn nhân một cách dã man. Từ Hồng Kông, thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Sau khi được tin anh Ken Tsang bị bắt, Nghị viên Alan Leong, Chủ tịch Đảng Công dân, đã phái các luật sư tới Học viện Cảnh sát, nơi anh Tsang bị giam. 9 tiếng đồng hồ sau đó, toán luật sư đã hộ tống anh Tsang cùng với 7 người biểu tình khác tới bệnh viện. Nghị viên Leong phát biểu như sau về vụ này.

"Việc sử dụng vũ lực, sử dụng sức mạnh của cảnh sát, trong trường hợp này là một vụ lạm quyền trắng trợn. Chúng tôi yêu cầu cảnh sát bắt giam ngay lập tức 6 cảnh sát viên này và tiến hành các cuộc điều tra hình sự."

Vụ bắt giữ anh Tsang diễn ra trong một đêm có những vụ xô xát kịch liệt nhất giữa cảnh sát với những người biểu tình đòi dân chủ kể từ khi phong trào chiếm cứ khu trung tâm thương mại của Hồng Kông bắt đầu cách nay 18 ngày.

Nhiều giờ trước khi anh Tsang bị cảnh sát hành hung, các nhân vật tranh đấu đã tràn vào một con đường chính gần khu trụ sở chính phủ mà cảnh sát đã lấy lại quyền kiểm soát vài ngày trước.

Sau khi những người biểu tình đặt rào cản trên đường, cảnh sát chống bạo động vào lúc tảng sáng đã dùng dùi cui và súng xịt thuốc cay mắt, và trong một số trường hợp đã đánh đập và vật ngã những người biểu tình trong lúc tìm cách chiếm lại con đường này. Ít nhất 45 người biểu tình bị bắt.
UserPostedImage
Hình ảnh video cho thấy cảnh sáu nhân viên công lực mặc thường phục lôi anh Tsang vào một góc tối của một tòa nhà, liên tục đánh đập nạn nhân (phải) trong suốt bốn phút đồng hồ.

Vài giờ sau khi hình ảnh anh Tsang bị đánh đập xuất hiện trên truyền hình, các viên chỉ huy cảnh sát đã đưa ra một thông cáo nói rằng các cảnh sát viên liên can đã được chuyển sang những nhiệm vụ khác.

Cựu Bộ trưởng An ninh Hồng Kông, bà Regina Ip, một thành viên thân Bắc Kinh trong Hội đồng quản trị thành phố Hồng Kông, kêu gọi dân chúng chớ nên vội vã lên án cảnh sát. Bà cho rằng cảnh sát đang làm việc dưới áp lực khá lớn trong lúc cuộc biểu tình đòi dân chủ bước sang tuần lễ thứ ba.

"Tôi tin chắc là cảnh sát sẽ thông qua các kênh thông thường để điều tra bất kỳ tố cáo nào về việc hành hung trái phép. Tôi tin chắc là cảnh sát sẽ thực hiện những hành động cần thiết."

Những người biểu tình mỗi lúc một đông đã kéo tới Viện Lập pháp trong lúc các nghị viên chuẩn bị cho phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ hè.

Phó Chủ tịch Hội đồng Độc lập về Khiếu tố Cảnh sát, ông Lam Tai Fai nói rằng ông hiểu được sự tức giận của công chúng.

"Dĩ nhiên là tôi không tán đồng việc sử dụng bạo lực và tôi tin rằng cảnh sát phải đứng ra để nói một điều gì đó để giải tỏa những sự nghi ngờ của công chúng."
UserPostedImage
Hình ảnh anh Tsang thân thể bị bầm tím tại sở cảnh sát.

Sự phẫn nộ của người dân đang gia tăng sau khi có thêm những chi tiết về vụ hành hung, kể cả những hình ảnh cho thấy anh Tsang thân thể bị bầm tím ở sở cảnh sát. Khoảng giữa trưa giờ địa phương, Nghị viên Dennis Kwok, luật sư của anh Tsang, nói rằng ông không biết điều gì làm cho anh bị cảnh sát bắt giữ, nhưng ông đưa ra những tố cáo như sau
Khi anh Ken Tsang ở sở cảnh sát, cảnh sát tiếp tục sử dụng sức mạnh không cần thiết và bạo lực đối với anh. Như quí vị có thể thấy trong các bản tin và những bằng chứng mà tôi thu thập được, tôi nghĩ rằng những gì mà cảnh sát đã làm là rất rõ ràng. Vì vậy việc họ bị thuyên chuyển công tác là không đủ. Tôi tin rằng những gì họ đã làm là một hành vi tội phạm."

Các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới, kể cả Hội Ân xá Quốc tế, đã cùng nhau lên án sự thô bạo của cảnh sát Hồng Kông. Ông Law Yuk Kai, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hồng Kông, nói rằng vụ hành hung đó vi phạm luật lệ của Hồng Kông về tra tấn, theo đó các giới chức lạm quyền có thể phải lãnh án tù chung thân. Ông yêu cầu giới hữu trách đưa các cảnh sát viên đó ra trước ánh sáng công lý.

"Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đó là một sự vi phạm trắng trợn đối với nhân quyền mà các cảnh sát viên đã làm. Điều đó hoàn toàn trái với pháp luật và thật là vô lý khi họ tấn công một người đã bị bắt và rõ ràng là không làm điều gì để chống lại vụ bắt giữ. Điều này rõ ràng là vi phạm pháp luật và luật lệ của cảnh sát."

Trong lúc Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tham dự phiên họp của Viện Lập pháp vào ngày mai vì căng thẳng leo thang, các sinh viên cho biết họ nhất định sẽ tiếp tục ở lại trên đường phố.

Người đứng đầu công tác hiến pháp của chính quyền Hồng Kông, ông Raymond Tam cho biết ông hy vọng cuộc điều đình bị bế tắc có thể được thực hiện lại.

"Trong vài ngày nay chúng tôi đã tiếp xúc với Liên đoàn Sinh viên Học sinh thông qua một người trung gian để xem có thể mở lại cuộc đối thoại hay không và nếu được thì khi nào. Hy vọng là chúng tôi sẽ tìm được một nền tảng chung cho một cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn và xây dựng để đưa sự việc tiến tới cho bầu cử trực tiếp và phổ thông đầu phiếu vào năm 2017."

Tối nay, tình hình tương đối yên tĩnh trên các đường phố ở Hồng Kông. Các nhân viên cảnh sát lại một lần nữa duy trì một vị thế thấp ở nơi công cộng. Tuy nhiên, công chúng đang lo âu sau khi Hiệp hội Nhân viên Cảnh sát Trung cấp đưa ra một lời cảnh báo cho chính phủ là tinh thần của cảnh sát đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay và 20.000 cảnh sát viên của hiệp hội này đang ở trong tình trang mà họ nói là “bắt đầu không thể phân biệt đúng sai”.

Theo VOA
xuong  
#7 Đã gửi : 15/10/2014 lúc 08:30:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một tỷ phú Hong Kong giàu nhất Á châu kêu gọi sinh viên giải tán
UserPostedImage
Ông Li Ka-shing (Lý Gia Thành) một tỷ phú Hong Kong và cũng là người giàu nhất Á châu. Ảnh chụp năm 2013. AFP

Ông Lý Gia Thành một tỷ phú Hong Kong và cũng là người giàu nhất Á châu lên tiếng kêu gọi sinh viên trở về nhà để giữ ổn định cho Hong Kong sau nhiều ngày biểu tình đòi dân chủ.

Lần đầu tiên lên tiếng trước báo chí, tỷ phú Lý Gia Thành cho biết nếu luật pháp Hong Kong bị bẻ gãy thì đó là một điều phiền muộn lớn nhất của đặc khu và ông kêu gọi sinh viên, học sinh cũng như thường dân nên sớm quay trở về nhà.

Là sở hữu nhiều tập đoàn địa ốc, tỷ phú Lý Gia Thành được xem như giàu nhất Châu Á với tài sản 23 tỷ Mỹ kim.

Ngược lại với tỷ phú Thành là một tỷ phú khác: ông Jimmy Lai theo chân đoàn biểu tình ngay từ những ngày đầu và vẫn tiếp tục cho tới khi cảnh sát tấn công vào họ.

Jimmy Lai là một tỷ phú của người nghèo và thực sự là chỗ dựa tinh thần cho sinh viên khi chính ông có mặt trong những ngày vừa qua. Là chủ nhiều tập đoàn truyền thông trong đó có tờ Apple Daily Newspaper và Next Magazine đưa tin tức biểu tình từng giờ một. Ông bị công an chìm theo dõi từng ngày và đã có những hành động hăm dọa, sách nhiễu nhưng ông vẫn tỏ ra không hề sợ hãi.

Theo RFA
xuong  
#8 Đã gửi : 16/10/2014 lúc 08:19:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chính quyền Hồng Kông đề nghị đối thoại với sinh viên
UserPostedImage
Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, Lương Chấn Anh, trong buổi họp báo sáng nay 16/10/2014. REUTERS/Tyrone Siu

Một tuần sau khi hủy bỏ kế hoạch đàm phán với các sinh viên đang biểu tình, hôm nay, 16/10/2014, lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông, ông Luơng Chấn Anh, lại đề nghị đối thoại.


Phát biểu với giới báo chí, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết : « Trong những ngày qua và kể cả sáng nay, thông qua các bên thứ ba, chúng tôi đã cho các sinh viên biết là chúng tôi muốn tiến hành đối thoại càng sớm càng tốt, và nếu có thể thì ngay trong tuần tới, về thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu ». Ông Lương Chấn Anh cũng khẳng định lại là Bắc Kinh không chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát, lựa chọn giới thiệu các ứng viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông vào năm 2017.

Mặt khác, lãnh đạo Hồng Kông từ chối bình luận về các vụ bạo hành của cảnh sát, nhắm vào những người biểu tình và cho rằng, « không nên chính trị hóa sự cố này ». Ngay sau khi truyền hình Hồng Kông phát đi hình ảnh cảnh sát đánh đập dã man người biểu tình đã bị bắt, chính quyền đặc khu đã thông báo mở một cuộc điều tra « không thiên vị » về các vụ bạo hành.

Ngày 15/10/2014, Mỹ đã lên tiếng về việc trấn áp giới sinh viên Hồng Kông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jennifer Psaki, cho biết Washington « rất quan ngại » và « khuyến khích chính quyền Hồng Kông nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra rõ ràng và đầy đủ về sự cố này ».

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông có thái độ kiềm chế và những người biểu tình nên tiếp tục bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình. Dường như để nhắc nhở Trung Quốc, chính quyền Mỹ nhân dịp này ca ngợi truyền thống lâu đời của Hồng Kông về một Nhà nước pháp quyền và các quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron nhấn mạnh là Luân Đôn luôn ủng hộ các quyền và tự do của Hồng Kông.

Từ hơn hai tuần qua, giới sinh viên Hồng Kông đã liên tục biểu tình đòi phải có một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự dân chủ vào năm 2017, yêu cầu lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Luơng Chấn Anh phải từ chức.
Theo RFI
xuong  
#9 Đã gửi : 17/10/2014 lúc 08:06:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hình ảnh cảnh sát Hồng Kông bị hoen ố

UserPostedImage
Cảnh sát Hồng Kông tiến lên giải tán biểu tình sau khi đã dỡ bỏ các rào cản tại Mongkok. REUTERS/Carlos Barria


Từ lâu nay, cảnh sát Hồng Kông luôn tự hào là lực lượng giữ gìn trật tự an ninh tốt nhất Châu Á, chinh phục được tình cảm, sự tin cậy của người dân. Nhưng, sau các vụ bạo hành, trấn áp người biểu tình đòi dân chủ trong những ngày vừa qua, uy tín của cảnh sát Hồng Kông bị sứt mẻ nghiêm trọng.

Kể từ ngày 28/09, thời điểm phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông trở nên sôi sục và quyết liệt hơn, cảnh sát Hồng Kông bị cáo buộc bạo hành, không vô tư, phục vụ các ý đồ chính trị.

Vụ đánh đập dã man một người biểu tình đã bị bắt, được truyền hình Hồng Kông loan tải càng làm xấu thêm hình ảnh của cảnh sát. Bên cạnh đó, cảnh sát Hồng Kông còn bị tố cáo đã nhắm mắt làm ngơ để cho những kẻ côn đồ, mafia địa phương, trà trộn vào người biểu tình và đánh đập họ.

Trước đó, tình hình đã khá căng thẳng khi cảnh sát dùng dùi cui, lựu đạn cay trấn áp người biểu tình trong tay chỉ có cây dù để chống đỡ.

Theo bà Surya Deva, giáo sư luật tại City University Hồng Kông, được AFP trích dẫn, « lòng tin giữa cảnh sát và người biểu tình đã bốc hơi. Cội nguồn của sự bạo lực này là việc chính phủ đã sử dụng cảnh sát để giải quyết một vấn đề chính trị ».

Cảnh sát Hồng Kông được thành lập năm 1844, ba năm sau khi Anh Quốc quản lý lãnh thổ này. Trong một thời gian dài của thế kỷ XX, cảnh sát Hồng Kông nổi tiếng với các vụ tham nhũng. Trong những năm 1960, ai cũng biết là cảnh sát thông đồng, nhận hối lội của mafia địa phương.

Mọi việc đã thay đổi kể từ năm 1974. Cùng với việc thành lập một ủy ban độc lập chống tham nhũng, giám sát các cơ quan chính quyền, đội ngũ cảnh sát Hồng Kông từng bước được « quét dọn ». Nhiều nhân viên cảnh sát tay nhúng chàm đã phải ra trước vành móng ngựa, một số khác bị buộc phải về hưu.

Vào lúc cảnh sát ở nhiều nước Châu Á được biết đến với các vụ bạo hành, tham nhũng, công cụ của chế độ độc tài toàn trị, thì từ hơn hai thập niên qua, cảnh sát Hồng Kông được coi là tấm gương của sự liêm khiết, làm việc có hiệu quả cao.

Hồng Kông với hơn 7 triệu dân, được đánh giá là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, rất ít các vụ trộm cướp, xâm phạm tới tài sản và thân thể, cho dù tình trạng bất bình đẳng xã hội rất cao và mật độ dân cư lớn. Theo các số liệu chính thức, số vụ trộm cắp tại Hồng Kông là 8,6 trên 100 ngàn dân, trong khi đó, tại New York là 243,7 và Paris là 789,8.

Đối với nhiều nhà quan sát, hình ảnh, uy tín tốt đẹp này giờ đây đã tan vỡ.

Bà Claudia Mo, dân biểu Đảng Công Dân, thuộc phong trào dân chủ Hồng Kông giải thích : « Chúng tôi thừa nhận rằng Hồng Kông được coi là một trong những thành phố chắc chắn, an toàn nhất trên thế giới. Thế nhưng, đây là vấn đề lòng tin. Nếu người dân không còn tin tưởng vào cảnh sát nữa, thì sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề ».

Kể từ sau các vụ trấn áp, người biểu tình ở Hồng Kông khi đối mặt với cảnh sát, thường hô câu « Hắc Cảnh – Hak Ging », một cách chơi chữ, dựa theo bộ phim nói về « Xã hội đen – Hak se wui » ; thành ngữ tiếng Quảng này thường được dùng để chỉ các băng đảng tội phạm, mafia ở Hồng Kông.

Một nữ sinh viên biểu tình nói với AFP : « Cái mất lớn nhất đối với cảnh sát là lòng tin của công dân ».

Cảnh sát Hồng Kông đáp lại là họ vẫn cố gắng kiềm chế trước thái độ rất quyết liệt của sinh viên biểu tình muốn chiếm giữ thêm các địa điểm khác, gây xáo trộn cuộc sống của người dân.

Chuyên gia Sonny Lo, thuộc Viện Giáo dục Hồng Kông cho rằng cảnh sát rơi vào tình thế bị kẹt về chính trị, giữa một bên là áp lực của người biểu tình không chịu giải tán và bên kia là chính phủ từ chối nhượng bộ. Theo bà, « tình hình phải được giải quyết bằng một giải pháp chính trị. Cảnh sát không được quan tâm đến vấn đề chính trị ». Cảnh sát chỉ là một công cụ của Nhà nước, chứ không phải của một chế độ.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 17/10/2014 lúc 08:07:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#10 Đã gửi : 17/10/2014 lúc 08:11:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông đồng ý đối thoại với sinh viên nhưng theo điều kiện của Bắc Kinh ?
UserPostedImage
Sinh viên biểu tình đòi dân chủ phong tỏa một con đường tại khu Mongkok, Hồng Kông. REUTERS/Tyrone Siu


Chiều hôm qua 16/10/2014, trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đề nghị đối thoại với phong trào Chiếm đóng Trung Hoàn (Occupy Central) vào tuần tới. Tuy nhiên phe đối lập tỏ ý nghi ngờ « thiện chí » của Lương Chấn Anh.

Theo phân tích của Asia News, trong vòng hai tuần lễ, phong trào dân chủ chiếm đóng nhiều khu vực tại bán đảo Hồng Kông đòi hỏi bầu cử tự do năm 2017. Nguyện vọng này đã được Bắc Kinh chấp thuận và hứa hẹn vào năm 2004. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8 vừa qua, Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc ra quyết định cho Hông Kông bầu lãnh đạo hành pháp năm 2017 theo lối trực tiếp, không qua trung gian đại cử tri, nhưng ứng cử viên phải được Bắc Kinh chấp nhận trước.

Phản ứng của phong trào dân chủ như đã thế hiện trong thời gian qua là bác bỏ hoàn toàn điều kiện của Trung Quốc. Cùng lúc phong trào đòi lãnh đạo Hồng Kông hiện nay là Lương Chấn Anh, nhân vật có tiếng tham ô và quá lệ thuộc vào Bắc Kinh, phải từ chức.

Lương Chấn Anh không bao giờ dám nói thẳng với chính quyền Trung Quốc một số sự thật dù trên danh nghĩa ông là lãnh đạo Hồng Kông.

Theo Asia News, cụ thể là trong năm qua hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ và 800 ngàn người tham gia trưng cầu dân ý bán chính thức đòi bầu cử ứng cử tự do. Những sự kiện này không bao giờ được Lương Chấn Anh nêu lên trong các cuộc gặp gỡ với Bắc Kinh.

Đề nghị đối thoại của lãnh đạo Hồng Kông không tạo được tin tưởng trong công luận. Sự kiện cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên đàn áp biểu tình một cách thô bạo đã làm dân chúng bất bình và thất vọng .

Một sinh viên trong tổ chức Occupy Central cho rằng nếu Lương Chấn Anh dựa theo « khung quyết định » của Quốc hội Trung Quốc để đàm phán thì chỉ là chuyện « vô ích ».

Tuy nhiên, Hồng Y Trần Nhật Quân, người luôn sát cánh với phong trào sinh viên học sinh, cho rằng sau khi thành công huy động dân chúng chiếm đóng thành phố, đã đến lúc phong trào chuyển sang phương thức đấu tranh khác.
Theo RFI
xuong  
#11 Đã gửi : 17/10/2014 lúc 04:58:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ân xá Quốc tế : Trấn áp người biểu tình ôn hòa là vi phạm luật quốc tế và của chính Hồng Kông

UserPostedImage
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu tình đòi dân chủ tại khu Mongkok, Hồng Kông. REUTERS/Carlos Barria

Cuộc cách mạng những chiếc dù đang diễn ra tại Hồng Kông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, và tất nhiên là được các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền theo dõi chặt chẽ. Trong đó có Amnesty International đã nhiều lần lên tiếng phản đối các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa.

RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với bà chào bà Nina Walch, tổ chức Amnesty International phụ trách hồ sơ các cuộc khủng hoảng.

RFI : Xin chào bà Nina Walch, rất cảm ơn bà đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa bà, vừa rồi Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối việc trấn áp người biểu tình ở Hồng Kông phải không ạ ?

Nina Walch : Trong thông cáo báo chí, đương nhiên chúng tôi đã lên án bạo lực cảnh sát, vì rõ ràng đây là việc sử dụng vũ lực quá lố. Và chúng ta đã thấy, nào hơi tiêu, hơi cay, và nhất là trong những ngày gần đây những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập.

Chúng tôi lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của những người xuống đường ôn hòa, và kiên quyết lên án lực lượng an ninh sử dụng bạo lực. Nhất là vì cảnh sát phải tạo điều kiện cho các cuộc biểu tình một cách hòa bình, chứ không phải tấn công vào những người dân - vốn có quyền tham gia xuống đường và bày tỏ chính kiến một cách hòa bình.

RFI : Nhất là giới trẻ Hồng Kông xuống đường rất trật tự, ôn hòa…

Chính thế. Đó là những cuộc biểu tình hết sức hòa bình, thật hiếm thấy như vậy. Chúng tôi cũng cho đây là những người biểu tình lịch sự nhất, như bạn biết đó. Thành ra chẳng hạn từ đầu tháng 10, khi có những vụ tấn công thô bạo của những người phản đối biểu tình - thậm chí có những cô gái còn bị tấn công tình dục - cảnh sát ở ngay bên cạnh nhưng chẳng làm gì cả để giúp họ. Như vậy là không làm tròn trách nhiệm bảo vệ người biểu tình.

Hơn nữa gần đây họ còn thô bạo với người biểu tình, như cách đây hai ngày với trường hợp của Ken Tsang (Tăng Kiện Siêu). Tất cả mọi người đều biết cuộn băng video bốn phút phổ biến trên mạng, do một ê-kíp truyền hình địa phương quay được, chiếu cảnh một nhân viên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị sáu cảnh sát đánh đập tơi tả.

Rõ ràng việc này không thể chấp nhận được. Những cảnh sát có liên can nhất thiết phải trả lời trước pháp luật, và phải có một cuộc điều tra khách quan. Vì ngay từ đầu chúng ta đã thấy cảnh sát dùng vũ lực quá lố, xịt các loại hơi cay vào những người không tấc sắt trong tay. Đã không bảo vệ người biểu tình, mà nay còn đánh đập họ, là một tình hình không thể nào chấp nhận được.

RFI : Sau khi xịt hơi cay, rồi đến việc đưa người biểu tình vào chỗ vắng đánh đập. Cảnh sát Hồng Kông như vậy đã không rút được kinh nghiệm nào sau việc dùng vũ lực giải tán biểu tình, bị chỉ trích kịch liệt tuần trước ?

Có vẻ là không. Giám đốc cảnh sát đã loan báo tiến hành điều tra, vân vân. Dù là cần thiết, nhưng trong tương lai chính quyền Hồng Kông cần phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Luật pháp quốc tế nói rõ rằng không được bắt bớ, giam giữ người dân chỉ vì những người này thực thi quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do hội họp của họ. Thế nhưng chẳng hạn hôm kia có đến 45 người bị bắt trong lúc đang biểu tình ôn hòa.

Những quyền tự do mang tính quốc tế này đã được Hồng Kông ký kết chấp nhận khi tham gia Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Ngay trong Hiến pháp mini của đặc khu cũng đảm bảo tự do ngôn luận. Như vậy chính quyền không được ngăn cản, trấn áp người biểu tình như đã diễn ra, mà ngược lại phải bảo vệ họ.

RFI : Có những cảnh sát đã bị đình chỉ công tác vì vụ này ?

Vâng, tin này đã được loan báo, đây là một bước đi đúng hướng. Giờ đây nhất thiết cần phải có một cuộc điều tra công minh.

RFI : Ân xá Quốc tế đã và đang làm những gì để bảo vệ, hỗ trợ cho sinh viên biểu tình ở Hồng Kông ?

Tổ chức Ân xá Quốc tế chúng tôi không thể bảo vệ trực tiếp tại chỗ. Những gì chúng tôi có thể làm là thu thập các bằng chứng, hay liên lạc với các luật sư chẳng hạn. Sau đó chúng tôi có thể tiến hành những chiến dịch gây áp lực lên chính quyền - để công lý được thực thi, để có được những cuộc điều tra. Do là tổ chức quốc tế, đã có hai bản kiến nghị được đưa ra để kêu gọi chính quyền tôn trọng tự do ngôn luận và không sử dụng vũ lực một cách bất cân xứng như thế.

Đó là những phương tiện hành động của chúng tôi, để trong tương lai và ngay trong hiện tạ, có thể bảo vệ người biểu tình. Có nghĩa là tiến hành điều tra và sau đó gây áp lực – thông qua các phản kháng của định chế, qua các bản kiến nghị đã được tất cả các thành viên ký , và đã gởi thư cho chính quyền Hồng Kông.

RFI : Tuần trước Ân xá Quốc tế cũng đã phản đối việc Bắc Kinh trấn áp các nhà đấu tranh Trung Quốc có các hành động ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông phải không thưa bà ?

Tại Trung Quốc đã có rất nhiều hành động biểu thị tình liên đới với người biểu tình Hồng Kông. Việc này không làm chúng tôi ngạc nhiên mấy, và chắc bạn cũng vậy. Rất tiếc là họ đã bị trừng phạt. Nhưng thôi, đây là một vấn đề xưa như trái đất – vấn đề tự do ngôn luận tại Trung Quốc.

Không thể bắt giữ những người dân chỉ vì họ ủng hộ một phong trào dân chủ. Có ít nhất hai chục người đã bị bắt và có nguy cơ lãnh án đến 5 năm tù giam. Cũng có thể không bị kết án một cách chính thức như thế mà vì những tội danh như khiêu khích, gây rối trật tự công cộng…Tiếc thay, đó không phải là chuyện đùa, mà là thực tế đáng buồn tại Trung Quốc.

RFI : Theo bà, liệu có một lối thoát cho phong trào dân chủ Hồng Kông hay đang trong ngõ cụt ?

Khá là khó khăn, một khi không có đối thoại, và cho đến nay chưa hề có thương thuyết thực sự. Ê-kíp tại chỗ của chúng tôi nghĩ rằng có thể có những giải pháp, với một nhân vật uy tín làm trung gian đàm phán, để rốt cuộc các sinh viên và chính quyền có thể ngồi lại với nhau quanh một bàn thương lượng. Thực ra sáng nay người biểu tình ở Mongkok đã bị giải tán, nên số lượng không còn bao nhiêu. Hiện nay tình hình có vẻ yên tĩnh đôi chút.

Tuy nhiên chúng tôi có rất nhiều chứng cớ. Các thanh niên nói với chúng tôi là ban đầu họ không quan tâm mấy đến chính trị. Nhưng chính bạo lực cảnh sát, và phản ứng của chính quyền đã khiến họ chú trọng đến những gì đang diễn ra tại Hồng Kông. Giới trẻ không thể chấp nhận được một câu trả lời như thế. Tôi nghĩ rằng tiếng nói thực sự của tuổi trẻ đang được cất lên. Nhất thiết phải có đối thoại, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt với nguy cơ bạo động ngày càng tăng.

RFI : Không chỉ ôn hòa, mà tính văn minh lịch sự của các bạn trẻ trong cuộc cách mạng này cũng rất đáng được khâm phục phải không ạ ?

Tất nhiên. Trong bốn năm gần đây, tôi phụ trách theo dõi rất nhiều những phong trào được gọi là « Mùa xuân Ả Rập ». Nhờ vậy tôi có thể quan sát các cuộc biểu tình ở Tunisie, Ai Cập, Syria và gần đây tại Ukraina. Đúng là có những khác biệt ấn tượng. Cung cách tiến hành biểu tình của các bạn trẻ Hồng Kông thật tuyệt vời. Họ tổ chức hệ thống thu nhặt rác, dựng những tấm bảng cáo lỗi vì đã làm phiền. Thật là chưa từng thấy ! Và thật hết sức bất công khi đàn áp một phong trào hòa bình như thế

RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn bà Nina Walch thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tại Pháp, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn hôm nay của chúng tôi
Theo RFI
xuong  
#12 Đã gửi : 18/10/2014 lúc 08:36:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông : Xung đột mới giữa cảnh sát và người biểu tình
UserPostedImage
Cảnh sát cố tháo gở rào cản của người biểu tình dựng lại ở khu thương mại Mongkok, Hồng Kông. Reuters

Đêm hôm qua, 17/10/2014, lại nổ ra xung đột giữa cảnh sát Hồng Kông và những người biểu tình đòi dân chủ đã chiếm lại một địa điểm mà cảnh sát vừa giải tỏa. Đụng độ đã xảy ra khi những người biểu tình định chiếm lại một trục lộ quan trọng của khu Mongkok có rất đông dân cư, mà họ đã từng chiếm giữ trong suốt gần ba tuần.

Chính quyền Hồng Kông hôm nay đã đề nghị mở lại đàm phán với các sinh viên, lực lượng đi tiên phong trong phong trào biểu tình đòi dân chủ. Nhưng các sinh viên không hề ảo tưởng về kết quả đối thoại, không nghĩ là chính quyền sẽ chấp nhận các yêu sách của họ : trưởng đặc khu Lương Chấn Anh từ chức và tổ chức phổ thông đầu phiếu thật sự để bầu lãnh đạo Hồng Kông.

Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Changy gởi về bài tường trình :

« Như mọi người lo ngại, các vụ đụng độ đã xảy ra tại khu Mongkok có đông dân cư, khu vực mà cảnh sát đã giải tỏa phần lớn vào sáng sớm hôm qua. Nhưng vào cuối ngày, nhiều người biểu tình, mà theo cảnh sát Hồng Kông, với số lượng lên tới 9.000, một con số mà chắc chắn đã bị hạ thấp, đã kéo đến để tăng viện cho khoảng vài trăm người vẫn còn trấn giữ được một trục lộ quan trọng trong khu này.

Họ đã chiếm lại được một ngả tư có tính chất thiết yếu cho lưu thông xe cộ. Cảnh sát đã phản công ngay lập tức. Chiều nay, cảnh sát trưởng Hồng Kông đã cực lực lên án những người tham gia cuộc tập hợp bất hợp pháp này. Theo ông, những hành động như vậy hoàn toàn không có tính ôn hòa và bất bạo động, vì những hành động đó làm lung lay Nhà nước pháp quyền, phá vỡ những gì mà Hồng Kông vẫn dựa trên đó để đạt thành công.

Về phía những người biểu tình, họ lên án những hành vị bạo lực mới của cảnh sát. Nhiều nhà báo và blogger cho biết đã bị đánh đập hoặc bị trúng hơi cay.

Các cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào thứ ba tuần tới giữa chính quyền Hồng Kông và đại diện sinh viên. Lãnh đạo Liên đoàn sinh viên Hồng Kông cáo buộc chính quyền đã một lần nữa tìm cách làm mất uy tín phong trào biểu tình dân chủ. Họ kêu gọi các sinh viên đừng rơi vào bẫy khiêu khích của chính quyền. »
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.548 giây.