logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/10/2014 lúc 08:26:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm kể chuyện mà nhân vật ở ngôi thứ nhất số ít, là tôi (người xưng tôi là tác giả) viết lại những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả là vai chính hay tham dự, chứng kiến.

Hồi ký không đòi hỏi ngày tháng rõ ràng như trong lịch sử mà viết theo trí nhớ, không hư cấu nhưng đậm chất chủ quan, nhận định phê phán sự việc dưới quan điểm của tác giả, đương nhiên đôi khi là thiên lệch, “xấu che, tốt khoe,” đôi khi dùng để bài bác, đả kích hay tâng bốc những nhân vật khác hiện diện trong hồi ký. Tuy nhiên trong văn học Việt Nam không thiếu những hồi ký chân thật có giá trị, mà các nhà viết sử có thể tìm thấy tài liệu, cũng là những kinh nghiệm hay có những bài học bổ ích.

Chỉ trong phạm vi của một nước Việt Nam bên này và bên kia, có thể chúng tôi đã không sưu tập được đầy đủ con số, nhưng chúng ta thấy có hồi ký của các tướng lãnh Cộng Sản như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Quyết, Hoàng Văn Thái, Chu Huy Mân, Nguyễn Hữu An, Hoàng Cầm, Đặng Vũ Hiệp, Phùng Thế Tài, Đồng Sĩ Nguyên...Phía dân sự có Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Văn Hoan, Vũ Bằng, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Quang Cơ, Tô Hải, Bùi Tín, Tô Hoài, Phùng Quán,Vũ Thư Hiên, Lý Quý Chung, Bùi Ngọc Tấn, Huy Đức, Trần Đĩnh...

VNCH có các tướng lãnh Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn, Lâm Quang Thi, Tôn Thất Đính, Cao Văn Viên, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh
Thi, Trần Văn Nhựt...
Sau tháng 4, 1975, hải ngoại và trong nước, chúng ta có nhiều cuốn hồi ký chiến tranh hay lao tù được xuất bản của các tác giả Phạm Huấn, Thích Thiện Minh, Tạ Tỵ, Phan Nhật Nam, Dương Hiếu Nghĩa, Nguyễn Chí Thiện, Duyên Anh, Đỗ Quang Giai, Hà Thúc Sinh, Phạm Bá Hoa, Cao Xuân Huy, Phạm Gia Đại, Đặng Chí Bình, Trần Đông Phong, Nguyễn Thành Trí, Huỳnh Văn Tiền, Hoàng Đình Báu, Đỗ Trung Quân, Đỗ Văn Phúc, Nguyễn Thanh Ty, Nguyễn Huy Hùng, Lý Tống, Vũ Ánh, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Duy Cung, Nguyễn Công Trứ...

Các tập hồi ký chính trị, lịch sử hay văn học khác có thể kể đến Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bà Tùng Long, Thái Văn Kiểm, Võ Hồng,Vương Hồng Sểnh,Vua Bảo Đại, LM. Cao Văn Luận, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Khê, Nguyễn Bá Cẩn, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Tiến Hưng, Huỳnh Văn Lang, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Hiến Lê, Duyên Anh, Xuân Vũ, Hữu Nguyên, Nguyễn Thụy Long, Trần Văn Khê, Phạm Huấn, Nguyễn Văn Tín, Phạm Duy, Lý Quý Chung, Võ Long Triều, Trần Đỗ, Sơn Nam, Song Nhị, Phan Lạc Phúc, Nguyễn Hữu Hanh, Hồ Văn Trung, Liên Thành, Đỗ Duy Cung, Trần Công Luận, Hoàng Văn Lạc, Hà Mai Việt...

Hồi ký chiến tranh đậm nét chúng ta không quên Phan Nhật Nam, Võ Hữu Hạnh, Trương Dưỡng, Lê Huy Linh Vũ, Vương Mộng Long, Văn Nguyên Dưỡng.

Những sự việc trong hồi ký thường liên quan đến một quốc gia, một biến cố lịch sử, một khoảng thời gian trong quá khứ, một đám đông, một tổ chức, nói chung là liên quan đến nhiều người, nên được đám đông quần chúng tìm đọc. Như vậy chúng ta cũng lấy làm ngạc nhiên, ngay tại hải ngoại, dù với một số độc giả giới hạn, nhiều cuốn hồi ký đã trở thành best-seller như “Tôi Phải Sống” (hồi ký lao tù) của LM Nguyễn Hữu Lễ đã bán vượt con số 30,000 bản hay “Những Ngày Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm” (hồi ký lịch sử) của Nguyễn Hữu Duệ đã tái bản đến lần thứ 8.

Trong mười năm trở lại đây, những cuốn hồi ký do những nhân vật trong cuộc viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, những sự việc liên quan đến ông, nhất là cuộc đảo chánh năm 1963, và những hồi ký về bí mật Dinh Độc Lập, những ngày cuối cùng của VNCH, các hồi ký chiến tranh do các tác giả cựu quân nhân viết về các trận chiến như Hạ Lào, An Lộc, Kon Tum... đều được đón nhận nồng nhiệt. Nói tóm lại, qua những hồi ký này, độc giả tìm thấy những đoạn đời của mình, những nhân vật mà mình yêu thích, biến cố mà mình đã trải qua và đi tìm những bài học lịch sử để đời.

Mặt khác, nhiều cuốn hồi ký có dụng ý đấu đá, miệt thị những “đối phương,” lăng mạ tôn giáo bên này hoặc bên kia, không đem lại một kinh nghiệm hay lợi ích gì cho dân tộc mà đào sâu thêm chia rẽ và thù hận. Nhưng vì đó là cuốn sách nói tốt cho phe ta, triệt hạ những đối thủ của mình, nên ai cũng muốn đọc, cả bên chống lẫn bên bênh. Cuốn sách trong trường hợp này trở thành đắt khách vì ngọn lửa hận, lửa sân hai bên đều bùng cháy mãnh liệt.

Nhiều người cho rằng hồi ký là thể loại dễ viết nhất, chất liệu, kinh nghiệm đã có sẵn, chỉ cần viết xuôi câu văn, viết như kể chuyện, nhất là câu chuyện về đời mình. Do đó ở hải ngoại, những năm gần đây thể loại hồi ký coi như bị lạm phát, nhất là trong tình trạng xuất bản không bị kiềm chế, ấn phí tương đối rẻ, ai cũng có thể tự ấn hành sách của mình.

Tôi lấy ví dụ, tác giả cuốn hồi ký là một kỹ sư, con nhà giàu, lấy được vợ giàu, nghề nghiệp ổn định, may mắn sang Mỹ năm 1975 đem theo được của cải, đi học lại, làm công chức tiểu bang. Hồi ký của ông là kể chuyện hồi ở Việt Nam, khi đi làm ở một tỉnh nhỏ, ông được cha vợ mua xe hơi cho, mỗi tuần lái xe đi chơi biển Vũng Tàu, giao du với bạn bè kỹ sư bác sĩ. Sang đây các con đều thành đạt, không kém gì thời ông còn ở Việt Nam. Chưa phải già lắm, nhưng ông muốn viết lại cuộc đời ông, in thành sách, để lại cho hậu thế.

Ông có tham vọng cuốn sách được viết bằng Anh ngữ để cho cháu ông và thế hệ trẻ ở Mỹ có thể đọc được. Vậy thì cuốn hồi ký này viết ra nhắm mục đích gì, liên quan đến ai, giai đoạn nào trong lịch sử và người đọc học hỏi được gì nơi những trang viết này?

Những cuốn hồi ký khác vừa được xuất bản, được bán trong các hiệu sách sau khi tổ chức một buổi “Ra Mắt Sách” khá long trọng chỉ là một cuốn “album” gia đình, có chừng trăm tấm ảnh màu, nhật ký của những bữa tiệc tùng, party, nhất là những buổi tổ chức mừng sinh nhật của chính tác giả. Cuốn “album” có đủ mặt con cái, các cháu nội ngoại, xúng xính trong trang phục những ngày tốt nghiệp và ghi rõ văn bằng, chức vụ và con cái.

Nếu người đọc là bạn bè có dịp đến nhà chơi, được tác giả đem tập ảnh gia đình ra để khoe con, khoe mũ áo, khoe chuyện bầy biện trong nhà, khoe cây trong vườn, khoe hình ảnh những chuyến du lịch... chúng ta đã không đủ kiên nhẫn ngồi nghe, bây giờ sao đủ “can đảm” bỏ tiền đi “thỉnh” những cuốn “hồi ký” này đem về nhà.

Có thiếu phụ khác nhan sắc lúc về chiều, viết một cuốn hồi ký kể lại dăm ba mối tình thời son trẻ, mà người trong cuộc đã chết không còn để làm chứng, người khuất mặt và gia đình của cũng không ai muốn phô bày những chuyện riêng tư của họ trên giấy mực với mục đích của người viết là tự vinh danh nhan sắc “vang bóng một thời” của mình. Đây cũng là sai phạm, lỗi lầm như của một tác giả viết hồi ký, đã cho in những lá thư tình, ở chỗ riêng tư giữa hai người, lên những trang sách. Trong văn học sử, chúng ta đã nghe những lời trách móc của T.T.KH. ngày xưa:

“Chỉ có ba người được đọc riêng,
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem ...”

“Từ đây, anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh!”

Cuốn sách kèm theo mươi tấm ảnh màu của tác giả, mặc đồ tắm, thời xuân sắc chụp tại Nha Trang, Vũng Tàu, hay bên Tàu, bên Tây, in trên giấy láng để được gọi là một thiên hồi ký bày bán trong các hiệu sách. Tác giả đã có can đảm viết, can đảm in thành sách, nhưng cũng đã có những người can đảm, dùng chữ nghĩa, thậm ngôn ca tụng cuốn hồi ký này như là một tuyệt tác để đời.

Chúng ta vẫn thường trách văn chương, sách vở trong nước gò bó thiếu tự do, nhưng lại không thiếu loại sách vở in ấn bừa bãi, vô giá trị. Nhìn lại hải ngoại, chúng ta lại dư tự do, nhưng lạm dụng giấy mực. Thật ra loại hồi ký là loại khó viết nhất, nhất là khi viết về cái “tôi” và cần phải trung thực với các dữ kiện đã xẩy ra, chủ quan để chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, nhưng không phải vậy để thiên lệch, đánh bóng cá nhân. Có những cuốn sách mang tên “hồi ký” chỉ có liên hệ tới vài người trong gia đình tác giả, cháu nội, cháu ngoại, một số bạn bè thời đi học, một vài người hàng xóm, thì xin chỉ copy ra vài chục bản, dành gửi tặng những người có ảnh, có tên trong hồi ký, vì những cuốn “hồi ký” loại này chẳng liên hệ đến ai.

“Cái tôi quả đáng ghét!” Xin đừng đem cái “tôi” ra mà đập vào mặt người khác.

Huy Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.