logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/10/2014 lúc 04:50:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điếu Cày, người tù nổi tiếng nhất Việt Nam sang Mỹ

Người blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, được Hoa Kỳ can thiệp và trên đường bay sang Mỹ trong tối hôm 21 tháng 10 năm 2014. Được biết ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được giải từ nhà giam ra thẳng phi trường Nội Bài vào lúc 8 giờ tối để sau đó lên máy bay mà gia đình ông không hề được phía Việt Nam thông báo. Ngay sau khi nhận được tin này Mặc Lâm phỏng vấn bà Dương Thị Tân người vợ cũ của ông về sự ra đi bất ngờ này:

Mặc Lâm: Thưa chị, tôi rất vui mừng được báo với chị là anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, chồng chị đang ngồi trên máy bay trên đường đến HongKong và sau đó sẽ chuyển đến phi trường Los Angles. Nguồn tin này chúng tôi nhận được từ bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Chị nghĩ sao sau khi nghe được tin vui này, thưa chị?

Bà Dương Thị Tân: Khi mà biết ông ấy được qua Mỹ, mừng thì chỉ một phần thôi anh ạ. Xét về khía cạnh cá nhân, khía cạnh gia đình thì cũng vui vì anh ấy thoát khỏi nơi chốn hang hùm, miệng sói; tốt cho cá nhân anh ấy.

Nhưng cái cách mà người ta để cho anh ấy ra đi thì quả tình tôi thấy rất là buồn, bức xúc. Một lời nói qua điện thoại người ta cũng không cho anh ấy gọi về nhà để mà từ biệt gia đình. Những trường hợp khác người ta còn có thân nhân đi theo hay còn gặp gỡ thân nhân ở sân bay hay thế nào đó. Còn từ xưa đến nay, anh thấy đó, không phải một mình anh Hải đi mà họ đã mang qua Mỹ một số người mà chưa có một trường hợp nào như vậy cả. Tôi hơi buồn vì cái cách mà người ta đưa anh ấy đi.
Mặc Lâm: Thưa chị, theo như chúng tôi được biết thì cách đây vài ngày, anh Dũng con chị có nghe phong phanh về vấn đề này rồi chứ không phải hôm nay mới biết. Chị có thể giải thích từ nguồn tin nào mà Dũng biết được điều đó không thưa chị?

Bà Dương Thị Tân: Bản thân tôi thì họ cho rằng tôi không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gì cho nên tôi cũng không được nghe thông tin gì cả. Cũng giống như 6 năm rưỡi qua tôi cũng không được phép vào thăm anh ấy. Cái cách người ta hành xử hoặc người ta thông báo hay cách người ta làm thì chẳng qua là sự phỏng đoán thôi anh ạ, không có gì là chính thức hết.

Ví dụ từ hôm thứ Bảy cho đến ngày hôm nay thì mọi người đều đồn đoán là người ta sẽ mang anh Hải ra vì họ không canh chừng ai cả. An ninh đầy khắp cả nhà tôi lẫn nhà con trai tôi ở. Họ canh giữ mẹ con tôi rất là tự nhiên đi đâu họ cũng theo. Mọi người cho rằng có thể có một động thái nào đó. Thực tế thì một tín hiệu chính thức cũng không có từ phía nào cả anh ạ.

Mặc Lâm: Vâng, theo chị trong trường hợp của anh Hải, chị có thấy nguyện vọng của anh Hải là muốn đi Mỹ không hay là anh bị bắt buộc phải đi để mà chấm dứt bản án của anh ấy, thưa chị?

Bà Dương Thị Tân: Tôi không có cơ hội gặp gỡ, cơ hội nhìn thấy cũng như là nói chuyện với anh ấy cho nên mình cũng không thể hiểu được rằng vấn đề này như thế nào. Mình không thể nói thay anh ấy được anh ạ.

Mặc Lâm: Nhưng qua những thông tin mà cháu Dũng mang về thì chị có hiểu phần nào nguyện vọng của anh ấy hay không, thưa chị?

Bà Dương Thị Tân: Không anh ạ. Anh ấy không nói gì đến vấn đề đó. Hôm tháng 8 anh có nói với mọi người là làm sinh nhật cho anh ấy.

Mặc Lâm: Dạ tất nhiên là chuyện đi Mỹ ngày hôm nay của anh Hải không riêng gì anh mà cũng là chuyện bất ngờ cho gia đình anh phải không ạ?
Bà Dương Thị Tân: Dạ vâng. Hoàn toàn bất ngờ mà còn thấy nó còn bất nhẫn nữa. Tôi cảm thấy khó chịu và bức xúc về cái cách họ đưa anh ấy ra đi kiểu này. Không một lời từ biệt, không có một động thái nào thể hiện tính nhân đạo ở trong đó. Anh em ở đây người ta cũng quá hiểu tình hình rõ ràng là sự thỏa thuận giữa hai phía chính phủ. Không phải việc ra đi này là do cá nhân anh ấy mong muốn.

Mặc Lâm: Vâng, thưa chị, chị có nghĩ rằng từ khi anh Hải bước chân ra khỏi Việt Nam thì hoàn cảnh gia đình chị có thể khá hơn: có nghĩa là chấm dứt sự sách nhiễu từ phía nhà nước vì không còn anh Hải trong tù nữa. Chị có nghĩ như vậy không?

Bà Dương Thị Tân: Tôi không nghĩ thế đâu anh ạ vì trong con mắt họ tôi là thành phần mà họ phải quan tâm cho nên không thể nào nói trước được. Từ bây giờ trở đi phải xem họ còn đối xử với gia đình tôi như thế nào đã.

Mặc Lâm: Thưa chị, khi anh Hải qua tới Mỹ rồi thì chị có nghĩ rằng sẽ nhận được sự liên lạc trực tiếp từ anh Hải và lo cho mẹ con chị những bước tiếp theo, đó là được sum họp với anh ấy bên Mỹ hay không? Chị có nghĩ đến điều đó không?

Bà Dương Thị Tân: Nói thật với anh, thường thường cái cách mà người Mỹ đưa một người nào đó đi thì luôn luôn là kèm theo thân quyến của họ. Bản thân tôi thì tôi biết chắc rằng sự mong muốn của tôi là không có. Tôi cảm thấy bất nhẫn trong cách mà họ đưa anh Hải đi trong khi bên cạnh anh ấy còn có thân nhân. Bản thân anh ấy là một người ngồi tù dài đăng đẳng như thế vừa mới ra nhưng bước chân đi ra khỏi cánh cửa nhà tù là lên máy bay. Cái nơi đến đất lạ người xa, không có thân nhân, sự hiểu biết, cọ quẹt về thông tin, tình hình về cuộc sống đơn giản cũng không có. Đó là điều tôi bức xúc.

Còn mong muốn của bản thân tôi là để được đi ra nước ngoài thì nếu muốn tôi đã đi từ lâu lắm rồi. Thực sự, phía Hoa Kỳ họ đã đề xuất với tôi từ trước đấy rất là nhiều lần. Khi mà sự áp bức, sách nhiễu lên gia đình tôi, tôi và các con tôi ở đây quá sức khắc nghiệt thì họ có gợi ý có lẽ chúng tôi nên ra đi vì cuộc sống chúng tôi quá khó khăn như thế. Tôi không nghĩ là bỏ lại thân nhân mình ở trong chốn lao tù để đến một nơi có thể gọi là yên bình hơn được. Cho đến bây giờ thì suy nghĩ của tôi vẫn vậy thôi. Cách họ đưa anh Hải đi và không có bất cứ một sự chuẩn bị gì thì thật sự là đáng buồn.

Con tôi vừa mới cho biết là anh ấy mới gọi về là đang ở HongKong và họ đưa anh ấy đi Mỹ. Gọi được 1 phút và chỉ nói được hai, ba câu như vậy thôi.

Mặc Lâm: Vâng, xin cảm ơn chị Dương Thị Tân đã giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của chị trong lúc này. Hy vọng gia đình chị sẽ sớm sum họp với nhau trên vùng đất mới. Xin cảm ơn chị.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 22/10/2014 lúc 12:10:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 21/10/2014 lúc 11:52:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Điếu Cày đã đến Mỹ

VRNs (22.10.2014) – california, USA – Blogger Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là Điếu Cày – là một tù nhân chính trị có tiếng ở VN đã đến phi trường Los Angeles vào lúc 21:00 giờ California, USA ngày 21.10, tương đương với 12 giờ VN ngày 22.10.

Hiện nay, tại phi trường Los Angeles có rất nhiều người yêu mến ông Hải đang chờ đợi đón ông.

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

Blogger Điếu Cày, trước rất đông những người Việt và Mỹ đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, đã nói: “Tôi xin trả lời với quý vị ở đây. Đây là thắng lợi của những giá trị dân chủ. Đây là kết quả nổ lực không ngừng nghỉ suốt bao nhiêu năm qua của anh em chúng ta và của bạn bè, của các chính phủ trên thế giới, để chúng tôi có được ngày tự do này. Đây cũng là thông điệp hiệu quả nhất gởi đến các anh em tù nhân còn nằm trong nhà tù cộng sản”.

Tối hôm qua ngày 21.10.2014, ông Hải bị nhà cầm quyền áp giải đến sân bay Nội Bài để ‘trục xuất’ sang Hoa Kỳ với sự bất ngờ từ phía gia đình ông.

Bà Dương Thị Tân -phu nhân ông Hải phản đối nhà cầm quyền đưa ông Hải đi một cách âm thầm lặng lẽ, không thông báo cho gia đình bà biết.

Ông Hải được trả tự do là niềm vui lớn đối với anh Nguyễn Trí Dũng -con trai ông Hải cũng như đối với nhiều người trong và ngoài nước đã quan tâm, theo dõi và yêu mến ông trong suốt thời gian ông bị giam cầm suốt hơn 6 năm qua.

Blogger Dũng Mai thổ lộ niềm vui: “Cách đây 26 ngày tôi có viết một status gửi cháu Trí Dũng rằng, tôi tin tưởng anh Nguyễn Văn Hải sẽ luôn là người được giới tranh đấu cho Tự do Dân chủ của Việt Nam tin yêu kính trọng, cho dù anh có thể phải quyết định ra đi. Hôm nay, tôi đang chờ đợi trong hai hay ba ngày tới được đón nghe lời cảm ơn của anh ấy, với tất cả những người luôn tin tưởng vào tinh thần kiên cường trước bạo quyền của anh được gửi về…”.

Nguyen Hoang Linh chúc mừng: “Mình tin rằng, những người yêu nước, quả cảm và có lương tâm, dấn thân như Điếu Cầy, khi tâm niệm việc mình làm là chính nghĩa, ắt hẳn đã có được sự tự do trong tinh thần ngay khi thân thể bị cầm tù. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thổ lộ trong hồi ký, rằng ông đã cảm nhận được “tự do trong lưu đày”. Hoặc giả, như một nhà cách mạng khác cách đây bảy chục năm, đã tự nhủ: “Thân thể tại ngục trung. Tinh thần tại ngục ngoại”. Dầu sao đi nữa, cũng phải chúc mừng Điếu Cầy rời một nhà tù nhỏ. Chắc chắn, với những gì đã làm, anh đã vĩnh viễn đi vào trang sử của những nỗ lực ái quốc, yêu tự do dân chủ, trên cương vị một nhà báo tự do, và một công dân lương thiện…”

Triệu Ca chia vui với gia đình nhưng tỏ thái độ bất bình với nhà cầm quyền khi họ không cho ông Hải có một lời tiễn biệt với gia đình. “… Hôm nay nhận được tin anh Hải ra tù đang trên đường bay đến Hoa Kỳ, do sự áp đặt của nhà cầm quyền cộng sản anh đã không kịp nói lời từ giã vợ con… Dù trong hoàn cảnh nào, với cộng đồng đây là một tin vui. Xin được gửi lời chia vui đến gia đình anh chị, cầu mong ngày đoàn tụ gia đình anh chị và các cháu đến thật gần. Riêng anh Hải, tôi tin rằng dù ở bất cứ nơi đâu ngọn lửa nhiệt huyết đấu tranh vẫn luôn cháy bỏng trong anh. Những năm tháng bị giam cầm trong chốn lao tù càng hun đúc tinh thần đấu tranh trong anh mãnh liệt hơn, và sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến ngày Dân tộc Việt Nam thật sự có TỰ DO và thoát vòng NÔ LỆ .” Blogger Nguyễn Tường Thụy viết: “Dậy theo dõi thông tin về Điếu Cày. Anh sang California à? Chẳng được nói câu nào với gia đình dù qua điện thoại. Tàn nhẫn. Hạ đẳng.”

Nhiều người nhận định, nhà cầm quyền e ngại và lo sợ hình ảnh của ông Nguyễn Văn Hải sẽ tác động làm ảnh hưởng đến các chiến lược chính trị trong quan hệ Việt-Mỹ, nên buộc đảng cầm quyền cs phải trục xuất ông Hải theo lời đề nghị của chính giới Hoa Kỳ.

Facbooker Tin Không Lề bình luận: “Thêm một vụ “xuất khẩu” tù chính trị qua Mỹ: Điếu Cày ‘bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ’. Khi nào thì đảng và nhà nước ta sẽ “xuất khẩu” tù chính trị qua Bắc Hàn, Trung quốc, Cuba hay… các nước Trung Đông? Đảng và nhà nước cần tìm thêm nhiều “đối tác” khác để “làm ăn”, thay vì chỉ xuất qua 1-2 nước như từ trước tới nay. Tin này vừa vui, vừa không vui. Vui vì anh đã được ra khỏi tù, không vui vì anh đã bị trục xuất bất hợp pháp ra khỏi đất nước của mình, anh không được chọn nơi anh sống như ý anh muốn. Trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam là họ đã làm ngược lại nguyện vọng của anh: Được sống ở đất nước của mình.” Nguyễn Phan tiếp lời: “Ra khỏi nơi tù đày là một điều vui mừng cho anh Điếu Cày và gia đình, nhưng Đảng cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.” Nhà văn Võ Văn Tạo nhận xét: “Điếu Cày – người yêu nước không chốn dung thân tại VN. Bỏ tù bất công, trục xuất Điếu Cày khỏi VN, họ đang chứng tỏ VN đang nỗ lực hướng tới dân chủ, văn minh?”. Hao-Nhien Q. Vu nhận định: “Nhà nước tưởng nhà nước ngon khi bán con tin lấy cái gì đấy chưa biết. Nhưng nhà nước nên nhớ là mỗi lần bán một con tin như vậy thì các con tin khác bớt sợ đi một chút. Khi 80 triệu con tin hết sợ thì cũng hết mịa nó nhà nước luôn.”

Cho dù nhà cầm quyền đã tước đoạt quyền được sống tự do của Blogger Điếu Cày trên quê hương VN nhưng nhiều người luôn tin rằng, dù ở nơi đâu lòng yêu nước của ông vẫn không hề thay đổi. Phạm Thanh Nghiên bày tỏ: “Tôi tin rằng, dù nhà cầm quyền đã tước bỏ của anh quyền sống chết trên mảnh đất Việt Nam ruột thịt, thì Điếu Cày vẫn một lòng trung trinh với Tổ quốc, cho dù ở đâu đi chăng nữa.” Huynh Ngoc Chenh bộc bạch: “Chúc mừng anh Điếu Cày đã ra khỏi nhà tù cộng sản. Nơi mô cũng là chiến trường của anh một khi đồng bào ta còn sống trong tủi nhục.”

Được biết, trong ngày hôm nay, tại Hà Nội, ông Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trao đổi với nhà cầm quyền VN về quan hệ Việt- Mỹ và nội dung xoay quanh các vấn đề là tù nhân lương tâm, tự do tín ngưỡng tôn giáo và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương -TPP.
UserPostedImage

PV. VRNs

Nguồn ảnh: Tại hiện trường và từ Facebook

xuong  
#3 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 12:06:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điếu Cày phát biểu ở Los Angeles

UserPostedImage
Blogger Điếu Cày trong vòng vây của báo chí và ủng hộ viên ở Los Angeles

Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã kêu gọi những nhà hoạt động khác đang còn ở trong nhà tù ở Việt Nam 'hãy mạnh mẽ lên'.

Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước', đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.

Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.

'Không nên khen Hà Nội'
Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói:

''Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.

Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.Blogger Điếu Cày nói khi vừa đặt chân đến Mỹ
''Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên.''

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng vừa lên tiếng rằng ‘không nên ca ngợi Hà Nội’ trong việc blogger Điều Cày vừa được thả khỏi nhà tù và cho sang Mỹ.

“Việc blogger Điếu Cày được tự do là một tin tốt lành nhưng không ai có thể lúc nào quên rằng lẽ ra chính quyền không được bỏ tù ông. Chính phủ Việt Nam đã ngược đãi ông một cách khắc nghiệt trong nhiều năm bởi vì ông có dũng cảm để phát biểu chính kiến của mình và nói lên những sự thật không mấy dễ chịu mà các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không muốn lan truyền trên Internet,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á, của HRW nói.

Ông Robertson nói thêm:

"Không nên ca ngợi Hà Nội vì đã buộc ông Điếu Cày sống lưu vong như là cái giá cho sự tự do của ông.

Thả một blogger không thay đổi được gì các điều luật trấn áp của chính quyền Việt Nam cho phép họ xử tội hình sự những ai phát biểu ý kiến một cách ôn hòa bất cứ lúc nào.
UserPostedImage
Blogger Điếu Cày được cho là có nguyện vọng sang Mỹ

Chừng nào mà chính quyền Việt Nam không nghiêm túc cải cách để loại bỏ cái gọi là ‘an ninh quốc gia’ ra khỏi Bộ Luật Hình sự thì không có nhà hoạt động nào được an toàn cả.

Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.”

'Ông Hải muốn đi Mỹ'
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đồng thời cho biết ông Hải đã quyết định sang Mỹ sau khi ra tù.

UserPostedImage
Nhiều tổ chức nhân quyền đã vận động trả tự do cho Điếu Cày

Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.

“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.

“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”

Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch
Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.

Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.

Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.

Trước đó, ông thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
UserPostedImage
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói ông Nguyễn Văn Hải đã "quyết định sang Mỹ" sau khi được trả tự do

Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.

Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.

Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.

Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.

Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
Theo BBC
xuong  
#4 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 12:07:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điếu Cày đã tới Los Angeles đêm 21-10

UserPostedImage

LOS ANGELES (VB) -- Đêm Thứ Ba 21-10-2014, nhà hoạt động Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tới phi trường Los Angeles khoảng hơn 9:30pm. Đón ông có Thượng nghị sĩ Lou Correa, Giám sát viên và là ứng cử viên Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, Young Kim (cựu phụ tá của DB Ed Royce) và hàng trăm người. Cả 2 cộng đồng đều có đại diện đông đủ, và tất cả cơ quan truyền thông Nam Cali.
.
Sau đây là bản văn của GSV Janet Nguyễn phổ biến ngay khi tới phi trường.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn chào đón nhà đấu tranh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) thoát khỏi Việt Nam

(Santa Ana) - Sau nhiều năm ủng hộ tích cực cho việc trả tự do cho nhà báo và nhà đấu tranh cho nhân quyền Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, Giám Sát Viên Janet Nguyễn sẽ chào đón anh tại phi trường Los Angeles hôm nay. Blogger Điếu Cày bị bắt giam vì tội chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 2008 và bị kết án 12 năm tù hồi năm 2012.

“Việc bắt giam blogger Điếu Cày là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. “Tôi hy vọng anh sẽ có dịp gặp lại gia đình và người thân.”

Trước khi bị bắt giam năm 2008, blogger Điếu Cày viết nhiều bài phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và sự bành trướng của Trung Cộng. Sau đó anh bị cáo buộc tội “truyền bá thông tin và tài liệu chống phá nhà nước” và bị kết án 12 năm.

Là người luôn đấu tranh cho nhân quyền, Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày. Giữa Tháng Hai và Tháng Mười Một năm 2012, Giám Sát Viên Janet Nguyễn và Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kurt Campell trao đổi với nhau bốn sự kiện đặc biệt liên quan đến việc giam giữ blogger Điếu Cày. Cũng vào Tháng Mười Một, Giám Sát Viên Janet Nguyễn phát thông báo cho gần 50 cơ quan truyền thông khác nhau và các trường đại học, yêu cầu họ dùng truyền thông để lên án việc bắt giam anh và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN thả anh ngay lập tức. Ngoài ra, Giám Sát Viên Janet Nguyễn cũng yêu cầu các cơ quan truyền thông cho nhà cầm quyền CSVN biết rằng họ đã hoàn toàn mất uy tín trong việc không tôn trọng nhân quyền.

Sau đó, Giám Sát Viên Janet Nguyễn vẫn tiếp tục cuộc vận động trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách liên lạc Tổng Thống Barack Obama vào Tháng Bảy năm 2013, để bày tỏ quan tâm của bà về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và kêu gọi ông can thiệp để blogger này được tự do.
Thêm vào đó, Giám Sát Viên Janet Nguyễn còn quy trách nhiệm cho Chánh Án Vũ Phi Long, người ra phán quyết bỏ tù blogger Điếu Cày, bằng cách đưa tên ông vào danh sách những người bị chế tài, không cho nhập cảnh vào Hoa Kỳ, qua HR4254, “Dự Luật Chế Tài Giới Chức CSVN Vi Phạm Nhân Quyền.”
Dân Biểu Ed Royce, tác giả của Dự Luật HR 4254, hiện là chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, cũng chào mừng blogger Điếu Cày đến Mỹ.
“Tôi muốn cảm ơn Giám Sát Viên Janet Nguyễn vì những đóng góp của bà trong việc vận động để blogger Điếu Cày được tự do, cũng như sự tự do của các tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo tại Việt Nam,” Dân Biểu Ed Royce nói.
Giám Sát Viên Janet Nguyễn thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc vận động cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
“Tôi rất vinh dự được tiếp tục làm việc với Dân Biểu Ed Royce để vận động cho việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm còn bị giam giữ ở Việt Nam,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. “Nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để bảo đảm những quyền tự do căn bản này cho tất cả mọi người.”
###
Về Giám Sát Viên Janet Nguyễn
Giám Sát Viên Janet Nguyễn là chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam năm 2010, và đại diện Địa Hạt 1. Bà cũng là chủ tịch Ủy Ban Giao Thông Công Cộng, phó chủ tịch Ủy Ban Thông Tin và Lập Pháp, và thành viên Ủy Ban Điều Hành, thuộc Cơ Quan Giao Thông Quận Cam (OCTA). Bà đại diện hơn 600,000 cư dân thuộc các thành phố Fountain Valley, Garden Grove, Santa Ana, Westminster và khu vực Midway City. Quận Cam được xếp hạng là quận hạt đông dân thứ 6 tại Hoa Kỳ và có ngân sách hàng năm lớn hàng thứ 7 toàn quốc.

Theo Vietbao
xuong  
#5 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 07:47:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điếu Cày: 'Đấu tranh để cho ngày trở về'

UserPostedImage

Tải để nghe:
http://wsodprogrf.bbc.co..._cay_arrival_16x9_lo.mp4

Theo BBC
xuong  
#6 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 07:53:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TS Cù Huy Hà Vũ : ”Tiếp tục đấu tranh dù ở nước ngoài”

UserPostedImage
TS Cù Huy Hà Vũ trả lời báo chí tại Quốc hội Mỹ 05/2014 - Mach Song

Blogger Điếu Cày vừa được chính quyền Việt Nam trả tự do và ngay sau đó đã lên máy bay đi sang Hoa Kỳ hôm qua, 21/10/2014. Một tù chính trị khác cũng đã từng được chính quyền Hà Nội trả tự do và nay đang sống tại Hoa Kỳ là tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.



Tuy hoàn cảnh đi sang Hoa Kỳ của hai người có thể là khác nhau, nhưng dù ở nước ngoài, họ vẫn có thể tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam. Đó là điều mà ông Cù Huy Hà Vũ cho biết khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay

Tải để nghe TS Cù Huy Hà Vũ
http://telechargement.rf...10/QR_Ha_Vu_22_10_14.mp3


Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 08:16:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mỹ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày
UserPostedImage
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh việc Hà Nội trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, người sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự Do, tù nhân lương tâm Việt Nam được thế giới biết tiếng, và cũng là người được Tổng Thống Obama nêu đích danh trong ngày Tự Do Báo chí 2012, khi nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi thế giới chớ nên quên những nhà báo đang bị giam cầm.

Tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf nói:

“Chúng tôi hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Việt Nam, trả tự do cho tù nhân lương tâm này. Ông đã quyết định lên đường sang Hoa Kỳ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, và sẽ tới Hoa Kỳ vào ngày hôm nay, thứ Ba 21 tháng 10. Chính ông đã quyết định sang Hoa Kỳ. Chúng tôi trước sau như một vẫn kêu gọi phải trả tự do cho ông, và tất cả các tù nhân chính trị khác tại Việt Nam.”

Trả lời câu hỏi liệu trong những ngày tới, có thêm người tù nào được phóng thích hay không, bà Marie Harf nói bà hy vọng điều này sẽ xảy ra.

Tuy nhiên phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ không trực tiếp trả lời câu hỏi liệu blogger Điếu Cày có bị cưỡng ép phải rời Việt Nam ngay sau khi ông ra khỏi nhà tù hay không, mà chỉ nói rằng bà sẽ tham khảo lại với các giới chức Việt Nam về vấn đề này. Nhưng bà xác định rằng chính blogger Điếu Cày quyết định đi Mỹ.

Các hãng thông tấn quốc tế sáng nay đăng tin Điếu Cày đã tới phi trường Los Angeles vào đêm qua, và đã được nhiều người ủng hộ nồng nhiệt chào đón.

Thông tấn xã AFP hôm nay dẫn lời ông nói với hàng chục người đến đón ông tại phi trường, rằng “Đây là sự chiến thắng của các giá trị dân chủ. Đây là thông điệp hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể đánh đi tới các tù nhân chính trị vẫn còn bị giam cầm trong các nhà tù cộng sản là họ không đơn độc.”

Tuy nhiên blogger Điếu Cày khẳng định quyết định đi Mỹ không phải là do ông, mà là quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Theo AFP, blogger Điếu Cày nói:

“Chính phủ Mỹ muốn tôi trở thành một công dân Mỹ, nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam muốn trục xuất tôi. Tôi đến đây và sẽ đấu tranh để trở về Việt Nam.”

Trong bản tin buổi tối thứ Ba, hãng tin Reuters nhắc lại vụ nhà báo bất khuất này đã từng tuyệt thực suốt 5 tuần trong tù. Cuộc tuyệt thực mới đây nhất chấm dứt vào cuối tháng Bảy sau khi các công tố viên đồng ý xem xét những khiếu nại của ông rằng ông đã bị ngược đãi trong tù. Đây là cuộc tuyệt thực thứ nhì của ông từ khi bị bỏ tù vì bị quy tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”

Trước khi ông được trả tự do, gia đình Điếu Cày đã bày tỏ lo ngại về tình trạng sức khoẻ suy yếu của ông, nói rằng trong lần thăm nuôi gần đây nhất, tình trạng của ông tệ đến mức khó có thể nhận ra ông.

Blogger Điếu Cày là tù nhân lương tâm Việt Nam nổi tiếng là bất khuất, và là một trong những nhà đấu tranh nổi bật nhất cho quyền tự do báo chí, và đi đầu trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Theo VOA
xuong  
#8 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 08:30:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Suy nghĩ gì về chuyện đưa anh Điếu Cày sang Mỹ
nhân chính trị Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do nhưng bị đưa từ nhà tù đến phi trường Nội Bài ra khỏi nước.

Những người từng một thời phải chịu cảnh tù đày vì chính kiến bất đồng với nhà nước và đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền, chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam nói gì về điều đó?

Cảm xúc vui- buồn- ngậm ngùi
Thông tin về việc tù nhân chính trị blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ trại giam ra sân bay Nội Bài để đáp chuyến bay đi Mỹ được những nhà hoạt động tại Việt Nam truyền đi rất nhanh. Thân nhân họ được hỏi thăm dồn dập để xác nhận.

Tuy nhiên khi nguồn tin được chính thức khẳng định thì những người quan tâm như thế đều chia xẻ một nổi vui buồn lẫn lộn.

Cựu tù nhân AnhBaSaigon Phan Thanh Hải, một trong ba người thuộc Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do và bị ra tòa cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bày tỏ cảm xúc khi hay tin như sau:

Chúng tôi từng ở tù và biết ‘giá trị’ của một ngày tù như thế nào cho nên khi hay tin anh Hải ra tù thì tất cả chúng tôi mừng vui lắm vì khi anh ở trong tù cách đối xử khắc nghiệt dành riêng cho anh khiến mọi người thấy rất đau lòng mà không biết làm sao được.

Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng, nhưng ngay sau cảm giác đó thì cùng có chút ngậm ngùi. Thực sự như vậy. Từ hôm qua đến hôm nay những anh em trong Câu lạc bộ cũ còn lại đây, chúng tôi nghĩ đến những người còn ở lại đặc biệt nhất là chị Tạ Phong Tần. Trong nhóm CLB Nhà báo Tự do của chúng tôi thì anh Điếu Cày cũng rất đau khổ vì không tự do ngày nào đã bị bắt lại, đó là chuyện quá dã mãn; còn chị Tạ Phong Tần thì mẹ chết trong một tình trạng quá đau đớn như vậy.

Phân tích lý do
Nhừng người quan tâm đều có nhận định về lý do vì sao mà nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ra nước ngoài một cách vội vã như thế. Theo họ lý do vì sợ ảnh hưởng của ông này khi ra khỏi nhà tù.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bạn tù một thời gian với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại trại giam có ý kiến:

Rõ ràng khi sức ép của quốc tế quá lớn, họ phải thả anh Điếu Cày; nhưng để hạn chế tác dụng của anh thì họ phải trục xuất anh ấy đi thôi. Họ sợ anh ấy, để anh ấy trong nước thì họ sợ.

Anh Điếu Cày sang bên đó thì một phần giải thoát cho anh ấy vì không đi sang bên đó anh ấy phải chịu án tù kéo dài ít nhất 10 năm nữa. Thứ hai nữa khi sang bên đó anh ấy sẽ phát huy những cái mà anh ấy không có ở Việt Nam thì sẽ làm việc tốt hơn.

Tôi nghĩ thôi đó là một cách cuối cùng, chứ không phải là cách ưu việt!

Cựu tù nhân Phan Thanh Hải cũng có trình bày:

Họ rất sợ ảnh hưởng của anh Điếu Cày vì anh là con người hành động. Tôi cứ tưởng tượng khi anh Điếu Cày về thì anh sẽ bày ra hết việc này đến việc kia để làm chứ anh ấy không muốn nghỉ ngơi. Tôi cũng đã từng nói với chị Tân, vợ anh Điếu Cày như thế. Đó là tính của anh ấy; bởi lẽ họ rất hiểu tính của anh Hải Điếu Cày nên họ buộc anh ấy phải rời khỏi đất nước chứ không để anh ấy ở trong đất nước này.

Nhận định hoạt động sắp tới của Điếu Cày

Ngay sau khi có tin chính thức tù nhân Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ nhà tù đến sân bay đi ra nước ngoài, có ý kiến cho rằng khả năng hoạt động của ông này tại nước ngoài sẽ không được như ở trong nước.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đồng ý phần nào với ý kiến như thế:

Tất nhiên anh Điếu Cày sẽ tiếp tục con đường của anh ấy; nhưng mà theo tôi nghĩ thì hiệu quả sẽ không cao. Khi ở trong nước thì danh tiếng và môi trường hoạt động của anh Điếu Cày sẽ tốt hơn ở bên ấy. Tôi nghĩ ở bên đó anh ấy cũng hoạt động dân chủ- nhân quyền để ủng hộ anh em của chúng tôi trong nước thôi; nhưng hiệu quả không cao vì ở bên đó chúng ta đã có rất đông người, và ai cũng có vị trí của mình, cho nên tất nhiên anh Điếu Cày không thể phát huy tất cả những sở trường cũng như sở đoản của anh ấy có.

Tuy nhiên, những người từng hoạt động chung với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải như anh Phan Thanh Hải hay cựu tù nhân lương tâm bác sỹ Nguyễn Đan Quế đều cho rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay với những công cụ mạng hiện đại thì việc liên lạc giữa trong và ngoài nước không còn khó khăn như trước nữa.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát biểu:

Vào thời điểm này, vấn đề bùng nổ thông tin của Internet, vai trò của Internet sẽ giúp chuyện vượt qua biên giới không mấy khó khăn. Trong nước và ngoài nước không còn bị chuyện như thời trước đây. Riêng ý kiến của tôi về chuyện anh em vì chuyện này, chuyện khác, vì hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác mà phải rời đất nước; kể cả trường hợp của Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, hay trước nữa như Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Đoàn Viết Hoạt và còn nhiều người nữa… tôi cho những nhân vật đó là những người đấu tranh cho cho một tương lai tốt đẹp hơn của Việt Nam, cho nhân quyền, cho dân chủ. Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập.

Anh Phan Thanh Hải thì tỏ ta lạc quan hơn và hy vọng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ sớm sinh hoạt trở lại:

Hiện giờ môi trường Internet, giao tiếp về mặt thông tin, Facebook rồi các công cụ thông tin liên lạc tôi thấy rất tốt, và khả năng hạn chế hầu như không thể ngăn chặn được; cho nên chúng tôi rất hy vọng sinh hoạc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do lại với anh Điếu Cày một cách bình thường. Chúng tôi cũng ở tư thế chuẩn bị sẽ có những sinh hoạt mang tính cách thường kỳ với anh Điếu Cày bởi vì những phương tiện như skype hay facebook cũng thuận tiện. Tôi nghĩ anh Điếu Cày sẽ có những cuộc trò chuyện và ‘quay lại’ tiếp xúc với những anh em ở trong nước vì anh có phong cách rất gần gũi không như những người khác.

Những người như cựu tù nhân Phan Thanh Hải cho rằng cách hành xử của nhà cầm quyền Hà Nội đối với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cho thấy thái độ thù hằn của chính quyền Hà Nội đối với những người dám công khai chính kiến, phản biện đối với những chính sách và hành xử sai trái sai trái của nhà cầm quyền vẫn chưa thay đổi.

Trong trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải lại có thêm yếu tố công khai chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 23/10/2014 lúc 08:38:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#9 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 10:37:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thông điệp Điếu Cày nhắn gửi sau khi đến bờ Tự Do

UserPostedImage
Không lâu sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, dù vẫn còn rất mệt mỏi sau chuyến đi đường đột kéo dài nhưng blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã dành cho Danlambao một cuộc trao đổi ngắn.


Điếu Cày cho biết, sau hơn 6 năm 6 tháng tù đày, anh hiện gặp phải nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính và internet. Dù vậy, một trong những trang mạng đầu tiên anh được giúp truy cập đó là Danlambao.


Điếu Cày tỏ ra rất vui trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào viết blog, mạng xã hội và truyền thông độc lập trong thời gian anh vắng mặt.


Trong cuộc nói chuyện, Điếu Cày muốn nhắn gửi một số thông điệp chuyển đến tất cả mọi người. Dưới đây là nội dung lời nhắn được Danlambao ghi lại:

*


Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ. Chiến thắng này là do nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng người Việt chúng ta ở trong nước cũng như ngoài nước, và cộng đồng quốc tế.


Trong 6 năm rưỡi qua, tôi đã bị giam ở 11 nhà tù khác nhau. Nay có tự do, tôi kiên quyết sẽ tiếp tục đấu tranh ở một góc độ mới. Trước mắt, tôi sẽ tập trung đấu tranh dựa trên sự ủy thác của các bạn tù.


Việc tôi ra đi cũng để đấu tranh cho ngày trở về, đây không phải là cuộc đấu tranh cho riêng cá nhân tôi mà còn cho tất cả chúng ta. Vì sao? Vì lẽ tôi không phải tự ý muốn ra đi, mà là do tôi bị trục xuất.


Trước khi dứt lời, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những anh em, bạn bè, cộng đồng bloggers và tất cả những người đã luôn ủng hộ, giúp đỡ trong thời gian tôi ngồi tù.


Và đặc biệt, tôi muốn cảm ơn những người bạn thân thương như: anh Châu, ĐA, LCĐ, P.An... và nhiều người nữa mà những ngày tháng trong tù, tôi đã không tiện nêu đích danh để con trai tôi chuyển lời thăm của tôi vì lúc nào công an cũng theo dõi sát sao.


Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn quý đồng hương đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.


Do sức khỏe vẫn còn yếu sau quãng thời gian di chuyển dài, xin được hẹn lại tất cả mọi người vào một dịp khác khi sức khỏe tốt hơn.

Điếu Cày bất thình lình xuất hiện sau lưng đồng bào, theo sau
là niềm vui vỡ òa của tất cả mọi người (Video: Ly Tri Anh)

Danlambao
xuong  
#10 Đã gửi : 23/10/2014 lúc 08:39:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Điếu Cày và những khó khăn phía trước

Sau một lúc hưng phấn và nghỉ ngơi đủ sức, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải sẽ chính thức có một cuộc sống khác mà với rất nhiều người kỳ vọng vào anh tin rằng sẽ không ít khó khăn nếu anh tiếp tục con đường chính trị và tranh đấu cho dân chủ nhân quyền.

Tranh đấu trong nước mới có hiệu quả?
Câu nói “nếu một người tranh đấu bị buộc ra khỏi đất nước của mình sẽ như cây bị bật gốc không còn khả năng tranh đấu nữa” hầu như đúng trong rất nhiều trường hợp và riêng Việt Nam thì cái “rất nhiều” ấy xem ra lớn hơn so với những dân tộc có cùng hoàn cảnh khác. Phải chăng chỉ tranh đấu trong nước thì hiệu quả mới cao và nhất là tiếng nói, hành vi cùng những hy sinh của họ mới được người dân đồng tình, chia sẻ?

Có thể nói rằng mọi cuộc cách mạng đều xảy ra từ cái nôi của nơi cần làm cách mạng để thay đổi. Khó có thể ngồi từ xa bấm nút để một cuộc cách mạng xảy ra dù nhỏ nhất, bởi sự hy sinh và gắn bó từ đầu mới làm nên uy tín của một người tranh đấu. Vắng mặt nơi sôi động là điểm yếu nhất của một người tranh đấu. Điều này rõ ràng không còn là ẩn số tuy nhiên có rất nhiều hoàn cảnh mà người tranh đấu có thể thực hiện tại hải ngoại với mục tiêu và chiến lược khác hẳn với cách tranh đấu tại quê hương của mình mà vẫn thành công, góp phần cho những tiếng nói mạnh hơn từ trong nước.
Người tranh đấu tại Hoa kỳ chẳng hạn sẽ có lợi thế rất lớn khi làm chứng nhân nói lên những sai phạm lớn nhỏ của nhà cầm quyền và trả lời trực tiếp các câu hỏi có liên quan trước Quốc hội hay từng nhà lập pháp. Sự làm chứng của một người càng có bề dày tranh đấu trong nước bao nhiêu thì sức nặng càng lớn bấy nhiêu.

Trường hợp này thích hợp với blogger Điếu Cày hơn nhiều khuôn mặt khác vì anh được chú ý từ trước và chính Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trực tiếp vận động cho anh. Khó khăn về ngôn ngữ xem ra không phải là câu hỏi lớn nhất so với rất nhiều tù nhân lương tâm khác khi có cơ hội đến Mỹ.

Tuy nhiên là một người Việt, Điếu Cày phải sinh hoạt trong cộng đồng có cùng tiếng nói. Anh cần dựa vào sức mạnh vốn từng được vun đắp gần 40 năm qua với rất nhiều công sức của hàng trăm ngàn người để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong hoàn cảnh chung của đất nước. Thế nhưng theo ý kiến của nhiều người đi trước thì sự chia sẻ giữa người mới thoát khỏi Việt Nam với một cộng đồng đầy màu sắc như cộng đồng người Việt tại hải ngoại không phải là việc dễ dàng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt một tù nhân lương tâm và cũng bị trục xuất khỏi Việt Nam sang Mỹ vào năm 1998 như Điếu Cày nhận xét việc này qua kinh nghiệm nhiều năm lưu vong của mình, ông nói:

“Trong cộng đồng người Việt hải ngoại có rất nhiều vấn đề, có thể những người ở trong nước ra không quen thuộc với cộng đồng hải ngoại nhất là cộng đồng thuộc miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Có thể rất nhiều anh em tới Mỹ sẽ bị bỡ ngỡ và không có được cái uy tín, tầm vóc nhất là ngôn ngữ và những vấn đề được đưa ra trong cộng đồng cho nên sự tiếp nhận của cộng đồng không mạnh mẽ.”

Tại sao có cùng mục tiêu tranh đấu, cùng một ước muốn xây dựng quê hương lại khó tìm sự đồng thuận trong cùng một cộng đồng với nhau như vậy? Bà Trần Khải Thanh Thủy một người bất đồng chính kiến khác được Hoa kỳ can thiệp và đến Mỹ từ năm 2011. Trong ba năm sống và sinh hoạt chính trị với nhiều tổ chức, đảng phái bà có cái nhìn như sau:


“Tất nhiên là mình cũng có một chút buồn vì tính cộng đồng người Việt Nam mình quá kém, vài người ngồi với nhau thì không sao nhưng cứ năm bảy người ngồi với nhau thì có người muốn ngồi lên đầu nhau để chỉ huy, áp đặt ý kiến chủ quan của mình. Rất nhiều người không đủ trình độ và nhận thức nhưng cứ nghĩ rằng cái tôi của mình quá lớn.

Bản chất đám đông của hải ngoại cho thấy rất nhiều tổ chức đảng phái nọ kia là ỷ lại, dựa dẫm và triệt tiêu năng lực cái tôi của nhau. Tôi đã đi hết từ hội đoàn này sang một số tổ chức khác thì thấy người làm thì ít mà người ỷ lại, dựa dẫm thì nhiều. Có khi những người càng làm nhiều thì lại càng bị chỉ trích phê phán. Đây là đặc điểm cố hữu chẳng thể nào thay đổi trong một sớm một chiều được. Quan trọng là mình phải tự mở đường mình đi. Tự mình phải tin vào giá trị tự thân của mình.”

Khác biệt địa lý và quan điểm?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng trở ngại này có một phần do khác biệt địa lý và sinh hoạt chính trị giữa người trong và ngoài nước. Khi được hỏi phải chăng có những quan điểm, cách giải quyết vấn đề giữa những người đấu tranh với nhau ngay từ đầu đã khác xa thậm chí gay gắt và tương phản đã khiến bất đồng, sự hiềm khích phát sinh và dẫn đến tẩy chay nhau làm cho nhiều người sinh ra chán nản và im lặng không còn muốn hoạt động nữa?

“Vâng, đúng cái quan điểm, ngôn ngữ và cách đưa ra các vấn đề đối với cộng đồng hải ngoại có thể không thích hợp giữa người trong nước ra khiến cộng đồng hải ngoại không nắm bắt được với nhau nhất là trong giai đoạn đầu. Mục tiêu chung, căn bản thì không khác biệt nhưng ngôn ngữ dùng và những vấn đề đặt ra hoặc cách trình bày cách đưa ra giải pháp có thể không đồng nhất với nhau, từ đó có thể gây ra sự bất mãn hoặc là không ủng hộ… đó là trở ngại mà tôi nghĩ là khá lớn. Trước đây thì trở ngại đó lớn lắm nhất là đối với người trong nước.

Ngay cả như ông Trần Độ hay ông Hoàng Minh Chính chúng ta thấy các ông cũng không được cộng đồng hải ngoại tiếp đón một cách hồ hởi nhưng bây giờ thì cách biệt giữa trong nước và hải ngoại đã dần dần thu hẹp nhưng dù sao thì nó vẫn là một trở ngại.”

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ có lẽ là người có kinh nghiệm cập nhật nhất đối với khó khăn tại hải ngoại của người tranh đấu, ông nói:

“Ra nước ngoài để sống đối với bất kỳ một người nào thì đã là một việc khó khăn huống chi đối với những người tù chính trị ra khỏi nhà tù mà lại bị chính quyền cộng sản Việt Nam đưa thẳng từ nhà tù sang Mỹ thì trong tay họ không có bất cứ một điều kiện nào cũng như hỗ trợ nào khác.

Trong bất kỳ trường hợp nào thì sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt Nam ta tại Hoa Kỳ không những là rất quan trọng mà theo tôi là tuyệt đối cần thiết. Bời vì nó mang lại sự giúp đỡ vật chất nhất định cho những người đấu tranh vì dân chủ nhân quyền mới ra tù.”

Điếu Cày được người Việt hải ngoại yêu mến vì tự thân anh là một người tranh đấu chống Trung Quốc. Kế đến anh luôn tỏ ra bản lĩnh trong tù so với nhiều người tranh đấu khác và điểm quan trọng nhất là xu thế áp đặt ý kiến của các nhà đấu tranh tại hải ngoại không còn được ủng hộ như trước đây.

Điều kiện kiếm sống đối với một người đơn thân như anh không mấy khó khăn nếu anh tiếp tục sống cuộc sống đơn giản, đạm bạc dành thời gian để tư duy và làm việc toàn phần cho mục đích tranh đấu.

Điếu Cày còn người thân và bạn bè đồng chí ở lại trong nước rất nhiều vì vậy anh không cô đơn như nhiều người nghĩ. Anh có niềm tin vào ngày trở về và niềm tin ấy có lẽ chỉ trở thành sự thật nếu tập thể người Việt hải ngoại giúp cho anh thực hiện nó.

Điếu Cày không thể tự chòi đạp trong một không gian mà anh chưa từng biết đến. Nếu cộng đồng người Việt hải ngoại cùng nắm tay nhau với anh thì đó không phải biểu hiện của sự yếu đuối, trái lại nhiều cánh tay có thể cùng nâng cánh cho con đại bàng này trong giờ phút đầu tiên tập bay vào khung trời tự do dân chủ lộng gió của nước Mỹ.

Được như vậy thì rời khỏi đất nước không phải là ngõ cụt, là bật gốc hay là sự im lặng vĩnh viễn của các nhà tranh đấu như lâu nay mọi người vẫn nghĩ.




Theo RFA
xuong  
#11 Đã gửi : 23/10/2014 lúc 09:01:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bộ ngoại giao VN: Cưỡng bức Điếu Cày đi Mỹ ‘vì lý do nhân đạo’

UserPostedImage
Nữ phó phát ngôn nhân bộ ngoại giao VN, bà Phạm Thu Hằng

Một quan chức bộ ngoại giao Việt Nam vừa chính thức lên tiếng thừa nhận việc cưỡng bức blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải rời khỏi nước là ‘vì lý do nhân đạo’.


Phát biểu này được bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn nhân bộ Ngoại giao đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 23/10/2014. Nữ quan chức bộ ngoại giao này đồng thời bác bỏ cách gọi tù nhân lương tâm mà quốc tế sử dụng khi nhắc đến Điếu Cày.


“Tại Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hải và cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”, bà Phạm Thu Hằng tuyên bố.


Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, anh bị kết án 12 năm tù giam sau khi vừa kết thúc bản án 2 năm 6 tháng tù với tội danh ‘trốn thuế’.


Trước sức ép của dư luận trong nước và quốc tế đòi trả tự do cho Điếu Cày, nhà cầm quyền CSVN đã ép buộc anh ra tù trước thời hạn, đồng thời cưỡng bức anh lên máy bay và trục xuất sang Hoa Kỳ.


Ngày 21/10/2014, khi vừa đặt chân đến sân bay Los Angeles, người sánh lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng.

UserPostedImage
Từ nhà tù, Điếu Cày bất ngờ bị chế độ cộng sản 'nhân đạo' trục xuất sang Mỹ trong bộ quần áo đơn sơ và đôi dép nhựa tổ ong. Ngay khi vừa đến sân bay, cộng đồng người Việt đã có mặt và chào đón anh như một người hùng.


Phát biểu với Danlambao, blogger Điếu Cày cho biết:

"Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ. Chiến thắng này là do nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng người Việt chúng ta ở trong nước cũng như ngoài nước, và cộng đồng quốc tế.


Trong 6 năm rưỡi qua, tôi đã bị giam ở 11 nhà tù khác nhau. Nay có tự do, tôi kiên quyết sẽ tiếp tục đấu tranh ở một góc độ mới. Trước mắt, tôi sẽ tập trung đấu tranh dựa trên sự ủy thác của các bạn tù.


Việc tôi ra đi cũng để đấu tranh cho ngày trở về, đây không phải là cuộc đấu tranh cho riêng cá nhân tôi mà còn cho tất cả chúng ta."


CTV Danlambao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.312 giây.