logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/10/2014 lúc 05:47:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mới đây, trong chuyến thăm Đức, khi được hỏi về vấn đề dân chủ ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên

bố: nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược được và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài

xu thế ấy.

Lời phát biểu ấy, thật ra, có hai cái sai.

Thứ nhất, dân chủ không hẳn đã là một xu hướng không thể đảo ngược. Trước đây, giới nghiên cứu Tây phương

hay nói đến xu hướng dân chủ hoá trên thế giới như những làn sóng. Làn sóng dân chủ thứ nhất diễn ra từ đầu thế

kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 với 29 quốc gia được dân chủ hoá; làn sóng thứ hai diễn ra từ cuối đệ nhị thế chiến đến

đầu thập niên 1960 với 36 quốc gia được dân chủ hoá; và làn sóng dân chủ thứ ba từ đầu thập niên 1970 đến đầu

thập niên 1990 với trên 100 quốc gia được dân chủ hoá trong đó có nhiều quốc gia thuộc khối cộng sản cũ. Từ đầu

thập niên 2010, với sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở một số quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi, một số

học giả vội vã cho rằng làn sóng dân chủ lần thứ tư đã xuất hiện, tuy nhiên, sau đó, hầu như mọi người đều lẳng lặng

rút lại cái tên gọi đầy hoan hỉ ấy.

Có điều cần chú ý là sau mỗi làn sóng dân chủ ấy lại có những cuộc thoái trào. Trong làn sóng dân chủ lần thứ nhất,

có lúc các quốc gia dân chủ chỉ còn 12; trong làn sóng thứ hai có lúc chỉ còn 30. Làn sóng dân chủ thứ ba cũng vậy;

sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Nga và Đông Âu, không phải quốc gia nào cũng thẳng tiến trên con đường

dân chủ hoá. Phần lớn các quốc gia tuyên bố độc lập sau khi Liên bang Xô Viết bị giải thể đều trở thành độc tài.

Ở vào thời điểm hiện nay, các học giả cũng ghi nhận nhân loại đang ở giữa cuộc thoái trào của dân chủ. Theo tổ

chức Freedom House vào năm 2013, sự phát triển của dân chủ cơ hồ dừng lại, hơn nữa, xu hướng phản dân chủ

cơ hồ tăng nhanh. Trong hầu hết các quốc gia Trung Đông đã trải qua cuộc cách mạng mùa xuân, hầu như chỉ có

Tunisia là tương đối ổn định, còn Ai Cập và các nước khác thì hoặc rơi vào cảnh hỗn loạn hoặc quay ngược lại chế

độ độc tài. Nước Nga được dân chủ hoá dưới thời Boris Yeltsin, đến thời Vladimir Putin, lại biến thành độc tài. Ở

Nigeria, Pakistan, Kenya, Venezuela, Bangladesh và Thái Lan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, dân chủ rất yếu ớt và thường

xuyên bị đe doạ.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc thoái trào của dân chủ:

Một, nền dân chủ ở các quốc gia ấy còn non yếu. Nói chung, một hệ thống chính trị dân chủ phải tôn trọng cả quyền

tự do chính trị lẫn các quyền tự do dân sự. Phần lớn các quốc gia mới dân chủ đều chỉ thực hiện được yếu tố thứ

nhất: quyền tự do chính trị, ở đó, dân chúng được tự do bầu cử để chọn một người hoặc một đảng nào đó lên cai

trị. Tuy nhiên, họ lại chưa có tự do dân sự, trong đó, quan trọng nhất là tự do ngôn luận và tự do tham gia vào chính

trị dưới các hình thức lập hội, thậm chí, lập đảng để đối lập lại chính quyền.

Hai, trong các quốc gia thoái trào dân chủ ấy, một mặt, giới cầm quyền tham lam muốn thâu tóm mọi quyền lực vào

tay mình; mặt khác, dân chúng chưa quen với dân chủ, chưa có văn hoá dân chủ nên dễ dàng bị khiếp phục. Có thể

nói, cả hai, giới lãnh đạo lẫn dân chúng, đều chưa quen với các trò chơi dân chủ. Ở các quốc gia Trung Đông, sau

cách mạng mùa Xuân, bất cứ người nào lên nắm quyền cũng đều có tham vọng loại trừ đối lập; ở Thái Lan, ngược

lại, các phe đối lập lại chỉ khăng khăng muốn xoá ván bài bầu cử trước đó để làm lại từ đầu theo hướng có lợi cho

mình.

Nhưng dù với nguyên nhân gì thì, trên phạm vi thế giới, xu hướng dân chủ không phải là không thể đảo ngược

được. Nếu không có văn hoá dân chủ và không có quyết tâm của mọi người, những chế độ dân chủ mới manh nha

rất dễ quay ngược lại thời kỳ độc tài.

Nhấn mạnh đến nguy cơ thoái trào của dân chủ chủ yếu là để mọi người cảnh giác: dân chủ không những tự nhiên

mà có. Nó là kết quả của những cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Hơn nữa, khi đã xuất hiện, dân chủ không tồn tại

mãi. Nó cần được nuôi dưỡng. Có thể nói quá trình dân chủ hoá là một con đường hết sức nhọc nhằn và luôn luôn

đối diện với nguy cơ bị bóp chết tức tưởi.

Nhưng cái sai thứ hai trong lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng là, trên thực tế, chính quyền Việt Nam lâu nay vẫn

hành xử như một ngoại lệ trên thế giới. Trên ngôn ngữ tuyên truyền, họ vẫn nói đi nói lại những khẩu hiệu dân chủ,

tự do và nhân quyền, nhưng trên thực tế, họ vẫn hành xử như những tên độc tài. Họ vẫn tổ chức đều đặn các cuộc

bầu cử Quốc hội nhưng dân chúng lại không được tự do ứng cử, bầu cử và cũng không có quyền kiểm soát quá

trình kiểm phiếu: Tất cả đều nằm trong tay của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản. Hơn

nữa, chính bản thân Quốc hội, gồm tuyệt đại đa số là các đảng viên, chỉ là những con rối của đảng mà thôi. Ở Việt

Nam cũng không có các quyền tự do dân sự: tất cả các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do biểu tình,

tự do lập hội đều bị cấm cản.

Việt Nam không hề có dân chủ. Hầu như ai cũng biết điều đó. Điều đáng nói hơn là chính quyền Việt Nam, ngoài

những lời hứa hẹn suông, đều không hề có thiện chí xây dựng các tiền đề cho dân chủ để khi dân chủ được thiết

lập, nó có thể vững mạnh. Tiền đề ấy nằm trong hai yếu tố: Một, xã hội dân sự, và hai, văn hoá dân chủ. Hai, nhưng

thật ra, chỉ là một: văn hoá dân chủ chỉ thực sự nảy nở trong các hoạt động thuộc xã hội dân sự. Khi cấm các hoạt

động của xã hội dân sự, chính quyền cũng bóp chết cả triển vọng xây dựng văn hoá dân chủ.

Nói tóm lại, khi tuyên bố Việt Nam không phải là ngoại lệ của xu thế dân chủ hoá, Nguyễn Tấn Dũng chỉ lặp lại những

điều ông và đảng ông từng làm: nói dối.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.