Ba phần tư lãnh đạo các nước đang sử dụng trang mạng xã hội Twitter để giữ liên lạc với công dân nước mình và với thế giới, theo Digital Policy Council.
Bấm Nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu này công bố vào tháng 12/2012 cho thấy tổng cộng 123 lãnh đạo trên tổng số 164 nước có tài khoản Twitter được đặt theo tên của mình hoặc qua văn phòng chính phủ, tăng 78% so với năm 2011.
Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và phụ nữ nằm trong top 10 về bảng xếp hạng Twitter.
Tổng thống Obama hiện là lãnh đạo dùng Twitter có nhiều người theo dõi nhất.Trong năm 2012, Tổng thống Obama vẫn duy trì thứ hạng cao nhất trong số giới lãnh đạo thế giới với 24 triệu người "theo" tài khoản của ông.
Người có nhiều người hâm mộ theo dõi thứ nhì là Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela với 20 triệu người.
Tổng thống Chavez cùng bốn nhà lãnh đạo Mỹ Latinh khác chiếm 5 suất trong tổng số top 10 bao gồm cả "lính mới" như Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia và Tổng thống Enrique Pena Nietoin của Mexico.
Ba phụ nữ thu hút tổng cộng 5.5 triệu người hâm mộ là Hoàng hậu Rania của Jordan, Tổng thống Dilma Rouseff của Brazil và Tổng thống Argentina Cristina Fernandez De Kirchner.
Người duy nhất trong top 10 từ châu Âu là Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người nhắn tin cả bằng tiếng Anh và tiếng Nga.
Thực tế cho thấy các nhà lãnh đạo trên thế giới nhận ra rằng kiểm soát internet là điều không thể, do đó tốt hơn hết là tận dụng cho được năng lượng này để nó "đi đúng hướng".
Trong năm 2012, Twitter tiếp tục được các nhà hoạt động chính trị dùng để đưa tin, thu hút và tạo ra cộng đồng nhằm qui trách nhiệm cho chính phủ các nước.
Làn sóng nổi dậy tại các nước Trung Đông và Bắc Phi, còn được biết tới như Mùa Xuân Ả Rập, vào năm 2011 tiếp tục có đà kéo sáng năm 2012 khi người biểu tình nhận thấy vai trò của mạng xã hội trong nỗ lực tìm tiếng nói chung.
Trong khi Tổng thống Mỹ xếp hạng cao thì người tương nhiệm từ các nước phát triển khác dường như thua kém hơn nhiều trong bảng xếp hạng.
Ông David Cameron-Anh (23), Francois Holland-Pháp (16), Shinzo Abe-Nhật (48), Lý Hiển Long-Singapore (55)...
Internet ngày càng phát triển ở VN với mạng xã hội là công cụ không thế thiếu trong giới trẻThủ tướng lên mạng?Bảng xếp hạng không thấy nêu tên lãnh đạo Trung Quốc (Twitter bị chặn ở nước này) nhưng lại có tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Dũng được xếp hạng thứ 94 năm 2012 và năm 2011 đứng thứ 52.
Chưa rõ dựa trên cơ sở nào cơ quan xếp hạng Digital Policy Council (DPC) có thể khẳng định Bấm tài khoản twitter này là đúng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (hoặc nhân viên nhắn tin hộ cho ông).
Vào tài khoản Twitter mà DPC đưa đường dẫn, người ta thấy chủ tài khoản nhắn một số tin mới nhất như "Ông Nguyễn Bá Thanh sắp để lại Đà Nẵng sau lưng", "Tâm sự của Nữ CSGT Hà Nội ngày đầu xuống đường làm nhiệm vụ",...
Cũng có một vài tài khoản Twitter khác lấy tên ông Bấm Nguyễn Tấn Dũng nhắn tin có vẻ thiếu nghiêm túc như "Cà phê Starbucks không bằng cà phê Việt Nam. Nhạt như nước lã", "Ruột bầu nấu với râu tôm. Làm quan thì phải biết ... chôm thật nhiều".
Vào năm ngoái truyền thông trong nước nói các trang web mang tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và của các quan chức cao cấp khác Bấm đều là mạo danh.
Báo Tuổi Trẻ vào tháng Chín năm ngoái nói "cách thiết kế các trang web này cho thấy có thể chúng đều chung một chủ nhân, trước tiên luôn tạo ra uy tín bằng cách cung cấp những thông tin nhanh và đúng như các tờ báo chính thống tại VN.
"Sau một thời gian khi mức độ uy tín tăng lên, niềm tin người đọc gửi vào đó càng lớn, chủ trang web có thể đưa lên những thông tin có sức tác động không nhỏ với người đọc."
"Chỉ cần một thông tin thất thiệt về chính sách từ trang này cũng đủ gây xáo trộn không nhỏ trong xã hội."
Source: BBC
Sửa bởi người viết 03/01/2013 lúc 10:37:24(UTC)
| Lý do: Chưa rõ