logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 23/10/2014 lúc 05:36:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tâm trạng người bị tống xuất lưu vong

UserPostedImage
Điếu Cày bên các bạn cùng chí hướng trong cuộc đấu tranh chống Trung Quốc. Courtesy of

caulacbonhabaotudo.multiply.com

Tưng bừng, xúc động
Người tù lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, blogger Điếu Cây Nguyễn Văn Hải, đã đặt chân lên đất Mỹ hồi 9 giờ tối

thứ ba, giờ Los Angeles, California. Trong không khí mừng vui sôi nổi với hơn 200 đồng bào người Việt ra đón ông

trong một rừng hoa, cờ, biểu ngữ, blogger Điếu Cày tuyên bố: ông thấy chính phủ Hoa Kỳ mong muốn ông trở thành

1 công dân của Hoa Kỳ, ông không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại trục xuất ông sang Mỹ, những việc ông làm

chỉ để mang lại những lợi ích cho dân tộc, Việt Nam, tổ quốc Việt Nam. Việc này đáng để chính phủ Việt Nam phải

suy nghĩ.
UserPostedImage
Hải ngoại đồng hành tuyệt thực đòi tự do cho Điếu Cày - Internet file

Như vậy blogger Điếu Cày đi Mỹ có trái với ý muốn của ông hay không?

Ưng thuận hay bất bình?
Trước hết, người ta thấy cách mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ông Điếu Cày đi Mỹ lần này rất kỳ lạ. Tại sao họ

không thông báo cho gia đình được biết? Bà Dương Thị Tân gọi cách thức đưa người ra đi như vậy là bất nhẫn.

Nhưng ngoài sự bất nhẫn, còn thấy được sự vội vã như dấu diếm một việc mà trước sau gì cả thế giới cũng phải

biết, mà quả nhiên thế giới đã biết rất nhanh. Thêm nữa, Điếu Cày lên máy bay vượt nửa vòng trái đất mà chỉ mang

đôi dép, y như không kịp mang giày, hay là nhà nước không kịp cả sắm cho ông đôi giày mang cho tươm tất! Vì thế

câu tuyên bố của ông dường như ông có hàm ý là phải ra đi không đúng theo ý muốn của mình.
Trong khi đó, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố là ông đã ưng thuận đi Mỹ nên Hoa Kỳ đã sắp xếp

chuyến ra đi này; tuy nhiên nhưng bà Dương Thị Tân, vợ cũ và là người bảo trợ pháp lý cho blogger Điếu Cày, nói là

cả chính quyền Việt Nam lẫn tòa đại sứ đều không hề thông báo cho gia đình. Lý do vì đâu?

Đầu tiên, lần ra đi này khác với lần ra đi của ông Cù Huy Hà Vũ, là lúc mà cả hai bên Việt Mỹ đều chuẩn bị tươm tất

hơn, và gia đình của người bị trục xuất lưu vong cũng được thông báo trước. Nhưng dù sao lần này ông Điếu Cày

có ưng thuận ra đi thì người Mỹ mới tiến hành các thủ tục tiếp theo. Đó là một nguyên tắc về luật pháp cũng như về

nhân quyền của Hoa Kỳ, không thể khác được. Vì thế nên ông Điếu Cày mới nghĩ là chính phủ Hoa Kỳ muốn ông

trở thành một công dân Mỹ và nói không hiểu sao chính phủ Việt Nam lại trục xuất ông. Câu nói này hàm ý ông đã

phải ưng thuận ra đi một cách miễn cưỡng, ngoài ý muốn, nhưng không còn con đường nào khác cho bản thân và

gia đình.
UserPostedImage
Nhà tranh đấu Điếu Cày bên Nghị sĩ Tiểu bang Lou Correa ra đón anh ở phi trường L.A., 21 tháng 10, 2014

Vì vậy Điếu Cày mới tuyên bố là đã quyết định một chương trình hoạt động trước khi đi Mỹ; điều đó có nghĩa là ở

Việt Nam anh sẽ không làm gì được, giống như các blogger và nhà bất đồng chính kiến vào tù và được thả ra như

ngày nay, mà chỉ ở Mỹ mới làm được việc. Như vậy chuyến đi này có sự ưng thuận nhưng là một sự ưng thuận miễn

cưỡng, nghĩa là ngoài ý muốn của blogger Điếu Cày như đã nói.

Vội vã, vì sao?
Nhưng tại sao Việt Nam phải đưa ông đi một cách vội vàng gần như lén lút như vậy?

Trước hết, ngày 22 tháng 10 là ngày Việt Nam tiếp đón Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, nhân quyền,

Lao động đến cuộc đối thoại nhân quyền tại Hà Nội. Hà Nội có thể muốn tặng một món quà ra mắt người Mỹ trước

cuộc đối thoại này. Nhưng dù đó là lý do thì một chính phủ mà tổ chức một cuộc tống xuất đầy vội vã luộm thuộm

như vậy thì cũng khó biện minh được cho khả năng tổ chức, hay tính cách nhất trí của chính phủ trong mọi chính

sách.

Việt Nam làm như thế còn có thể là để tránh một cuộc tập trung đưa tiễn rầm rộ của giới bất đồng chính kiến, nhất là

các blogger, báo chí lề trái, trong nước. Để cho cuộc đưa tiễn như thế diễn ra chẳng khác nào chiếu rọi sáng ngời

cuộc đấu tranh kiên cường của người blogger bất khuất, từng tuyệt thực dài ngày để phản đối chế độ tư pháp Việt

Nam.

Ý nghĩa
Ở Mỹ chưa từng thấy một cuộc tiếp đón người Việt nào mà đông đảo, sôi nổi và đầy tình thân cùng với sự ngưỡng

mộ của đồng bào Việt Nam ở Nam California, không phân biệt chính kiến, phe phái nào. Lại còn có mặt hầu hết các

vị dân cử Hoa Kỳ ở địa phương, như nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa, Giám sát viên quận Cam Janet

Nguyễn... là hai người được thấy trong đám đông, trong số nhiều người khác.
UserPostedImage
Điếu Cày trong những ngày đấu tranh chống Trung Quốc - Internet file

Cuộc đón rước chứng tỏ tất cả mọi người Việt hải ngoại đều ủng hộ nhà báo Điếu Cày, một người bộ đội từng

chiến đấu trong hàng ngũ quân đội miền Bắc, nhưng gương dũng cảm của anh trong nhà tù của chế độ độc tài toàn

trị Việt Nam đã làm rung động tấm lòng người Việt dù ở trong hay ngoài nước. Sự có mặt của các vị dân cử người

Mỹ đang cạnh tranh để chiếm phiếu của khối cử tri người Việt ở Nam California cũng cho thấy sức mạnh của lá

phiếu của người Việt Nam ở tại nơi này, là nơi người Việt hải ngoại cư ngụ đông đảo nhất trên thế giới.

Những hình ảnh tương hợp ấy cho thấy hoạt động đấu tranh vì dân chủ cho người Việt Nam của người yêu nước

Điếu Cày sẽ không thiếu sự ủng hộ, yểm trợ của đồng bào Việt Nam hải ngoại bên cạnh giới dân cử Hoa Kỳ ở địa

phương cũng như giới dân cử liên bang.

Bang giao Việt Mỹ
Hôm nay là ngày Phụ tá ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, Lao động bắt đầu cuộc

đối thoại nhân quyền tại Hà Nội. Hai tuần trước khi đi Việt Nam, ông hội họp với 1 số nhà hoạt động người Việt hải

ngoại. Được biết, khi ông được hỏi về mục đích chuyến đối thoại này, ông nói bộ ngoại giao "nghe nói" Việt Nam

sẽ thả một vài nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng hiện đang ở tù. Rồi ông được hỏi có phải Điếu Cày hay Lê Quốc

Quân không, ông Malinowsky nói nguyên văn :"Đoán như thế là rất gần rồi đấy, nhưng tôi không được phép nói ra"
Đầy mỉa mai

Và rồi khi Điếu Cày ra khỏi nhà tù để đi Mỹ, dư luận Mỹ tỏ ra hân hoan, bộ ngoại giao ngỏ lời ca ngợi Việt Nam về

việc này. Những người quan tâm có thể nhận thấy chút mỉa mai trong những vụ thả tù như thế.

Cuộc thảo luận Thế giới Trong tuần hôm 24 tháng 9, 2014 đã nói Việt Nam sẽ có một ít nhượng bộ về nhân quyền

sau khi tướng Martin Dempsey đi Hà Nội. Và thực ra đó cũng chẳng phải một sự nhượng bộ nào hết.

Lúc nào Hà Nội cũng có sẵn những lá bài nhân quyền trong túi để ra tay trong canh bạc nhân quyền với Mỹ. Đó là

những con tin tù nhân lương tâm bị giam nhốt để đem neo giá và Mỹ phải kèo nài. Khi Việt Nam cần đòi hỏi Hoa Kỳ

một việc nào đó, thì Washington lại đòi Hà Nội phải "tôn trọng nhân quyền" để làm hài lòng dư luận Mỹ và tạo thuận

lợi, thì một vài "con tin" này lại được thả nhỏ giọt. Rồi một số khác lại bị bắt hay đã bị bắt giam trước đó để đem vào

"kho dự trữ".

Như thế có thể nói Việt Nam "đạt tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền" hay chăng? Hay chỉ là những hành động "điểm

trang" để Hoa Kỳ có cớ hầu thỏa mãn cho Việt Nam những yêu cầu về quân sự, kinh tế?



Theo RFA

Sửa bởi người viết 23/10/2014 lúc 05:38:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 23/10/2014 lúc 05:45:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đừng bỏ cuộc bạn ơi !

UserPostedImage
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được đón chào tại sân bay Los Angeles hôm 21/10/2014. AFP photo

"Blogger Điếu Cày được trả tự do." Câu nói lan nhanh như ánh sáng trên tất các trang blog tiếng Việt suốt cả hai bán cầu trong ngày 21/10/2014.

Lưu Vong
Anh Nguyễn Văn Hải hay còn được gọi là blogger Điếu Cày là một trong những người tù chính trị nhận lãnh những bản án nặng nề nhất, và anh cũng là người được nhiều người quan tâm nhất trong suốt thời gian anh chịu án. Thậm chí sự quan tâm đó, trong không khí truyền thông kín kẽ do nhà nước Việt Nam chi phối, đã từng biến thành một tin đồn thất thiệt là anh bị mất tay trong nhà giam.

Sự tự do của anh cũng đặc biệt vì nó chào đón anh bên kia bờ đại dương sau hơn chục giờ đồng hồ đi thẳng từ trại giam sang phi trường quốc tế Los Angeles.

Khắp các trang blog cá nhân và Facebook, cộng đồng mạng vui mừng chào đón sự tự do của anh. Hàng trăm đồng bào với nhiều chính kiến khác nhau đón chào anh tại phi trường, mà trong số họ có không ít người từng đứng ở phía đối nghịch với một đội quân mà anh từng là người lính.

Ngay sau tâm trạng phấn khích đó, các blogger nghĩ ngay tới cái nguyên do mà người ta trả tự do cho anh, đó là nghi vấn cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội dùng sự tự do của anh để đổi chác với phía Hoa Kỳ, nước luôn gây áp lực lên họ về những vấn đề nhân quyền.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết:

Nghe tin Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do và được sang Mỹ, tôi thấy mừng cho anh và cho gia đình anh, nhưng lại thấy buồn cho người dân Việt Nam cứ bị chính quyền xem như những con tin để cò kè ngã giá với quốc tế, đặc biệt với Mỹ. Việc bắt và thả người theo tinh thần con tin như vậy chỉ chứng tỏ một điều: khinh rẻ nhân dân.

Lời chỉ trích của giáo sư Nguyễn Hưng Quốc là một lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất, vì có lẽ khó có ai chịu đựng được một sự đổi chác chính trị trên sự tự do của chính công dân của mình.

Blogger Lưu Gia Lạc viết:

Tôi nghẹn lại không nói được khi nhìn đôi dép tổ ong anh Điếu Cày đang đi, ta có cảm giác rằng phía chính phủ Việt Nam đang trục xuất rất vội vã một công dân không phải của Việt Nam ra khỏi biên giới, ta tưởng như người bị trục xuất - anh Điếu Cày không phải là người Việt Nam mà là người của quốc gia khác đã đến VN và phạm tội đặc biệt nguy hiểm tại VN.

Thật không thể ai có thể làm mất thể diện quốc gia hơn được nữa qua cách hành xử như đã tận mắt chứng kiến. Dù rằng hình ảnh VN đã quá xấu trong con mắt cộng đồng thế giới nhưng tôi nghĩ không ai còn có thể làm xấu hơn được nữa qua những gì đã biết, đã thấy ngày hôm nay, đó là việc nhanh chóng, vội vàng, lén lút hèn mạt đẩy anh Điếu Cày ra khỏi lãnh thổ - quê hương của chính anh, tổ quốc của chính anh mà anh đã cống hiến hết mình.
Và facebooker Câu Bay kết luận:

Cộng sản có hai loại "hàng hóa" bán khá chạy cho khách nước ngoài. Một cho hạng bình dân là phụ nữ. Hai cho giới chính khách là tù nhân. Đó là niềm đau khổ tột cùng, là nỗi nhục lớn nhất của dân Việt do cộng sản mang lại

Những lớp người mà Câu Bay đề cập đến đã và đang hình thành một cộng đồng người Việt mới ngoài lãnh thổ Việt Nam, những phụ nữ lấy chồng Hàn quốc và Đài Loan, những người tù chính trị ở phương Tây, tiếp nối sự lưu vong của dân tộc Việt bắt đầu cách đây gần 40 năm.

Và trớ trêu thay đôi dép tổ ong quê mùa mà anh Điếu Cày mang khi bước xuống sân bay phồn hoa Los Angeles lại làm nhiều blogger liên tưởng đến đôi dép cao su vốn thường được đưa ra làm vật chứng cho sự giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Ông Hồ Chí Minh, nhà chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, đã để lại một di sản chính trị trong đó có số phận anh Điếu Cày cùng với những người lưu vong.

Cám Dỗ hay Tàn lụi?
Blogger Khôi Nguyên viết:

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thuỷ ,Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hiện nay những người này đang ở đâu và làm gì, tất cả đều lên trước cộng đồng người Việt Hải Ngoại phát biểu được một đôi lần, rồi cũng chìm xuồng mất dạng thôi, đó là một trong những lý do chính cộng sản rất muốn các tù nhân lương tâm chọn điều kiện cư trú nước ngoài. Họ không sợ khả năng đấu tranh của người tù đó nhưng họ sợ đàn áp một người tù đã có tiếng vang trên thế giới. Điều này sẽ làm cho thế giới đổ xô vào chú ý gây bất lợi cho quá trình hợp thương kinh tế vì các nước tư bản phương Tây luôn đưa ra điều kiện nhân quyền trong các viện trợ, hợp tác giao kèo kinh tế ,đây là điểm cộng sản rất sợ khi giữ các tù nhân lương tâm , kể cả việc họ đang ở trong tù hay ngoài tù.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người ra đi trong một hoàn cảnh tương tự anh Điếu Cày xác nhận điều mà Khôi Nguyên viết. Ông nói với chúng tôi:

Mình tôn trọng cái quyết định cá nhân. Nhưng tôi nghĩ rằng những người như anh Điếu Cày và một số anh em khác xuất thân từ chế độ mà đấu tranh thì ở trong nước bao giờ cũng hiệu quả hơn, theo tôi nghĩ. Tiếng nói từ trong lòng chế độ, từ những người sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ mà phản đối chế độ thì tiếng nói đó bao giờ cũng mạnh mẽ và có hiệu quả ở trong hơn là ở ngoài.

Không như những năm sau 1975, người cộng sản tìm mọi cách giữ những người bất đồng chính kiến với họ ở trong nước để “cải tạo” họ. Nay dường như họ đang có một chính sách mới, có thể là ít bị chỉ trích hơn so với các trại cải tạo khắc ngiệt nơi sơn lam chướng khí của họ. Đó là cho phép tất cả những người này ra khỏi Việt Nam.

Ngay sau khi anh Nguyễn Văn Hải đáp xuống sân bay Los Angeles, blogger Cánh Cò viết bài Tự do trong lưu đày, trong đó blogger này lo lắng về khả năng lụi tàn tinh thần cách mạng của anh nơi hải ngoại, mà một trong những lý do quan trọng là sự Cám dỗ.

Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt động ở hải ngoại.

Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.

Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.

Nhìn về trong nước, nỗi lo tàn lụi ấy cũng là dòng suy nghĩ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, khi bà nhìn thấy sự bế tắc của phòng trào dân chủ hiện nay của Việt Nam. Bà cho rằng nhà nước Việt Nam hiện nay đang thành công trong việc vô hiệu hóa phòng trào dân chủ. Nguyên nhân nằm ở chỗ những người cất lên tiếng nói dân chủ ở Việt Nam vốn trưởng thành trong một môi trường do đảng cộng sản tạo ra, vô tình họ đã hành xử theo kiểu phong trào trong một tư duy như những người cộng sản. Bà cảnh báo:

Những người tiến hành các hoạt động dân chủ, nếu không ý thức được rằng trên thực tế các hoạt động của mình đã bị làm cho vô hiệu, sự đối lập của mình đã bị biến thành đối lập cuội do tình trạng vô hiệu triền miên, thì sẽ dễ dàng có cảm giác tự hài lòng, tự cho là mình đã làm được việc nọ việc kia, nói được điều nọ điều kia... Nhưng lại không biết rằng, trên thực tế họ có thể đang ở vào tình trạng « đối lập cuội ».

Còn nhà báo Đoan Trang thì cho rằng những vụ trả tự do cho tù chính trị hiện nay đã làm cho những nhà hoạt động dân chủ cảm thấy mình thành công, và thế là quên đi những mục tiêu đích thực của phong trào dân chủ là cải cách chính trị và xã hội. Cô viết tiếp về việc tại sao đa số người Việt Nam hiện nay dường như không được thu hút bởi những giá trị dân chủ nhân quyền luôn được các tranh đấu nêu cao:

Tự do, dân chủ, nhân quyền là các khái niệm đẹp đẽ, nhưng cũng chính là cái bẫy chết người mà các học giả, các nhà đấu tranh trong nước và hải ngoại rất dễ rơi vào: Đa số người dân không hiểu chúng là cái gì, mà những nhà hoạt động thì lại đang đấu tranh cho những thứ rất “chung chung”, “mơ hồ” đó. Và đi đến tận cùng con đường tranh đấu, nhà hoạt động bị bỏ tù, trở thành tù nhân lương tâm, trong khi dân chúng đa số không hiểu vì sao họ phải quan tâm đến một cá nhân đã bị cầm tù vì một sự nghiệp không liên quan gì đến họ.

Đừng bỏ cuộc
Tuy nhiên tất cả không chỉ là thất vọng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng người đã có một danh tiếng quốc tế như anh Điếu Cày sẽ rất đắt dụng trong việc vận động quốc tế cho phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến kiên quyết không rời bỏ Việt Nam nói rằng:

Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập

Nhà văn Trần Trung Đạo thì viết rằng:

Từ lâu Việt Nam đã hình thành hai khối, Việt Nam CS và Việt Nam Tự Do. Đảng không đẩy anh qua Mỹ mà đã đẩy anh về phía Việt Nam Tự Do đang có mặt ở khắp bốn phương trời kể cả tại Việt Nam. Thả một con chim như Điếu Cày bay vào bầu trời tự do, con chim đó sẽ không biền biệt cuối chân mây nhưng một ngày sẽ bay về ngậm theo những hạt lúa mới. Hạt lúa dân chủ, khai phóng, nhân bản và tình người.

Đây cũng là lời phát biểu của anh Điếu Cày tại phi trường Los Angeles rằng anh sang Hoa Kỳ là tiếp tục cuộc đấu tranh cho mọi người Việt Nam, cho một tương lai tươi sáng hơn của quê hương Việt Nam.

Để kết thúc bài điểm blog hôm nay xin mượn lời nhạc sĩ Peter Gabriel, đồng thời cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, trong bài hát của ông mang tên Đừng bỏ cuộc. Lời được trích đoạn như sau:

Chúng ta cùng lớn lên trên mảnh đất đầy tự hào

Chúng ta được dạy để chiến đấu và chiến thắng

Chúng ta không được dạy để thua cuộc

Bạn có thể thay tên đổi họ, nhưng không ai muốn nhìn bạn khi bạn thất bại

Đừng bỏ cuộc

Đừng bỏ cuộc bạn ơi!

Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 23/10/2014 lúc 05:59:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tự do trong lưu đày

Điếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.

Điếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.

Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào tối hôm nay 21 tháng 10 năm 2014.

Vì già nên anh không có cái may mắn như những kẻ lưu đày mang đủ mọi quốc tịch khác. Vì là người Việt Nam nên sự lưu đày của anh cũng đáng ngạc nhiên hơn khi đất nước ấy vốn dĩ đã bội thực những mảnh đời như thế.

Mảnh đất đón anh là Hoa Kỳ nơi có hơn hai triệu người đã và đang sống đời lưu vong từ năm 1975. Tuy nhiên trong những mảnh đời lưu vong ấy không có ai cay đắng như anh. Anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó "biến tấu" thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng.

Anh không từ chối mình chống cách mạng vì cách nay hơn 7 năm anh là một nhà báo chủ trương thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do, tờ báo mạng có tiếng nói phản ảnh niềm tin và ước vọng của những người như anh và cuối cùng thì bùng nổ với việc biểu tinh chống Trung Quốc.

Vì chống Trung Quốc nên bản thân anh chịu nhiều hình phạt nhất trong tất cả những người tù nhân lương tâm như anh.

Và cuối cùng, sau bao tranh đấu của nhiều người, nhiều chính phủ anh được Hà Nội lấy ra làm vật trao đổi với những gì mà họ muốn.

Mỹ nhấc lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào ngày 2 tháng 10, ba tuần lễ sau, ngày 21 tháng 10 anh được thả. Có thể nói tự do của anh có giá trị ngang với những hợp đồng bán vũ khí mà Mỹ sẽ ký với Việt Nam. Anh còn một chút an ủi, nếu Hà Nội dùng vũ khí này của Mỹ để chống Trung Quốc thì tâm nguyện của anh xem như toại nguyện!

Nhưng không đơn giản như vậy.

Anh không được thả, anh bị lưu đày. Mặc dù Hà Nội đã cầm trong tay văn bản nới lỏng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Điếu Cày hiểu tại sao anh không được tiếp tục sống trong nước vì thâm tâm anh biết rằng chế độ rất sợ người bộ đội có tên Điếu Cày, một cái tên của đồng bằng Bắc bộ mảnh đất tạo nên những con người làm cách mạng và sẽ còn tiếp tục tạo nên những con người như thế.

Ngoài trang bị sức mạnh của một người lính anh còn có sức mạnh tư duy của nhà báo, một nhà báo tự do và tự thoát ra mọi ràng buộc với 7 ngàn tờ báo khác. Anh đã từng viết những bài báo xoáy vào các vấn đề Việt Nam. Anh là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất vì một lý do mà ai cũng thấy: Anh quá nổi tiếng và quá thu hút người khác, những người có tư tưởng đấu tranh như anh.

Chế độ sợ anh trở thành lãnh tụ. Chế độ lưu đày anh xa quê như một cách làm cho bạn bè, đồng chí và nhất là những người mến mộ anh quên con người bất khuất ấy.

Ngồi trên máy bay suốt đêm 21 tháng 10 để tới một đất nước xa lạ chắc chắn anh sẽ buồn, sẽ thất vọng và có khi tuyệt vọng là đằng khác nhưng có điều nhiều người tin rằng Điếu Cày sẽ không phản bội lại chính con người anh, con người mà ý chí vượt qua mọi khả năng tiêu diệt của quỷ dữ.

Anh bước lên máy bay không trong tư thế của người chiến thắng. Anh vẫn bị áp tải như phạm nhân. Không được gặp mặt vợ con không được nói một lời từ biệt.

Chung quanh anh là công an các loại và người theo anh bước lên phi cơ là nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Anh tiếp tục thi hành bản án mà chính quyền cộng sản Việt Nam ưu ái giao anh cho người Mỹ tiếp thu như họ đã từng tiếp thu Hà Nội 60 năm về trước.

Nhưng người Mỹ khác rất xa với người cộng sản. Họ mang anh về và tạo cho anh cảm giác anh đang về nhà, căn nhà tự do dân chủ đích thực.

Hàng trăm ngàn người biết sự ra đi của anh qua các làn sóng truyền thông quốc tế. Người Mỹ nhắc tới anh bằng ngôn ngữ Việt Nam và họ đã thành công khi đưa được một con người bất khuất ra khỏi nơi tối tăm tù ngục. Một làn sóng người hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh tại phi tường Los Angeles.

Phần còn lại là anh, người blogger bất khuất Điếu Cày

Anh sẽ tiếp tục sống bằng chuỗi im lặng nếu anh muốn. Ngay cả khi anh im lặng thì Hà Nội cũng sợ anh. Bản chất gian dối và thủ đoạn khiến họ sợ tất cả những gì anh làm và ngay cả khi anh không làm gì cả. Họ chỉ thở phào nhẹ nhỏm khi anh đầu hàng, lúc anh chấp nhận tin rằng không thể chiến đấu bên ngoài đất nước Việt Nam như rất nhiều người từng nói. Khi ấy anh sẽ tự động quay về tư thế một công dân Việt Nam bình thường sống trên đất Mỹ.

Bằng không, nếu anh tiếp tục lên tiếng, tiếp tục cho thế giới thấy sự giả trá của chế độ, tiếp tục là nhân chứng gào thét trước quốc hội trước báo chí và trước cộng đồng người bản xứ về những gì mà Việt Nam đã và đang làm thì lúc ấy Hà Nội sẽ nhận thức được cái giá phải trả cho một hợp đồng là đắt đỏ như thế nào.

Điếu Cày sẽ làm được vì thời gian hơn 6 năm trong lao tù cộng sản anh đã chứng minh cho mọi người thấy lòng kiên trì của anh. Anh đã tạo cảm thông cho hàng trăm bạn tù cùng trại giam và anh đã chứng minh rằng không nhà giam nào làm anh sợ hãi.

Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt động ở hải ngoại.

Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.

Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.

Mọi sự vẫn còn quá sớm để nói lời mong đợi hay nghi nan, tuy nhiên có một điều rất chắc chắn: bắt đầu từ ngay mai, con người dễ mến ấy sẽ thức dậy với tiếng ồn của một xã hội sinh động và cảm nhận rằng anh đã bắt đầu một cuộc chiến khác. Không có nhà giam, công an hay quản giáo nhưng lại có rất nhiều nỗi lo chung quanh đời sống: Sự cám dỗ kéo anh ngày càng xa ý thức đấu tranh khi anh bị nhổ ra khỏi gốc rể Việt Nam.

Nhưng bù lại, anh sẽ thấy thế nào là dân chủ, điều mà anh đang nỗ lực hướng tới. Khi đã thấy anh sẽ phản ứng. Với con người như anh phản ứng thế nào thì người cộng sản cũng sợ cả.

Ngày mai, 22 tháng 10 năm 2014 tính theo giờ Los Angeles, Điếu Cày sẽ là trang sách mới cho những người tranh đấu trong nước. Họ sẽ nhìn anh như một mũi tên được phóng đi bằng sức kéo của một nền dân chủ lớn vào hàng đầu thế giới.
21/10/2014
Cánh Cò, Việt Nam (RFA)
xuong  
#4 Đã gửi : 23/10/2014 lúc 06:10:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Điếu Cày mang theo thư bạn tù sang Mỹ

LOS ANGELES 23-10 (NV) - Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã giấu một được số bức thư của bạn tù mang sang Mỹ, theo con trai của ông viết trên facebook kèm theo hình ảnh và phóng ảnh.

UserPostedImage
Blogger Điếu Cày tại một căn phòng ở vùng Los Angeles đêm 21/10/2014. (Hình: FB Nguyễn Trí Dũng)


“Những hình ảnh đầu tiên ngay khi bố mình vừa về nơi nghỉ ngơi tối hôm qua, đó là lấy những lá thư và đơn từ của anh em tù nhân mà ông đã khâu vào sau chiếc áo ra. Ai bảo ông không có hành trang, ai bảo hành trang của ông nhẹ nhàng ?!”

Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày, viết trên facebook về buổi tối đầu tiên của cha anh khi về đến nơi nghỉ ngơi sau khi rời phi trường Los Angeles khoảng gần 11 đêm 21 Tháng Mười.

Trên facebook, anh Dũng đưa tấm hình blogger Điếu Cày anh ngồi với một số thư từ trong một căn phòng có vẻ như một căn phòng tại khách sạn. Anh cũng để trên đó bức thư blogger Trương Duy Nhất, bạn tù cùng trại giam Thanh Chương, Nghệ An, gửi cho cha anh khi hay tin ông sắp được tự do. Trong thư, ông Nhất buồn vì mất bạn tâm sự dù mừng cho bạn, nhắc nhở bạn nhớ những điều hai người đã suy nghĩ, thảo luận.

“Anh đi, nhớ làm ngay cho TD Nhất các việc đã trao đổi anh nhé. Đây không còn chỉ là việc cho riêng một mình TD Nhất nữa, mà những việc đó, những việc anh sẽ làm cho TD Nhất đã trở thành việc của cả một phong trào, việc cho nhiều người và là việc….đại sự rồi!” Phóng ảnh thư của blogger Trương Duy Nhất gửi blogger Điếu Cày viết như thế.

Được biết, trong nhà tù, cán bộ trại giam khám xét rất kỹ và trừng phạt rất dã man mỗi khi khám phá ra được cái gì mà tù nhân cất giấu, qua mặt. Trước khi cho ông Hải ra khỏi cổng nhà tù số 6 ở huyện Thanh Chương, công an nhiều phần đã khám xét nhưng có lẽ không làm mạnh như trường hợp ông vẫn còn bị giam giữ tại đó.

Trước các áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ đòi cải thiện nhân quyền mới nới lỏng dần dần lệnh cấm bán võ khí sát thương, chính quyền Việt Nam thả sớm trước hạn tù cho một số tù chính trị mà nhà báo tự do blogger Điếu Cày là người gần đây nhất.

Hiện nay, blogger Điếu Cày ở đâu không ai biết. Những ngày sắp tới ông còn ở California, hay đi đâu cũng không ai biết. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoàn toàn giữ kín thông tin dù một tổ chức vận động dân chủ hóa Việt Nam ở vùng Washington, DC, có đề nghị tiếp đón và mở tiệc chào mừng ông thoát khỏi gông cùm Cộng Sản.

Tại Hà Nội, trước các lời bình luận khác nhau nhưng không mấy đẹp đẽ về lý do thả blogger Điếu Cày, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng blogger Điếu Cày được thả vì lý do “nhân đạo.”

“Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hải và cho phép xuất cảnh sang Hoa Kỳ vì lý do nhân đạo,” thông tấn xã Việt Nam thuật lời bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, trả lời câu hỏi của một phóng viên.

Bình luận về lời phát biểu này, anh Nguyễn Trí Dũng viết trên facebook: “Nếu thực sự vì nhân đạo tại sao phải thả ông Hải qua Hoa Kỳ nhỉ? Thả ở Việt Nam bộ không nhân đạo sao?”

Facebooker Huỳnh Công Thuận nêu ra cho thấy việc thả người này trái luật lệ của nhà nước Việt Nam. Ông dẫn một nghị định về xuất nhập cảnh để chứng minh. Theo ông Thuận, khi nhìn dưới góc độ pháp lý, quyết định "tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù" có nghĩa ông Hải vẫn là người mang án tù, có nghĩa vụ chấp hành bản án.”

Dưới đây là điểm 2, điếu 21 của nghị định về xuất nhập cảnh của Việt Nam:

“NGHỊ ĐỊNH Số: 136/2007/NĐ-CP ngày 17 Tháng Tám, 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Chương IV - QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM.

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

Điểm 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự."

Ông Nguyễn Văn Hải, 62 tuổi, nổi tiếng với blog có tên là “Điếu Cày” nhiều năm trước khi bị bắt. Sau các vụ biểu tình trên đường phố Sài Gòn chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, ông đã bị bắt bỏ tù 30 tháng, với lý do “trốn thuế” hồi năm 2008 mà ông phủ nhận hoàn toàn. Hết bản án này, ông không được trả tự do mà bị tròng tiếp lên cổ bản án khác vì bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước...” cùng một vụ với hai bloggers khác, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon tức Phan Thanh Hải.

Hiện chỉ còn một mình bà Tạ Phong Tần còn ngồi trong tù với bản án 10 năm ở trại giam số 5 thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.279 giây.