logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/10/2014 lúc 09:35:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hầu hết mọi người theo dõi thời cuộc, đều mến thương anh Điếu Cày, mỗi người sẽ thâu nhận vào mình một hình ảnh nào đó. Tôi thương anh nhất, ngày ra tòa, cùng với cô Tạ Phong Tần, đôi mắt cô Tần nhìn trừng trừng vào bọn quan tòa, giá như được tự do, chắc cô xé xác những người đang ngồi xử án; anh Điếu Cày, nhìn vô định, ánh mắt bàng hoàng, chan chứa, gởi về một chốn xa xăm. không hiểu anh đang nghĩ gì, mức án ngoài tưởng tượng chăng? Lo nghĩ về gia đình? Thời gian thăm thẳm, biết mình sẽ ra sao? Bao nhiêu công cuộc dang dở, biết sẽ thế nào? Tự gẫm lại việc mình làm, chẳng phải là tội, ánh mắt đầy ngạc nhiên, với sự kết án hơn 12 năm? Từ khi xử án, tới bây giờ tôi vẫn nhớ, vẫn rất thương, vẫn hoài suy đoán về ánh mắt của anh, ngày ra tòa (1)

UserPostedImage

Nhưng chắc chắn anh và tất cả, kể luôn đảng CS cầm quyền, không ngờ có ngày anh qua Mỹ, qua với đôi dép nhựa tổ ong!

Khoảng ba chục năm trước, cậu bé Don Hồ, vượt biên, sau đó được ngồi trên máy bay tới Mỹ, cũng bằng đôi dép nhựa, nhưng hai chiếc có hai màu khác nhau, và hai chiếc đều dép trái. Về sau cậu bé ấy thành ca sĩ nổi tiếng, đôi dép Don Hồ, đánh dấu thời kỳ đất nước “mới được giải phóng,” và toàn dân đang trên cao trào “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN”, với khẩu hiệu “Làm cho nước mạnh dân giàu.” Cỡ 10 năm sau, đói rát ruột, đi đâu cũng thấy trên răng dưới lựu đạn lép, “cách mạng” chém vè, đổi ngược lại y như miền Nam, từ thời 1955, nghĩa là: “Làm cho dân giàu nước mạnh.”

Đến nay bốn chục năm, lại thấy Điếu Cày, đi từ nhà tù đến thẳng Hoa Kỳ, không “kinh qua” bất cứ một địa phương tại quê hương, thậm chí không kịp thay đồ, hai chân mang dép nhựa tổ ong. Tại sao CS nóng nảy quá mức đến thế? Y như chuyển viện Ebola khẩn cấp không bằng? Lẽ nào CS cần gấp vũ khí của Mỹ, để đánh Trung Cộng? Không tin được, giá như Mỹ cho hết vũ khí, CSVN cũng không đời nào dám đánh Trung Cộng, cùng lắm đảng CSVN đem bán ve chai, chia tiền nhau, huề trất!

Nhà ông già vợ tôi, nhìn ra vườn cam bao la, bát ngát, trước 1975, người dân địa phương gọi là “sở cam ông Đào,” hệ thống tưới nước, bằng nhôm, đường kính cỡ 1 feet, được lắp đặt khắp vườn, trước 1975 rất sai trái, trĩu cành, trái to như hai chén ăn cơm úp lại, sau 1975 bị bỏ bê, không chăm sóc, tới 1980, CS gỡ hết hệ thống tưới, đem nhôm bán vựa ve chai ông Hiệu, cho máy ủi, ủi sạch, họ nói rằng: “Trồng cam kém hiệu qủa kinh tế”, nên họ trồng khoai mì!

CS chỉ giỏi tàn bạo và lưu manh, láu cá vặt, chứ ngu dốt đặc, biết gì kinh tế, biết gì quốc phòng, nhìn bản mặt Phùng Quang Thanh, biết ngay. Chúng nó từng ủi vườn cam, để trồng khoai mì, ai dám bảo Việt Cộng không đem vũ khí bán vào vựa ve chai cho tụi Tàu? Mỹ nếu khờ bán vũ khí cho Việt Cộng, hối không kịp, chỉ có tội nghiệp dân mình mất đi số tiền vĩ đại, ba chiếc tàu cá của Trung Cộng, trang bị thứ gì, mà Hải Quân Việt Nam không dám bén mảng tới gần!? Vậy tốn tiền mua vũ khí làm gì, phải vội vàng đem tù nhân lương tâm đi trao đổi với Mỹ?

Tin chắc, không ai hiểu CSVN, cập rập điều gì, không để anh Điếu Cày trau tria chút đỉnh, anh mang đôi dép ấy, thế giới nghĩ ngay chế độ CSVN, tồi tàn, vô nhân tính.

Hơn ba chục năm trước, cậu bé Don Hồ còn nhỏ, tới bến bờ tự do, chắc cậu ta đã vứt bỏ đôi dép kia. Tôi tin anh Điếu Cày, với ý nghĩ sâu sắc, anh giữ gìn nó như một vật kỷ niệm quý báu, không phải để ngày nào đó, quê hương không còn CS, anh đem nó chưng trong tủ kiếng, làm hàng triển lãm, như Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương, triển lãm dép râu. Hiện tại tôi chưa biết giữ nó để làm gì, cũng không hẳn là một vật kỷ niệm bình thường, mà một ý nghĩa nào đó hơn thế nữa.

Mến chúc anh vui khỏe, sớm hòa nhập cùng Cộng Đồng, đồng hương hải ngoại, chúc chị và các cháu bên nhà bình an.

Ông Bút (Danlambao)
___________

(1) http://www.youtube.com/watch?v=GklmJjE3zTU


phai  
#2 Đã gửi : 25/10/2014 lúc 09:39:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đôi dép tổ ong


Chiều rơi trong ánh hoàng hôn nhạt dần bên kia chân trời. Bữa cơm chiều đạm bạc như thường lệ xong từ lâu. Dạo này, anh ăn cũng không bao nhiêu. Sau những lần tuyệt thực, dạ dày chắc giận anh vì ngược đãi nó. Thỉnh thoảng nó ghẹo anh một chút mà làm anh không chợp mắt nổi cả đêm.


Không gian quanh anh chẳng có gì lạ lẫm với hơn sáu năm trải qua mười một nhà tù. Anh đã quen với nó.


Gió xào xạc bên vài gốc chuối xa xa. Anh đưa mắt nhìn ra khoảng trống trầm buồn và yên ắng trong màu tím u uất.


Trên bệ xi măng, nơi vừa là giường ngủ vừa là chỗ cất giữ những kỷ niệm trong bọc quần áo cũ, lấp ló một chiếc áo thun xám, nhàu nhỉ như những năm tháng tù đày. Tuy vậy, anh quý trọng nó như thân mình và chỉ mình anh biết nó quan trọng như thế nào.


Nén tiếng thở dài, anh nghĩ đến mấy đứa nhỏ và người bạn đời, vất vả ngược xuôi gần 7 năm qua trong khốn khó bầm dập. Anh thấy có lỗi với gia đình, khi nhớ lại đã nhờ người bạn ra tù trước đây, về nhắn với chị bán bớt căn nhà lo cho xấp nhỏ đi du học và tránh xa anh.


Nỗi nhớ quay quắt...


Nước mắt anh lặng lẽ rơi xuống...


Gần bảy năm, anh chưa một lần giáp mặt với chị, kể từ sau khi hai người ra tòa xé hôn thú. Anh nhớ chị vô cùng. Người phụ nữ, dù trên giấy tờ đã là người dưng. Nói đúng hơn là người bạn, nhưng chị không quên anh. Chị biết anh làm đúng. Đơn giản vậy.


Ngồi bó gối, hai tay vắt chéo, anh thấy lòng bồi hồi...


Tiếng chân người nghe lộp cộp cắt ngang suy nghĩ của anh. Thả chân xuống, vừa xỏ đôi dép tổ ong cũ mèm mà thằng Dũng đem cho bố trong những lần thăm nuôi thì cửa phòng giam mở ra. Những khuôn mặt muôn năm cũ với những bộ đồ không mới. Anh đứng dậy, gật nhẹ đầu, mỉm cười.


Ông an ninh trại giam mà anh có thiện cảm nhất trong những lần gặp mặt - Quang - cất giọng ôn tồn và cũng mỉm cười: Anh Điếu Cày ơi! Hôm nay chúng ta cùng làm việc một chút nhé.


Giọng trầm ấm cất lên: Chúng ta đã làm việc nhiều lần rồi. Quan điểm của tôi cũng quá rõ rồi. Thiết nghĩ chẳng có gì cần nói thêm nữa. Tôi vô tội. Tôi đã làm và gởi đơn đề nghị ra tù, chớ không phải xin tha tù. Các ông biết rồi.


Quang tiếp lời: Đừng vội, anh Hải ạ. Hôm nay chúng ta sẽ làm việc với một số vị quan chức cao cấp của hai phía Việt - Mỹ. Có thể bật ra nhiều vấn đề tốt cho cả đôi bên. Đối thoại ôn hòa và tìm giải pháp có lợi cho nhau thôi anh ạ.


Anh vẫn nhẹ nhàng mà dứt khoát: Giờ này trễ rồi. Mai chúng ta có thể làm việc cũng được.


Giọng Quang thành thật: Vì có các vị quan chức cao cấp của Mỹ, họ bận quá nhiều việc nên tranh thủ thời gian, do vậy buổi làm việc hơi trễ. Anh thông cảm và vui lòng, dù sao họ cũng là người Mỹ vả lại, anh cũng biết họ quý trọng anh.


Nhìn sâu vào mắt Quang, hơi ngần ngừ một chút, anh tiếp: Thế thì để tôi lựa bộ đồ nào cho đàng hoàng một chút, đi gặp người ta.


Quang tha thiết hơn: Không cần đâu anh ạ. Địa điểm làm việc gần đây thôi. Người Mỹ cũng không cầu kỳ, anh biết rồi. Thời gian làm việc không nhiều đâu, chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ thôi.


Quang quay ra hai cậu an ninh trẻ, nhẹ nói: Xe chuẩn bị xong chưa?


Vâng! Thưa anh, đâu vào đó rồi ạ - Một cậu lễ phép trả lời.


Thoáng nghĩ, chắc là cũng nên đi cho phải phép với người Mỹ, bởi họ quan tâm và lên tiếng cho anh cùng các bạn tù khác nhiều năm qua. Không đi thì anh thấy ngại và có vẻ bạc bẽo quá, họ tranh thủ thời gian ở xa xôi mà thế này là quá ân cần.


Nghĩ vậy, anh với tay lấy chiếc quần tây cũ, tròng vội chiếc áo thun xám - vật bất ly thân của anh, nhanh chóng xỏ đôi dép tổ ong và... đi ra xe.


Tiếng lộp cộp giày tây và những bước đi thong thả của anh xa dần, bỏ lại sau lưng người cai tù đang lúi húi tắt đèn. Chùm chìa khóa trại giam lạch xạch, như lên tiếng chấm dứt một quá khứ nào đó...


Chiều vẫn lững lờ trôi...


Trong chiếc xe Toyota 7 chỗ, khá mới, họ cho anh ngồi giữa và hai bên là hai cậu an ninh khác. Băng sau là hai cô an ninh trẻ, phía trước, Quang ngồi bên tài xế. Chiếc xe lao nhanh về phía trước...


Không khí yên lặng. Chẳng ai nói với ai lời nào. Có lẽ anh cũng thích thế để tiếp tục chìm đắm trong suy tư về gia đình mà lúc nãy, anh bị Quang cắt ngang.


Những hàng cây, những ngôi nhà lô nhô cứ lướt qua và bỏ lại sau lưng tất cả những nỗi niềm nào đó. Anh chẳng quan tâm lắm, vì lâu nay chẳng còn gì hoài nghi trong anh khi việc anh làm là cho dân tộc này, cho quê hương này. Của anh và của mọi người.


Anh nhắm mắt lại và nhớ về cô con gái út. Lâu lắm rồi, anh chưa nhìn thấy con bé, chỉ gặp có mỗi thằng Dũng, trong những lần thăm nuôi trầy trật. Nước mắt anh rỉ ra một chút, trên đuôi mắt.


Đưa tay chùi nhẹ gò má, trong bóng tối nhập nhoạng với ánh đèn vừa hắt vào, làm anh giật mình khi chiếc xe đỗ xịch và dừng lại đột ngột.


Quang bước xuống trước. Mọi người lục tục bước xuống theo.


Thực tại nhanh chóng kéo anh quay về và cũng bởi anh có nhiều kinh nghiệm với thói gian manh của CS.


Anh hỏi: Tại sao chở tôi tới sân bay? Các anh lừa tôi à?


Quang vẫn từ tốn: Ồ không! Vì các vị quan chức Mỹ sẽ rời VN trong chuyến bay tối nay lúc 19 giờ 40 phút, như chúng tôi đã nói lúc nãy, họ và quan chức VN sẽ làm việc với anh trong ít phút thôi.


Co tay lên, nhìn vào chiếc đồng hồ Longines hơn trăm triệu, Quang tiếp: Bây giờ chỉ mới gần sáu giờ thôi anh ạ. Thế mới gọi là tranh thủ thời gian.


Thái độ Quang vẫn tỏ ra nghiêm túc và khiêm cung như thường lệ đối với anh. Anh ngần ngừ và thoáng chút bối rối, thầm nghĩ: Chẳng lẽ, tụi nó tống mình đi Mỹ với bộ dạng thế này sao? Cũng khó tin!


Không để anh suy nghĩ nhiều, Quang nhẹ nhàng thuyết phục: Chúng ta vào trong phòng dành cho VIP, ngay trong sân bay để nói chuyện với họ cho kịp giờ họ về Mỹ, anh Hải ạ. Anh đừng đa nghi quá. Ai mà gạt được anh, anh đấu tranh tù tội nhiều năm nay, anh rõ quá rồi. Anh cứ vào trong, sẽ gặp ngay ông J. và bà O., những người mà anh đã từng gặp và từng nói chuyện nhiều lần, anh biết là chúng tôi nói thật ngay.


Anh bước đi với một thoáng băn khoăn...


Bọn an ninh bước theo. Kẻ trước người sau, Quang và một cậu an ninh đi cạnh anh bắt chuyện vui vẻ.


Sân bay Nội Bài khá lạ trong mắt anh. Gần 7 năm rồi còn gì. Mới hơn và có vẻ lịch sự hơn. Nhưng lối đi hôm nay sao vắng người quá! Dù như một con hẻm rộng hun hút, nhưng làm anh không cảm thấy âm u, nhờ đèn đuốc chói chang.


Anh hỏi: Sao sân bay vắng người thế?


Quang cười vui vẻ: Ồ! Anh hân hạnh lắm đấy nhé! Đây là lối đi chỉ dành cho nhân vật VIP không đấy! Chẳng mấy ai được đi vào đây đâu. Anh là ngoại lệ với vị trí trong mắt người Mỹ đấy!


Dấu cái cười khẩy vì trò rẻ tiền của công an, anh đáp: Thế à?! Giá như tôi không cần phải được "hân hạnh" thế này mà các ông đừng vô pháp bỏ tù tôi hơn sáu năm qua thì hay hơn biết bao nhiêu.


Im lặng, không đáp trả. Mặt Quang hơi đanh lại, hắn nghĩ: Thôi! Cố cho xong nhiệm vụ. Cả hai con vợ nhà mình đang dính cả ngàn tỉ vào thằng Thắm và thằng Nam! Không xong vụ này thì chết mẹ với mấy thằng bộ Chính trị! Thây kệ! Ức một chút để giải quyết ngàn tỉ vẫn hơn!


Chẳng mấy chốc đến trước cửa thang máy. Anh vẫn vô tư không hay biết những gì diễn ra xung quanh.


Ở một góc rất xa, vượt khỏi tầm nhìn của anh, một người phụ nữ và một người đàn ông Mỹ đứng đó. Nổi bật với chiếc váy đỏ cùng mái tóc vàng, người phụ nữ vừa trò chuyện nhỏ nhẹ với đồng nghiệp nhưng mắt vẫn không rời khỏi anh. Có lẽ cả hai đang thi hành nhiệm vụ gì đấy vào lúc này. Không mấy ai biết chuyện gì xảy ra, ngoài vài kẻ hiếu kỳ chụp được một tấm ảnh họ từ đâu đó.


Một người nào đó cũng nhanh tay kiếm được một tấm ảnh từ phía sau lưng, bao quanh anh, khoảng một chục viên an ninh bu như kiến bu bánh kem.


Trong thang máy, ngoài anh, có thêm 3 viên công an bước vào. Tất cả lố nhố còn lại phía ngoài, rút lui có trật tự theo một hướng khác.


Buồng thang máy khá sang trọng. Quang nhấn nút số 3 và đứng yên, nắm hai tay phía trước gần hạ bộ, theo cách của các vị quan chức cao cấp vẫn làm. Hắn tỏ vẻ trịnh trọng, học theo cung cách đó. Anh liếc nhanh nhìn qua Quang, lặng như tờ.


Thang máy mở. Lại một hành lang sáng choang, không một bóng người qua lại. Mọi người vẫn bước về phía trước.


Đến một khúc quanh, Quang nói: anh Hải ơi! chúng ta đi xuống lối này anh nhé.


Những bậc tam cấp kéo dài và khuất hẳn so với những gì lộ thiên mà anh vừa đi qua. Theo trớn, anh bước tiếp...


Chỉ vừa bước xuống chục bậc, anh bỗng nhìn thấy phía xa xa là một chiếc máy bay. Giật mình, anh quay ngoắc lại. Tay vịn lan can, dợm bước trở lên. Vừa ngẩng đầu, lố nhố cả chục cô cậu an ninh đứng chen cứng trên đó, ngáng cả lối đi, ngay trước mắt anh. Hàng rào người nhanh chóng hình thành xong để cản địa.


Sững người, anh chưa kịp nói thì Quang cười ha hả: "Anh Hải xuất ngoại mạnh khỏe nhé! Tôi cũng mừng cho số phận của anh". Bụng bia của hắn rung lên sau lớp áo hàng hiệu Pierre Cadin, lộ rõ và trễ xuống trên chiếc dây nịt Hermès. Hắn đứng đối diện anh, một chân trên, một chân dưới, lộ ra đôi giày Gucci bóng lộn, nhưng không hợp tuổi tác. Bàn tay hắn đặt theo chiều dài lan can với những ngón tay múp míp, trên ngón áp út tay phải là một chiếc nhẫn kim cương đắt giá. Hắn nhịp nhịp bàn chân ra vẻ khoái trá...


Anh gằn giọng: Lầm! Các anh lừa đảo tôi thế này làm gì hợp pháp! Còn giấy tờ, còn passport, còn visa nhập cảnh, còn cả chữ ký tôi nữa, nó mới quan trọng nhất! Tôi có tự nguyện rời khỏi quê hương tôi đâu mà các anh có đủ thủ tục, có đủ chính nghĩa để ăn nói với người Mỹ?!


Không còn gì để che giấu, Quang cười hô hố và nói một hơi như để xả nỗi bực dọc bấy lâu: Ôi dào! Giấy với chả tờ! Anh có biết chúng tôi là ai không, anh Hải Điếu Cày?


Nhướng cặp chân mày nhợt nhạt, trên bộ mặt nung núc mỡ, đôi môi mỏng dánh mấp máy đều đặn: Chúng tôi là cộng sản nhá! Chúng tôi không phải trẻ con, không phải cừu! Nhớ nhá! Người chết chúng tôi còn làm cho sống lại. Kẻ sống chúng tôi làm cho chết đi hay biệt tích giang hồ với hàng ngàn lý do. Chữ ký của anh đồng ý tự nguyện đi Mỹ ư? Để nói chuyện với Mỹ về luật lệ quốc tế ư? Để cả thế giới nhìn vào chúng tôi đòi quyền con người ư? Để đồng bọn của anh, gia đình vợ con của anh nhìn thấy là anh hoàn toàn tự nguyện ư? Anh khéo lo thế! Thời xưa, chả có máy móc, thiết bị con mẹ gì cả, chúng tôi còn cho anh Trỗi gọi bác đến ba lần cơ nhá! Chúng tôi còn cho mười phát súng vào anh Trỗi mà còn đứng thẳng lên hô đả đảo Mỹ - Ngụy nhá! Bọn dân đen tin sái cả cổ nhá! Các ông lão thành cách mạng tin sái cả quai hàm đấy nhá! Còn hàng khối chuyện long trời lở đất nhá! Thôi! Tôi không nói nhiều với anh nữa. Anh có biết chúng tôi vất vả và mệt mỏi với anh biết bao nhiêu không?


Ngưng lại lấy hơi và đổi giọng nhẹ hơn, Quang tỏ ra năn nỉ: Anh Hải này! Đến nước này rồi, anh không còn quay lại được đâu! Anh làm ơn đi đi! Khỏe cho anh mà chúng tôi cũng nhẹ người. Tại sao anh cố chấp thế? Anh không thương anh thì anh cũng phải thương vợ con anh, bạn bè anh ngoài kia, ai cũng mong anh thoát tù đày. Đấy! Tù nhân lương tâm là phải có lương tâm. Tất cả đều đề huề, vui vẻ cả làng.


Thậm chí, nếu bây giờ anh không đi thì chúng tôi buộc phải bế anh lên máy bay. Anh xem - vừa nói tay Quang vừa chỉ lên lướt ngang phía trên - Anh thấy đấy! Các cháu toàn là khỏe mạnh lực lưỡng, chúng nó chẳng làm anh sướt một cái móng tay, cũng chẳng làm bầm một vết thương nào, vẫn có thể đưa anh lên máy bay nhẹ nhàng. Anh biết rồi đó! Vậy tại sao anh không vui vẻ ra đi?


Chuyến bay cất cánh...


Anh nhìn quê hương mờ dần và mất hút theo độ cao sau những đám mây...


Nhìn xuống đôi dép tổ ong, mang chân mình lìa khỏi quê nhà, anh thầm nghĩ: Nhất định, mình sẽ về lại quê hương. Một ngày không xa.


Anh nhớ con da diết...

Nguyễn Ngọc Già
phai  
#3 Đã gửi : 25/10/2014 lúc 09:40:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đôi dép Việt Nam
Tôi đã đi qua 11 trại tù. Trại giam Q.3, PA24, Chí Hòa, Cà Mau, K2, K3 Xuân Lộc, B34... Ở đó, có những cái hộp nhốt người bằng xi măng với ô cửa tù thèm khát ánh sáng đã bị những động vật hai chân bít trám lại để che kín bầu trời và gió. 6 năm 6 tháng, tôi đã đếm thời gian bằng giây, bằng phút với cái nóng của địa ngục và mong ngóng về một thiên đường thân quen, ở đó có những con người còn biết thương và biết khóc.


Tôi, một đôi dép tù đày.


B34. Tôi đã nằm thoi thóp nhiều lần không ăn để phản đối những tên cai tù từ lâu đã trở thành thú. Lần dài nhất là 28 ngày. Tôi mê man thấy mình chết; con gái út nắm tay tôi khóc, hỏi tại sao bố phải chết; con trai tôi đứng yên nhìn với cặp mắt có lửa; vợ tôi và bạn bè trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do tay tìm tay nhau và vòng tròn cứ lớn mãi ra để cùng nhau cất lên tiếng hát vỡ ra từ lồng ngực - Bài Hát Tự Do - vang đến mọi miền đất nước; trong giấc mơ giữa biên giới tử sinh tôi thấy cái chết của tôi đã góp thêm sức mạnh cho những khát vọng tự do bay cao hơn, xa hơn và tôi nhẹ lâng lâng bay đi cùng lời hát ấy ra khỏi chốn ngục tù.


Tối thứ Ba, 21 tháng 10 năm 2014, chúng lôi tôi ra khỏi địa ngục. Những động vật hai chân tống tôi lên xe bít bùng và chở tôi thẳng đến phi trường Nội Bài. Chiếc máy bay lao vào trời đen và mảnh đất thân yêu, gắn bó với đời tôi mất hút dần theo bóng đêm phía dưới.


Đêm ấy, trời không trăng không sao, chỉ có tiếng sóng trong lòng.


Tôi, đã trở thành đôi dép lưu vong.


Phi trường Los Angeles. California. Hoa Kỳ. Đất nước mà một thời trong quãng đời chiến binh tôi từng nghĩ họ là kẻ thù, đã đón tiếp tôi trong tình nhân ái. Chung quanh tôi là những nụ cười Việt Nam, những vòng tay mang hơi ấm Đồng Bào.


Tôi, chính thức trở thành một đôi dép tự do.


Tôi đã rong ruổi khắp các nẻo đường đất nước. Thác Bản Giốc ngày nào tôi ngồi khóc với dòng nước bị phân ly. Sài Gòn tôi đứng thẳng cùng bạn bè với biểu ngữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam Chủ Quyền - Tây Sa Nam Sa Trung Quốc Ngụy Xưng. Đà Lạt là nơi cuối cùng trên đất nước Việt Nam, tôi từ một tù nhân trong nhà tù lớn trước khi vào ngục nhỏ. Ngày hôm nay, trong lòng tôi không còn là bụi đường đất đỏ quê hương, thay vào đó là những xa lộ ngút ngàn. Nhưng cho dù dưới tôi là những ổ gà của đất Mẹ hay nhựa đen thẳng lối của xứ người, đường tôi đi không có bảng stop. Tôi không thể đứng yên, tôi không thể dừng lại. Vì tôi là một đôi dép, tôi hiện hữu và chỉ hiện hữu khi tôi còn được đi.


Tự do. 6 năm 6 tháng về trước, trong căn phòng 4 bức tường câm lặng, tự do như là không khí hiếm hoi bị kềm hãm với ô cửa sắt bằng gang tay. Tôi đã phải cam phận làm đôi dép không còn được đi và ngày đêm rướn nhìn bầu trời với niềm khao khát tự do. Bây giờ đã không còn 4 bức tường câm, không còn ô cửa sắt, chỉ có bầu trời mênh mông với những cụm mây trắng thênh thang trôi nổi. Nhưng tôi sẽ không ôm lấy tự do ấy cho riêng tôi. Tôi sẽ không lê lếch quãng đời còn lại của một kiếp người tự-do-trong-lưu-vong. Tôi chỉ có thể thực sự và trọn vẹn là một con-người-tự-do khi tôi nằm ôm mãnh đất đã làm mòn đi một nửa thân thể tôi: Quê Hương.


Và tôi sẽ mãi đi. Nếu những năm tháng trước lao tù, chung quanh tôi là những nhịp bước của bạn bè trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do, hay sau đó là những ngày vắng đêm khuya trong 11 trại tù tôi đã không cô độc trên Tổ Quốc của mình với những bạn đồng hành loang xoang xiềng xích, thì ngày hôm nay tôi sẽ không cô độc trên vùng đất tự do xa lạ này. Bởi vì ngày nào còn những con người lý tưởng Việt Nam, ngày đó tôi không bước đi cô độc. Không gian không bao giờ là biên giới chia cắt bạn bè chúng tôi và không ai có thể lấy được Tổ Quốc ra khỏi tâm hồn tôi.


Vì thế tôi sẽ cùng bạn mải miết đi. Dù chưa thấy đích đến nhưng biết chắc là đích đến hiện hữu, biết chắc sẽ có người đến đích. Như chúng ta chỉ cần nghe thấy những con ve sầu thôi cất giọng buồn thảm thì biết chắc thu phong lại đến. Dù bây giờ chỉ thấy lá rơi, chỉ thấy mùa thu hiện tại vàng úa chung quanh, nhưng biết chắc sẽ có ngày khu vườn kia sẽ sạch, mùa xuân sẽ tới. Đó chính là niềm tin và hy vọng. Trong niềm tin và hy vọng đó, cho dù có thể chúng ta không làm được việc lớn để thay đổi thế gian, nhưng chắc chắn mỗi người chúng ta có thể làm được việc nhỏ. Từ việc nhỏ sẽ có khả năng tác động việc lớn. Mỗi người chúng ta không đủ sức làm một cơn sóng lớn chấn động mặt hồ, nhưng với một giọt nước nhỏ kết hợp với nghìn nghìn giọt nước nhỏ khác, cùng nhau ta vẫn có thể làm mặt hồ chuyển động.


Vì thế tôi sẽ đi mãi đi mãi cho đến khi đặt chân lại trên vùng đất quê hương.


Không thể khác vì đó là sứ mạng của tôi: sinh ra là để đi tới.


Không thể khác vì cuối cùng tôi vẫn là: một đôi dép Việt Nam.

Vũ Đông Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.229 giây.