logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 26/10/2014 lúc 09:05:42(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Phe biểu tình HK hủy việc bỏ phiếu
UserPostedImage
Các lãnh đạo phong trào đòi dân chủ (từ trái sang) Benny Tai, Alex Chow, Joshua Wong, Alan Leong (nhà lập pháp), và đại diện từ liên minh ủng hộ, bà Wu Mei Lin, cúi đầu xin lỗi về việc bãi bỏ kế hoạch bỏ phiếu


Người biểu tình Hong Kong đã bỏ kế hoạch tiến hành bỏ phiếu về việc có chấp nhận một số nhượng bộ của chính phủ hay không.

Các lãnh đạo của phong trào biểu tình nói họ quyết định "hoãn" việc bỏ phiếu sau khi có những bất đồng về cách thức thực hiện và xin lỗi vì đã "không thảo luận đầy đủ" với người biểu tình.

Việc bỏ phiếu lẽ ra sẽ được thực hiện theo hình thức điện tử nhưng đã được hủy bỏ chỉ vài giờ trước lúc diễn ra.

Hàng chục ngàn người biểu tình đã tham gia lời kêu gọi biểu tình ngồi để đòi dân chủ đầy đủ tại Hong Kong, bắt đầu từ tháng Chín.

Hôm thứ Ba, các lãnh đạo phong trào biểu tình của sinh viên và các quan chức chính quyền đã lần đầu tiên có các cuộc thảo luận, nhưng không đạt được mấy tiến bộ trong việc chấm dứt tình trạng bế tắc hiện thời.

Phía chính quyền, đại diện bởi phó lãnh đạo Carrie Lam, đã đề nghị gửi báo cáo tới các quan chức chính phủ Trung Quốc nhằm phản ánh quan điểm của người biểu tình và thiết lập cơ chế đối thoại về các thay đổi hiến pháp trong tương lai.

Quyết định 'vội vã'
Các lãnh đạo biểu tình ban đầu bác bỏ lời đề nghị của phía chính quyền, trước khi ra cam kết hôm thứ Sáu về việc tổ chức cuộc bỏ phiếu mà nay đã bị hủy bỏ.

"Chúng tôi cảm thấy đã tổ chức cho việc bỏ phiếu một cách vội vã," Benny Tai, một trong các sáng lập viên của nhóm biểu tình Chiếm Trung tâm nói.

"Chúng tôi quyết định hoãn việc biểu quyết ở khu vực quảng trường, nhưng điều đó không có nghĩa là phong trào đã dừng lại," ông nói với hãng tin AFP.

Trong một tuyên bố, Chiếm Trung tâm nói: "Chúng tôi xin lỗi công chúng vì đã không thảo luận đầy đủ với những người tham dự trước khi ra quyết định đó."

Tuy số người tham dự đã giảm đi nhiều so với những ngày đâu của cuộc biểu tình, nhưng nhóm những người biểu tình nòng cốt mà chủ yếu là sinh viên nói họ sẽ không từ bỏ việc chiếm đóng các khu vực ở trung tâm cho tới khi Trung Quốc thay đổi ý định về việc ra quy định cho kỳ bầu cử 2017 tại Hong Kong.

Họ cũng muốn Trưởng Đặc khu Hành chính Lương Chấn Anh phải từ chức.

Chính phủ Trung Quốc ra quyết định theo đó nói các ứng viên trong kỳ bầu cử người đứng đầu Hong Kong phải được chuẩn thuận bởi một ủy ban đề cử gồm đa số là các nhóm thân Bắc Kinh. Người biểu tình đòi quyền toàn quyền lựa chọn ứng viên.

Các lãnh đạo Trung Quốc và Hong Kong nói biểu tình trên đường phố là hoạt động bất hợp pháp.
Theo BBC
xuong  
#2 Đã gửi : 28/10/2014 lúc 07:56:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông kỷ niệm một tháng biểu tình
UserPostedImage
Phong trào đòi dân chủ kêu gọi người biểu tình tiếp tục tập hợp tại Admiralty - Reuters

Các nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông kêu gọi những người ủng hộ hôm nay 28/10/2014 hãy kỷ niệm một tháng biểu tình quy mô, bằng cách lại trang bị các khẩu trang đã sử dụng để tự bảo vệ trước hơi cay và hơi tiêu của cảnh sát.

Những người tổ chức, vốn tìm cách duy trì sự năng động của phong trào, đã yêu cầu những người biểu tình tối nay tập hợp tại Admiralty, một trong ba địa điểm chiếm đóng gần trụ sở chính quyền Hồng Kông.

Vào lúc 17giờ 57 (9 giờ 57 GMT) sẽ diễn ra 87 giây im lặng, tượng trưng cho 87 loạt hơi cay do cảnh sát bắn vào những người biểu tình đòi dân chủ - hôm 28/9 đã tràn ngập một đại lộ gần Hội đồng Lập pháp.

Loạt hơi cay này đã gây sốc mạnh tại Hồng Kông cũng như trên thế giới. Để phản ứng lại, hàng chục ngàn đã xuống đường phản kháng. Và nếu sau bốn tuần, số lượng người biểu tình giảm đi đáng kể, họ vẫn đang phong tỏa những con đường huyết mạch của thành phố, gây trở ngại rất nhiều cho giao thông và hoạt động kinh tế.

Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất tại Hồng Kông kể từ khi cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 đến nay. Những người biểu tình đòi hỏi thiết lập chế độ phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử trưởng đại diện năm 2017. Bắc Kinh chấp nhận nguyên tắc « mỗi cử tri một lá phiếu, nhưng lại dành riêng cho một ủy ban - gồm các đại cử tri chủ yếu thiên về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc - quyền chọn lựa trước các ứng cử viên.

Những người phản kháng cũng yêu cầu Trưởng đại diện Hồng Kông Lương Chấn Anh, bị coi là con rối của Bắc Kinh, phải từ chức. Theo một cuộc thăm dò của trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, tỉ lệ ủng hộ ông Lương Chấn Anh lúc khởi đầu nhiệm kỳ vào tháng 3/2012 là 53,9%, nay giảm mạnh, chỉ còn có 38,6%.

Các địa điểm chiếm đóng là mục tiêu tấn công của một số cư dân bực tức, nhưng nhất là bọn côn đồ bị cho là thuộc phe Tam Hoàng – mafia Trung Quốc. Cảnh sát cũng vấp phải sự chống đối của những người biểu tình khi cố giải tỏa một số tuyến đường lưu thông.

Phong trào đấu tranh nay dường như đang lâm vào ngõ cụt, khi các cuộc đối thoại tuần trước giữa sinh viên và chính quyền không mang lại một kết quả cụ thể nào. Rất ít nhà quan sát chờ đợi việc Bắc Kinh nhượng bộ các đòi hỏi của người biểu tình, vốn ý thức được tâm trạng chán ngán trước tình trạng cuộc sống bị xáo trộn hiện nay của bảy triệu dân Hồng Kông.

Giáo sư đại học Đái Diệu Đình (Benny Tai), người đồng sáng lập phong trào dân chủ Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) tuyên bố với báo chí là ông dự kiến ít tham gia xuống đường hơn, dành thời gian trước hết cho việc giảng dạy. Ông nói : « Chúng tôi không rời bỏ phong trào. Nhưng để kéo dài cuộc tranh đấu, cần phải điều chỉnh lại cuộc sống hàng ngày theo cách sao cho có thể trụ lại được cả về mặt tâm lý và thể lực ».

Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 28/10/2014 lúc 06:04:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hong Kong: Hầu hết người biểu tình tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ

Kết quả cuộc thăm dò được hãng thông tấn Reuters thực hiện cho thấy trong 12 tháng tới, 90% những người tham gia biểu tình đòi dân chủ sẵn sàng tiếp tục cuộc tranh đấu đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải cho người dân đặc khu được thật sự hưởng quyền tự do ứng cử và bầu cử.

87% cho biết sẽ tiếp tục tham gia biểu tình, 92% cho hay nếu bị cảnh sát sử dụng võ lực giải tán, họ cũng sẽ tìm cách để kết hợp nhau lại để tiếp tục cuộc tranh đấu.

Trong 4 tuần lễ vừa qua, các tổ chức tranh đấu cho dân chủ tại Hong Kong đã phối hợp chung với lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh để tổ chức những cuộc biểu tình đòi Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do ứng cử và bầu cử của cử tri đặc khu.

Những cuộc biểu tình diễn ra sau khi chính phủ Trung Quốc loan báo từ năm 2017 người dân Hong Kong sẽ trực tiếp bỏ phiếu bầu người điều hành đặc khu, nhưng ứng cử viên phải là người do Bắc Kinh lựa chọn, tức theo lối đảng cử dân bầu.
Theo RFA
nga  
#4 Đã gửi : 29/10/2014 lúc 08:38:46(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Đối lập Hồng Kông ngập ngừng về chiến lược hành động
UserPostedImage
Tại phố Admiralty, phong trào đòi dân chủ tiêp tục kêu gọi biểu tình - Reuters

Về thời sự Châu Á, báo Le Monde phân tích về phong trào dân chủ Hồng Kông qua bài viết : « Tại Hồng Kông, đối lập ngập ngừng về hành động sắp tới ». Nhật báo đặt câu hỏi : liệu ban tổ chức « phong trào hoa dù » đang nhận thấy hiện thực là « quá dân chủ sẽ tiêu diệt nền dân chủ » ?

Số là sau khi thông báo sẽ cho người biểu tình bỏ phiếu về những kiến nghị trình lên Bắc Kinh, bộ ba tổ chức xuống đường đòi dân chủ từ một tháng qua (liên đoàn sinh viên HKFS, phong trào Scholarism và Occupy Central with Love and Peace, OCLP) đã thoái lui khỏi dự định trên.

Chỉ vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu qua mạng bắt đầu, dự kiến diễn ra trong hai vòng, vào chủ nhật (26/10) và thứ 2 (27/10), ban tổ chức đã thông báo hủy cuộc bỏ phiếu. Ban tổ chức cáo lỗi vì đã không nghiên cứu kỹ nội dung trước khi thảo ra hai kiến nghị trình lên Bắc Kinh. Trong hai yêu sách trên, Hồng Kông đòi Bắc Kinh rút lại quyết định về phương thức bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông 2017 và xem đó như điều kiện tiên quyết cho bất kỳ đối thoại nào sắp tới.

Bất cứ ai cũng được quyền ứng cử cho chiếc ghế lãnh đạo. Đồng thời, bản kiến nghị còn yêu cầu chính quyền Hoa lục rút lại 30 trên tổng số 65 ghế tại hội đồng lập pháp dành cho những dân biểu được Bắc Kinh tuyển chọn. Những đề nghị trên có nguy cơ lại kéo vòng đàm phán vào ngõ cụt.

Tuy nhiên, tờ báo nhận thấy, sau chút lủng củng trong nội bộ ban tổ chức, quan hệ giữa các thành viên lại êm ấm trở lại. Phong trào bất tuân dân sự dường như nhận được sự ủng hộ nhiều hơn trước, trái với dự đoán là họ sẽ dần tan rã. Theo một thăm dò được Chinese University tiến hành từ ngày 8-15/10, 92% số người trong độ tuổi 15-24 « ủng hộ » hay « ủng hộ một phần » phong trào.

Trên tổng số, 38% dân số Hồng Kông khẳng định ủng hộ, tức tăng 7 điểm so với lúc đầu và trước khi sinh viên và chính phủ đàm phán vào ngày 21/10. Le Monde nhận định, không một nụ cười, nhưng với tài năng hùng biện và một thái độ kiên định đầy ấn tượng, sinh viên dường như tiếp tục lôi cuốn sự ủng hộ của người lớn. Bà Anson Chan, cựu quan chức cao cấp trong chính quyền hành pháp Hồng Kông cũ nhận xét : « Cho đến lúc này, sinh viên đã không mắc phải sai lầm nào ».

Ngay tại khu Admiralty, có đến 2.268 tấm lều, một phòng học, các cửa hàng tiếp tế, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy phong trào đang tan rã.

Phe đối lập « thân Bắc Kinh » cũng bắt chước y nguyên người biểu tình của phong trào đòi dân chủ Hồng Kông. Họ đeo nơ xanh dương thay vì màu vàng và thu thập đến 600.000 chữ ký vào bản kiến nghị. Trong cuộc biểu tình của phe này, 4 nhà báo đã bị tấn công.
Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 31/10/2014 lúc 07:42:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông hay sự bế tắc của Trung Quốc
UserPostedImage
Người biểu tình chiếm giữ khu tài chính ở Hồng Kông, ngày 28/10/2014. REUTERS

Thời sự Châu Á đáng chú ý với bài « Hồng Kông hay sự bế tắc của Trung Quốc » trên báo Les Echos. Theo phân tích của tờ báo : Sau giai đoạn đầu sôi sục, phong trào phản kháng tại Hồng Kông đã phần nào xẹp xuống. Trong khi đó, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn và sử dụng vũ khí tài chính để buộc lãnh thổ này phải tuân thủ luật lệ do Bắc Kinh đề ra.
Trong thời gian qua, phong trào đấu tranh đòi dân chủ của giới sinh viên Hồng Kông, được truyền thông quốc tế liên tiếp đưa tin, đã làm cho các nước phương Tây nghĩ rằng, 25 năm sau cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn, Bắc Kinh, phải chăng, giờ đây lại có một cuộc đối đầu giữa một bộ phận dân chúng ở Hồng Kông với chính quyền Trung Quốc ? Liệu Bắc Kinh có đưa xe tăng vào Hồng Kông để trấn áp không hay ngược lại, Bắc Kinh phải nhượng bộ trước đà tiến không thể đảo ngược được của dân chủ ?

Thế nhưng, một tháng sau, theo Les Echos, người ta nhận thấy, không có xe tăng Trung Quốc, không có cách mạng, và thậm chí, không có một tiến bộ thực sự nào để giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay trong xã hội Hồng Kông. Cụ thể, bên phía những người đấu tranh cho dân chủ : Họ không còn đông như trước, nhưng vẫn tiếp tục tỏ ra kiên quyết và đòi phải có bầu cử thực sự chức Trưởng đặc khu, theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Bên chính quyền thì tuân thủ Bắc Kinh, tức là không bao giờ chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát chính trị đối với Hồng Kông. Có một bức tường ngăn cách hai bên.

Tình hình cách nay một tháng có vẻ năng động, giờ đây, trở nên trì trệ một cách nguy hiểm, trên nhiều lĩnh vực.

Les Echos phân tích, trước tiên, nguy cơ tương lai kinh tế Hồng Kông bị trì trệ. Vào lúc các dự báo đều cho rằng tăng trưởng của Hồng Kông sẽ giảm, thì Bắc Kinh đã dùng lá bài tài chính để gia tăng sự ràng buộc. Từ vài tháng nay, giới tài chính ở Hồng Kông có vẻ tự tin hơn, bởi vì Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã hứa tạo mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải. Về mặt kỹ thuật, biện pháp này rất quan trọng, cho phép các nhà đầu tư, thông qua thị trường Hồng Kông, mua hoặc bán cổ phiếu được niêm yết trên thị trường Thượng Hải. Sự hứng khởi đã nhường chỗ cho bi quan. Do tình hình tại Hồng Kông, kế hoạch kết nối giữa hai thị trường vào cuối tháng 10 không thể thực hiện được.

Les Echos bình luận, Bắc Kinh đã sử dụng rất khéo léo chiến lược im lặng và để cho thị trường Hồng Kông tự phát ra các tín hiệu về sự bấp bênh này. Không cần nói một câu nào, Bắc Kinh đã đưa ra được một thông điệp rất rõ ràng : Hơn bao giờ hết, Hồng Kông cần có sự năng động kinh tế của Trung Hoa lục địa. Hồng Kông sẽ mất hết nếu muốn thoát ra khỏi sự đỡ đầu của Trung Quốc.

Yếu tố thứ hai, theo Les Echos, là sự trì trệ của xã hội Hồng Kông. Đằng sau các khát vọng dân chủ của giới trẻ, sinh viên, có một thực tế kinh tế mà không một nhà phân tích nào có thể bác bỏ : Đó là xã hội Hồng Kông phân cực một cách nguy hiểm. Giữa một bên là thiểu số rất nhỏ, nhưng rất giàu có và bên kia là đa số tầng lớp trung lưu đang phải đối mặt với giá bất động sản tăng vọt, có một sự ngăn cách, không thông cảm, hiểu biết lẫn nhau. Điều làm Bắc Kinh lo ngại nhất là sự thất vọng của giới trẻ về những hứa hẹn ngày mai tươi sáng, dân chủ hơn. Chính quyền Trung Quốc hiểu được là Hồng Kông không thể tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao như trước đây. Do vậy, Bắc Kinh đã đánh đổi việc khước từ cải cải chính trị với lời hứa cải thiện cuộc sống của người dân.

Yếu tố cuối cùng, đó là tính toán chính trị của Bắc Kinh. Theo Les Echos, những ai cho rằng, tình trạng bế tắc hiện nay tại Hồng Kông sẽ buộc Bắc Kinh, bằng cách này hay cách khác, phải đi theo con đường dân chủ, những người này sẽ thất vọng và ít ra là trong ngắn hạn. Trên góc độ kinh tế, cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông đã tạo cơ hội cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tập trung quyền lực, tăng cường kiểm soát tất cả các lĩnh vực. Khi tiến hành một chiến dịch đánh bóng lại hình ảnh của đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình không chỉ tấn công vào tệ nạn tham nhũng, mà rộng hơn, ông nhắm vào việc quản lý, trách nhiệm của giới lãnh đạo ở Hồng Kông. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, nhiệm vụ của giới lãnh đạo là lắng nghe người dân và hết lòng phục vụ người dân. Trong bối cảnh này, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh là biểu tượng của tất cả những gì trái ngược với lời huấn thị của Chủ tịch Trung Quốc : Tê liệt trước tình trạng bất bình đẳng, tách rời thực tế, cực kỳ giàu có và không đủ khả năng lãnh đạo Hồng Kông.

Như vậy, tình hình chính trị tại Hồng Kông bị bế tắc một cách nguy hiểm và có nguy cơ trở thành một chủ đề chán nản đối với giới truyền thông quốc tế. Theo Les Echos, không nên bỏ rơi Hồng Kông, bởi vì trong chiến lược đọ sức và từ chối lắng nghe nguyện vọng dân chủ của giới trẻ Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh cho thấy họ không đủ khả năng hỗ trợ, đi cùng với bước tiến của Lịch sử, một khi quyền lực kiểm soát của họ bị đe dọa.
Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 31/10/2014 lúc 07:43:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông: Phe đấu tranh dân chủ muốn đến Bắc Kinh
UserPostedImage
Joshua Wong và Alex Chow (phải) hai lãnh đạo phong trào sinh viên đòi dân chủ - AFP / Alex Ogle

Theo hãng tin AFP, những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông dự tính đến Bắc Kinh để trực tiếp trao kiến nghị cho chính quyền Trung Quốc nhân dịp Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo khác của thế giới họp tại thủ đô Trung Quốc.

Alex Chow, lãnh đạo một tổ chức sinh viên hôm qua, 30/10/2014, cho biết là những người biểu tình đòi dân chủ muốn đến Bắc Kinh để thúc giục chính quyền đàm phán trực tiếp với họ. Những người biểu tình muốn đến Bắc Kinh đúng vào lúc thủ đô Trung Quốc đón tiếp hội nghị thượng đỉnh diễn đàn APEC trong hai ngày 10/11 và 11/11. Tại hội nghị này, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ lãnh đạo các nước như Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản.

Nhưng không chắc là các lãnh đạo sinh viên, những người thường xuyên phát biểu và xuất hiện trên báo chí, sẽ được phép đi đến Bắc Kinh. Trên nguyên tắc, mọi công dân Hồng Kông đều được tự do đến Bắc Kinh nếu họ có giấy phép do chính quyền Hoa lục cung cấp, nhưng các nhân viên cửa khẩu có thể cấm nhập cảnh bất cứ ai. Đó là cách mà cho tới nay Bắc Kinh vẫn dùng ngăn chận những người chỉ trích chính quyền Trung Quốc.

Hiện nay, những người biểu tình đòi dân chủ vẫn chiếm giữ ba trong số ba trục lộ chính của Hồng Kông, nhưng họ đang chịu áp lực đòi phải đẩy mạnh trở lại phong trào tranh đấu. Số người tham biểu tình, mà vào đầu tháng 10 đã lên tới hàng chục ngàn người, nay đã giảm rất nhiều. Chính quyền Hồng Kông có vẻ như tiếp tục dùng chiến lược làm hao mòn quyết tâm đấu tranh của người biểu tình hơn là dùng vũ lực để giải tán họ.

Những người biểu tình đòi dân chủ vẫn phản đối quyết định ngày 31/08 của Trung Quốc, theo đó, các ứng cử viên trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông trong cuộc bầu cử năm 2017 phải do một ủy ban thân Bắc Kinh chọn lựa.

Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 31/10/2014 lúc 08:35:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sinh viên Hồng Kông dự tính biểu tình trước APEC ở Bắc Kinh

Những người tham gia biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đang xem xét khả năng đến Bắc Kinh để trực tiếp nộp đơn kiến nghị lên giới chức đảng cộng sản Trung quốc vào dịp thượng đỉnh APEC sắp tới.

Alex Chow, một thủ lĩnh của Liên hiệp Sinh viên cho biết những người biểu tình đang xem xét ra tăng sức ép đòi Bắc Kinh phải đối thoại trực tiếp với người biểu tình. Những người biểu tình đang cân nhắc khả năng xuất hiện tại thượng đỉnh APEC tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 10 đến 11 tháng tới với sự tham gia của lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Tổng thổng Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên cho đến lúc này người ta cũng không biết chắc liệu những lãnh đạo sinh viên Hong Kong có được phép đi đến Bắc Kinh hay không.

Những cuộc biểu tình đòi bầu cử dân chủ ở Hong Kong đã diễn ra trên các đường phố chính tại Hong Kong suốt một tháng qua.

Những người biểu tình phản đối việc Bắc Kinh áp đặt lựa chọn người đứng đầu đặc khu trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Đối thoại giữa những người biểu tình và chính quyền Hong Kong đã không đạt được kết quả gì.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.181 giây.