logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/10/2014 lúc 05:54:18(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong đời sống, người may mắn thường được ví von có số phận màu hồng, có lẽ màu hồng dễ nhìn vì không đỏ chóe đến nhức mắt, đen đủi đến buồn lây, hay không nhợt nhạt đến chán mắt. Nhưng số phận chỉ có với người tin thuyết số phận, “bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Tố Như tiên sinh đã khái quát cả thuyết số phận của phương Đông trong câu lục bát tài tình.

Nhưng tiên sinh ngày xưa chỉ đi xa nhất là đi xứ sang nước Tàu, cũng là dân tộc cùng tin thuyết số phận, cùng màu da với Việt nam, nên tiên sinh không thấy xót xa cho số phận màu da trên đất nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. -Người da đỏ được xem như chủ sở hữu mảnh đất giàu có và bao la này chỉ còn sở hữu màu da với những đặc quyền mang tính nhân đạo hơn là tính chủ cả, như ở những tiểu bang da đỏ thì được phép mở sòng bài, miễn thuế rượu bia và thuốc lá. Người da đen đến từ lục địa xa xôi, với thân phận thấp hèn đã mấy trăm năm, và không có hứa hẹn gì xán lạn hơn trong tương lai. Người da vàng trên nước Mỹ nổi tiếng là cần mẫn, nhưng tỷ lệ thành công không đáng kể với vài gương mặt nổi tiếng trong mỗi cộng đồng…

Màu da. Nếu không phải là chuyện lớn trên nước Mỹ thì không có bài thơ hay năm 2006 mà trên internet nói là “bài thơ hay nhất năm 2006” do UNESCO bình chọn. Với người không quan tâm thì đọc báo thấy vậy biết vậy! Nhưng với ai quan tâm thì đặt vấn đề về tác giải, tác phẩm; đặt vấn đề về việc nào giờ (không có tiền lệ) Liên hiệp quốc bình chọn thơ hay trong năm, (trước đó, và cũng không có về sau, tức là tới nay). Bài thơ tiếng Anh, nói về màu da, với nhan đề “Who is colored – Ai là da màu?) Bài thơ ngắn, nhưng nhờ diễn đạt giản dị, dễ hiểu, đã nói lên thân phận người da màu, làm lắng đọng người đọc qua những nhận xét tinh tế của tác giả.
Bài thơ đó như sau:

Who is colored?
When I born, I black
When I grow up, I black
When I go in sun, I black
When I cold, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green.
And when you die, you gray
And you calling me colored?

Ai là da màu?
Khi sinh ra, tôi đen
Khi lớn lên, tôi đen
Khi ra nắng, tôi đen
Khi thấm lạnh, tôi đen
Khi lo sợ, tôi đen
Khi đau ốm, tôi đen
Và khi chết, tôi vẫn đen

Còn anh, người da trắng
Khi sinh ra, anh hồng
Khi lớn lên, anh trắng
Khi ra nắng, anh đỏ
Khi thấm lạnh, anh xanh
Khi lo sợ, anh vàng
Khi đau ốm, anh tái
Và khi chết, anh xám.
Và sao anh gọi tôi là da màu?

Bài thơ có sức lan nhanh vì sự đơn giản nhưng giàu xúc cảm. Từ đó, những lời khen ngợi không ngớt của độc giả nhiều vô kể. Nhưng sự nổi tiếng của bài thơ lại nằm ở phần phụ đề mới thực sự là tinh tế: Written by an African Kid – Nominated by UN as the best Poem of 2006.
Với người quan tâm, việc đặt vấn đề về một bài thơ nổi tiếng là tên họ tác giả không rõ ràng; và Liên hiệp quốc chưa từng bình chọn thơ hay? Câu hỏi được đôi người quan tâm đã hảo tâm tìm ra văn bản gốc và tác giả thực của bài thơ, sau đó phổ biến.
Đó là một bài thơ tiếng Pháp, không phải của một em bé châu Phi vô danh mà của một nhà thơ của lục địa đen mà tên tuổi đã vang lừng khắp năm châu bốn biển. Đó là Léopold-Sédar Senghor.
Bản tiếng Pháp của bài thơ như sau:

Poème à mon frère blanc
Cher frère blanc
Quand je suis né, j’étais noir,
Quand j’ai grandi, j’étais noir,
Quand je suis au soleil, je suis noir,
Quand je suis malade, je suis noir,
Quand je mourrai, je serai noir.

Tandis que toi, homme blanc,
Quand tu es né, tu étais rose,
Quand tu as grandi, tu étais blanc,
Quand tu vas au soleil, tu es rouge,
Quand tu as froid, tu es bleu,
Quand tu as peur, tu es vert,
Quand tu es malade, tu es jaune,
Quand tu mourras, tu seras gris.

Alors, de nous deux,
Qui est l’homme de couleur?

Thơ gởi người anh em da trắng
Hỡi người anh em da trắng
Khi sinh ra, tôi đen
Khi lớn lên, tôi đen
Khi ra nắng, tôi đen
Khi đau ốm, tôi đen
Và khi chết, tôi sẽ đen
Còn anh, người da trắng
Khi sinh ra, anh hồng
Khi lớn lên, anh trắng
Khi ra nắng, anh đỏ
Khi thấm lạnh, anh xanh
Khi lo sợ, anh tái
Khi đau ốm, anh vàng
Và khi chết, anh xám
Vậy thì, trong hai chúng ta
Ai mới là người da màu?

Về tác giả Léopold-Sédar Senghor (1906-2001). Ông là ai?
Ông sinh năm 1906 tại Joal, nước Sénégal. L.S. Senghor được biết đến như một nhà thơ đã xuất bản trên 10 tác phẩm từ 1945, tất cả đều nói về nền văn hóa da đen. Năm 1983, ông là người châu Phi đầu tiên được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp (Académie française).

Ông hoạt động chính trị, tham gia chính trường từ năm 1945 khi được bầu làm đại diện của (thuộc địa) Sénégal tại Quốc hội Lập hiến Pháp. Dưới thời Tướng de Gaulle, ông tham gia chính phủ Pháp, năm 1955-1956 ông là Thứ trưởng tại Phủ Thủ tướng, năm 1959 là Bộ trưởng. Ông từng là thành viên Ủy ban soạn thảo hiến pháp Cộng hòa Pháp thứ V (1958). Ngày 20/8/1960, Sénégal giành lại chủ quyền, Léopold-Sédar Senghor trở thành Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Sénégal đến khi tự ý từ chức vào ngày 31/12/1980.
Năm 2006 chính là năm kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Léopold-Sédar Senghor và Hội nghị Pháp ngữ (Sommet de la Francophonie) lần thứ X họp tại Ouagadougou (thủ đô Burkina Faso) vào năm 2004, đã quyết định chọn năm 2006 là năm Léopold-Sédar Senghor. Và thế nên bài thơ Ai là người da màu của ông được mặc áo vinh danh do UNESCO bởi một người ái mộ nào đó!

Phát biểu nhân tang lễ ông được cử hành tại Dakar vào ngày 29/12/2001 (ông qua đời 9 ngày trước đó tại Verson, Normandie, Pháp), Tổng thống Pháp Jacques Chirac nói để tóm tắt cuộc đời ông, nền thi ca mất một bậc thầy, Sénégal mất một chính khách, châu Phi mất một linh tài, nước Pháp mất một người bạn tốt – La poésie a perdu un maître, le Sénégal un homme d’État, l’Afrique un visionnaire et la France un ami.

Tóm lại, ai đó đã dịch bài thơ của Léopold-Sédar Senghor từ nguyên tác tiếng Pháp sang tiếng Anh với ngôn từ giản dị, dễ thương và gây nhiều xúc động cho bạn đọc. Và (có lẽ) ai sống trên nước Mỹ, sau khi đọc bài thơ giàu cảm xúc ấy, đều nghĩ đến người Mỹ gốc Phi châu sau gần hai trăm năm được Tổng thống Abraham Lincoln giải phóng nô lệ. Nhưng họ gặt hái được thành công không bao nhiêu với sự bình đẳng có được trên nước Mỹ. Thậm chí đa số người người Mỹ gốc Phi châu có cuộc sống khó khăn; cuộc đời vất vả.

Còn một tác phẩm văn học lừng danh thế giới khác, cũng nói về thân phận da màu, mà hiểu theo cách nào đó thì chính là màu của số phận. Khi một người chào đời trên hành tinh, màu da trở thành giấy thông hành cho cả cuộc đời người ấy với lối đi riêng cho màu da trời định…

Viết đến chế độ Apartheid trước đây ở Nam Phi, tác phẩm “Let the Day Perish” của Gerald Gordon, được người Việt trân trọng với tựa dịch “Hãy để ngày ấy lụi tàn”. Cuốn sách nói về chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, lý giải mầm mống của sự phân biệt ấy ở tầm mức thế giới. Sự khinh rẻ của người da trắng đối với người da đen không chất chứa hận thù, nhưng lại có tính di truyền tới những thế hệ tiếp nối của người da trắng. Sự khinh miệt ở tầm mức đối với một chủng tộc chứ chẳng mang tính cá nhân đơn lẻ nào, dù cuốn sách không nói đến điều quan trọng ấy vì một lý do tế nhị nào đó. Hay tác giả cho là không cần nói ra điều ai cũng đã biết!
Sự phân biệt, khinh rẻ ấy được Gerald Gordon miêu tả xuất sắc về diễn biến nội tâm của Anthony, là một người có cha da trắng và mẹ da đen. Vì anh giống cha nên ai cũng tưởng anh ta là người da trắng. Phần anh ta cố che giấu nguồn gốc da đen của mình để dễ sống, dễ tiến thân trong xã hội Nam Phi nặng nề sự phân biệt chủng tộc. Nhưng cũng vì sự che giấu ấy đã khiến anh phạm tội ngộ sát.
Tuy được xử trắng án vì là người da trắng trong xã hội nặng nề sự phân biệt chủng tộc, nhưng nguồn gốc da đen của anh đã bị mọi người biết được. Và đằng sau sự ưu đãi màu da ấy là niềm đau của anh về người thiếu nữ da trắng đã yêu anh trước đó, nhưng rời bỏ anh ngay sau khi phiên tòa xét xử xong. Đồng thời, một phụ nữ da trắng khác, là bạn thời niên thiếu, cũng mang lòng yêu anh, đã hứa sau khi cô ta ly dị chồng, sẽ cùng anh trốn đến nơi nào không có chế độ Apartheid, để sống đời còn lại với nhau. Nhưng người phụ nữ sẵn sàng bỏ chồng để theo người tình này lại trách sao anh không cho cô biết trước về nguồn gốc của mình để cô có thể giúp đỡ anh.

Với Anthony, lòng cảm kích tình yêu nồng nàn của cô đã khiến anh hỏi cô điều mà anh thắc mắc ngay từ khi hai người còn chơi thân với nhau lúc nhỏ: “Có phải chính cha cô cũng đã che giấu dòng máu da đen hay không?”
Cô ngạo nghễ đáp lại anh: “Gia đình cô không đời nào có những chuyện như thế, để mà che giấu”. Câu trả lời của cô đã đại diện cho sự khinh miệt của người da trắng đối với người da đen như một tiềm ẩn không có lý do và không giải thích nào thỏa đáng vì nó không có xuất xứ hận thù. Cô yêu anh đến mức sẵn lòng bỏ chồng để trốn theo anh đi biệt xứ, cô không khinh miệt cá nhân anh, nhưng sự thật người da trắng khinh người da đen một cách không thù ghét là điều có thật tự bao giờ thì bản thân cô cũng không biết! Nó mặc nhiên trong máu huyết cô coi thường người da màu, -không có lý do, không thù hận…

Đọc “Hãy để ngày ấy lụi tàn” như đọc lại từng bản thân người da màu trên nước Mỹ với những băn khoăn về màu da của mình có khả năng hội nhập hoàn toàn với xứ sở này hay không? Nhưng những người da màu chỉ thêm khắc khoải với giao tiếp hạn chế, đối xử phân biệt, mà khi hữu sự mới thấy rõ cái xã giao giả dối mặc áo văn minh của người da trắng nơi đây tàn khốc tới mức nào!

Nói tới chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi thì không ai không biết tới cố Tổng thống Nelson Mandela là lãnh tụ phong trào xóa bỏ chế độ Apartheid. Có lẽ ông là người sâu sắc nhất về ý thức: người ta có thể tiêu diệt mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, nhưng không ai giết được sự phân biệt ấy trong lòng người.
Câu chuyện phân biệt chủng tộc bên Nam Phi đã làm nhức nhối trái tim nhân loại. Ở Mỹ, cách nay có đến hai trăm năm, Tổng thống Abraham Lincoln của Hợp củng quốc Hoa Kỳ đã làm mọi cách để xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông muốn đưa hết người da đen về lại châu Phi hoặc mua một vùng đất xa xôi nào đó ở Nam Mỹ rồi đưa họ đến đó sinh sống. Cha đẻ của đạo luật xóa bỏ chế độ nô lệ cho người da đen trên nước Mỹ đã hành động bằng lương tâm – hay lương tri, đều đáng ca ngợi. Nhưng sâu thẳm trong lòng ngài tổng thống nổi tiếng trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ là dòng máu da trắng vẫn chảy sự khinh miệt da đen không có lý do, không bởi hận thù… khi ngài tổng thống thẳng thắn nhìn nhận: “không đời nào có sự hòa hợp chủng tộc giữa hai giống dân đen và trắng; giữa họ có những sự khác biệt mang tính trời sinh mà con người không tài nào hóa giải được”. Tổng thống Abraham tin rằng nếu để người da đen ở lại Hoa Kỳ thì mâu thuẫn chủng tộc không bao giờ dứt trên nước Mỹ.

Lịch sử còn đó, vị tổng thống nổi tiếng của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ Abraham Lincoln không phải người kỳ thị chủng tộc qua việc ông dám chấp nhận cả cuộc nội chiến (nếu xảy ra) chỉ để giải phóng chế độ nô lệ ở Mỹ. Nhưng sâu thẳm trong lòng ông vẫn là một người da trắng, mâu thuẫn mà ngài không những đã nghĩ tới – thậm chí nói ra đã gần hai trăm năm, sự kỳ thị vẫn tồn tại trong lòng người da trắng ngay trên mảnh đất luật pháp đã hoàn toàn loại bỏ được mọi hình thức kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Những sự việc từng ngày xảy ra giữa người da trắng và người da đen trên nước Mỹ không kể tầng lớp cứ âm ỉ trong từng ứng xử. Cái nhìn của một người da trắng làm đau trái tim ngài tổng thống da đen; câu nói nửa đùa nửa thật của người da trắng đã chạm tới tự ái màu da của đồng nghiệp trong hãng xưởng… làm cho người ta khó tin trong xã hội Mỹ có sự kết hợp đen-trắng của một đôi nam nữ bằng tình yêu; người ta chỉ nghĩ đến số tiền kiếm được quá lớn của một tay võ sĩ, ca sĩ da đen đã chinh phục được người mẫu da trắng có thân hình hoàn hảo hơn cả thượng đế phu nhân…

Lịch sử nhân loại về màu da như cuốn tiểu thuyết chương hồi, (muốn biết, xin xem hồi sau sẽ rõ…) Tổng thống Abraham Lincoln đã giải phóng chế độ nô lệ ở Mỹ, Tổng thống Mandela đã hiến trọn cuộc đời cho cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nhưng việc đưa người da đen ra khỏi nước Mỹ theo kế hoạch của Tổng thống Lincoln xa xưa, có thể làm được thì Hoa Kỳ đã không làm. Sự phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã đầu hàng Tổng thống Mandela. Nhưng sự kỳ thị chỉ thua luật pháp. Sự kỳ thị trong lòng người mãi như cuốn tiểu thuyết chương hồi về màu da cứ tiếp nối những hồi sau, sau nữa theo thời gian; số phận quyết định màu da, hay màu da quyết định số phận vẫn làm nhức nhối lương tâm nhân loại.

Mỗi ngày trong đời sống chúng ta trên đất nước Hoa Kỳ bao la, rộng mở, nổi tiếng từ tâm và nhân đạo này. Nhưng oái oăm thay là vẫn xảy ra những vụ việc mang tính kỳ thị không chân dung vì luật pháp cứng rắn với vấn nạn kỳ thị nên luật pháp trở thành vũ khí thủ đắc cho người thi hành pháp luật nhưng âm ỉ máu kỳ thị trong lòng thì phải! Tivi gần đây đào bới quá đáng vào vụ vừa xảy ra ở Missouri. Ngày 9 tháng 8 năm 2014, cảnh sát bắn chết Michael Brown, 18 tuổi, ở thị trấn Ferguson. Cảnh sát cho rằng Michael Brown là người bị tình nghi ăn cắp đồ và xô đẩy một nhân viên cửa hàng tạp hóa ở Ferguson, một vùng ngoại ô thành phố St. Louis, nơi có nhiều người Mỹ gốc châu Phi sinh sống. Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị bắn tới sáu viên đạn, hai phát vào đầu.
Bình luận về sự việc, Tổng thống Barack Obama cho biết ông hiểu được “sự tức giận” bởi cái chết của người thiếu niên đã tạo nên nhiều cuộc xuống đường bạo động của người Mỹ gốc châu Phi ở địa phương. Điều vị tổng thống da màu đầu tiên của Hiệp chủng quốc nói ra, “nhiều thanh niên da màu trong cộng đồng đã bị bỏ quên và được xem như thành phần nguy hiểm”.
Có lẽ là sự đau lòng của một người da màu trong cương vị Tổng thống của một đất nước được tạo dựng từ những người da trắng.
Nhưng không lâu sau đó, tivi lại đào bới tiếp.
“Thêm một người da đen bị bắn chết ở Missouri.”
Căng thẳng sắc tộc ở Missouri lại bùng lên khi cảnh sát bắn chết thêm một người Mỹ gốc châu Phi, mười ngày sau vụ hạ gục một thiếu niên da đen và làm bùng phát bạo động tại Ferguson.
Báo địa phương Post-Dispatch đưa tin, vụ việc trên xảy ra tại St.Louis, chỉ cách phía nam thị trấn Ferguson, nơi thanh niên da đen 18 tuổi là Michael Brown bị bắn chết vài dặm. Cái chết của Brown đã làm dấy lên làn sóng biểu tình rộng khắp và bạo động.
Theo các sĩ quan hành pháp, nạn nhân mới bị bắn chết 23 tuổi, hiện vẫn chưa được nhận diện, đã từ chối tuân lệnh cảnh sát sau khi cướp phá một cửa hàng tạp hóa và chống cự cảnh sát bằng một lưỡi dao. Cảnh sát đã bắn 5 phát đạn vào thanh niên này…

Có gì đó trong góc nhìn của một người da màu yên phận trên nước Mỹ về nơi ăn chốn ở, việc làm. Sự khắc khoải màu da như của hồi môn cho con cháu không giấy mực. Nhưng cái quốc tịch Mỹ lại có quyền đặt ra câu hỏi: Cảnh sát có lợi dụng chức danh thi hành pháp luật để vung vãi đạn một cách quá đáng vào người da màu? Vụ cảnh sát Los đánh hội đồng một người da màu dẫn đến việc cảnh sát phải bồi thường bạc triệu còn chưa ráo mực; lại tiếp diễn những tay súng gởi theo đầu đạn lòng kỳ thị hơn là sự cần thiết khống chế một tội phạm hình sự. Với một lưỡi dao dài chừng 4 inchs (hình ảnh trên tivi), nạn nhân có đáng ăn 5 phát đạn vào người – dẫn tới tử vong?
Tôi còn nhớ như in trong đầu một sự việc, dù đã hai mươi năm. Lần đó, tôi đến căn apartment của người bạn để giúp anh bạn chạy dây cable tivi vào phòng ngủ của vợ chồng anh. Tôi có nghe tiếng xe rít bánh ở bãi đậu xe sau building, nhưng không quan tâm. Tới lúc anh bạn tôi vén màn cửa sổ nhìn ra, rồi xuýt xoa… “Trời ơi! Tôi với ông mà có cái máy quay phim thì giàu to chuyến này…”

Chúng tôi làm gì có tiền để mua cái máy quay phim thời đó tới mấy ngàn đô la. Nhưng tò mò thì tôi dư. Tôi bỏ việc đang làm để ra xem (dĩ nhiên là chỉ nhìn qua màn cửa sổ hé mở vừa đủ bốn con mắt tò mò của hai thằng Việt nam). Ngoài bãi đậu xe, một xe cảnh sát đang quay đèn nhưng không hụ còi, đã ép được chiếc xe truck của anh chàng Mễ vào góc thùng rác lớn. Thêm một xe cảnh sát nữa tới tức thì, xe nữa, xe nữa… Bốn chiếc xe cảnh sát quây chiếc truck đến hết đường chạy. Bốn người cảnh sát da trắng đều to lớn, họ đồng loạt móc súng ngắn và tiến tới xe truck. Một người cảnh sát nói với người lái xe truck là rời khỏi xe, nằm xuống đường…

Nhưng người Mễ kia quá say nên không thể làm theo lệnh cảnh sát, cũng có thể là anh ta không biết tiếng Anh nên không hiểu cảnh sát nói gì?

Bốn viên cảnh sát tiến tới chậm chạp, cẩn trọng. Không thấy người Mễ phản ứng gì vì anh ta đã gục đầu xuống tay lái. Một viên cảnh sát cất súng vô bao đeo ở lưng anh ta, viên cảnh sát này giật cửa xe truck bung ra, kéo người Mễ – giập xuống đường – thô bạo.
Người Mễ hoàn toàn không chống cự. Chỉ nói những câu tiếng Mễ – vô nghĩa. Nhưng ba người cảnh sát còn lại đều cất súng vô bao đeo. Sau đó, bốn người cảnh sát da trắng đứng bốn góc. Bắt đầu đánh, đá, đạp, chửi… người Mễ say tới chỉ còn một đống thịt Mễ bầm dập ngoài bãi đậu xe. Bốn viên cảnh sát lên xe, rú ga vọt mất theo nhau…
Đã hai mươi năm trôi qua, tôi không quên được những nụ cười chó đẻ của những kẻ vừa đánh người -không chống cự, vừa chửi thề, vừa làm ông trời, vừa làm quân khốn nạn…
Hai mươi năm rồi, anh bạn tôi vẫn còn kể chuyện đó trên bàn tiệc đám cưới, đám sinh nhật, khi bạn bè có dịp hội ngộ. Anh ta vẫn còn tiếc là phải như lúc đó có cái máy quay phim thì tôi với anh ta đã giàu nhờ bán băng cho đài truyền hình.

Tối nay ngồi đọc lại những tin tức về hai vụ hai người thanh niên da đen bị bắn tới chết không toàn thây. Lý do họ bị bắn có nguyên nhân sâu xa hơn hành vi phạm pháp. Thì, “Hãy để ngày ấy lụi tàn” là những chữ chỉ làm thêm khắc khoải người đọc với màu da không trắng của mình trên đất nước bao dung nổi tiếng thế giới, nhưng âm ỉ trong lòng người bản xứ giàu lòng nhân đạo là sự kỳ thị không có lý do, không bởi hận thù… Chỉ là sự nhức nhối của xã hội không thuần chủng – sau những hoa mỹ, thành tựu từ sự hợp chủng. Không ai biết được lịch sử nhân loại, lịch sử nước Mỹ đi về đâu! Và màu của số phận trên mảnh đất mơ ước này là màu da không do tự ai quyết định được. Nhưng đổ lỗi cho tạo hóa thì… đã ai thấy được Thượng đế là người da trắng hay màu?

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.172 giây.