logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/10/2014 lúc 09:31:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gần như cả nước Pháp đều đau buồn trước cái chết của Victor Hugo vào ngày 22 tháng Năm, 1885. Hai triệu người tham

dự lễ tang trọng thể dành cho ông. Điều này một phần là nhờ danh tiếng và sự ái mộ mọi người dành cho ông với tư cách

nhà văn viết tiểu thuyết, nhưng cũng nhờ vào quá trình hoạt động xã hội và chính trị của ông cũng như sự đóng góp của

ông cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp. Đối với người Pháp, đặc biệt vào lúc ông mất, Hugo không chỉ là người nghệ sĩ rất

quý hiếm của quốc gia, mà còn là biểu tượng quốc gia. Lý do chính cho biểu tượng này, như minh chứng rõ ràng nhất qua

tiểu thuyết lịch sử Những người khốn khổ của ông, là sự nhiệt tâm của nhà văn với ý tưởng trật tự đạo đức thay thế trật tự

của luật pháp. Hugo, giống như những người Pháp dân chủ, tin rằng luật chính quyền, cũng như luật tôn giáo, đều lệ thuộc

vào luật đạo đức bất tử, phổ quát, và cao quý hơn. Cuộc xung đột giữa những trật tự này hình thành nên nền tảng của tiểu

thuyết lớn nhất của ông.


Những người khốn khổ mở đầu với chân dung giám mục Myriel, một người đầy lòng trắc ẩn và sùng đạo hành xử theo ý

thức đạo đức thiên phú của mình. Myriel là nền tảng của toàn bộ tác phẩm. Tấm gương của ông đặt cơ sở cho quan điểm

đạo đức xuyên suốt tác phẩm, cũng như niềm tin của Valjean, mà cuộc đời của ông đã được Myriel cứu vào đầu tiểu

thuyết. Đạo đức của Myriel đơn giản. Từ thiện, nhân ái, và can đảm: đây là những giáo lý của Myriel và thay vì giảng giải về

những điều này, ông thể hiện chúng qua những hành động của mình. Ông sống rất đạm bạc và, như lần va chạm với

Valjean cho thấy, ông là thà cho đi những đồ vật có giá trị của mình cho sự nghiệp cao quý hơn là giữ chúng làm của

riêng.


Tuy nhiên, Myriel không phải là một giám mục tiêu biểu, hay thậm chí một người Cơ đốc tiêu biểu. Ông cũng chẳng phải

tiêu biểu cho người Cơ đốc bình thường, vì Hugo không tin đạo Cơ đốc không thôi tạo ra đạo đức. Chân dung Myriel

được khắc họa để chứng minh rằng đạo đức là ở trên và tách biệt với bất kỳ tôn giáo nào. Điều này phản ánh quan điểm

của Hugo về vấn đề ấy. Người ta biết ông đã từng nói, "Tôn giáo qua đi, nhưng Chúa ở lại." Như vậy, trong phần mở đầu,

Hugo đặt ra sự tách rời giữa đạo đức và tôn giáo.


Phần lớn tiểu thuyết tập trung hoàn toàn vào sự rạn nứt giữa luật thế tục và trật tự đạo đức. Điều này dễ hiểu, vì nước

Pháp trong thời Hugo đã đối mặt trực diện với hoàn cảnh nan giải này, sau thời kỳ cách mạng Pháp mà suốt trong thời gian

ấy quyền thiêng liêng của các quân vương bị chất vấn và cuối cùng bị lên án. Nhưng sự suy đồi của ngay cả hệ thống

pháp lý với mục đích rất cao đẹp ấy đã bị phơi bày ngay sau đó theo sau cuộc thanh trừng và khủng bố của Robespiere,

rồi chung cuộc chính ông cũng bị lật đổ và hành hình. Nước Pháp trượt dài giữa quân chủ, dân chủ, và vô chính phủ cho

nên nhiều người tìm kiếm một hình thức chính quyền dựa trên đạo đức và nhân đạo.


Hoàn cảnh nan giải của Jean Valjean, nhân vật chính của Những người khốn khổ, tức phải trộm cắp để nuôi gia đình mình,

là vấn đề đạo đức tiêu biểu. Phải chăng ta đúng khi bằng mọi giá phải nuôi gia đình của mình hay hành vi trộm cắp là sai

trong bất kỳ hoàn cảnh nào? Trong tiểu thuyết của Hugo, cũng như trong đời thực, lời đáp phụ thuộc vào người mà ta hỏi.

Nếu ta hỏi thanh tra cảnh sát Javert, nhân vật tiểu thuyết tiêu biểu cho luật pháp và phán xét thế tục, ta sẽ được bảo rằng rõ

ràng trộm cắp là đáng khiển trách về mặt đạo đức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, nếu ta hỏi ý kiến giám mục

Myriel, thì có thể rằng lợi ích cứu người khỏi chết đói quan trọng hơn tội trộm cắp.


Nếu Javert tượng trưng cho Luật pháp và Myriel tượng trưng cho Đạo đức, thì Jean Valjean, và về mức độ nào đấy

Fatine, là người bình thường, bị mắc kẹt giữa hai bên. Cuộc đời của Valjean, từ tội phạm, thành người tù, trở lại tội phạm,

và cuối cùng thành người tốt, là cuộc đời bị chi phối từ bên ngoài bởi luật pháp và từ bên trong bởi đạo đức. Sau khi gặp

giám mục Myriel, Valjean trải qua đêm tăm tối của tâm hồn, giữa khuya ngồi dậy thao thức, biết rằng trộm đồ của Myriel là

sai trái, nhưng ông vẫn cứ làm. Đây là mầm đạo đức nội tâm của ông. Từ đấy trở đi, dù ông cố gắng tiếp tục sống đời tội

phạm, nhưng lòng ông đã bắt đầu "hướng thiện".


Tuy nhiên, luật pháp không thừa nhận sự thay đổi rất lớn lao trong tâm hồn con người để xóa đi các tội hiện tại. Sự thay đổi

rất lớn lao ấy chính là Valjean trở thành người mới, một người thành đạt và nhân ái, luôn luôn gắng hết sức mình theo

gương giám mục Myriel. Nhưng thanh tra Javert không thể nào chấp nhận sự vi phạm luật pháp, dù dưới bất kỳ hình thức

nào hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Xuất phát từ nguyên tắc, ông truy lùng Valjean vào tận cuộc đời mới của Valjean, và

đuổi theo Valjean không ngừng trong suốt tiểu thuyết. Javert thấy công lý là công lý thế tục, trật tự đạo đức là trật tự pháp

lý, và con người phải trả giá cho tội của mình theo luật pháp mà chẳng lưu tâm đến bất kỳ những nhân tố giảm tội nào.


Hugo khắc họa Javert dưới ánh sáng hơi tàn nhẫn, thể hiện sự thương cảm không có ở ông mà có ở các nhân vật ông truy

đuổi. Tuy nhiên, Hugo khắc họa như thế để chứng minh luật pháp có thể sai lầm. Javert, giống như chính luật pháp, thiếu

nhân tính. Ông không thể nào cảm thông với hoàn cảnh của người khác hay cảm thấy thương xót cho họ cho tới cuối tiểu

thuyết, khi nhận thức bất ngờ của ông về nhân tính làm thế giới quan của ông sụp đổ và khiến ông quẩn trí rồi rốt cuộc tự

tử. Chỉ con người mới có thể nhân đạo và ai đặt luật pháp trên nhân tính của mình tự tước đi món quà quý giá nhất trong

đời.


Valjean, khi đứng trước cảnh một người vô tội có thể bị treo cổ thay mình, liền từ bỏ mọi thứ để cứu mạng kẻ lạ này. Cảnh

này, rất giống Tội ác và Trừng phạt của Dostoevsky, chứng tỏ tội lỗi là hiện tượng nội tâm, không phải là chức năng của

hệ thống tư pháp. Tội lỗi nội tâm này là một biểu lộ khác nữa về đạo đức bẩm sinh của con người.


Truyện Myriel-Javert-Valjean là phần quan trọng của tác phẩm. Những nhân vật khác cũng tiêu biểu cho nhiều khía cạnh

khác nhau của cuộc đấu tranh này. Gia đình Thernadier là những kẻ vô đạo đức, tội phạm, và bị xã hội ruồng bỏ. Tuy nhiên

ngay cả từ gia đình đáng ghê tởm này vẫn có Eponine, người mà cuối cùng có thể thực hiện một hành động hy sinh quên

mình, qua đấy, đối với Hugo, chứng tỏ rằng đạo đức là bẩm sinh, chứ không phải là điều ta có thể học. Marius và Cossete

là tương lai. Marius nhân danh đạo đức chống lại chính quyền còn Cossette nhân danh tình yêu chống lại hận thù. Qua

phân tích một cách chi tiết ta có thể thấy rằng mỗi phần của tiểu thuyết đều vận vào hoàn cảnh đạo đức nan giải này.

Nhưng, xung đột giữa Myriel-Valjean và Javert phản ánh nội dung của toàn bộ tác phẩm.


Tiểu thuyết toàn diện này của Hugo bao gồm nhiều nhân vật cũng như nhiều khía cạnh của vấn đề xung đột giữa đạo đức

và luật pháp thế tục. Ngay cả những đoạn được xem bình thường như mô tả đường cống ngầm Paris độc giả cũng có thể

đọc và hiểu theo nghĩa bóng trong ngữ cảnh này. Những trang mô tả nổi tiếng của nhà văn về trận chiến Waterloo, quy sự

thua trận của Napoleon do một con kênh bình thường trên mặt đất, chứng tỏ ngay cả nhà lãnh đạo thế tục tài ba nhất ( một

hoàng đế tự phong lúc ấy) có thể bị lật đổ bởi những sức mạnh đơn giản nhất.


Ta có thể đọc Những người khốn khổ như ta đọc Ba người lính ngự lâm, một truyện giải trí đầy lãng mạn, hành động, và bí

ẩn. Nhưng tác phẩm và tư tưởng của Hugo sâu sắc hơn thế nhiều; Những người khốn khổ là tác phẩm về triết học và đạo

đức hoàn toàn giá trị như tác phẩm là tiểu thuyết, và chính tài năng kết hợp được cả hai khía cạnh này là lý do Những

người khốn khổ vẫn tiếp tục cuốn hút tâm hồn độc giả và cũng là lý do ngày nay, một trăm hai mươi năm sau, Hugo vẫn

còn nổi tiếng như ông đã nổi tiếng lúc đương thời.


Mark Brendle là tác giả người Mỹ


Nguồn: Từ Barnes & Noble Community Blog năm 2010. Nguyên tác tiếng Anh "Morality and Law in Victor Hugo's Les

Miserables". Tựa đề của người dịch là lời trích của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn.

Trần Quốc Việt dịch
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.140 giây.