logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/10/2014 lúc 06:28:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Tôi rất muốn tin rằng bức ảnh đó có sử dụng kỹ thuật photoshop để ghép cái mặt nhâng nhâng nháo nháo ấy vào cái thân mình của một (thằng) người mặc T-shirt, quần ngắn, trên tay, trên cổ đeo đầy những vàng là vàng. Cũng có thể là kỹ thuật của photoshop ngày nay tinh xảo hơn cách ghép hình ngày xưa nên mặc dù xem rất kỹ tôi vẫn không tìm ra được những dấu vết của cái đầu thằng ranh con ấy được ghép vào cái cơ thể của một (thằng) người khác.
Trong bức hình, nó đeo hai sợi dây chuyền, một chiếc rất to và nặng như một sợi dây xích lại còn tòn ten một thỏi vàng lớn trước ngực. Hai cổ tay là hai chiếc vòng cũng bằng vàng có cẩn hai viên ngọc xanh lớn bằng hai quả chanh. Hai bàn tay mười ngón của nó thì đeo 8 chiếc nhẫn, cả ở hai ngón tay cái. Hai ngón út thì đeo hai chiếc móng như những cái móng sư tử dài khoảng hơn 10 cm, đều bằng vàng. Hết ngón tay để đeo thêm thì tay phải nó cầm một thoi vàng to gần bằng bàn tay.

Cái mặt thì chắc đúng là nó đấy. Đôi lông mày đậm, cái cười đầy vẻ tự mãn giống hệt như cái bản mặt của bố nó mà mỗi lần nhìn thấy là muốn phát ói.

Bức ảnh tôi nhận được qua internet đã mấy hôm nay nhưng không có cách nào kiểm chứng được để có thể nói chắc đó là hình giả hay hình thật.

Nếu là hình giả được kỹ thuật photoshop thực hiện thì… đẹp quá. Nhưng nếu là hình thật thì khốn nạn không để đâu cho hết.

Bức hình được ghi chú ở dưới là hình chụp Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Nguyễn Tấn Dũng. Nó đang giữ chức thứ trưởng bộ Xây Dựng đồng thời cũng còn là ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Gốc gác như thế, lại còn lận lưng hai chức vụ to… đùng thì có đeo vàng đầy tay chắc chắn không phải là chuyện không thể xẩy ra được. Nó lại còn có em gái giữ vài ba chức vụ điều hành mấy cái ngân hàng vốn liếng cả trăm triệu Mỹ kim, rồi lại thằng em rể đem tiền ở đâu về mở hết McDonalds lại mua đội banh trăm triệu ở Mỹ thì nó có lăn lộn trong đống vàng là điều có thể hiểu được. Thằng bố thì tiền bạc tham nhũng kể gì, toàn hết bạc tỉ này đến bạc tỉ khác nữa nên người ta có thể tin bức hình chụp nó vàng đầy người là thật, chẳng phải đạo diễn, tuồng tích gì mới chụp được để làm gương cho hậu thế soi chung.

Bức ảnh đó chắc là ảnh chụp thật của nó. Nó chẳng phải sợ ai để phải giấu giếm. Cái mặt nó đang cười đầy vẻ kiêu hãnh, tự mãn. Chắc chắn đó phải là nó.
Nhưng tại sao tôi lại nghĩ có lẽ không phải là nó? Có thể là vì tôi nghĩ không ai lại nhà quê như thế. Cho dù người ta có tiền, vàng bạc đầy nhà thật đấy, nhưng chỉ là cái thứ nhà quê nhà mùa tận mạng thì mới khoe của một cách nhà quê như nó.

Những người có tiền có bạc thường không khoe của lộ liễu theo kiểu của nó. Ngay cả những tay chơi nức tiếng một thời ở miền Nam như Georges Lê văn Phước tức Bạch Công Tử, hay Trần Trinh Huy tức Hắc Công Tử mà các ông Sơn Nam và Vương Hồng Sển đều có nhiều dịp kể lại. Thí dụ chuyện ông Bạch Công Tử đốt mấy tờ giấy bạc để giật le tán các cô, hay ông kia, Hắc Công Tử nửa đêm lấy xe De La Haye chạy từ Sài Gòn đi Nam Vang ăn tô hủ tíu cho đỡ cơn thèm chẳng hạn. Không thấy ông nào đeo đầy vàng chụp vài cái hình cho bõ những ngày cơ cực bao giờ. Đó là mấy tay chơi ở Việt Nam. Còn những tay nhà giầu như Paul Getty, Aristotle Onassis, Rockefeller, Bill Gates… thì không ai thèm chơi trội nhà quê “xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe”, đeo vàng đầy người như kiểu thằng ranh con kia.

…Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho đời biết tay…
(Nguyễn Công Trứ)
Lịch và đài các thì không thể là ngồi vắt chân chữ ngũ, đeo đầy vàng cười nham nhở như vậy.
Trong lúc ở cái đất nước Việt Nam khốn khổ vẫn còn cảnh những đứa bé chui vào bao nylon vượt sông đi học mỗi ngày, những đứa khác thì lao xuống dòng nước dữ để đến trường, những đứa khác lang thang lem luốc xin ăn trên những con đường ở giữa thủ đô…
Nhưng mà ô hay… tại sao tôi lại nghĩ là nó không đủ mức độ nham nhở và khốn nạn để đeo đầy vàng vào tay, vào cổ để chụp bức ảnh như vậy nhỉ.
Nó có thằng bố gốc sâu bọ lên làm thợ chích đít, lâu dần tự nhiên (?) nhận là có bằng cử nhân luật móc ra khoe chơi… thì nó phải nhà quê như vậy chứ!
Có gì lạ đâu?


Ông Điếu Cày có… “con tự do”
Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông Nguyễn Văn Hải và hai nhà tranh đấu cho tự do và dân chủ cho Việt Nam là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải đã bị đưa ra tòa về tội “bóp méo sự thật về đảng và nhà nước, tạo bất an trong quần chúng và tiến hành các âm mưu lật đổ chính phủ”. Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày bị án nặng nhất, 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần bị 10 năm và ông Phan Thanh Hải 4 năm.
Phái viên của tờ The Economist của Anh có mặt đã mô tả vụ xử như một phiên tòa thời Stalin. Các bị can kháng án và tòa giữ nguyên phán quyết ngày 28 tháng 12 năm 2012.
Tại phiên tòa hôm 24 tháng 9, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Hải, và con trai của ông đã bị chặn ở ngoài tòa không cho vào xem tòa xử. Hai người mặc áo có in hàng chữ “Tự do cho những người yêu nước”. Tên Vũ Văn Hiển, đeo lon trung tá, phó công an phường 6 quận 3, đòi lột áo của bà Tân và cậu con trai Nguyễn Trí Dũng. Hiển còn văng tục, chửi thề rất vô giáo dục trước mặt hai người và cả đám đông vây quanh. Bản tin của đài BBC tường thuật rất kỹ cảnh diễn ra trước tòa án. Vũ Văn Hiển đòi “bẻ cổ” bà Dương Thị Tân, lột áo của Nguyễn Trí Dũng và chỉ vào hàng chữ trên ngực áo, nói lớn: “Tự do cái con c.”.

Vũ Văn Hiển đã nói nguyên văn như thế, không viết tắt, vả lại, khi nói, lại đang lúc giận dữ thì hình như (?) không người Việt Nam nào lại văng “con… viết tắt” ra cả. Phải nói nguyên con ra.

Bà Dương Thị Tân cũng nhắc lại nguyên văn lời của tên trung tá Vũ Văn Hiển sau khi có nhẹ nhàng xin lỗi thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn tại chỗ. Bản tin của đài BBC cũng nhắc lại nguyên văn câu nói của Vũ Văn Hiển nên bài viết này cũng để nguyên, không viết tắt.

Viết tắt là rửa mồm, rửa miệng cho cái lỗ trồ của Vũ Văn Hiển, nơi nó phát ra những câu nói tục tĩu, khốn nạn và vô giáo dục đó.

Với tên trung tá này, tự do là như thế đấy. Là cái “con viết tắt” ấy. Nguyên nó là cái con ấy, chỉ được nói khác đi thành hai chữ “tự do” mà thôi. Nhân vụ tòa lôi ba nhà tranh đấu ra xử, trung tá công an Vũ Văn Hiển mới nói lại cho đúng, không viết tắt, không vòng vo gì hết. Phải chính danh. Khổng Tử nói rõ rằng cách gọi tên đồ vật cũng phải chính danh. Cái bình rượu ngày nay kiểu cọ đã khác, không thể gọi nó bằng cái tên cũ là cái “cô” được nữa.

Tự do mà bác Hồ nói là không gì quí bằng thì nay sao lại gọi nó là tự do? Ngày nay nó là cái con viết tắt(?) mà Vũ Văn Hiển đã nói lớn trước lối vào tòa án mà đài BBC cũng có ghi lại rất rõ ràng, nguyên văn.

Từ sau chuyện xẩy ra, cứ mỗi lần đọc những thứ thư từ, giấy má ở trong nước, kể cả những thứ đơn thưa kiện, khiếu nại nhăng nhít, tôi thấy rất khó chịu khi người viết chúng đều phải ghi đủ ở ngay dưới cái tên nước hàng chữ gồm đủ ba món: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc, trong khi cả nước đều đã biết từ lâu rằng cái quốc gia khốn khổ của chúng ta dưới cái chế độ chó má ấy chẳng bao giờ có độc lập, tự do và hạnh phúc cả. Độc lập ở đâu khi có đứa nói một câu nham nhở rằng miền Bắc đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi chính câu nói ô nhục đó còn được khắc ghi ngoài cổng của cái đền thờ của nó? Tự do ở đâu khi trong nhà tù là nơi nhốt những người như Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Việt Khang, Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Phương Anh, Hồ thị Bích Khương, Mai Thị Dung, Trần Vũ Anh Bình, Tuấn Khanh, Phạm Thành, Nguyễn Xuân Nghĩa…? Và hạnh phúc ở những chỗ nào, ở nơi phụ nữ bị bán đi làm đĩ, đàn ông bị đẩy đi làm nô lệ trên khắp thế giới, trẻ em nheo nhóc, thất học, con chị cõng con em lần hồi kiếm sống ngoài đường?

Đã đến lúc “call a spade a spade” như một câu tục ngữ của người Anh. Hãy gọi cái xẻng là cái xẻng. Hãy chính danh như Vũ Văn Hiển. Đừng gọi tự do là tự do nữa.
Hãy viết thật rõ: “Độc lập, con c., hạnh phúc” ở ngay dưới hàng chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho danh chính ngôn thuận.
Vậy thì lại phải cám ơn tên công an Vũ Văn Hiển về câu phát biểu của nó ở trước tòa án Sài Gòn hôm 24 tháng 9 năm 2012.
Vì tự do ở Việt Nam, theo câu phát biểu của bọn chó, chỉ là con c. mà thôi.
Xin mừng ông Nguyễn Văn Hải. Từ nay, sang tới nước Mỹ này, ông có tự do đích thực, không phải là cái thứ thằng trung tá Vũ Văn Hiển nói trước tòa nữa. Cái ấy để cho chúng nó đem về mà nấu nướng, ăn uống với nhau.
Tiếc ông trước khi rời Việt Nam không đủ thì giờ để chào lá cờ máu và hô to câu rất nổi tiếng của Phan Văn Khải: “Đ M… chào cờ… chào!” cho đủ thủ tục và lễ nghi cần thiết.

* * *
Thằng và con
Có vài ba người không đồng ý khi tôi gọi một số người là “thằng” nọ, hay “con” kia. Theo họ, cho dù tôi có bực bội cách mấy đi chăng nữa, thì cũng nên nhẹ nhàng một chút. Có “bức xúc” thì cũng vẫn cứ nhắc tới chúng là “ông”, là “bà” cho lịch sự.
Chuyện dùng danh xưng “ông”, hay “bà”, hay “cụ” có những nguyên tắc không thấy có sách vở nào viết xuống rõ ràng và minh bạch. Nhưng chúng ta vẫn dùng rất đúng đấy chứ. Chúng ta gọi Nguyễn Khuyến là “cụ” vì khi qua đời, Nguyễn Khuyến đã ở tuổi bát tuần. Trần Tế Xương hình như không ai gọi bằng “cụ”, mà bao giờ cũng gọi bằng “ông”, lý do là khi mất, nhà thơ của non Côi, sông Vị chỉ mới ngoài bốn mươi. Hai nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương thì gọi là “bà” cho phải cách…

Và vì thế, chúng ta vẫn thoải mái khi thuật lại chuyện Lê Quí Đôn làm bài “Rắn đầu biếng học” khi “cụ” mới lên năm hay lên sáu. Không thấy một cuốn sách văn học nào gọi Cao Bá Quát là “cụ” nhưng với Nguyễn Công Trứ thì gọi là “cụ” hay “ông” đều được cả. Họ Cao bị chém khi ở tuổi ngoại tứ tuần trong khi Uy Viễn tướng công thì thọ ngoại bát tuần.
Với một số người thì gọi tên không, không “ông”, “cụ” hay “bà” cũng chẳng sao, không hề có ý bất kính ở trong. Cứ Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… không cần nhắc tới các vị này là “cụ” nhưng có ai bắt bẻ coi đó là thái độ bất kính đâu. Sự kính trọng và mến mộ vẫn có đấy chứ.
Còn không thấy ai nhắc Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc là “cụ” bao giờ. Nhưng sự khinh ghét thì ai cũng thấy ngầm trong cách gọi tên những người này.

Tôi rất khó chịu khi đọc thấy trên báo ở trong nước cũng như ở hải ngoại những bài viết, những bản tin gọi một con ranh nọ là “bà”. “Bà Nguyễn Thanh Phượng”. Tôi không gọi nó là “bà” được. Nó không bằng tuổi mấy đứa con của tôi. Còn tôi thì lại hơn tuổi cả Ba Ếch, bố (chúng) nó, thì tại sao phải gọi những đứa như nó là “bà”, là “ông”?
Báo chí trong nước muốn gọi thế nào thì mặc xác những tờ báo ấy. Nhưng tôi thì không thể gọi những đứa ấy là “bà Nguyễn Thanh Phượng” hay “ông Nguyễn Thanh Nghị” được.

Nelson Mandela, cố lãnh tụ của Nam Phi, có lần nói rằng “respect must be earned, not given or demanded”, sự nể trọng là một thứ phải công khó xây dựng mới có được, không phải là một món quà tặng, hay lên tiếng đòi mà có. Những đứa tôi gọi là “thằng nọ, con kia” có làm được gì để “earned” những tiếng “ông”, tiếng “bà”? Nếu thằng Ba Ếch không ngồi ở cái chỗ hiện nay thì liệu hai cái đứa mà tôi vừa nhắc có được trao những công việc chúng nó đang làm (mà làm không ra gì) không? Chắc chắn là không rồi. Vậy thì tại sao tôi phải nhắc đến chúng nó bằng những cách nói đầy tôn trọng là “ông” nọ, “bà” kia?

Thế rồi còn thằng bố của hai đứa chúng nó. Ai bầu nó vào chức vụ nó đang nắm trong tay? Người dân Việt Nam không làm công việc đó. Tôi thì lại càng không. Vậy thì tại sao phải “ông” khi nói về nó, trong khi có đứa cùng một phường với nó cũng khinh bỉ nó và gọi nó là “X”.
Tại sao phải “ông” với đứa khoe nhắng lên là đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc? Hay cái đứa tự nhiên, tự địa ký cái công hàm bán nước gửi Chu Ân Lai? Hay cái thằng đi chào hàng phụ nữ Việt Nam cho những người ngoại quốc để mời họ đến Việt Nam thưởng thức các phụ nữ này?

Không, nhất định là không bao giờ “ông” hay “bà” với chúng nó. Hay đề cập đến một tên hiệu trưởng dụ dỗ nữ sinh vào vỏng dâm đãng là “vị” hiệu trưởng (Sầm Đức Xương ở Hà Giang) như bọn đười ươi nọ nhẩy đong đỏng lên bênh như đang ngồi phải cọc vậy?
Bùi Bảo Trúc

Sửa bởi người viết 31/10/2014 lúc 06:29:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.