Bộ trưởng Tư pháp Texas và là ứng cử viên thống đốc của đảng Cộng hoà Gregg Abbott nói luật lệ về căn cước sẽ ngăn chặn gian lận bầu cử.HOUSTON— Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vừa ủng hộ luật về giấy căn cước cử tri của Texas – đòi hỏi cử tri phải xuất trình giấy chứng minh hợp lệ có ảnh để được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Những người đã đăng ký và hội đủ điều kiện bỏ phiếu qua bưu điện vẫn có thể đi bầu tại phòng phiếu và tiểu bang cung cấp các giấy chứng nhận đi bầu miễn phí cho những người có thể chứng minh là công dân Hoa Kỳ và cư trú ở Texas. Những người chỉ trích luật này nói luật đặt một gánh nặng vô lý lên những người nghèo, các sắc dân thiểu số, người lớn tuổi và khuyết tật. Thông tín viên VOA Greg Flakus tường trình từ Houston.
Bỏ phiếu sớm bắt đầu ở tiểu bang Texas chỉ vài ngày sau khi Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng tiểu bang yêu cầu cử tri phải xuất trình một giấy căn cước có ảnh để được bỏ phiếu.
Bộ trưởng Tư pháp Texas và là ứng cử viên thống đốc của đảng Cộng hoà Gregg Abbott nói luật này sẽ ngăn chặn gian lận bầu cử.
Ông Abbott cho biết: “Gian lận bầu cử là có thật và phải bị ngăn chặn. Làm thế nào mà chứng minh được nhân thân của cử tri nếu không có giấy căn cước? Không được. Đó chính xác là lý do vì sao phải cần có giấy căn cước.”
Những người ủng hộ luật nói hầu hết các quốc gia dân chủ trên khắp thế giới đều đòi hỏi phải có thẻ cử tri để đi bầu.
Ông Abbott cho biết: “Gian lận bầu cử là có thật và phải bị ngăn chặn. Làm thế nào mà chứng minh được nhân thân của cử tri nếu không có giấy căn cước? Không được. Đó chính xác là lý do vì sao phải cần có giấy căn cước.”Ông Abbott cho biết: “Gian lận bầu cử là có thật và phải bị ngăn chặn. Làm thế nào mà chứng minh được nhân thân của cử tri nếu không có giấy căn cước? Không được. Đó chính xác là lý do vì sao phải cần có giấy căn cước.”xÔng Abbott cho biết: “Gian lận bầu cử là có thật và phải bị ngăn chặn. Làm thế nào mà chứng minh được nhân thân của cử tri nếu không có giấy căn cước? Không được. Đó chính xác là lý do vì sao phải cần có giấy căn cước.”
Nhưng những người chỉ trích nêu ra rằng đã có một vài trường hợp gian lận cử tri ở Hoa Kỳ - và tại Texas, nơi tiếu bang đã có lần ngăn người Mỹ gốc Phi châu và gốc châu Mỹ Latinh đi bầu, điều quan trọng hơn là phải khích lệ sự tham gia của cử tri.
Bà Marianela Acuna thuộc tổ chức VoteRiders, một nhóm bất vụ lợi ủng hộ cử tri. Bà nói có nhiều lý do vì sao ai đó có thể không có một hình thức giấy chứng minh hợp lệ.
Bà Acuna nói: “Có những người cần gia hạn giấy chứng minh, cũng có những người cần xin cấp giấy chứng minh lần đầu và không có đủ giấy tờ cấn thiết để chứng minh việc đổi tên hay ngày sinh.”
Giáo sư Khoa học Chính trị Mark Jones của trường Đại học Rice nói có khoảng nửa triệu người dân Texas có thể không có một giấy chứng minh hợp lệ để đi bầu.
Ông Jones nói rằng: “Chọn lựa duy nhất của họ là xin thẻ chứng nhận căn cước để đi bầu miễn phí mà tiểu bang cấp cho, nhưng thực ra không phải là miễn phí, bởi vì cần phải có giấy khai sinh để xin cấp thẻ này, mất khoảng 25 đôla và còn phải đến một Sở An ninh Công cộng để nộp đơn, và người nào không có xe hơi thì cũng khá gay go.”
Ông Jones nói luật về thẻ cử tri có phần chắc sẽ không có mấy ảnh hưởng trong các cuộc chạy đua chính cấp tiểu bang, nhưng có thể có ảnh hưởng đến một số cuộc chạy đua rất sát nút cấp địa phương, kể cả một vài cuộc chạy đua ở thành phố Houston.
Chẳng hạn như ứng cử viên Devon Anderson của đảng Cộng hoà và ứng cử viên Kim Ogg của đảng Dân chủ đang tranh nhau rất xít xao chức trường ngành tư pháp của quận hạt Harris.
Ông Jones cho biết: “Chúng ta có thể có áng chừng nửa chục cuộc đua được quyết định bởi luật về thẻ cử tri.”
Các nhóm hoạt động như Texas Organizing Project đang chiêu mộ các tình nguyện viên giúp những người có vấn đề về thẻ căn cước và cung cấp phương tiện di chuyển đến phòng phiếu; nhưng, họ cũng có thể gặp phải sự thờ ơ của cử tri.
Tại Texas, theo dự kiến có gần hai phần ba cử tri hội đủ điều kiện sẽ không thực thi quyền đi bầu trong năm nay mặc dù họ có thẻ căn cước hợp lệ.
Theo VOA
Sửa bởi người viết 04/11/2014 lúc 05:50:01(UTC)
| Lý do: Chưa rõ