logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/11/2014 lúc 06:17:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Danh dự quốc gia và sĩ diện dân tộc

UserPostedImage

Nhìn hình ảnh một người Việt Nam chắp tay quỳ lạy, van xin một cửa hàng Singapore trả lại anh hơn 7,5 triệu đồng, tôi thấy tội cho anh. Tội nghiệp cho một công nhân Việt Nam với mức lương 4 triệu, dành dụm chắt chiu hơn 4 tháng lương để mua một iPhone 16 triệu làm quà cho bạn gái. Tội thì tội, nhưng nhục thì vẫn nhục. Nhục cho đất nước và dân tộc của mình.


Người công dân mang quốc tịch Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tên là Phạm Văn Thoại. Anh trả cho cửa hàng điện thoại Mobile Air ở khu Sim Lim Square, Singapore 16 triệu đồng cho cái iPhone. Sau khi ký hợp đồng, những con buôn lừa đảo Singapore bắt anh trả thêm 25 triệu phí bảo hành. Vì anh không thể trả nổi phí mắc gần 2 lần giá iPhone, các con buôn chỉ trả lại anh 6,8 triệu và giữ lại 7,5 triệu tiền của anh.


7,5 triệu đồng. Gần 2 tháng lương công nhân, đủ để một người Việt Nam quỳ xuống chắp tay van xin những kẻ đã lừa đảo mình. Hình ảnh khóc lóc, cúi rạp người xuống sàn của người Việt Nam này đã lan truyền khắp nơi tại Singapore và thế giới mạng.


Tuy nhiên:


1. Nếu chúng ta lên tiếng phê phán anh Thoại và "vì" anh Thoại chúng ta mới cảm thấy nhục nhã cho đất nước và dân tộc này thì chúng ta đã nhục... quá muộn!


2. Nếu chúng ta lên án anh Thoại rằng hình ảnh quỳ lạy của anh đã làm mất đi danh dự quốc gia và sĩ diện dân tộc thì chúng ta lên án anh đã làm mất những thứ mà đất nước này đã mất từ lâu. Danh dự quốc gia và sĩ diện dân tộc đã bị đánh mất bởi đảng cộng sản Việt Nam và toàn bộ guồng máy cầm quyền do đảng này dựng nên.


3. Hình ảnh của anh Thoại cũng là bóng dáng của hàng triệu người Việt Nam: những con người bị lừa đảo, bị ăn cướp nhưng thái độ duy nhất có thể có được là quỳ gối van xin kẻ đã lừa đảo và ăn cướp mình.


Nếu phần còn lại của bài viết này dùng để giải thích, chứng minh 3 đoạn văn trên để chúng ta... giờ mới "thấu", mới "thấm", mới "ngộ", mới "hiểu" thì tự chính chúng ta cũng là nỗi nhục của đất nước và dân tộc này.


Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội.


Vũ Đông Hà

Sửa bởi người viết 07/11/2014 lúc 06:56:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 07/11/2014 lúc 09:39:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trách nhiệm của từng người dân với quốc thể

Trong vài ngày qua, chuyện chàng thanh niên 28 tuổi, tên Phạm Văn Thoại đi du lịch ở Singapore, mua chiếc Iphone 6 tặng bạn gái và bị chủ cửa hàng lừa đã gây xôn xao dư luận ở cả Singapore và Việt Nam. Xung quanh sự việc này đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau nói về “quốc thể”.
UserPostedImage

Tính đến thời điểm hiện tại, sự việc đã đi đến hồi kết. Anh Thoại cho biết anh đã chấp nhận phần giúp đỡ 550 USD từ một doanh nhân và đã mua một chiếc điện thoại khác bằng số tiền này. "Tôi đã bị lừa mất 550 USD, vì vậy, tôi sẽ chỉ nhận đúng 550 USD của những người tử tế và tôi chỉ nhận như vậy, không hơn. Tôi biết ơn đối lòng tốt của bạn nhưng tôi chỉ muốn nhận đúng số tiền mà mình đã mất", anh Thoại nói.

Trước đó, ngày 05.11.2014, một “chiến dịch” gây quỹ đã được một người tên Gabriel Kang phát động trên trang Indiegogo.com để góp tiền mua tặng một chiếc iPhone 6 khác để gởi về Việt Nam cho anh Thoại. Chưa đầy 12 tiếng sau, số tiền quyên góp đã lên tới 10,828 USD. Cửa hàng Mobile Air, nơi đã “lừa” anh Thoại đã tạm thời đóng cửa, người chủ đã đi lánh nơi khác vì áp lực phản đối của người dân Singapore.

Người phát động cuộc quyên góp nói trên là ông Gabriel Kang, là chủ một cửa hàng công nghệ nhỏ. Anh cho biết: “Tôi làm việc này không bởi động cơ chính trị, không dính líu đến cảnh sát cũng như các cơ quan du lịch hay tổ chức nào khác. Bởi vì tôi là một công dân Singapore dù không giàu, không nghèo nhưng tôi cảm thấy mình cần phải hành động, và bạn cũng sẽ vậy. Chúng ta không phải là đất nước của những kẻ cắp và lừa đảo”.

Gabriel bày tỏ sự bức xúc của mình và đã chứng tỏ là ông không hề nói suông khi công khai video ghi lại quy trình đóng góp và hóa đơn thanh toán. Gabriel đã chọn một chiếc iPhone 6 bản 128GB màu xám trị giá 1.288 đôla Singapore để gởi về Việt Nam cho anh Thoại.

Qua câu nói “Chúng ta không phải là đất nước của những kẻ cắp và lừa đảo”, ai cũng có thể cảm nhận được rằng ông Gabriel đang xấu hổ và bức xúc trước hành động của người chủ cửa hàng Mobile đã làm với anh Thoại, cũng như với những trường hợp khác bị cửa hàng này lừa gạt. Việc vận động quyên góp để bù đắp cho anh Thoại theo như ông Gabriel là để bảo vệ “lòng tự tôn dân tộc”, thể diện quốc gia trong mắt các du khách quốc tế và cũng là nghĩa cử cao đẹp giữa con người với con người.

Nhìn người mà ngẫm đến ta, khách du lịch nước ngoài sau khi tới Việt Nam đã “1 lần đến, không bao giờ trở lại”, bởi chính những con người làm du lịch, nhiều người dân Việt đã làm xấu đi hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Những hình ảnh lôi kéo, giành giật khách du lịch, “mua rẻ, bán đắt” cho khách nước ngoài ; dịch vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp, không có tầm nhìn dài hạn, làm ăn chộp giựt ; các tệ nạn trộm cắp, cướp giật, móc túi tràn lan đến độ chính quyền đã phải phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch là những ấn tượng khó phai nhòa trong lòng mỗi vị khách khi rời khỏi Việt Nam.

Ngay trong ngày hôm qua, đến cả Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn, ông Emmanuel Ly Batallan đã bị Công an, mật vụ mặc thường phục của CSVN tấn công giữa ban ngày, đông người. Đó là chuyện giữa người Việt với người nước ngoài, còn người Việt với người Việt, đó là một vấn đề có thể nói rằng “tự dân mình giết dân mình”.

Hàng ngày, những người buôn bán vì lợi nhuận, buôn lậu hàng hóa giá rẻ, độc hại từ Trung Cộng về Việt Nam bán cho người dân. Người nông dân thì chăn nuôi, trồng trọt có sử dụng các hóa chất kích thích tăng trưởng, phun tẩm các loại thuốc bảo quản độc hại có xuất xứ từ Trung Cộng. Những bê bối về chế biến thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Ứng xử giữa người Việt với nhau trong đời sống hàng ngày được lột tả trên truyền thông trong nước: cướp, giết, hiếp, các giá trị đạo đức đảo lộn, ...

Còn chính quyền CSVN với hồ sơ nhân quyền bị đánh giá yếu kém, có nhiều vi phạm. Với người nông dân, chuyện cưỡng chế đất, “phân lô bán nền” diễn ra như cơm bữa, khiến người nông dân khốn cùng. Với người kinh doanh, muôn vàn loại thuế, phí, sách nhiễu từ các loại cơ quan thuế vụ, quản lý thị trường, công an, các cấp chính quyền, làm ăn lương thiện rất khó sống. Tệ tham nhũng tràn lan ở mọi ngành, mọi cấp.

Một đất nước, với những người lãnh đạo làm gương chỉ biết chăm lo cho quyền lợi trước mắt của mình mà bỏ rơi đi lợi ích lâu dài cho dân tộc, cho quốc gia, đánh mất đi lòng tự tôn dân tộc, thể diện quốc gia, cũng chẳng ai để tâm đến chuyện người nước ngoài đang nghĩ gì về người nước mình thì làm sao có thể “khá” lên được !

Chuyện anh Thoại quỳ sụp xuống để van nài chủ cửa hàng trả lại tiền không đáng không đáng lên án, không có gì ảnh hưởng đến “quốc thể”, bởi đơn giản anh ta đã hành động theo bản năng của mình để mong vớt vát lại số tiền vất vả làm ra ở nơi “đất khách quê người” và anh ta “đơn thương độc mã”. Điều đó còn hơn gấp vạn lần nhiều kẻ không biết quý trọng đồng tiền mà người dân vất vả làm ra, đóng thuế nuôi chúng, nhưng chúng lại nhẫn tâm phung phí, tham ô, tham nhũng, làm điều bất chính, bất lương. Và cũng hơn gấp vạn lần những kẻ mang danh đi “công du” thực chất là đi xin tài trợ, vay tiền, khất nợ để mang về Việt Nam ăn chia trong các dự án.

Như lời Nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội, Ngài Giuse Ngô Quang Kiệt đã từng nói năm 2008, khi tiếp xúc với chính quyền Hà Nội về vấn đề tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ !”. Câu nói trên đã bị cắt xén, lợi dụng để bôi nhọ Ngài. CSVN đã cố tuyên truyền rằng Ngài có những lời lẽ “xúc phạm”, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Tấm hộ chiếu xác định tư cách công dân, sống trong 1 chế độ chính trị, gắn liền với chính thể, chứ không liên quan đến đất nước hay dân tộc. Nhà cầm quyền CSVN đã cố đánh đồng khái niệm “Nhà nước” với “đất nước” và “dân tộc”, cũng như “yêu nước” và phải yêu chế độ CSVN, yêu CNXH – thật là trơ trẽn. Chế độ CSVN đã làm gì để người dân phải “nhục nhã” khi cầm passport ra nước ngoài ?

Nhật Nam / SBTN
song  
#3 Đã gửi : 07/11/2014 lúc 06:57:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Du khách Việt biết ơn người hảo tâm, không muốn nhận thêm tiền giúp nữa

UserPostedImage
Anh Thoại đã gần như khóc khi kể lại chuyện này với báo Lianhe Zaobao.

SINGAPORE - Tính đến lúc sáng hôm thứ Năm, gần $10,000 Mỹ kim ($12,938 đô Singapore) đã được quyên góp cho một du khách người Việt Nam. Anh đến đây vào một ngày nghỉ lễ, và rời khỏi đây với cảm giác mình bị lừa đảo bởi một tiệm bán điện thoại di động ở khu thương mại Sim Lim Square.
Vào hôm 4 tháng 11, một chiến dịch được phát động trên Indiegogo, trang web gây quỹ quần chúng, để quyên góp tiền bạc giúp cho Phạm Văn Thoại, 28 tuổi, một công nhân nhà máy. Anh Thoại đã đến tiệm bán điện thoại di động Mobile Air, để mua một chiếc iPhone 6 cho bạn gái của mình. Câu chuyện về việc anh quỳ xuống, khóc lóc van xin các nhân viên cửa tiệm cho anh một khoản hoàn tiền, đã được tung lên trên mạng Internet, khiến cho một người Singapore tên là Gabriel Kang xúc động và bắt đầu dự án gây quỹ. Anh Thoại mất $550 vào tay cửa tiệm, và rời khỏi đó mà không có một chiếc điện thoại nào cả.
Trong khi những lời đề nghị giúp đỡ tăng lên theo từng phút, vào hôm 6 tháng 11 trang mạng Lianhe Zaobao (Liên Hợp Tảo Báo) trích dẫn lời anh Thoại nói rằng anh đã nhận $550 tiền đô Singapore từ một nhà kinh doanh, và mua một chiếc điện thoại bằng số tiền này. Anh nói rằng anh sẽ không nhận thêm bất kỳ khoản giúp đỡ nào nữa.
Anh nói với nhật báo Lianhe Zaobao, “Tôi đã mất $550. Vì vậy, tôi sẽ chỉ nhận $550 do những người tử tế hiến tặng. Không nhận thêm gì nữa. Tôi rất biết ơn tất cả lòng tốt của quý vị, nhưng tôi không muốn nhận số tiền nhiều hơn số tiền tôi đã mất đi.”
Thoại là một công nhân từ Việt Nam. Anh đến Singapore để tìm mua điện thoại cho bạn gái. Vì không biết tiếng Anh khi mua máy, cuối cùng anh Thoại phải quì gối trong tiệm để năn nỉ các nhân viên hãy lấy lại máy và bồi hoàn tiền cho anh. Thế nhưng tiệm chỉ trả lại dưới phân nửa số tiền mà anh đã trao để mua máy.
Thoại đến đây cùng với bạn gái nhân dịp nghỉ mát. Anh có ý định mua iPhone 6 để tặng bạn gái nhân ngày sinh nhật của cô. Anh đã phải trả $950 đô-la Singapore (gần $740 Mỹ kim).
Thế nhưng trước khi được cầm máy rời tiệm Mobile Air, anh bị các nhân viên yêu cầu phải đóng thêm $1,500 lệ phí bảo đảm cho máy (warranty). Lệ phí này được viết bằng tiếng Anh trong hợp đồng mua máy mà anh đã ký tên.
Khi kể lại chuyện này với báo Hoa ngữ Lianhe Zaobao, anh Thoại, đã bật khóc. Anh nói, “Tôi chỉ là một công nhân, lương có $200 một tháng. Số tiền $950 là bằng mấy tháng lương. Đây là một món tiền rất lớn đối với tôi. Tôi thật sự buồn quá vì chuyện này.”
Thoại nói rằng anh đã ký tên trên hợp đồng nhưng không thể hiểu hết hợp đồng vì tiếng Anh của anh rất giới hạn. Anh cũng tưởng rằng Singapore là một nơi an toàn để mua sắm.
“Khi họ hỏi tôi rằng tôi muốn mua bảo đảm cho một năm hay hai năm, tôi tưởng là máy được tự động bảo đảm một năm, thế nên tôi nói một năm. Ông ta không nói là tôi phải trả tiền cho một năm bảo đảm,” Thoại nói với báo Zaobao.
Nhân viên đã yêu cầu anh phải đóng lệ phí bảo đảm, bằng không anh không được rời tiệm với máy.
Phạm Văn Thoại kể lại rằng anh đã quì gối, năn nỉ họ trả lại tiền cho anh, thế nhưng các nhân viên chỉ đứng cười.
Cuối cùng họ đồng ý trả lại $600 mà thôi. Lúc đó cô bạn gái đã nhất định không rời tiệm nếu họ không trả hết số tiền $950. Cô đã gọi cảnh sát.
Khi cảnh sát đến điều tra, Mobile Air nói là anh Thoại đã ký giao kèo, và theo giao kèo thì họ chỉ trả cho anh $70 mà thôi.
Sau khi có sự can thiệp của Hội Bảo Vệ Người Tiêu Thụ tại Singapore (viết tắt CASE), tiệm đã trả cho anh $400, tức là còn thiếu $550.
Ông Kang làm việc tại một công ty kỹ thuật mới thành lập tại Singapore. Ông nhắm mục tiêu là quyên góp ít nhất $1,000 Mỹ kim và nhiều hơn một chút nếu có thể được, để mua cho anh Thoại một chiếc iPhone và những đồ ăn nhẹ khác, chẳng hạn như món thịt sấy khô bak kwa và bánh dừa kaya, và chuyển những thứ đó đến anh, vì anh đã trở về Việt Nam.
Ông Kang nói trên Facebook vào tối thứ Tư: “Ngay bây giờ kế hoạch là cho cả hai người trở về bằng máy bay, cho một kỳ nghỉ ước mơ mà toàn bộ chi phí được trả (họ đã bị cướp mất kỳ nghỉ này ngay lúc đầu tiên), và tặng cho họ chiếc iphone 6. Xin cám ơn tất cả sự hỗ trợ của quý vị để làm cho điều này trở nên thực hiện được!”
Trong tuần qua, tiệm Mobile Air đã bị đưa lên báo liên quan đến một vụ mua bán không thành thật khác xảy ra cho một phụ nữ từ Trung Quốc. Phụ nữ này đã kiện tiệm ra tòa và được thắng kiện. Tòa đã yêu cầu Mobile Air phải trả lại $1,010 cho phụ nữ. Tiệm đã đồng ý trả lại hết thảy số tiền, nhưng tiệm lại trả bằng tiền cắc.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.