logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/11/2014 lúc 06:51:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bắt ở trần phải ở trần
Cho may-ô mới được phần may-ô

Hai câu “lẩy Kiều” vừa dẫn là một trong những bức biếm họa xác thực nhất vẽ lại hình ảnh của thời bao cấp sau năm

1975. Đối với những người đã sống qua thời kỳ này, tưởng không cần phải giải thích loại ca dao ‘tức cảnh sinh thời’ đại

loại như trên. Tuy nhiên, đối với các thế hệ sau, con cháu của chúng ta, không thể nào tưởng tượng được áo may-ô, một

loại áo lót dùng cho đàn ông, cũng thuộc loại hàng hóa cung cấp cho “nhân dân”. Vì thế mới gọi là… bao cấp.
Từ điển tiếng Việt xuất bản trước “thời bao cấp” hoàn toàn không có mục từ bao cấp. Phải đến Từ điển tiếng Việt của tác

giả Hoàng Phê, bao cấp mới được chính thức xuất hiện trên sách vở. Từ điển giải thích: “Bao cấp là cấp phát phân phối,

trả công bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả kinh tế tương ứng”.

Đối với người dân bình thường, đó là một định nghĩa rườm rà, khó hiểu với những từ ngữ ‘dao to búa lớn’. Người dân chỉ

cần hiểu một cách đơn giản: Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến

lương thực hằng ngày…

Trên thực tế, thời bao cấp kéo dài từ năm 1954 đến 1986 tại miền Bắc và từ năm 1975-1986 tại miền Nam. Theo cách

gọi của tôi, một người miền Nam, đó là thời kỳ điêu linh sau khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.
Tại miền Bắc, trước khi bước vào thời kỳ bao cấp, Hà Nội đã sống trong ‘ảo giác no đủ’ của những ngày đầu tiếp quản từ

tay thực dân Pháp. Nhà văn Tô Hoài kể lại trong hồi ký Cát bụi chân ai:

“Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lấy ở kho từng miếng, cơ quan

sắm dao kéo húi đầu cho nhau. Trở lại thành phố, khó đâu chưa biết, nhưng thức ăn hàng hóa ê hề. Chiều chiều, uống bia

Đức chai lùn bên gốc liễu nhà Thủy Tạ. Nhà hàng Phú Gia vang đỏ, vang hồng, vang trắng… vỏ còn dính rơm như vừa lấy

ở dưới hầm lên. Áo khoác da lông cừu Mông Cổ ấm rực, người ta mua về phá ra làm đệm ghế. Hàng Trung quốc thôi thì

thượng vàng hạ cám. Kim sào, kim khâu, chỉ mầu, củ cải, ca la thầu, sắng xấu, mì chính, xe đạp cái xe trâu cao ngồng. Ca

xi-rô ngọt pha vào bia cho những người mới tập tọng uống bia. Bắt đầu được lĩnh lương tháng. Không nhớ bao nhiêu,

nhưng tối nào cũng la cà hàng quán được. Có cảm tưởng cả loài người tiến bộ đổ của đến mừng Việt Nam Điện Biên

Phủ”.

Cái cảm tưởng “cả loài người tiến bộ ‘đổ của’ đến mừng Việt Nam Điện Biên Phủ” chỉ là một giấc ngủ ngày, bất ngờ thiếp

đi trong khoảnh khắc để rồi bừng con mắt dậy với thực tế phũ phàng của đêm đen. Hàng hóa nhiều như Tô Hoài liệt kê

không phải do Hà Nội sản xuất mà vì mới tiếp quản thành phố nên có sẵn trong kho của Pháp. Thế cho nên, nguồn hàng

không phải tự mình làm ra ấy cạn kiệt một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do của sự khởi đầu một thời kỳ trì trệ kéo dài

hơn 30 năm tại miền Bắc và hơn 10 năm tại miền Nam.

Ngay từ năm 1955, công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa tin: công nhân viên, trên nguyên tắc, mỗi năm được

cấp từ 5 đến 7 mét vải, khi sinh đẻ được cấp thêm 5 mét ‘diềm bâu’ khổ 7 tấc. Bình quân cứ 10 người dân đọc một tờ

báo Nhân dân và Cứu quốc. Các quan chức từ cấp Thường vụ Ban thường trực Quốc Hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng, các

chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao được hưởng tiêu chuẩn nua quạt điện.

Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình xã hội chủ nghĩa’, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Nhân

viên làm việc trong các cơ quan hay người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽ chỉ được nhận một phần

lương rất nhỏ bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ được quy ra tem phiếu, riêng gạo được mua bằng sổ.
Cái gì cũng có thể và cần phải quản lý chặt chẽ. Tư tưởng chính làm nền tảng cho sự quản lý này đã biến cả xã hội lẫn con

người thành một thứ đất sét, muốn nhào nặn thế nào cũng được. Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho

cuộc sống như gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như xà phòng giặt,

giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…

Mỗi gia đình công nhân viên được cấp 1 sổ mua gạo có số lượng hằng tháng tương đương với tiêu chuẩn của các cá

nhân từ 16 đến 21kg mỗi tháng đối với người lớn, tùy theo mức độ lao động, lao động nặng thì được hưởng nhiều gạo

hơn. Cán bộ có chức tước thì phiếu gạo ít vì lao động nhẹ hơn nhưng lại được cấp phiếu mua các mặt hàng thiết yếu

nhiều hơn.

Trẻ em ngày ấy được gọi là ‘hộ ăn theo’, căn cứ theo tiêu chuẩn của bố mẹ, sẽ được hưởng khoảng từ 10-14kg/tháng. Để

mua được gạo cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại một cửa hàng lương thực, cửa

hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo

từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép,

mảnh gỗ để ‘xí chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa.

Dù xếp hàng đầu nhưng cũng không bảo đảm là sẽ được mua trước nếu có những sổ thuộc dạng ‘ưu tiên’ hoặc ‘chen

ngang’ do có móc ngoặc với nhân viên thương nghiệp. Thời bao cấp người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn nên việc quản lý của

nhà nước theo hộ khẩu và sổ gạo là chính sách rất hữu hiệu. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện trong thời kỳ này:

mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!

Chưa hết, gạo đỏ lại thường xuyên được thay thế bằng những loại lương thực khác như bột mì tồn kho (viện trợ từ Liên

Xô), sắn khô xắt lát, ngô (bắp), bo bo (hạt lúa mì) hay gạo tấm. Tấm là thứ gạo nhỏ xíu bung ra từ những đầu khuyết của

hạt gạo, ăn rất hay bị đầy bụng và “tốn” vì gạo tấm nấu không nở, khi thành cơm thì 1 lon tấm chỉ bằng 1/3 lon gạo thường!

Những câu vè dưới đây nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp:
Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về
Săm lốp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu

Chế độ bao cấp ngoài việc khiến người dân lúc nào cũng đói còn hủy hoại những giá trị đạo đức căn bản của con người.

Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài kể lại: “Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít

xuống mặt bàn. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng

“thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu. Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp…”
Quả thật, trong xã hội bao cấp, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt. Ăn cắp bởi quá thiếu thốn và

cũng bởi ăn cắp quá nhiều nên không bị coi là hành động xấu nữa. ‘Cái khó không bó cái khôn’, nhưng chỉ là ‘khôn vặt’

theo kiểu ‘đói ăn vụng, túng làm liều’:

Thời bao cấp, xã hội bị phân hóa. Đó là điều nghịch lý trong xã hội chủ nghĩa vốn hướng đến một Thế giới Đại đồng. Số

liệu ghi trong cuốn Kinh tế Việt nam 1945-2000:

“Trong khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ cao cấp được 6kg, tức là bốn chục lần nhiều

hơn. Và tính ra chênh lệch là 100 đồng. Ngoài ra còn thuốc lá, chè, đường, sữa, len dạ, cũng tạo ra khoản chênh lệch

khoảng 100 đồng nữa”.
Nhiệt tình cách mạng của cán bộ thời kháng chiến ngày nào giờ chỉ xoay quanh vấn đề… ăn. ‘Ăn’ được hiểu theo cả nghĩa

bóng lẫn nghĩa đen, người ta ‘ăn’ theo nhiều kiểu, tùy vào cấp bậc, địa vị:
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu

Thời bao cấp, xe hơi ở Hà Nội rất hiếm, nên chỉ cần nhìn một chiếc ‘xe con’ đi qua người ta biết ngay cán bộ cấp nào ngồi

trong đó. Xe Pobeda, và sau này là Vonga màu đen, dành cho cấp bộ trưởng trở lên. Các thứ trưởng và cấp tương đương

đi những chiếc nhỏ hơn, loại Moskovits.

Cán bộ cấp càng cao càng có dịp đi công tác ở các nước Đông Âu, và con cái họ, những ‘cậu ấm, cô chiêu’, được đi lao

động hoặc đi học tập bên Tây (hiểu theo nghĩa các nước XHCN Đông Âu). Đến khi về nước họ rước về những mặt hàng

của các nước anh em như Liên Xô thì có tủ lạnh Saratov, xe Minsk, đồng hồ Pôljot, nồi áp suất… Đông Đức thì có xe máy

Simson, xe đạp Dianond, Mifa; Tiệp Khắc có xe gắn máy Bebetta, xe đạp Favorit… Tầng lớp ‘tinh hoa’ của chế độ tạo

thành một nhóm đặc quyền, đặc lợi trong thời kỳ bao cấp.

Bàn về con người và tư tưởng thời bao cấp, Vương Trí Nhàn phân tích: “Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm

ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Mua

được cân gạo không bị mốc: vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương thực nên cả họ mua bán dễ dàng: quá

vui. Đi bộ mấy cây để đến nghe nhờ đài [radio] ở một nhà bạn, cũng đã… vui lắm. Vui đấy rồi thấy sự khốn khổ của mình

ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm thường dễ thương đó”.

Tôi trích đoạn văn trên qua một bài viết nhan đề Nhân cuộc trưng bày về cuộc sống Hà Nội 1975-1986. Cuộc trưng bày

này được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học, tập trung vào các tư liệu, hiện vật của Hà Nội trong khoảng thời gian từ

1975-1986. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đứng ra tổ chức nhưng điều khá thú vị là được sự tài trợ của Chương trình

phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ SIDA (Thụy Điển), Quỹ Ford (Hoa Kỳ).

Cuộc trưng bày sử dựng đồng thời các hiện vật gốc do người dân hiến tặng, được kết hợp với việc tái tạo và phục dựng

một số bối cảnh của cuộc sống thời bao cấp. Trọng tâm của cuộc trưng bày nói lên tiếng nói của cộng đồng thông qua

những câu chuyện, những ký ức những suy nghĩ, đánh giá của người dân về cuộc sống của mình trong thời kỳ ‘đêm

trước’ Đổi mới.

… Tại miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa thóc nhưng trong thời bao cấp chính sách ‘ngăn sông cấm chợ’

không cho phép nông sản được xuất tự do ra khỏi địa phương. Tất cả đều được nhà nước ‘thu mua’ với hàm ý ‘vừa tịch

thu, vừa mua lại’.

Dưới mắt người nông dân đó là hình thức ‘mua như cướp’ theo ‘giá nghĩa vụ’ hoặc ‘giá khuyến khích’… Ngược lại, đến khi

nhà nước bán cho người tiêu dùng, họ ‘bán như cho’, người mua có cảm tưởng được cửa hàng… bố thí chứ không thực

sự là đi mua với đồng tiền của mình!

Thu mua lúa hay thu mua các mặt hàng khác đều giống nhau. Năm 1978, giá thành 1m2 vải ‘calicot’ sản xuất tại Công ty

Dệt Thành Công là 1,5 đồng nhưng phải bán cho nhà nước với giá 1,2đ/m2. Giá thành 1m2 vải dệt theo kiểu oxford tính ra

hết 10 đồng nhưng công ty phải bán cho Nhà nước giá 9 đồng. Nhìn cảnh đóng hàng xuất cho nội thương với giá thấp hơn

thực tế, người công nhân phải rơi nước mắt.

Giá của hai thứ vải trên nếu bán ở thị trường tự do thì cao gấp 10-12 lần. Cũng vì thế, người dân và cả cơ quan nhà nước

cũng chạy theo thị trường tự do để hình thành một nền kinh tế ‘ngầm’ song hành cùng nền kinh tế do nhà nước quản lý.

Người dân buôn gạo từ địa phương này sang địa phương khác, chỉ vài ký mỗi chuyến nhưng cũng hưởng chênh lệch để

‘cải thiện’ cuộc sống gia đình.

Tại Sài Gòn, một số cơ quan, xí nghiệp ‘lách’ luật, bung ra trong việc ‘đi đêm’ với xí nghiệp bạn hoặc với tư thương, Công

ty Kinh doanh Lương thực của bà Ba Thi (Nguyễn Thị Ráo) là một trường hợp điển hình của một ‘huyền thoại’. Năm 1980,

với trình độ lớp 4 trường làng, bà Ba Thi được bổ nhiệm làm giám đốc công ty để lo cung cấp lương thực cho gần 4 triệu

dân với ‘giá kinh doanh’ không ‘bù lỗ’ nhưng cũng không nhằm thu lãi cao.
Có thể đó là cách giải quyết của những lãnh đạo có ‘tâm’ trước sự thiếu thốn trong đời sống của nhân dân nhưng cũng

không loại trừ những ‘phi vụ’ chạy vào túi riêng của những người trong cùng băng nhóm. Xã hội bắt đầu hình thành những

‘Mafia kinh tế’ để sau này tạo ra một giai cấp mới là ‘tư sản đỏ’.

Năm 2006, báo Tiền Phong dùng cụm từ Màu thời gian xám ngắt (nhại chữ của Đoàn Phú Tứ Màu thời gian tím ngát trong

bài thơ Hương thời gian) để nhắc lại cái bóng kinh hoàng của thời bao cấp.

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Đối với người miền Nam vốn đã quen sống trong nền kinh tế tư bản, thời bao cấp chắc không ‘xám ngắt’ mà phải là ‘xám

xịt”.
Nguyễn Ngọc Chính
(Hồi ức một đời người)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.233 giây.