logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 10:24:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi không nhớ chính xác được gặp Hoa Văn, thời gian nào, quê nhà - nếu ký ức không phản bội tôi một cách tệ hại, (thì) dường như đó là những năm giữa thập niên 60. Tôi nhớ, buổi sáng, Pleiku, sương mù, tôi vào Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn ll, tìm Kim Tuấn. Khi đó, nhà thơ Diên Nghị giữ chức vụ trưởng phòng, hay trưởng khối CTCT/QÐ ll.

Tôi xin phép ông, cho tôi chở Kim Tuấn về thành phố. Ông vui vẻ nhận lời; nhắc nhở, trên đường vào phố nếu rảnh nên ghé thăm Anh Hoa.

UserPostedImage
Nhà thơ Hoa Văn


Tôi nói có đọc thơ Anh Hoa nhưng chưa biết mặt. Diên Nghị cười. Nụ cười đôn hậu, rất thi sĩ: “Toa nên thăm hắn. Rất dễ thương!”

Tôi không hiểu điều gì khiến câu nói ngắn, nụ cười đôn hậu của Diên Nghị kia đã ở lại trong tôi rất lâu. Nó ở với tôi nhiều tháng sau...

Trong một lần trở lại Pleiku, khi phòng tranh Dương Ngọc Sum mới khai mạc. Tôi đến chung vui với Sum. Và gặp Hoa Văn lần thứ nhất.

Như ghi nhận của Diên Nghị: Hoa Văn “rất dễ thương.” Chàng có nụ cười cũng đôn hậu - Nụ cười rất mực thi sĩ, (như Diên Nghị) Khi đó người thi sĩ đang là tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị.

Tôi lại phải xin phép Hoa Văn cho Sum cùng tôi và Kim Tuấn vào phố. Giống Diên Nghị, Hoa Văn đồng ý ngay.

Chàng cười, hỏi chúng tôi có xe không? Tôi nói, đã có. Có cả tài xế; do T.T. Triết, thiết đoàn trưởng Thiết Ðoàn 2, cho mượn.

Trên xe, Dương Ngọc Sum nói nhiều về sự tử tế, tinh thần liên tài của cấp trên.

Tôi không biết nụ cười, hay sự nói nhiều của Sum về Hoa Văn, khiến tôi chú ý hơn nữa dòng thơ và đời thơ Hoa Văn?...

Bước sâu vào thổ ngơi cõi thơ Hoa Văn (thuở đó), tôi không khỏi ngỡ ngàng, khi khám phá được một bất ngờ to lớn:

Ðó không phải là một cõi thơ êm đềm, dung dị như trong ý nghĩ nhiều tôi bắt gặp đâu đó, những câu thơ, hôm nay, còn ở trong tôi, như những hòn than, tự nó âm ỉ những ngọn lửa đìu hiu thân phận.

“Tiền thân lục bát còn ôm
Sầu Cao Bá Nhạ, âm hồn Nguyễn Du”....

Tôi gặp đâu đó, những câu thơ, hôm nay, còn ở trong tôi, như những trái hỏa châu, ngúm tắt từ lâu, sau khi đã hoàn tất công việc của nó. Nhưng một nghĩa nào, với tôi, qua thơ Hoa Văn, chúng lại vĩnh viễn ở cùng chúng tôi - vĩnh viễn ở cùng một giai đoạn lịch sử, bất trắc; tổ quốc, lầm than.

“Máu xương nghe vẫn thì thào
Bây giờ chiến địa hố hào trong thân”...

Tôi nhớ, khi đề cặp tới Diên Nghị, tới Hoa Văn, hơn một lần tôi nói với Kim Tuấn, tác giả “Những Bước Chân Âm Thầm” rằng, chỉ khi đọc thơ của họ, chúng ta mới thấy được phần bóng tối liu điu ở mặt, bên kia nụ cười, thi sĩ.

Bây giờ, nhiều chục năm sau, gặp lại nhau nơi quê người - Gặp lại Diên Nghị ở San Jose; Hoa Văn ở Boston, (*) đôi lần tôi muốn nói với họ, những gì, đã nói... Lần nào, cuối cùng, tôi cũng tự hỏi: Liệu cần thiết chăng, lập lại ấy?
Một khi, nơi những người bạn thi sĩ của tôi, sau bao bầm giập, nổi, chìm trên môi họ, vẫn nguyên vẹn những nụ cười thi sĩ.

Ðêm nay, giữa khi trận bão Santa Ana Wind còn tiếp tục thổi qua miền Nam California này, tôi thấy, không cần thiết - Hoàn toàn không một chút cần thiết!

Mọi chuyện, cuối cùng, rồi cũng như một (trong những câu thơ mới nhất của Hoa Văn):

“Thoáng thôi hết một kiếp người
Màu da nào cũng ngậm ngùi đau thương.”

Bộ thi ca của chúng ta, nói chung; thi ca của Hoa Văn, nói riêng, chưa đủ ngậm ngùi hay sao, (mà), ta phải nói thêm về nỗi ngậm ngùi truyền kiếp đó?

(*) Ðược biết, cách đây vài tháng, nhà thơ Hoa Văn đã di chuyển gia đình về thành phố Atlanta, Georgia.

***

Dăm bài lục bát Hoa Văn

Từ nay xa Boston rồi

Một

Từ tôi về Atlanta
Nhớ chi mà cứ buồn ra buồn vào
Ðêm ngồi nhìn mấy vì sao
Còn đâu nữa những hôm nào thân thương
Thôi thì đời vốn vô thường
Hợp tan tan hợp văn chương cũng tình
Áo đời đã bạc màu xanh
Thuyền đời chèo chống thác ghềnh mấy tao
Sá gì bấc lụn dầu hao
Hơn thua nào một tiếng chào cho nhau
Một đời qua mấy bể dâu
Xuân đi xuân lại nỗi sầu mênh mang
Bâng khuâng cuối buổi thu tàn
Lao xao lá rụng ngổn ngang bạc đầu
Khi buồn lại nhớ về nhau
Quên làm sao được xưa sau cạn lòng.

Hai

Về đây sao thấy lạ người
Lạ đôi chân bước lạ đời cưu mang
Kiếm tìm nào một hân hoan
Quẩn quanh mây khói lo toan bộn bề
Mỗi lần đến mỗi lần đi
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn ù lì đợi trông
Mai sau đến cõi vô cùng
Tiếc thôi đời cũng ngàn trùng bay xa
Lặng nhìn chiều mỏng phôi pha
Và con gió mới gọi qua phố buồn
Vẫn còn ôm cái cô đơn
Câu thơ thuở nọ về nguồn ca dao
Ngày lên ngày xuống chiêm bao
Gọi đời thêm một lần cao cả đời
Dẫu cho thiên địa đổi dời
Hồn thơ mai vẫn cùng đời đi lên.

Ba

Ở đâu không nắng không mưa
Theo đời đưa đẩy đẩy đưa mặc đời
Vẫn còn vui bước chân người
Vu vơ mãi với tình vơi tình đầy
Bụi phồn hoa vẫn đầy tay
Cánh phù du vẫn đường này lối kia
Hoa tàn đêm rụng bờ chia
Chút nâng niu giữa mộng lìa bụi tan
Mộng thôi một giấc mơ tàn
Ðời thinh lặng bóng trăng ngàn lặng thinh
Em về quên cả tình xanh
Trái quê hương nặng an lành bước đi
Tóc sầu tuổi kín phân ly
Mốt mai cũng tới chu kỳ dặm xa
Ta còn ta với sầu ta
Nhớ thôi mười ngón tay hoa một đời.

Bốn

Chiều đi nắng mỏng mây từng
Chân đi mà tưởng như lòng chưa đi
Nghe buồn từ lúc phân ly
Nghe lòng trống trải từ khi mất còn
Làm sao em biết tôi buồn
Hư hay thực đã từ trong lòng mình
Cõi đời một cõi u minh
Bước nào từ ái để mình trăm hoa
Mang mang từng buổi trăng tà
Hắt hiu từng bước chân ra cửa đời
Từ nay xa Boston rồi
Ngày thơ lá rụng ngày tôi qua ngày
Có gì mà vẫn mê say
Rượu đời đời vẫn còn cay men nồng
Trăm đi bước có ngại ngùng
Trắng tôi tâm sự trắng cùng tâm tư.

Năm

Bước đi lòng cũng héo lòng
Nhìn con phố nhỏ nghe chừng không vui
Nói chi ngoài cái ngậm ngùi
Tiễn nhau trong mắt ai - tôi nỗi sầu
Tiếng cười tiếng nói niềm đau
Ai ôm nỗi nhớ ai đâu nghẹn ngào
Người đi để lại lời chào
Cũng không ngăn nổi cái đau thì thầm
Hai mươi năm một trăm năm
Thơ đi thơ ở thăng trầm cõi hoa
Buồn trong tiếng hát lời ca
Nghĩ quê hương đó ngày xa lối về
Ta mang kỷ niệm tràn trề
Ở đây sương khói tái tê ruột tằm
Mai sau đời vẫn bâng khuâng
Ðành thôi tình cũng trầm luân với tình.

Sáu

Ta từ hiện hữu phù vân
Như qua chín kiếp trầm luân đất trời
Mẹ cha thua thiệt một đời
Cho ta năm tháng bùi ngùi thương đau
Ðôi vai chất nặng tình sầu
Kìa trong này đục đủ màu thế gian
Chẳng qua đời cũng phũ phàng
Cái khôn cái dại băn khoăn đôi bờ
Tâm đi hồn lạc ý thơ
Trăm năm mộng ảo bất ngờ tuổi tên
Lòng riêng trang trải nỗi niềm
Tình chung mong xóa ưu phiền cho nhau
Ði hoài chẳng biết về đâu
Lấy thơ che nửa mái đầu nhân sinh
Ngậm ngùi lời nguyện câu kinh
Mong đời nở mãi hoa tình vô ưu.

Hoa Văn

Du Tử Lê

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.