logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/01/2013 lúc 10:50:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong mấy ngày nay, nhận xét gây nhiều tranh cãi của một số nhân vật trong nước xem chừng như tiếp tục làm công luận xôn xao.

UserPostedImage
AFP photo. Một tiết mục văn nghệ diễn ra tại Hà Nội kỷ niệm lần thứ 40 "Điện Biên Phủ trên không" hôm 29/12/2013
Những nhận xét gây nhiều tranh cãi
Bài viết “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” đăng trên báo Pháp luật TPHCM, nhà báo Nguyễn Đức Hiển mạnh mẽ phê phán cuốn “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức đại ý là “bóp méo sự thật lịch sử”, “Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa”, hay “Những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật”…; rồi chuyện “lên lớp” của đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đăng Thanh trước hằng trăm cán bộ lãnh đạo của nhiều trường đại học, rằng “Các đồng chí nhớ người Mỹ…chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha”, còn “đối với TQ, hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta, nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”; cho tới lời phát biểu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng VN, rằng “ Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc…

Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”, và “…đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau…” .

Đề cập tới bài viết “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của nhà báo Nguyễn Đức Hiển, blogger Ba Sàm bày tỏ “ Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã ‘bán danh ba đồng’ khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ ‘Lợi bất cập hại’ mà là ‘Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại’... Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!”.

Qua bài “Thắng mình trước đã”, tác giả Đồng Phụng Việt nhận xét rằng “Bên Thắng Cuộc”, cho dẫu có khuyết điểm, thiếu sót, thậm chí có những điểm chưa chính xác thì vẫn là “cuốn sách cần đọc”. Vì sao ?

Vì loại sách này giúp cho độc giả có “cái nhìn bao quát về chính trường-xã hội VN sau tháng Tư năm 1975” và từ đó người đọc “có thể ngẫm nghĩ, tìm kiếm thêm thông tin để tự lý giải tại sao xã hội chúng ta đang sống lại như thế này”. Và tác giả Đồng Phụng Việt nhắn gởi:

Bạn Hiển,
Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?

Blogger Quê Choa chua chát rằng “câu hỏi thật đau, chắc chắn sẽ làm Đức Hiển khó ngủ”. Blogger Quê Choa nhân tiện lưu ý tình trạng “không thoát được lối tư duy lịch sử đã được nhà trường nhồi sọ mấy chục năm nay” khi nhà văn Nguyễn Quang Lập – tức blogger Quê Choa - cho biết “mình thiên về quan điểm của Trần Minh Khôi – tác giả bài viết “Những ‘cái nhìn thiên kiến về lịch sử’ ”. Qua bài viết vừa nói, blogger Trần Minh Khôi lưu ý:

Trong một không gian mà ở đó sự kiện, của cả quá khứ và hiện tại, luôn bị bóp méo để phục vụ cho quyền lực chính trị, sự khao khát sự thật của những điều đã xảy ra dẫn chúng ta vào một ngõ cụt: khao khát một thứ lịch sử không thiên kiến. Điều này là bất khả; tất cả những cái nhìn về quá khứ đều thiên kiến. Chúng ta lẫn lộn giữa quá khứ và cái chúng ta gọi là lịch sử. Lịch sử không phải là quá khứ; lịch sử là cái nhìn về quá khứ với tham vọng giải thích quá khứ, giải thích hiện tại, và dự phóng tương lai. Không có cái nhìn và cách giải thích duy nhất.
UserPostedImage
Người dân uống cà phê trong một quán ở Hà Hội hôm 03/1/2013. AFP photo
Khao khát một lịch sử không thiên kiến
Tác giả Trần Minh Khôi nhấn mạnh rằng “có ai đó áp đặt, trong nhiều trường hợp bằng bạo lực, một tiêu chuẩn duy nhất ‘đúng’, ‘sai’ cho lịch sử, đó là “những người chủ trương độc quyền lịch sử”. Vẫn theo tác giả thì “ những kẻ độc quyền lịch sử không có khả năng hiểu những gì đã xảy ra. Và do đó, họ đi vào tương lai, nhắm mắt”.

Blogger Trần Minh Khôi nhấn mạnh rằng tranh luận về ý tưởng chỉ có ý nghĩa khi nó diễn ra trong không gian truyền thông tự do, nhưng điều đáng tiếc là bài “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của nhà báo Nguyễn Đức Hiển đã không chọn không gian truyền thông tự do để bày tỏ quan điểm của mình, mà chọn “không gian truyền thông độc đoán không có tranh luận mà chỉ áp đặt”, tức “hành xử theo thói quen của những kẻ độc quyền lịch sử”. Blogger Trần Minh Khôi cũng không quên lưu ý rằng cái tư duy lịch sử mà nhà báo Nguyễn Đức Hiển thể hiện trong bài báo vừa nói là “tư duy lịch sử chính thống của quyền lực chính trị hiện tại, biện minh cho tính chính đáng của quyền lực”, và “trong trường hợp của những sự kiện xảy ra được đề cập đến trong Bên Thắng Cuộc, nó biện minh cho tội ác mà quyền lực đã gây ra”. Và tác giả Trần Minh Khôi kết luận:

Sự thay đổi số phận của một quốc gia luôn luôn được bắt đầu bằng sự thay đổi tư duy lịch sử. Khi có đủ một số đông không còn chia sẻ tư duy lịch sử do quyền lực chính trị tạo ra thì quyền lực đó không còn lý do chính đáng để tiếp tục tồn tại nữa.
Tác giả Trần Đình Trung cũng “Góp ý với nhà báo Nguyễn Đức Hiển về ‘Bên Thắng Cuộc’ ”, lưu ý rằng “Bên Thắng Cuộc” không phải là một quyển sách lịch sử, mà là một “phóng sự trường thiên của một nhà báo” về một giai đoạn lịch sử, nhưng “theo góc độ nhận định của bản thân (tác giả), không chịu gò bó trong lối nhìn chính thức của chế độ hiện thời”.

Nhắc đến “lối nhìn chính thức của chế độ hiện thời”, tác giả Tấn Hà qua bài “Lý luận của đảng CSVN đã thực sự đi vào ngõ cụt” đã cô đọng một bản chất là “ Đảng đã có qui luật chặt chẽ: mọi phát biểu, diễn văn, tham luận, tiểu luận, trả lời báo chí và thậm chí mỗi bài viết… đều phải đi theo ‘đường lối chính sách của ĐCSVN’ ”, mà thí dụ điển hình mới đây là bài phát biểu của đại tá Trần Đăng Thanh về ‘căm thù Mỹ và đời đời nhớ ơn TQ”, hay nhận xét của tướng Nguyễn Chí Vịnh về “di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ…, sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”.

Theo tác giả Tấn Hà, thì đảng CS VN “thông qua những cái loa” như vậy để khẳng định mối quan hệ “4 tốt”, “16 chữ vàng”, mà thực ra, “sẽ chẳng có cái gì gọi là tốt đẹp sau đại bác và lưỡi lê cả”, và “đó cũng là lập luận theo lối ngõ cụt của đảng CSVN”.

Qua bài “Lý luận của đảng CSVN đã thực sự đi vào ngõ cụt” vừa nêu, blogger Tấn Hà lưu ý rằng “Thật ra, sự bế tắc lý luận của ĐCSVN là hệ quả tất yếu của lịch sử đảng. Khi một chủ thuyết chính trị đã trở nên lạc hậu và phi thực tế thì nếu người ta không mạnh dạn quẳng chúng vào sọt rác, họ sẽ phải vô cùng vất vả để bảo vệ nó, chứ chưa nói gì đến áp dụng. Điều này chẳng khác nào ta cố giữ một cỗ máy cũ nát, đã quá “đát” sử dụng thì tiền sửa sẽ tốn nhiều hơn cả tiền mua máy mới”.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 07/01/2013 lúc 10:51:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.