logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/11/2014 lúc 12:17:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Kiên Giang và Nguyễn Phương

Nhà văn Ngọc Anh, chủ trang web cailuongvietnam.vn gởi e mail báo tin, ngày 28 tháng 10 năm 2014, soạn giả Kiên Giang đi từ Bạc Liêu – Kiên Giang lên Saigòn đến thăm gia đình cố ký giả Phong Vân ở đường Phạm Thế Hiển quận 8 Saigòn. Theo lời con gái của Kiên Giang thì sau khi đọc bản tin về “sản phụ bị xe tải cán lọt thai nhi ở Long Xuyên” anh viết một bài thơ định đăng ở báo Tuổi Trẻ rồi vào bệnh viện thăm người chồng của sản phụ xấu số, tặng số tiền hưu 2 triệu đồng vừa lãnh của anh. Nhưng đến 11 giờ trưa, anh mệt, người nhà của cố ký giả Phong Vân đưa Kiên Giang vào BV Điều Dưỡng quận 8, nơi này đưa anh vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Bác sĩ cho biết soạn giả Kiên Giang bị tai biến mạch máo não (dịch và máu đã tràn khắp não rồi)

Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014, cô Thùy, con gái của soạn giả báo tin, gia đình và bác sĩ BV Nguyễn Tri Phương đã quyết định rút ống thở oxy của sg Kiên Giang vào lúc 18 giờ ngày 31/10/2014.

Soạn giả Kiên Giang Hà – Huy – Hà tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1928 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Anh ra đi ở tuổi 86.

Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 01/11 tại nhà tang lễ TPHCM(số 25 Lê Quý Đôn phường 7, quận 3) ngày 03/11 an táng tại Nghĩa trang Bình Dương, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Được tin anh Kiên Giang mất, tôi lặng người đi, nghe đau nhói trong tim tuy biết rằng ai đã được sinh ra thì cũng phải già rồi chết. Tôi nghĩ là đường đời của anh được kết thúc nhẹ nhàng, nhanh chóng là một điều không phải ai muốn cũng được, anh sống hiền lành, tốt với bạn, nhân hậu với mọi người, nên trời thương mà ban cho anh cái diễm phúc là được gọi về trời nhanh chóng, không bị bệnh tật gây đau khổ kéo dài, vừa khổ thân mình, vừa khổ cho gia đình con cái và bè bạn.

Rất nhiều nghệ sĩ cải lương, soạn giả, nhà thơ, khán giả ái mộ đến viếng tang, mang đến những vòng hoa thương tiếc thi sĩ – soạn giả Kiên Giang, rất nhiều bài ai điếu, nhiều bài báo nhắc ba tập thơ của thi sĩ Kiên Giang Hà-Huy-Hà: Lúa Sạ Miền Nam, Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím, Quê Hương Thơ Ấu, và người ta nhắc đến vở tuồng Người vợ không bao giờ cưới hợp soạn của Kiên Giang và Quy Sắc, vở tuồng đã đem lại cho nữ diễn viên Thanh Nga huy chương vàng đầu tiên của Giải Thanh Tâm.

Tôi kết bạn với Kiên Giang từ năm 1955 – 1956. Lúc đó Kiên Giang, Hà Triều, Hoa Phượng, Sơn Nam và tôi chung mướn một căn phòng nhỏ ở dọc bờ sông, gần nhà đèn Chợ Quán. Tất cả chúng tôi đều rất nghèo, sống chung, chia cơm sẻ áo, giúp nhau từ trang giấy học trò tới điếu thuốc Bastos để khuyến khích nhau viết báo, viết tuồng, tìm miếng cơm manh áo. Trong một đêm thao thức bàn bạc đề tài sáng tác, Kiên Giang ngồi riêng, ngâm nga rồi ghi một bài thơ trên bao thuốc lá mà tôi còn giữ làm kỷ niệm:

Dĩa đá là biển lớn,
Nước mắm là thủy triều
Rau muống là cá lội
Nuốt qua bữa cơm nghèo.
Bạn bè thất nghiệp ngủ chèo queo
Đêm tối đèn khuya bóng hắt hiu
Dáng ốm tóc bồng mây lữ thứ
Phơi lòng ấp ủ bóng trăng treo.
Nhà đèn Chợ Quán hụ còi đêm
Xé rách lòng đau chẳng siết rên
Than bụi rơi đầy trên tóc rối
Mực trào trên giấy: máu con tim!
Chúng tôi đều khen là thơ hay, lời văn mộc mạc chân tình. Kiên Giang kể lại chuyện năm 1946, anh gặp nhà thơ miền Bắc Nguyễn Bính, lưu lạc vào Nam, đến miền rừng U Minh, một vùng đất heo hút của tỉnh Rạch Giá. Nguyễn Bính tặng anh bốn câu thơ ghi trong bao thuốc lá như sau:
Có những dòng sông chảy rất mau
Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu
Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp
Lưu lạc ai ngờ gặp lại nhau.

Từ đó anh kết bạn với thi sĩ Nguyễn Bính. Kiên Giang chịu ảnh hưởng của nhà thơ đồng quê Nguyễn Bính chẳng những trong cung cách hành văn, trong cảm xúc và chọn ý thơ mà cả trong cách sống, trong sinh hoạt hằng ngày. Anh Kiên Giang xuề xòa trong cuộc sống, không xem vấn đề nào quan trọng cả, giống như một người lãng du bên cạnh cuộc đời của chính mình. Anh coi cuộc đời là thơ và thơ là cuộc đời. Kiên Giang viết về Mẹ, về quê hương, về tuổi học trò, về những mồi tình thơ ngây trong trắng, lời thơ mang một nỗi buồn man mác, nhẹ tênh. Mỗi bài thơ trong vắt như một làn điệu dân ca được hát lên từ cây cỏ, đồng ruộng và tình cảm chơn chất của người thôn quê miền Nam.
Thơ của Kiên Giang có những câu như ca dao:
Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương.

Ong bầu vờn đọt mù u,
Lấy chồng càng sớm, tiếng ru càng buồn.

Tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa có mấy câu thơ:
Tay bưng quả nếp đi chùa,
Thắp nhang lạy Phật xin bùa cầu duyên.
Thi sĩ Kiên Giang sáng tác nhiều bài thơ ghi lại hình ảnh người Mẹ thân thương, hình ảnh tuyệt vời về người Mẹ trong lòng những đứa con hiếu thảo:
Mẹ rắc hoàng hôn theo gạo trắng
Cám bay phưởng phất quyện hương cao
Nghiêng nghiêng bóng xế sau lưng Mẹ
Gạo trắng như màu tóc trắng phau.
Sàng gạo

Nhớ mùa cau trầu, trong vườn cũ
Mẹ quét lá vàng ủ lấy phân
Khói trắng lên trời như tóc bạc
Con ngỡ khói tóc quyện mây Tần.
Chiều nay dừng gót trên bờ biển
Nhìn sóng bạc đầu mây trắng trôi
Con ngỡ khói vườn hay tóc Mẹ
Bay tìm con, lạc bước giữa đường đời.
Khói Trắng
Những người yêu thơ của thi sĩ Kiên Giang thường nhắc đến bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím, kể về mối tình đầu của thi sĩ Kiên Giang và nhắc nhiều bài thơ của Kiên Giang ngợi ca tình Mẹ, những cuộc tình thơ ngây thuở nhỏ, thơ ngợi ca quê hương. Có một mảng thơ tâm tình của thi sĩ Kiên Giang, thơ đó không được in, không được xuất bản vì nó “nhạy cảm» (Nói theo lối nói của văn nghệ sĩ ở trong nước VN). Nay Kiên Giang đã mất rồi, tôi nghĩ là cũng nên công bố các dòng thơ rướm máu của anh để bổ túc cho những trang thơ tâm huyết của thi sĩ mà nhiều, rất nhiều người yêu mến.
Năm 2008, trước khi Kiên Giang bỏ phố về rừng, tức là rời Saigon trở về quê hương Rạch Giá, anh có viết 4 câu thơ, xem như anh tự tổng kết cuộc đời mình:

Từ lối mòn xưa ra đại lộ,
Đường đời hoa nở vượt chông gai
Kết duyên sân khấu, duyên văn học
Nửa thế kỷ qua xế bóng rồi.

Trong đêm văn thơ được Nhà Văn Hóa Thông Tin Phú Nhuận tổ chức vinh danh 65 năm làm thơ của Kiên Giang, những người yêu mến thơ Kiên Giang sửng sốt khi anh đọc lên mấy câu thơ mới sáng tác về cuộc đời mình :

Chiều tàn cô độc, sống cô đơn
Tan nát mấy lần chuyện vợ con
Sự nghiệp chỉ còn mồ bản thảo
Trận đời thua trắng giá tâm hồn.

Cuộc đời của Kiên Giang không mấy khấm khá, cái nghèo đói túng quẩn như món nợ tiền kiếp nên trong thơ của Kiên Giang không thấy bóng dáng của sự giàu sang sung túc, không có cuộc sống ấm no hạnh phúc với vợ con, thơ của Kiên Giang gồm nhiều lời bi thiết của kẻ thất cơ lỡ vận, hận đời, hận mình.
Đây vài dòng thơ nói về kỷ niệm thả diều thuở ấu thơ, Kiên Giang vẫn than thở…:

Cái thú thả diều trên bãi cỏ
Nay là kỷ niệm của ngày xưa
Đời ta như cánh diều tơi tả
Đứt nát tơ lòng giữa gió mưa.

Thật ra không phải cuộc đời của thi sĩ Kiên Giang lúc nào cũng đói nghèo, không kiếm ra tiền để sinh sống đàng hoàng… Trước năm 1975, cũng như các nghệ sĩ và soạn giả sống trong thời hoàng kim của cải lương, thi sĩ – soạn giả Kiên Giang có thu nhập hằng tháng rất cao. Kiên Giang là soạn giả thường trực của các đoàn hát lớn như đoàn Thúy Nga, đoàn Bích Sơn – Ngọc An, đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Anh cũng là soạn giả viết vọng cổ thường trực của hãng dĩa Asia, Hồng Hoa, Việt Nam, Lam Sơn. Soạn giả Kiên Giang còn là ký giả của nhiều nhật báo ở Saigon và là Trưởng Ban Mây Tần đài phát thanh Saigon. Không kể số thu nhập 6% doanh thu bản quyền của anh tính tổng số thu hằng đêm của gánh hát khi hát tuồng của anh, chỉ tính lương thường trực của đoàn hát, lương ký giả, lương hãng dĩa, lương trưởng Ban Mây Tần, mỗi tháng Kiên Giang thu không dưới 20.000 đồng, đó là thời điểm từ năm 1960 đến năm 1967 (trước Tết Mậu Thân 1968).

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các nhà văn, ký giả, soạn giả nhất loạt bị cấm hành nghề trong 10 năm để học tập cải tạo tư tưởng. Soạn giả Kiên Giang cũng như tất cả các soạn giả của Saigòn bỗng nhiên bị thất nghiệp, tuồng cũ hay tuồng mới đều không được cho hát, như vậy là mất hẳn nguồn thu nhập bằng tiền bản quyền. Lương soạn giả thường trực cũng mất. Lương ký giả, tiền thu thanh dĩa hát cũng mất luôn. Một người có số thu hằng tháng trên 20.000 đồng chưa kể tiền bản quyền hằng đêm của tuồng hát bỗng nhiên bị mất hết và không thấy được ngày nào sẽ có được một thu nhập mới để giải quyết cho cuộc sống của mình và cho cả gia đình.
Soạn giả Kiên Giang và Hoa Phượng chạy lên tỉnh Tây Ninh, sống nương nhờ soạn giả Trường Ninh, phó đoàn cải lương tập thể Tây Ninh.

Năm 1980, anh trở về Saigòn thì hai căn nhà của anh số 80 – 82 đường Phạm Thế Hiển quận 8 bị cướp đoạt một cách vô lý.

Năm 1980, trong thời gian anh Kiên Giang đang ở Tây Ninh với đoàn hát tập thể Tây Ninh, vợ anh, chị Mai Thị Thoa muốn có tiền ký quỹ nơi Hợp Tác Xã Tín Dụng Phường 2 Quận 8, lấy tiền lời hằng tháng để sinh sống nên cho ông Nguyễn Hữu Hạnh, chủ nhiệm Hợp Tác Xã Tín Dụng Phường 2 quận 8 mướn hai căn nhà trên để làm nơi bán hàng của Hợp Tác Xã Tín Dụng quận 8.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, chủ nhiệm Hợp Tác Xã Tín Dụng Phường 2 Quận 8 bị ở tù vì thâm lạm tiền của Hội viên, Quận ra lịnh giải tán Hợp Tác Xã Tín Dụng, số tiền của dân đóng vô cho HTXTD bỗng mất hết. Hai căn nhà số 80 – 82 của Kiên Giang bị phát mãi. Soạn giả Kiên Giang ở Tây Ninh hay tin về Saigon thì nhà bị mất, cô vợ Mai Thị Thoa cũng bỏ đất Saigon đi biệt tăm.

Ngày 31 tháng 8 năm 1991, sau nhiều lần đến Quận 8 khiếu nại, đòi nhà, không kết quả, anh chống án phát mãi, gởi đến Toà Án Thành Phố xin xét lại, anh mới là chủ thật sự của hai căn nhà kể trên nhưng quận 8 đã đấu giá phát mãi hai căn nhà đó. Đơn kháng cáo của soạn giả Kiên Giang thiếu điều kiện đầu tiên (tiền đâu?) nên bị ngâm tôm, anh trở thành kẻ không nhà.

Sau khi mất nhà, Kiên Giang sống lây lất ở hành lang Hí viện vài tháng, không nơi nào người ta cho anh ở yên. Sau cùng anh đến khu đất hoang ở cuối đường Âu Dương Lân quận 8 để xin tạm trú. Khu đất hoang này được định để cất Khu Dưỡng lão nghệ sĩ.

Vì không tiền bạc và không có cách nào khác nên thi sĩ Kiên Giang đành chọn 4 gốc cây bạch đàn trên khu đất đó thay cho cột nhà, anh dùng vải tang phúng điếu mẹ anh và các manh vải cũ lấy từ các banderolke quảng cáo để dựng vách nhà, thay mái lá bằng những tấm tôn cũ của lối xóm cho. Anh viết mấy câu thơ nói về căn nhà tạm trú của mình:
Lợp mái lá, dừng manh vải cũ
Nên mưa nhòa ướt ảnh bàn thờ
Mẹ từ đáy mộ về trong mộng
Trầm uất thương con giữa xác xơ.
Không sa mạc vẫn làm du mục
Chân lạc đà dừng tạm bãi hoang
Mai mốt người ta hăm đuổi nữa
Kiếp không nhà lại sống lang thang.
Bàn ghế duy nhứt trong nhà là bàn thờ mẹ, đóng bằng ván tạp của lối xóm cho. Kiên Giang lại làm thơ:
Bàn thờ Mẹ kê đầu tủ sách
Đóng cây ván tạp, bạn láng giềng
Má khổ suốt đời, con lận đận
Thương con hồn Mẹ chắc linh thiêng.
Năm 2000, vợ chồng tôi về thăm quê hương, đi tìm thăm Kiên Giang, anh đưa chúng tôi về nhà của anh do Quận 8 cấp cho ở hẻm Ba Đình, nhà này chỉ là một cái chái nhà ghép bên cạnh một ngôi nhà khác của người ta, bề ngang chỉ có một thước bảy, bề dài 7 thước như một cái khoang ghe tam bản, vừa là nhà tiêu, nhà bếp, khạp đựng nước và chỗ ở cho ba người: vợ chồng Kiên Giang và đứa con gái .
Kiên Giang lại làm thơ:
Con, vợ ngủ bên cầu vệ sinh
Trong nhà ổ chuột Hẻm Ba Đình
Gối chăn, nhà bếp cùng tanh tưởi
Không ở tù sao chịu cực hình.
Di ảnh Mẹ, sao đôi mắt ướt
Từ mồ sâu đã trở về thăm
Khói hương hiu hắt: mây tang úa
Nói dối: Mẹ ơi, đó khói trầm.

Trời hỡi! Ngọc Hoàng, ơi Phật, Chúa
Đâu từ bi, bác ái, tình người?
Kẻ gian nịnh bợ, giàu như thổi
Người sạch trong tan nát rã rời.
Bạc tỉ dồn hầu bao mọt nước
Của công nhét túi lũ sâu dân
Mộ bia còn bị ăn xương cốt
Đừng nói làm chi chuyện nghĩa nhân.
Giải phóng thật ra là lũ giặc
Đổi màu mặt nạ lũ ma trơi,
Giàu đen rắn độc, nghèo tro bụi
Ai hóa kiếp, còn ai đổi đời?
Ba hối hận hai lần “hạ chiếu”
Đốt thiêu con, vợ, phủ hoa tươi.
Rồi Ba treo cổ mừng sinh nhật
Thi sĩ Kiên Giang đã đổi đời!
Kiên Giang viết trong đêm.
(Hẻm Ba Đình – Quận 8)
Tôi quay phim căn nhà tình nghĩa của quận 8 tặng cho anh, đo chiều ngang, chiều dọc, ghi chú và quay phim các bài thơ anh viết, dán trên vách, trong đó có bốn câu thơ anh kết luận về những kẻ đang quản lý anh:

GIẾT CHẬM, GIẾT MÒN LÀ THƯỢNG SÁCH
GIẾT KHÔNG GƯƠM GIÁO MỚI SIÊU PHÀM
CƯỚP NHÀ ĐẤT, CẮT LƯƠNG, TĂNG ĐÓI,
TUNG QUẢ MÙ ĐEN, GIẢ KHÓI TRẦM

Về Canada, tôi viết bài về cuộc đời bi đát của thi sĩ Kiên Giang, đăng trên Báo Nghệ Thuật của anh Lê Dinh, nhân dịp tôi qua Sacramento (Hoa Kỳ) thăm con, tôi gặp anh Lê Quang Sinh và các bạn yêu thơ Kiên Giang, tôi chiếu phim quay căn nhà cùng sự sống của gia đình Kiên Giang, các bạn ở Montréal và Sacramento cùng tôi góp một số tiền vài ngàn đồng, gởi về VN giúp cho Kiên Giang mua một căn nhà bên bờ kinh Nhiêu Lộc.

Anh Kiên Giang viết trong quyển thơ đề tặng tôi lời cám ơn và nhờ tôi trao lời tri ân của anh đến các bạn yêu thơ của anh:
Bản tặng Anh Chị Nguyễn Phương,
Nhân chuyến về Saigòn từ tháng 11 / 06 đến…. Để cùng nhớ một thời vang bóng trên sân khấu Mẹ Thanh Minh và Thanh Nga trước năm 1975.
Hơn thế nữa, rất cám ơn Anh Chị vẫn giữ ân tình người Saigon. Ngoài tấm lòng trợ giúp riêng còn vận động bạn bè nhứt là anh Lê Quang Sinh tiếp hơi, gây men cho gia đình nhà thơ du mục từ năm 1991 đến 2001.
Kiên Giang
Chiều 19/12/2006 SG

Lúc về già, Kiên Giang trong những khi phẫn uất, có những câu thơ như lời trăng trối:
Ngày qua rồi lại ngày qua
Tóc thêm bạc trắng, không đầy chén cơm.
Khi đời khánh tận nghĩa nhân
Dựng đài thơ lửa, thiêu thân đốt đời.
Bao giờ hộc máu trên trang giấy
Gần tàn hơi, bút vẫn nở hoa
Trong tác phẩm ta gieo sự sống
Cái còn sống mãi vẫn là ta!
Trong bức thơ cuối cùng của Kiên Giang viết cho Nguyễn Phương, có bốn câu thơ:
Tạm biệt anh biết đâu vĩnh biệt
Vì hồn thơ hộc máu lâu rồi!
Biết chết cũng là tìm đỉnh sống
Cái còn sĩ khí gởi cho đời.
Dù đói nghèo, dù đang ở trong nanh vuốt của kẻ khác, thi sĩ Kiên Giang vẫn dùng được văn thơ để nói lên nỗi khổ đau và nguyền rủa những kẻ đã gieo đau khổ cho anh và gia đình anh. Tuy thơ của anh chỉ dán trong nhà riêng và trao cho các bạn thân, những bài thơ nhạy cảm đó không được in ra, không được phổ biến, ít người yêu thơ của Kiên Giang được đọc. Nay anh mất rồi, tôi nghĩ là công bố những áng thơ trên cũng là làm cho hương linh của Kiên Giang thỏa được tâm nguyện.

Xin thắp nén nhang nguyện cầu cho hương linh Kiên Giang sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Xin chia buồn cùng các cháu Phà Ca, Ngọc Thùy.

Soạn giả Nguyễn Phương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.206 giây.