logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/01/2013 lúc 11:10:01(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhân viên bảo vệ đứng gần các biểu ngữ phản đối và hoa bên ngoài trụ sở của Tuần báo Nam Phương ở tỉnh Quảng Ðông, ngày 7/1/2013.


Các ký giả và biên tập viên của một tờ báo có nhiều ảnh hưởng ở miền nam Trung Quốc đã đình công để phản đối nạn kiểm duyệt của chính phủ. Vụ tranh chấp dính líu tới một giới chức tuyên truyền từng buộc tờ Nam Phương Tuần Báo phải thay đổi một bài “tâm thư” hàng năm nhân dịp năm mới đã lan rộng để trở thành một cuộc tranh luận trên cả nước về sự giám sát của chính phủ đối với các cơ quan truyền thông. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên VOA William Ide gởi về từ Bắc Kinh.

Tờ Nam Phương Tuần Báo có nhiều ảnh hưởng lâu nay vẫn được nhiều người tán thưởng về tính chất thẳng thắn và những nỗ lực có tinh thần độc lập trong việc tường thuật các tin tức trong một nước mà thông tin là một sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ.

Các nhân viên báo này nói rằng khi quay lại làm việc sau ngày nghỉ Tết Dương lịch hôm thứ 5 tuần trước họ phát giác bài viết nói về vấn đề nhạy cảm là cải cách hiến chính đã bị sửa đổi rất nhiều. Điều đó gây ra một vụ phản kháng dữ dội.

Vụ phản kháng thoạt đầu diễn ra trên internet – trên các trang blog và các trang mạng xã hội giống như twitter ở Mỹ. Các nhân viên của tờ Nam Phương tố cáo ông Thỏa Chấn, người đứng đầu công tác tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông, đã thực hiện những sự thay đổi đó. Và hôm thứ hai, họ tiếp tục phản kháng bằng cách biểu tình bên ngoài tòa soạn.

Hình ảnh cuộc biểu tình, được phổ biến trên mạng trong một thời gian ngắn trước khi bị xóa, cho thấy nhiều nhà báo trương biểu ngữ và hô khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận, dân chủ và cải cách chính trị Ông Lý Đại Đồng, một biên tập viên nổi tiếng đã bị cơ quan báo chí nhà nước sa thải vì các quan điểm cá nhân, cho biết sự can thiệp của Bộ tuyên truyền là một chiến thuật mới của các nhân viên kiểm duyệt của nhà nước.

UserPostedImage
Người biểu tình tụ tập bên ngoài trụ sở chính của tờ Nam Phương Tuần Báo ở tỉnh Quảng Ðông.
Ông Lý cho biết: "Bộ tuyên truyền đã thay đổi cách thức kiểm duyệt. Trước đây là kiểm duyệt sau khi đăng. Bây giờ họ tiến tới chỗ kiểm duyệt trước khi đăng. Ông Thỏa Chấn có đích thân sửa bài hay không không phải là một việc quan trọng. Điều quan trọng là Bộ tuyên truyền đã làm như vậy. Họ đã chuyển đổi việc kiểm soát sau khi đăng thành kiểm soát trước khi đăng. Đây là một sự khởi đầu vô cùng tệ hại."

Nhiều học giả và biên tập viên ở Trung Quốc cũng đã bắt đầu công khai yêu cầu ông Thỏa Chấn từ chức. Các sinh viên của Đại học Nam Kinh và nhiều người khác đã phổ biến trên mạng những bức hình mà họ chụp chính họ trong lúc họ cầm những biểu ngữ tán dương tờ Nam Phương và hối thúc báo này tiếp tục tranh đấu.

Một số các nhà quan sát tin rằng vụ tranh chấp này có thể trở thành một sự kiện bước ngoặt, mang lại những sự cải cách sâu rộng hơn ở Trung Quốc.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản hồi tháng 11, các nhà báo đã có những hành động táo bạo hơn để trắc nghiệm sự hạn chế của đội ngũ lãnh đạo mới đối với các hoạt động tường thuật tin tức và bình luận thời sự.
Làn sóng mới này phát sinh một phần từ những hành động của chính ông Tập Cận Bình, là người đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ hiến pháp. Ông cũng được nhiều người ca ngợi về việc phát động một chiến dịch chống tham nhũng và yêu cầu các giới chức chính phủ không được chi tiêu phung phí.

Bà Chung Hân, giáo sư môn báo chí của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ý kiến như sau:

"Chắc chắn là đã có những sự thay đổi. Chúng tôi phải thừa nhận là đã có những sự thay đổi ở những cấp khác nhau làm cho dân chúng có ấn tượng là hoạt động truyền thông được tự do hơn và các biện pháp kiểm soát đã được nới lỏng. Có một cảm giác chung là dân chúng dám nói nhiều hơn về một số vấn đề nào đó."

Giáo sư Chung nói thêm rằng tuy khó lòng biết được vụ việc này sẽ mang lại những thay đổi nào khác, nhưng ít ra nó cũng thúc đẩy cho sự cải cách trong công tác quản lý truyền thông.

Ông Chung nói: "Nếu sự cải cách đó là một sự thay đổi có tính chất cách mạng – thay đổi một cách nhanh chóng từ chỗ không có gì hết tới chỗ có đủ mọi thứ, từ chỗ có đủ mọi thứ luật lệ qui định cho tới chỗ không có luật lệ gì hết, thì tôi cho rằng cải cách đó sẽ không xảy ra. Bởi vì ở Trung Quốc chúng tôi ưa chuộng việc cải cách tiệm tiến, thay đổi từng bước."

Nhà báo Lý Đại Đồng cho biết ông hy vọng vụ việc này sẽ mang lại cho nhà cầm quyền một cơ hội để nhận ra rằng cách quản lý và kiểm soát mà họ áp dụng hiện nay đối với hoạt động truyền thông là hoàn toàn không cần thiết.


Ông nói thêm như sau: "Thay đổi và cải cách không phải là một việc dễ dàng. Nó cần có một cuộc tranh luận qui mô lớn, bởi vì việc này liên quan tới quyền tư do bày tỏ ý kiến, quyền được có thông tin và quyền diễn đạt. Vụ này không phải chỉ là vấn đề các cơ quan tuyên truyền khống chế các cơ quan truyền thông mà là vấn đề họ khống chế mọi thứ, từ tài khoản weibo, các trang web, xóa bỏ cái này cái khác, và đó là điều không thể nào tiếp tục mãi mãi được."

Cuộc đấu tranh hiện giờ vẫn đang tiếp diễn. Các nhà quản trị của tờ Nam Phương Tuần Báo cho biết họ đã bị buộc phải giao lại cho nhà chức trách mật mã của tài khoản của tờ báo trên mạng weibo và trang web này không còn nằm dưới sự quản lý của nhân viên tòa soạn của họ nữa.
Source: VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 07/01/2013 lúc 11:15:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc : Hàng trăm người biểu tình phản đối kiểm duyệt báo chí
UserPostedImage
Biểu tình trước trụ sở tuần báo Nam phương chu mạt- Quảng Đông. Ảnh chụp ngày 07/01/2013
REUTERS/James Pomfret


Sự kiện hiếm thấy tại Trung Quốc : ngày 07/01/2013, hàng trăm người đã biểu tình trước trụ sở một tuần báo ở miền nam Trung Quốc để phản đối chế độ kiểm duyệt báo chí.
Theo thông tin trên internet được AFP trích dẫn, những người biểu tình đã tụ tập ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, trước trụ sở Nam phương chu mạt (Nanfang Zhoumo), và giương cao các biểu ngữ : « Chúng tôi muốn tự do báo chí, tôn trọng Hiến pháp và dân chủ ».

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh, thứ Năm tuần trước, 03/01/2013, Nam phương chu mạt, một tuần báo nổi tiếng có chủ trương cải cách, cởi mở, đã bị kiểm duyệt một cách thô bạo. Trong số ra nhân dịp năm mới, tuần báo có bài viết về « Giấc mơ chính thể lập hiến tại Trung Quốc », để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

Một quan chức của tỉnh Quảng Đông đã kiểm duyệt, rút bỏ bài báo này và thay vào đó là một bài viết mờ nhạt, « ba phải ».

Sự kiện này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối từ một bộ phận các nhà báo trong ban biên tập tuần báo. Họ ra một tuyên bố lên án hành động can thiệp, kiểm duyệt nói trên. Bản tuyên bố của các nhà báo thuộc Nam phương chu mạt đã lan truyền nhanh chóng trên internet, bất chấp sự kiểm duyệt.

Thế nhưng, chỉ một ngày sau, tức ngày 04/01/2013, một tờ báo mạng khác, Viêm Hoàng Xuân Thu (Annals of the Yellow Emperor) lại bị đóng cửa, sau khi đăng lời kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy bảo đảm các quyền của công dân, được ghi trong Hiến pháp, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Trong những tuần qua, tài khoản của nhiều nhà báo Trung Quốc có tên tuổi trên mạng xã hội đã bị xóa.

Đợt trấn áp, bóp nghẹt tự do ngôn luận này diễn ra vào lúc Trung Quốc có ban lãnh đạo mới, đứng đầu là tổng bí thư đảng Cộng sản Tập Cận Bình và hứa hẹn thay đổi phương cách lãnh đạo, cởi mở hơn.

Ngày hôm nay 07/01/2013 từ khóa « Nam phương chu mạt » và một số từ liên quan đã bị phong tỏa trên Vi Bác, mạng xã hội tại Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là Hoàn Cầu thời báo, một chi nhánh của Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, trên bản tiếng Hoa, có bài xã luận, khẳng định là Bắc Kinh quyết tâm giữ nguyên trạng trong lĩnh vực truyền thông. Theo tờ báo, « Không quan trọng việc người dân có sung sướng hay không (với việc kiểm duyệt), suy nghĩ chung là không thể có loại truyền thông tự do mà họ mơ ước với thực tế chính trị và xã hội hiện nay ở Trung Quốc ». Hoàn Cầu thời báo nhận định : « Trong mọi trường hợp, truyền thông không được trở thành một lĩnh vực chính trị đặc biệt tại Trung Quốc ». Xã luận này của Hoàn Cầu thời báo không có trên bản tiếng Anh.

Sau đó, tờ báo đã đăng một bức thư ngỏ của các nhân viên tuần báo Nam phương chu mạt, đòi ông Sải Chấn (Tuo Zhen), phụ trách tuyên huấn ở tỉnh Quảng Châu, người đã kiểm duyệt bài xã luận và thay bằng một bài khác, phải từ chức.

Cuối tuần qua, một bức thư khác được lưu truyền, với chữ ký của nhiều học giả có tên tuổi ở Trung Quốc, cũng kêu gọi cách chức ngay lập tức ông Sải Chấn và đòi có tự do báo chí hơn nữa.

Khi được hỏi về việc kiểm duyệt và thay bài trên Nam phương chu mạt, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn thản nhiên trả lời : « Không có cái gọi là kiểm duyệt thông tin tại Trung Quốc ».

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Trung Quốc đứng hàng thứ 174 trên tổng số 179 quốc gia, về quyền tự do báo chí trong giai đoạn 2011-2012.
Source: RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 08/01/2013 lúc 11:47:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger và nghệ sĩ Trung Quốc ủng hộ các phóng viên đòi tự do báo chí

UserPostedImage
Cuộc biểu tình chống kiểm duyệt báo chí bên ngoài tòa soạn Tuần báo Nam phương Chu mạt ở Quảng Châu 8/01/2013.
REUTERS/James Pomfret

Giới blogger và một số nghệ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc hôm nay, 08/01/2013, tuyên bố ủng hộ các phóng viên của tuần báo bị kiểm duyệt, sau khi hàng trăm người tham gia một cuộc biểu tình hiếm hoi đòi tự do báo chí ở Trung Quốc.
Hôm qua, hàng trăm người ở thành phố Quảng Châu đã tập hợp trước trụ sở của tuần báo Nam Phương Chu Mạt, để phản đối việc một bài viết của tuần báo này, kêu gọi bảo vệ quyền của người dân, đã bị kiểm duyệt một cách thô bạo.

Theo AFP, blogger nổi tiếng nhất Trung Quốc Hàn Hàn đã ca ngợi Nam Phương Chu Mạt, tỏ ý muốn « truyền một ít năng lượng để giúp tờ báo này tiến tới ». Một phóng viên điều tra của một tờ báo khác hôm nay đã đăng trên trang mạng xã hội Vi Bác ( mạng Twitter của Trung Quốc ) lời bình : « Không còn cuối tuần ở miền Nam nữa », ám chỉ đến tên của tờ báo bị kiểm duyệt.

Diêu Thần, một nữ nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc, hiện có đến 32 triệu follower trên mạng Vi Bác, thì đăng trên trang cá nhân logo của tờ Nam Phương Chu Mạt và trích một câu nói của nhà văn ly khai Nga thời Liên Xô Alexandr Solzhenitsyn : « Một lời sự thật sẽ có giá trị hơn cả thế giới ». Còn nam diễn viên Trần Khôn ( 27 triệu follower trên mạng Vi Bác ) thì đáp lại Diêu Thần : « Tôi không sâu sắc như thế và không biết chơi chữ. Tôi chỉ ủng hộ những người bạn ở Nam Phương Phương Chu Mạt. »

Phong trào phản đối kiểm duyệt tại Trung Quốc đã bùng phát kể từ khi các nhà kiểm duyệt chặn một bài viết của Nam Phương Chu Mạt tựa đề « Giấc mơ chính thể lập hiến tại Trung Quốc », để bảo vệ quyền của các công dân.

Phóng viên Không biên giới hôm qua đã ra thông cáo khen ngợi lòng can đảm của những người biểu tình tại Quảng Châu và yêu cầu cho đăng lại bài báo bị kiểm duyệt. Trong bản thông cáo, tổng thư ký Phóng viên không biên giới Christophe Deloire tuyên bố : « Truyền thông Trung Quốc nay đang ở một bước ngoặt lịch sử. Một phong trào chưa từng có đã ra đời nhằm lên án chế độ kiểm duyệt. Nó chứng tỏ là các nhà báo Trung Quốc, khi thể hiện quyết tâm tập thể, có thể gây áp lực lên chính quyền ».

Theo các nhà phân tích, chính quyền Bắc Kinh hiện đang tình thế rất tế nhị, vì nếu siết chặt hơn nữa thì chẳng khác gì đổ dầu vào lửa.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.