logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/11/2014 lúc 11:34:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Năm 1973 ở miền Nam Việt Nam có hai nhóm từ mà đến đứa con nít cũng biết, mặc dù chưa hẳn chúng đã hiểu tất cả mặt phải và mặt trái của mỗi chữ. Đó là “Hiệp định Ngừng bắn Paris” và “Đường Sơn Đại Huynh”. Hiệp định Paris là văn kiện lịch sử được ký và có hiệu lực vào 8 giờ sáng, giờ Sài Gòn, ngày 28/01/1973, để bị phe Cộng sản hiếp dâm ngay từ những phút đầu, và chết hẳn vào ngày 30/04/1975.
Ngày 17/10/1973, các nước trong tổ chức xuất cảng dầu lửa (OPEC: Organization of the Petroleum Exporting Countries) cùng với Ai Cập, Syria và Tunisia tuyên bố ngừng bán dầu hỏa cho quốc gia nào ủng hộ Do Thái trong cuộc chiến Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria. Mặc dù đối tượng chính là Hoa Kỳ, Nhật và các nước Tây Âu, nhưng quyết định cấm vận nầy làm giá dầu trên toàn thế giới nhảy vọt đột ngột, làm nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Lệnh cấm vận của OPEC cũng làm trị giá cổ phiếu dầu lửa tại thị trường chứng khoán New York sụt 97 tỉ Mỹ kim, tạo một đợt suy thoái kinh tế chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Vào thời điểm cận kề trước tháng 10 năm ấy, cơn khủng hoảng dầu lửa của Mỹ đã ngấp nghé ở chân trời. Trữ lượng nội địa rất thấp, chỉ có 52 triệu thùng, bằng lượng tiêu thụ trong 10 năm. Trong khi đó, Mỹ phải nhập 27% tổng số xăng dầu mới đủ dùng trong nước. Tính đến lúc ấy, giá dầu thế giới vẫn do các công ty xăng dầu ấn định, nhưng vào tháng 12/1972, OPEC lấn thêm bước nữa, tuyên bố rằng kể từ nay họ sẽ tự quyết định giá dầu bán ra. Ngay sau tuyên bố nầy, dầu lửa đã lên thêm mỗi thùng 11.65 đô, tức tăng 130 phần trăm so với một tháng trước đó, hay 387% cao hơn giá dầu của 12 tháng trước. Bên trong nước Mỹ, giá xăng đã tăng nhanh, nhưng tình trạng khan hiếm xăng vẫn tồn tại. Người tiêu thụ sắp hàng dài và chờ hàng tiếng đồng hồ ở các cây xăng để mua xăng cho xe hơi. Ở tiểu bang New Jersey, các phóng viên ghi nhận hàng người nối đuôi chờ đến lượt mua xăng dài đến bốn dặm. Đến khi lệnh cấm vận được giải tỏa vào tháng 3/1974, giá xăng vẫn ở mức 84 xu/gallon, so với 38 xu trước kia.
Là nước được yểm trợ bởi Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam đã bị ảnh hưởng lây, vật giá gia tăng đặc biệt là sữa, đường và dầu xăng làm cuộc sống kinh tế của người dân đảo lộn tột cùng. Vào thời điểm nầy, Lý Tiểu Long xuất hiện trong phim Đường Sơn Đại Huynh, nổi tiếng như cồn, nên đám ký giả chúng tôi tại Sài Gòn mỗi khi đề cập đến đề tài dầu lửa khan hiếm và các hệ lụy trần ai của xã hội vẫn quen dùng cụm từ “thời buổi đường xăng đại huynh”. Hơn bốn thập niên sau, nay đứng trước biến cố xăng dầu tụt giá, chúng tôi chưa chọn được nhóm chữ nào dễ diễn tả được cơn giao động kinh tế nầy hơn cái tựa cũ rích, “Đường Xăng Đại Huynh”.
Dầu rớt giá và sự tan rã của Liên Xô
Hồi tháng 6 giá dầu thô còn ở 107 đô/thùng nay đã rớt xuống còn $81/thùng. Hiện tượng nầy được giới chuyên môn gọi bằng thành ngữ “come off the boil” – gần như “già néo đứt dây” – do mức cung quá dồi dào và mức cầu sụt giảm. Là quốc gia tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất trên thế giới, nay mức sản xuất dầu của Mỹ so với năm 2008 đã tăng 70% trong khi lượng cung ứng của Canada và Iraq cũng bội thu. Trong bối cảnh ấy, nhu cầu đòi hỏi dầu xăng đã yếu hơn so với dự kiến, do ảnh hưởng trực tiếp của một nền kinh tế toàn cầu uể oải.
Trước kia, với bối cảnh kinh tế mạnh và thúc bách, khách hàng tiêu thụ dầu lửa và xăng xe hơi lớn nhất thế giới là Mỹ đã tạo ra một tình huống khát dầu thường xuyên và bức bách. Nay ngọn gió đã xoay chiều. Người Mỹ lái những chiếc xe ít hao tốn xăng hơn, cũng như cung cách dùng xe cũng thay đổi hẳn. Chuyên gia Michael Sivak của Phòng Nghiên cứu Giao thông thuộc Viện Đại học Michigan thống kê rằng con số dặm đường mỗi gia đình người Mỹ di chuyển cùng với số lượng xăng tiêu thụ của đỉnh điểm năm 2004, nay đã tụt dốc khá sâu. Giá xăng trung bình hiện nay tại thành phố New York là $3.37, cao nhất so với trên khắp 48 tiểu bang lục địa của Mỹ, trong khi tại South Carolina và Tennessee thấp nhất, $2.75. Tại Houston, nếu bạn chịu tránh xa các cây xăng nằm sát xa lộ cao tốc, sẽ dễ dàng thấy nhiều nơi đề bảng giá $2.69. Như thế, với giá xăng trung bình $3.51/gallon của năm ngoái, nay tính đổ đồng, mỗi gia đình Mỹ tiết kiệm được mỗi tháng 50 đô. Mới nghe, thấy 50 đô không lớn, nhưng cộng chung, xăng rớt giá làm nước Mỹ mỗi ngày để dành được 187 tỉ đô.
Mỗi khi xăng nhích giá lên khoảng 10 xu mỗi gallon, chuyện “đường xăng đại huynh” xuất hiện trên miệng mỗi người, từ người sống bằng nghề cầm lái xe hơi đến bà nội trợ. Giá xăng lên, sữa và đường lên theo, con tôm con cá hay hạt muối hạt gạo cũng nhảy theo. Nay xăng rớt giá, nếu chúng ta cứ tỉnh bơ, lờ đi coi như không có, thì chẳng những không công bằng chút nào, mà con không “thông cảm” được vị đắng và cay trên đầu lưỡi của những quốc gia được trời ưu đãi cho ngồi trên các mỏ dầu tưởng chừng bất tận.
Các nhà chính trị đang tận dụng cơ hội xăng dầu tụt giá hiện nay để hoặc tự giành công lao về mình, hoặc để đả kích đảng đối lập của họ vì “tội” không làm tới thêm nữa để cho giá xăng còn xuống thấp hơn. Độc giả đừng thèm nghe lời họ, chẳng qua đấy chỉ là cảnh chợ chiều bát nháo, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Thật ra, các ông bà chính trị gia chỉ có thể với tầm tay tới một chừng mực nào đó vào những việc xảy ra ở cuối chân chân trời, như áp đặt định mức kinh tế về dầu xăng hay giảm nhẹ các trói buộc trong luật khoan hút dầu – nhưng hiện tượng sụt giá dữ dội của xăng dầu hiện nay phần lớn là do các xung lực của thị trường.
Thêm một lần nữa trong lịch sử dầu lửa, giá xăng lại xuống thấp hơn giá sữa. Vào tháng 9/2014, giá sữa tươi trung bình trên cả nước Mỹ là $3.73 mỗi gallon. Như thế, suốt từ năm 2011 đến nay, giá xăng mới đội giá sữa. Nếu so với nước khoáng Evian nhập cảng từ Pháp, giá xăng càng bèo hơn: mỗi thùng 12 chai loại 1.5 lít bán trên trang mạng Amazon là 38.99 đô. Cứ tính rợ cũng ra: mỗi lít nước xa xỉ phẩm nầy trị giá $2.17, như thế mỗi gallon giá $8.21. Cũng may, 128 năm trước, ông Karl Benz phát minh xe hơi chạy bằng xăng, chứ không bằng… nước khoáng.
Chính phủ và nhân dân Liên xô trước đây có lý để tự hào rằng ánh sáng mặt trời không bao giờ tắt trên “thiên đàng cộng sản” của mình. Quả thế, về địa lý, giang sơn của họ rộng xấp xỉ hai lần rưỡi diện tích Hoa Kỳ, với khởi điểm cực tây ở Vistula Spit thuộc tỉnh Kaliningrad nằm trên kinh tuyến đông 19°38′ và tận cùng ở mãi tận quần đảo Diomede trên kinh tuyến tây 169°01′, nằm lưng chừng trong eo biển Bering phân đôi lãnh thổ Siberia của họ với Alaska của Mỹ. Không ít nhà phân tích thời cuộc cho rằng việc Liên Xô chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang tư bản đã tạo nguyên nhân và ảnh hưởng cho ngành sản xuất dầu thô của toàn thể hệ thống Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Liên bang Xô Viết bị đình đốn. Nhưng càng ngày lập luận ấy càng không đứng vững, và lịch sử đã chứng minh ngược lại, rằng chính sự giảm sút sản lượng dầu đã hủy hoại nền kinh tế Xô Viết, rồi đến lượt nền kinh tế què quặt của Liên Xô mới gây ra việc ly khai các nước nhỏ, cũng như hình thành xu hướng thay đổi chính trị của hệ thống Xô Viết. Tất nhiên, có nhiều yếu tố cộng hưởng để làm Liên Xô đổ nát, nhưng không yếu tố nào mạnh bằng dầu lửa – đủ mạnh để làm gãy sống lưng con lạc đà ngạo nghễ.
Trong hai lần khủng hoảng dầu vào năm 1973 và 1980, khi thế giới phương Tây chao đảo với các bấn loạn kinh tế kéo dài triền miên do giá dầu tăng đột biến, phần mình, quốc gia Liên Xô vẫn bình thân như vại, nhờ vào các thời điểm ấy LX tự lực được không những đủ xăng dầu để đáp ứng như cầu tiêu dùng, mà còn dư thừa để xuất cảng hay dự trữ nữa. Ngoài ra, ngay cả trong hai đợt khủng hoảng dầu của nước mình vào các năm 1977-1982 và 1982-1988, sản lượng dầu của Liên Xô vẫn không sụt giảm, chỉ trừ một lần giảm nhẹ không đáng kể vào năm 1984. Trong cả hai giai đoạn ấy, LX vẫn khai thác đủ dầu để dùng và bán ra nước ngoài, nên kinh tế không hề bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhưng qua năm 1989, chuyện đã khác. Lần nầy, LX vướng vào vết bánh xe bị lầy của phương Tây trong khi mỏi mắt tìm kiếm một biện pháp phân phối xăng dầu có hiệu quả hơn. Thống kê của hãng BP cho thấy trong năm 1989 ấy, mức tiêu thụ dầu của toàn liên bang đã cao hơn cả mức sản xuất dầu của họ vào năm 1993. Đã thế, trong năm nầy, LX đã phải xuất cảng tới một phần ba tổng số dầu của họ tới các nước “ăn theo” ở Đông Âu. Tính sổ chung, cả Liên Xô lẫn các nước Cộng sản anh em ở Đông Âu của họ nuốt 20% lượng xăng dầu nhiều hơn toàn bộ dầu khai thác được của năm 1993. Chưa kể đến khó khăn do trị giá đồng bạc của họ bị phá giá, nếu không nhắm mắt cắt giảm lượng dầu xăng tiêu thụ trong nước song song với việc khóa đường ống dầu dẫn tới các nước đồng chí Đông Âu – Liên Xô chỉ còn một ngõ thoát là chạy theo kinh tế thị trường. Rõ ràng là LX đã hành động như thế. Trước tiên, LX không bán xăng cho Đông Âu theo giá bao cấp của anh cả XHCN nữa, mà bắt phải trả bằng ngoại tệ, theo giá thị trường thế giới. Đối nội, chính phủ thả nổi cho giá xăng leo thang, theo đúng y lộ trình của Tây phương. Các tài liệu mới tìm thấy cho thấy từ 1985 đến 1995, mức sản xuất dầu của LX sụt mạnh tới 50%, thành thử, việc chuyển đổi cơ cấu chính trị không còn là “công lao và sáng kiến” của các nhà lãnh đạo tại Mạc Tư Khoa nữa, mà là bước chân con thú bị dồn ép phải chạy theo xung lực kinh tế bất cần hậu quả chính trị.
Mọi người hẳn chưa quên vào thập niên 1960 và 1970, quốc gia có thành tựu với các bước nhảy vọt khổng lồ nhất trên trái đất, là Liên Xô. Thành tựu đến độ mức tiêu thụ xăng dầu tăng nhanh khủng khiếp, do người dân sắm thêm xe cộ và nhà nước dư thừa xăng dầu để bán với giá bèo bao cấp. Họ phát triển các chương trình không gian để chạy đua với Mỹ ra ngoài quỹ đạo địa cầu, họ mở rộng các kế hoạnh quốc phòng, và đẩy mạnh việc kỹ nghệ hóa đất nước. Mọi sự đang ngon trớn như chuyện thần tiên, bỗng cuốn phim bị đứt đoạn. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô Viết vỡ vụn thành 15 nước khác nhau mang tên Các quốc gia hậu Xô viết (FSU: Former Soviet Union) vào cuối năm 1991. Điều tối quan trọng là, trước khi gánh hát mang tên LX rã đám, mức sản xuất và tiêu thụ dầu xăng của họ đã ngắc ngoải thoi thóp.
Những bí mật chính trị và kinh tế bên sau bức màn sắt bị bưng bít trước con mắt tò mò của thế giới bên ngoài, nhưng về sau nầy, các tài liệu được bạch hóa do hãng BP của Anh tìm kiếm được cho thấy một phần lớn của căn bệnh dẫn tới việc khai tử Liên Xô, là tài chính, bắt đầu từ việc sụt giá dầu mãi từ năm 1981. Chuyện sụt giá nầy cho thấy khía cạnh bất lợi khi đặt thêm giàn khoan dầu mới, trong khi, trên cương vị là quốc gia xuất cảng dầu, nếu giá dầu cứ dậm chân tại chỗ, họ chẳng kiếm được bao nhiêu xu lợi nhuận. Trong tình huống ấy, chất lượng dầu xuất cảng kém, sản lượng dầu khai thác được không tăng, chính phủ không cân bằng được ngân sách nhập cảng thực phẩm cho dân ăn, và tới năm 1988 thì mức khai thác dầu bắt đầu giảm; giai đoạn giảm kéo dài cho tới các năm đầu của thập niên 2000, khi giá dầu nhúc nhích lên, cọng chung với một hệ thống chính trị khác biệt bắt đầu có hiệu lực.
Nếu như chủ nghĩa Cộng sản không bị liệng vào sọt rác, và Liên bang Xô Viết của Lenin không tiêu tán đường hồi 1991, một trong những biến cố rất có khả năng xảy ra là giá dầu trên địa cầu đã tăng vọt cao hơn và sớm hơn, và cơn đói khát xăng dầu của toàn liên bang Xô Viết đã làm tình hình kinh tế thế giới bi đát hơn. Vì tổng sản lượng dầu khí thế giới đã bão hòa kể từ năm 2005, nếu các quốc gia hậu Xô viết không sụt mức tiêu thụ, hẳn chúng ta đã lãnh đủ tình trạng bão hòa ấy sớm hơn, bởi thế giới đã phải nuốt tới 84.9 triệu thùng mỗi ngày vào thời điểm năm 2000, thay vì phải chờ tới sáu năm sau.
Xăng dầu xuống giá, kẻ cười người mếu
Hồi năm 2008, giá dầu thô còn ở mức 140 đô/thùng. Hôm nay, giá của cũng một thùng ấy nằm dưới mức 90 đô. Thùng (barrel) là đơn vị để tính dầu lửa tại thị trường Mỹ và Anh, bằng 42 gallon, tức 159 lít. Hai thủ phạm chính làm giá dầu rớt thảm hại như thế là do nguồn sản xuất tại Mỹ tăng cao, và nhu cầu tiêu thụ của Trung quốc lục địa vốn rất lớn nay thu hẹp lại.
Khi giá vàng đen rớt, con buôn và người tiêu dùng nhảy cỡn reo mừng, còn các nước chuyên hút dầu bán ra nước ngoài phải tê tái. Theo hồ sơ tham khảo của Ngân hàng Đức (Deutsche Bank), nếu giá dầu xuống dưới mức 100 đô/thùng, sẽ có 7 trong toàn thể 12 nước thành viên của các nước OPEC bị lủng, không cân bằng được ngân sách của họ. Quốc gia Venezuela tuy không nằm trong tổ chức OPEC, nhưng cũng là nước giàu dầu ở Nam Mỹ. Hai tháng trước, trị giá cổ phiếu của nước nầy đã thấy tơi tả, do giá dầu. Một quốc gia khác cũng không thuộc OPEC đã thấy lâm nguy: nước Nga. Tại đây, nơi mức tăng trưởng kinh tế không ra gì, giá dầu rớt sẽ là những mũi kim chích đau nhói. Dưới sự lãnh đạo của Putin, xăng dầu và khí đốt chiếm 70% khối lượng hàng xuất cảng, cũng như gánh một nửa ngân sách quốc gia. Liệu nước Ả rập Saudi với sản lượng dầu khai thác lớn nhất trên địa cầu có nhảy vào cứu cho Putin khỏi lạnh trong mùa đông nầy không? Nếu nước nầy cắt vòi dầu bán ra cho thế giới, giá dầu thô sẽ nhảy vọt lên trở lại. Nhưng trước mắt, e rằng chuyện ấy khó xẩy ra, vì hoàng gia nước nầy đang giữa chừng một chiến dịch với các kế hoạch nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của mình, cũng như cải thiện mức sống tiêu chuẩn của nhân dân. Chỉ trong năm 2014 nầy, chính phủ Ả rập Saudi đang dự tính sẽ chi bằng hết 228 tỉ đô vào các kế hoạch ấy, nhiều hơn năm ngoái 4.3%. Họ khó lòng đem chăn bông đắp cho Putin mà bỏ dân mình lãnh đủ cơn giá rét.
Cho đến tháng 6/2014, giá dầu trên thế giới vẫn ổn định ở mức 110 đô/thùng sau bốn năm liền. Nay giá dầu đã và đang rớt với tốc độ đáng báo động, gần 30% chỉ trong vòng từ tháng Sáu qua đến tháng Chín, với tốc độ đột biến và với góc độ như sườn núi dựng đứng, làm tất cả mọi người trong ngành khai thác dầu phải nín thở. Hiện tượng nầy đã xẩy ra bất chợt làm lắm người không để ý, sau gần bốn năm cứ sáng hôm sau mở mắt là thấy giá xăng leo thang.
Như vừa nói trên, hai thủ phạm chính làm giá dầu rớt thảm hại hiện nay là do sản lượng dầu của Mỹ tăng cao, và nhu cầu tiêu thụ của Trung quốc lục địa vốn rất lớn nay thu hẹp lại. Ở đầu cung – ngoài lượng dầu khai thác được tại Lybia sau khi nước nầy khôi phục các giàn khoan, và tại Tunisia là quốc gia có nền kinh tế vững mạnh nhất Phi châu, song song với khối lượng dầu khai thác được cao nhất tại lục địa nầy – con số bội thu dầu ở phía các thành viên OPEC được phỏng chừng khoảng một triệu thùng mỗi ngày, trong khi đó, quốc gia với trữ lượng dầu nhiều nhất thế giới là Ả rập Saudi từ chối biện pháp giảm sản lượng để ép giá dầu lên như họ đã làm trong quá khứ – một quyết định mà các nhà phân tích nghi ngờ rằng họ chủ trương như thế như một đòn chiến lược, mặc cho giá dầu xuống thấp, làm các nhà đầu tư Mỹ đảo điên khi mang thành phẩm dầu đá phiến hay hơi đốt tự nhiên ra đối đầu với giá dầu truyền thống. Hiện nay, chi phí để khai thác mỗi thùng dầu đá phiến đã suýt soát 85 đô, nên giá dầu mỏ xuống dưới 90 đô, kể như các ông chủ khai thác dầu đá phiến trở thành dã tràng xe cát, phải vỡ mặt một khi sản phẩm của họ phi kinh tế. Ngoài ra, thả nổi mặc cho giá dầu bị dìm xuống còn là ngọn roi mà Ả rập Saudi dùng để trừng phạt các thành viên OPEC đang mưu toan xé lẻ, lăm le phá giá để bán chui được nhiều hơn sau lưng đàn anh. Đó là chưa kể một kiểu làm ăn không đường đường chính chính, do Quốc gia Hồi giáo (ISIS) tuồn dầu từ các mỏ ở phía bắc Iraq ra bán cho thế giới bên ngoài với giá bèo chỉ 25 đô/thùng. Việc làm ma giáo nầy cũng may đã bị chặn đứng lại khi máy bay Mỹ bắt đầu ném bom ISIS từ hôm 8/08/2014, cắt đứt con số 70 ngàn thùng mỗi ngày do phe khủng bố bán ra chợ đen để lấy tiền mua thêm vũ khí chống Mỹ và các quốc gia Tây phương.
Các phú ông nay phải thắt lưng buộc bụng
Dầu rớt xuống tới giá 83 đô/thùng là điều chướng tai, dĩ nhiên là đôi tai của những nước giàu có và ngồi mát ăn bát vàng nhờ dầu. Không chỉ chướng tai gai mắt mà thôi, mà giá cả bọt bèo $83 là hung tin chung cho các nước Iran, Nigeria, Venezuela, Nga, và Ảrập Saudi – chưa kể Việt Nam cũng như một lô các quốc gia ăn theo khác – những bộ máy cầm quyền mà nếu không có ngoại tệ thu về từ việc bán vàng đen, thì không cần phản động hay đảo chánh, cũng tự tiêu tan đường.
Lấy quốc gia Iran làm một thí dụ. Tại Tehran, theo xác nhận của Ngân hàng Deutsche và của thông tấn xã Reuters, ngân sách quốc gia đặt nền tảng trên định mức cứ mỗi thùng dầu cho đi, thì có 135 đô gom về. Bên Nga, ông Putin tính con số thấp hơn, mỗi thùng dầu xuất khẩu, Mạc Tư Khoa sẽ đút túi 100 Mỹ kim, rồi Ảrập Saudi còn tính rẻ hơn nữa: 95 đô. Ông Phil Flynn, phân tích gia về năng lượng của Tổ chức Giá cả Tương lai nói: “Tất cả các nhà sản xuất dầu đều đang thấm thía cái đau của mũi kim đâm vào thịt da nầy, vấn đề là ai dai sức chịu đau hơn ai.” Ông nầy còn tiên đoán rằng các nhà sản xuất dầu đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, tiếp tục khoan cũng khốn, ngừng khoan cũng khó. Nhưng rõ ràng họ sẽ phải cắm đầu khoan tiếp, vì họ không thể ngừng mũi khoan để các cổ phần của mình bị phá giá. Giống hệt như một cuộc thi tài, xem ai có thể thi gan cùng tuế nguyệt, tiếp tục bán dầu với giá dưới chỉ tiêu kinh tế của mình. Trước mắt là làm con tắc kè tự ăn đuôi mình để sống trong mùa đông, sau đó là tàn sát nhau để sống sót.
Nếu cứ làm như đã từng làm trong quá khứ, nay đã là lúc quá muộn để OPEC nhảy vào cuộc, buộc các thành viên phải giảm sản lượng, để đội giá dầu lên. Nhưng thay vì chữa cháy bằng công thức ấy, các trùm dầu lửa tránh né các cuộc hội họp quốc tế về giá dầu, đồng thời với việc thay đổi đồng minh. Từ thực tế ấy, chúng ta có thể dự đoán giá dầu xuống thấp sẽ tạo ra một số đổi thay các tính toan về mặt địa lý và chính trị tại các quốc gia hiện đang đối đầu với nạn cấm vận do các nước phương tây trừng phạt. Nghĩ xa hơn, ông Branko Terzic, cố vấn của Ủy ban Điều hợp Năng lượng Liên bang cho rằng do sức ép của giá cả, rất có thể Nga sẽ chịu ngồi vào bàn hội nghị với Tây phương về một giải pháp cho Ukraine. Tuy nhiên, ông nầy không lạc quan về trường hợp Iran, cho dù nền kinh tế của quốc gia nầy đang thoi thóp sau khi bị cấm vận vì các chương trình vũ khí hạch tâm của họ. Xưa nay, Tehran vốn đặt ý thức hệ bên trên kinh tế, nay dầu lửa của họ bị dìm giá, nhưng chưa hẳn họ đã thay đổi lập trường. Mặt khác, có suy đoán cho rằng Ảrập Saudi khước từ biện pháp đóng vòi dầu, cứ mặc cho dầu xuống giá để chèn ép Iran. Hai nước nầy cùng thờ phụng một đấng Allah chung, nhưng theo cung cách riêng, và nước nào cũng muốn làm bá chủ dầu lửa tại Trung Đông, tìm cách trói tay nước kia trong việc kiếm lợi bằng vàng đen.
Đàng nào thì giá dầu sụt giảm cũng đẩy nhiều chính phủ tới chỗ thắt lưng buộc bụng, cắt giảm nhiều khoản chi tiêu. Venezuela có thể sẽ đi đầu trong chiều hướng nầy. Tại đất nước xã hội chủ nghĩa nầy, chính phủ bao cấp giá xăng, người lái xe chỉ trả khoảng 7 xu Mỹ cho mỗi gallon gần 4 lít. Nay sản lượng khai thác dầu đang đi xuống, nạn lạm phát trong nước đang bắn lên, nên chính phủ do tổng thống Nicolás Maduro thừa kế của Hugo Chávez có thể phải xét lại các đề án có thể cắt bỏ mà không làm đảo lộn cuộc sống dân chúng.
Bần cùng sinh đạo tặc
Tại Nga, bộ trưởng tài chính Anton Siluanov đã lên tiếng trước quốc hội về việc nước Nga đang sống trong một hiện thực kinh tế nạc mỡ xen kẽ và cần thiết phải cắt xén bớt 10% ngân sách chi tiêu của chính phủ trong tình huống kinh tế khó khăn hiện nay. Hôm 24/10/2014, khi thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa hai năm 2015-2017, quốc hội Nga đặt cơ sở trên giá dầu thô $104/thùng cho năm 2014, và giá $100 chẵn cho hai năm sắp tới. Nay, khi thời giá của dầu xuống thấp dưới $80, chính phủ của Putin đang có một lỗ trống không nhỏ trong cán cân thu chi của mình. Tình hình đen tối sẽ không chỉ ngừng lại ở đó: Jeffrey Gundlach, nhà đầu tư công trái quốc gia khét tiếng, vừa mới tiên đoán rằng giá dầu sẽ còn tiếp tục đi xuống nữa, tới mức $70 trong những tháng sắp tới.
Như thế, quả tình ông trời khá bất công: dầu trở thành bèo làm người lái xe ở Mỹ cười tít mắt, nhưng làm mặt mày chính phủ Nga như khỉ ăn ớt. Còn nhớ hồi tháng 3 vừa rồi, khi Putin gởi quân đội cắt biên giới Ukraine và vào sâu trong nước nầy, dầu thô còn làm Mạc Tư Khoa thoải mái với giá bán ra mỗi thùng 100 đô. Nay thì rớt cái đùng, tới con số mạt hạng nhất chưa từng thấy trong suốt ba năm nay. Đây là cái xương cá khó nuốt trong cổ, vì một nửa ngân sách quốc gia Nga dựa trên đồng vào từ số dầu và khí đốt xuất cảng. Có lẽ ông Putin đang nguyền rủa trời đất, tại sao không cho dầu rớt giá sớm hơn trước khi ông gánh thêm bán đảo Crimea lên vai? Ngụy biện bằng cách nào đi nữa, thì cũng phải thú nhận rằng Nga đang tổn thương. Thị trường chứng khoán của Nga, tính theo chỉ số Micex, đang cắm xuống 6% trong ba tháng vừa qua, còn đồng Ruble của Nga mất giá 20% so với đồng đô la của “đế quốc Mỹ”. Ngân hàng Thế giới gọi mức tăng trưởng kinh tế Nga bằng tính từ thiếu máu (anaemic), chỉ đạt 0.5% trong năm 2014 và dự báo sẽ sụt xuống còn 0.3% vào năm 2015. Các tiên đoán bi quan khác cho rằng kinh tế Nga sẽ bị trượt chân vào cơn suy thoái giá dầu vào cuối năm nay, rồi sẽ teo tóp thêm vào năm 2015 và 2016.
Đến nay, vẫn chưa có nước nào cắt giảm mức sản xuất dầu. Các hãng năng lượng Hoa Kỳ và châu Âu – chưa kể tới các nước OPEC coi dầu rẻ hơn nước uống – đang làm thị trường thế giới tràn ngập bởi dầu đại hạ giá. Cây bài tẩy để Putin tự tin và lì đòn là 450 tỉ đô la trong quỹ dự trữ quốc tế, nên khủng hoảng kinh tế là chuyện còn khuya mới tới. Với đà nầy, nước Nga sẽ đủ sức để ngồi bàn chông thêm khoảng 4 năm nữa, so với Ảrập Saudi, mặc cho dầu cứ việc xuống giá, tiền trong quỹ dự trữ quốc tế của nước nầy phải tiêu dùng đến 8 năm sau mới cạn. Và trong khi các hãng xưởng khổng lồ kể cả công ty dầu khí quốc doanh như Rosneft, hay ngân hàng chúa tể Gazprombank, dù đang bị cấm cửa với loại trái phiếu dài hạn tại các thị trường trái phiếu Mỹ và châu Âu do lệnh cấm vận, họ vẫn còn rất nhiều tiền mặt dự trữ nên bằng cách nầy hay cách nọ, vẫn sẽ tìm được nguồn tài trợ tài chính xen kẽ khác – như hợp đồng mới ký với Trung quốc chẳng hạn, để bán hơi đốt tự nhiên trong 30 năm, khởi đầu từ năm 2018. Dù vậy, từ đây đến 2018 là một khoảng cách thời gian, trong đó biết đâu hiện tượng giá dầu rớt xuống không có cơ hội nuốt chửng một miếng trong ngân sách quốc phòng của Putin. Bằng chứng là mới mấy tuần lễ trước, thông tấn xã Itar-Tass loan tin ngân sách quân sự sẽ tăng 21% vào năm tới, nhưng không lâu sau đó, TTX Reuters trích lời bộ trưởng tài chính Anton Siluanov tuyên bố “Nước Nga không chịu nổi gánh nặng quốc phòng”.
Nhưng còn một cách khác để có tiền. Cũng như tại miền Nam Việt Nam sau khi bị miền Bắc chiếm vào năm 1975, Hà Nội đã lấy cớ “đánh tư sản mại bản” để cướp trắng tài sản của các hãng xưởng tư nhân. Thủ đoạn cướp ngang của kẻ khác không là một bài học của các cán bộ cộng sản, dù ở Việt Nam hay ở Nga. Bản chất nầy có sẵn trong máu và trong tủy. Chính phủ Mạc Tư Khoa có cả một lịch sử huy hoàng về các vụ tịch thu tài sản tư để củng cố việc kiểm soát của nhà nước trong lãnh vực quốc phòng và năng lượng. Gần đây nhất, mới hôm 16/09, chính phủ đã tịch thu công ty dầu khí tư của nhà tài phiệt Nga Vladimir Evtushenkov, sau khi ra lệnh đặt ông ta vào tình trạng quản thúc tại gia vì tội rửa tiền qua việc mua công ty dầu Bashneft hồi năm 2009. Vụ nầy làm người ta nhớ tới trường hợp xảy ra cho Thứ trưởng bộ Năng Lượng kiêm chủ nhân công ty Yukos, ông Mikhail Khodorkovsky hôm 25/10/2003. Nhà nước phái ông tới tòa làm nhân chứng một vụ án, nhưng ít tiếng đồng hồ sau, Putin tống ông vào khám đường vì tội gian lận, để niêm phong tài sản ông, là người giàu thứ 15 ở Nga. Ngày 20/12/2013, ông được chính Putin “ân xá”, sau khi ký giấy bán phần lớn tài sản của mình cho hãng dầu khí quốc doanh Rosneft. Sắp đến, giá dầu trôi nổi rất có thể sẽ làm điêu đứng Putin, nhưng trước khi thúc thủ, liệu tổng thống Nga có đủ lương tâm để tránh tự biến mình thành thứ cướp cạn một lần nữa?
Trường hợp Mỹ lại khác. Hiện Mỹ đang sản xuất dầu lửa tới số lượng cao chưa từng thấy. Về mặt chính trị, mặc dù chính Mỹ đang có lệnh cấm xuất cảng dầu thô, nhưng chỉ cần Mỹ nhập cảng ít lại, thì số lượng thăng dư cũng đủ để làm ngập lụt thị trường thế giới.
Được voi, đòi tiên
Nhà báo Derek Thompson còn một cách phân tích khác hơn về tình trạng rớt giá dầu xuống dưới $3/gallon: thứ nhất, do nền kinh tế thế giới phát triển chậm hơn mức chúng ta hy vọng, và thứ nhì, vì sản lượng toàn cầu được tăng tốc nhanh hơn chúng ta dự kiến.
Hai nước đông dân là Ấn độ và Trung quốc bỗng khựng mức phát triển lại. Châu Âu tăng ít hơn 1 phần trăm. Brazil gặp rắc rối. Nhật vừa khánh thành thêm hai nhà máy điện hạch tâm, diễn nghĩa đen là Nhật sẽ nhập cảng ít dầu lửa lại. Tình hình chung trên thế giới là dậm chân tại chỗ, nếu không xuống dốc. Về phía cung, vào các năm trước, hỗn loạn chính trị làm giảm sút mỗi ngày khoảng 2 triệu thùng đưa ra thị trường. Nay sản xuất đã ổn định tại Libya, nam Sudan, Yemen, Nigeria và cả Iraq nữa. Chuyện giá dầu rớt là đương nhiên, mỗi khi cầu ít cung nhiều. Đã thế, trong khi giá cả đang làm nhức nhối các nước sản xuất dầu, thì họ càng trút dầu vào thị trường tự do, để nhanh tay đút túi được đồng nào hay đồng đó.
Nói về nước Mỹ, chuyện tiêu thụ và sản xuất dầu không dễ gì tiên đoán. Ở các địa phương đông xe mà ít sản xuất dầu như California, xăng rẻ tất nhiên là tin mừng. Không mừng sao được: nếu xăng cứ ở giá 3 đồng, mỗi nhà hai chiếc xe, so với giá xăng $4.50 của vài năm trước, mỗi năm mỗi nhà sẽ dư ra 500 đồng. Trong khi đó tại tiểu bang khoan dầu như North Dakota, các nhà sản xuất cho hay nếu khoan bằng giàn khoan thô sơ, xăng xuống tới $25/thùng, hoặc $45/thùng với các giàn khoan tân tiến, họ sẽ chịu được, nhờ các khoản thiệt thòi sẽ được khấu trừ vào luật thuế má liên bang. Bàn thêm về xu hướng giá cả, họ còn bảo, “Chúng tôi nghĩ không chừng giá thị trường sẽ còn xuống dưới $70/thùng, và $65/thùng không phải là chuyện hoang đường hay bất khả.”
65 đô mỗi thùng? Nghĩa là giá xăng chỉ còn một nửa so với vài tháng trước sao? Năm 2009, công ty Đằng Trung của tỉnh Tứ Xuyên muốn ôm lấy bản quyền sản xuất xe Hummer của GMC, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh cấm. Dịch vụ không thành, giá xăng tiếp tục leo thang, giàn máy sản xuất đóng cửa sau khi chiếc cuối cùng xuất xưởng ở Shreveport, Louisiana hôm 24/05/2010. Nay giá xăng rớt như phép lạ “đường xăng đại huynh”, liệu ông Cao Hổ Thành, Bộ trưởng Bộ Thương Mại TQ có hối tiếc chữ ký của mình trên lệnh cấm trước đây không?
NgyThanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.244 giây.