logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/11/2014 lúc 06:16:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER - Được sự bảo trợ của CLB Tình Nghệ Sĩ, chiều Chủ Nhật 9 tháng11, 2014 vừa qua, ba tác phẩm Đại Đế Quang Trung của tác giả Vũ Ngọc Đĩnh (VN), Nợ Em Một Đời và Đôi Mắt Biển của tác giả Chinh Nguyên (Úc) được ra mắt tại hội trường Việt Báo với số đồng hương tham dự ngồi chật kín hội trường.
UserPostedImage
Ký giả Kiều Mỹ Duyên cầm giới thiệu hai tác phẩm của Chinh Nguyên. (Thanh Phong/Viễn

Sau nghi thức khai mạc do CLB Tình Nghệ Sĩ phụ trách, MC Vũ Minh Phương giới thiệu nhạc sĩ Cao Minh Hưng lên chào mừng quan khách, thân hữu và quý đồng hương hiện diện. Sau đó, cô mời tác giả Chinh Nguyên lên có đôi lời với cử tọa:
“Từ xa xôi, chúng tôi chỉ nghe nói đến người Việt ở Mỹ nhưng hôm nay chúng tôi đến đây và đã thấy được thế nào là tình đồng bào, tình quê hương qua sự tham dự của quý vị trong buổi chiều này. Chúng tôi cũng muốn nhân cơ hội này để cám ơn giới truyền thông ở Quận Cam, từ báo chí đến phát thanh, truyền hình đã cho tôi có cơ hội đến nói chuyện với độc giả, khán, thính giả về cái buổi chiều nhạc này cũng như dòng nhạc của tôi. Nếu không có quý vị chúng tôi sẽ không có cơ hội để giới thiệu các tác phẩm của chúng tôi. Một lần nữa chúng tôi xin cám ơn giới truyền thông ở Quận Cam này đã mở rộng vòng tay đón tiếp tôi như là một người đồng nghiệp.”
Tác giả cũng không quên cám ơn cô Kim Dung, ông Trịnh Quang Phục (đã quá cố), cô Phiến Đan (Trưởng Ban Tổ Chức), bà vợ của ông là những người đã giúp ông qua Úc cũng như gợi hứng cho ông viết lên những dòng nhạc quê hương.
Tác giả nói, “Biết nói làm sao cái tâm tình của quý vị đối với chúng tôi, đối với quê hương đất nước. Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới có cách gọi thiết tha thân yêu với nhau như người Việt Nam chúng ta. Chúng ta gọi nhau là đồng bào. Từ Úc Châu xa xôi đến đây, quý vị đã giang rộng vòng tay đón tiếp chúng tôi như là người Việt Nam. Xin cám ơn tất cả quý vị.”
Tiếp đến, giáo sư Nguyễn Văn Sâm, nhà biên khảo Phạm Trần Anh, ký giả Kiều Mỹ Duyên, nhà văn Bích Huyền và nghệ sĩ Như Hảo lần lượt lên giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Cả hai tác phẩm Nợ Em Một Đời và Đôi Mắt Biển, tác giả đã trân trọng dành những trang đầu tiên để ký giả Kiều Mỹ Duyên viết “Thay Lời Bạt.”
Người nữ ký giả chiến trường năm xưa, đã từng một thời theo chân các chiến sĩ QL/VNCH có mặt trên 4 vùng chiến thuật, chứng kiến những đau khổ chết chóc, tang thương trong chiến tranh, chứng kiến bao giọt nước mắt khóc thương chồng của người vợ, của người mẹ khóc thương con, nên người nữ ký giả này đã có những nhận xét rất chính xác về những gì tác giả Chinh Nguyên viết trong hai tác phẩm, và bà đã viết: “Đọc truyện của Chinh Nguyên để cảm thấy mình hiện diện trong truyện hay thay người thân của mình trong những câu chuyện về cha mẹ của mình, người mẹ tảo tần nuôi nổi con mình tốt nghiệp đại học.
“Tôi ngưỡng mộ và thương những người phụ nữ suốt đời vì chồng vì con mà sống. Hạnh phúc của chồng con là hạnh phúc của chính mình. Chuyện của Chinh Nguyên, chuyện nào cũng đậm đà tình cảm, tình phụ tử, mẫu tử, tình anh chị em, tình chiến hữu và cuối cùng tình cảm ướt át nhất vẫn là tình cảm của người nam và người nữ. Đọc truyện của Chinh Nguyên để buồn theo tác giả, ngậm ngùi những nỗi đau thương, ngay cả thơ cũng buồn.
“Đọc để mà buồn, để mà nhớ về thân phận con người trong chiến tranh, sau chiến tranh, thân phận của những người tù còn sống sót để trở về. Chinh Nguyên viết văn, làm thơ, viết báo, ở địa hạt nào Chinh Nguyên cũng đều tỏ ra có một năng lực đặc biệt. Văn Chinh Nguyên súc tích đầy hình ảnh. Thơ Chinh Nguyên tài hoa ngôn ngữ mới, vần điệu réo rắt nên nhiều bài đã được các nhạc sĩ Lynh Phương, Hoàng Khiêm, Khôi Nguyên, Phan Ni Tấn phổ nhạc.”
Riêng về tác phẩm “Đại Đế Quang Trung - Trận Đánh Cuối Cùng Chấm Dứt Họa Bắc Thuộc,” tác giả là nhà sử học Vũ Ngọc Đĩnh, sinh năm 1933 tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954, dạy học, viết báo, biên tập viên trưởng Tin Tức Đài Phát Thanh Saigon, đài phát thanh Voice of Freedom (Saigon).
Sau tháng Tư 1975 đi tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chế độ cộng sản.” Hiện ông đang sống những giờ phút cuối cùng vì căn bệnh ung thư. Tác giả đã viết trên 50 tác phẩm, nhưng không được nhà cầm quyền CSVN cho xuất bản. Nguyện vọng cuối cùng của ông là mong các tác phẩm của ông được xuất bản để báo động cho toàn dân Việt về đại họa mất nước đang đến gần, để mọi người cùng đồng lòng đoàn kết đập tan âm mưu xâm lược của ngoại bang.
Theo lời ký giả Kiều Mỹ Duyên, ông dặn dò người thân và tác giả Chinh Nguyên, số tiền bán sách hãy giữ lấy để tiếp tục in sách của ông phổ biến đến đồng hương. Bản thảo tác phẩm Đại Đế Quang Trung đã được lén đem ra ngoại quốc và in thành sách, là một tập sử liệu rất quan trọng và giá trị cho những ai muốn nghiên cứu về lịch sử chống ngoại xâm của tổ tiên chúng ta.
Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc ký giả Kiều Mỹ Duyên. ĐT: (714) 636-2299 hay Chinh Nguyên (408) 279-2532.

THANH PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.