logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/11/2014 lúc 07:04:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đảng Cộng Hòa Nắm Lưỡng Viện
Bốn năm qua đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ vì thế nhiều dự luật quan trọng đã bị đảng này từ chối không thông qua. Còn đảng Dân Chủ thì nắm đa số ở Thượng Viện, nhiều dự luật đã được Hạ Viện biểu quyết thông qua, nhưng lại bị đảng Dân Chủ chận lại, không đưa ra Thượng Viện biểu quyết.
Đầu tháng 10 năm 2013, đảng Cộng Hòa từ chối thông qua đạo luật tài chính, Tổng thống Obama đã phải hủy bỏ kế họach tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Nam Dương và Hội nghị ASEAN tại Brunei. Gây thêm sự nghi ngờ với các nước ASEAN về chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Mặc dù cả hai đảng đều đeo đuổi chiến lược xoay trục, nhưng về chiến thuật đảng Cộng Hòa đưa ra những chính sách tích cực hơn.
Tổng thống Obama thuộc đảng Dân Chủ nhưng lại là người ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Obama đã xin Quốc Hội thông qua thủ tục “biểu quyết nhanh” (fast-track), các đại biểu chỉ biểu quyết đồng ý hay bác bỏ mà không được kèm theo một tu chính nào vào dự luật TPP. Đề nghị này đã bị Nghị Sĩ Harry Reid, Trưởng khối đa số Thượng viện thuộc đảng Dân Chủ, bác bỏ.
Như vậy kết quả cuộc bầu cử và những phục hồi kinh tế gần đây giúp Tổng Thống Obama tham dự ba Hội nghị APEC, ASEAN và G20 trong một tư thế mạnh hơn và giúp khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Phân tích quan điểm của các vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa về chiến lược xoay trục sẽ rõ hơn vai trò Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới.
Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện
Nghị Sĩ Mitch McConnell sẽ là Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện, sẽ quyết định đưa các dự luật từ Hạ Viện ra Thượng Viện thảo luận và biểu quyết.
Theo tin từ BPSOS, ông McConnell ngày càng am tường tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Trong cuộc tranh cử vừa rồi, phu nhân của ông bà Elaine Chao, cựu Bộ Trưởng Lao Động, đã thay mặt chồng đến tiếp xúc với cộng đồng Việt ở Louisville.
Tiểu ban Quân viện
Nghị sỹ John McCain, người sẽ nắm chức Chủ tịch Tiểu ban Quân viện, giữ vai trò kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng và quyết định chính sách quân sự của Hoa Kỳ.
Ông có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về tình hình Châu Á. Ngay khi Bắc Kinh đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông.
Ông ủng hộ việc Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Trong vai trò mới ông sẽ duyệt xét và quyết định danh sách vũ khí bán cho Việt Nam.
Ông gần gũi với cộng đồng người Việt và thường xuyên tiếp đón các phái đoàn người Việt đến Quốc Hội vận động nhân quyền.
Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương
Nghị Sĩ Marco Rubio sẽ trở thành Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương, sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược xoay trục và quan hệ với Việt Nam.
Ông Rubio đã cùng ba Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa John Cornyn, John Boozman và David Vitter, đồng ký một văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama xét lại quyết định và bảo đảm việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam phải được gắn liền với những tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị tại Việt Nam.
Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện
Nghị sỹ Bob Corker sẽ trở thành Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 vừa qua, ông Corker cho biết sẽ mở rộng hợp tác giữa hai nước. Bao gồm đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng đã đi thăm một số chức sắc Cao Đài và Công Giáo.
Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện
Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Ông từng đệ nạp Dự luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các giới chức và những người xâm phạm quyền con người.
Theo dự luật các giới chức vi phạm nhân quyền sẽ không được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Hoa Kỳ. Dự luật còn kêu gọi Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Ở Hạ Viện, Dân biểu Cộng hòa Christ Smith cũng thành công trong việc thông qua Dự luật H.R.1897 buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.
Nhưng khi lên đến Thượng Viện do đảng Dân chủ nắm đa số, cả hai Dự luật về nhân quyền Việt Nam đã không được đưa ra thảo luận.
Hội nghị APEC Bắc Kinh 2014
Hội nghị APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế. Nên trong cương vị chủ tọa Hội nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra những chiến lược đối lại chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Đầu tiên, Trung Quốc đã chủ động thúc đẩy việc nghiên cứu thiết lập Khu vực Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Đề nghị thiết lập FTAAP đã được đưa ra trong cuộc họp ASEAN tại Campuchia năm 2012. Đến tháng 5-2014, tại Hội nghị Bộ trưởng APEC tất cả 21 thành viên APEC bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đồng ý thiết lập một nhóm nghiên cứu để thảo luận về hướng phát triển cho FTAAP.
Vì còn trong vòng nghiên cứu nên quá sớm để có thể xem xét lợi ích của FTAAP mang lại cho các thành viên.
Tại Hội Nghị, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ chi 40 tỷ Mỹ Kim thành lập quỹ Con đường Tơ Lụa.
Tháng 9- 2013, trong chuyến viếng thăm các nước Trung Á, ông Bình đề nghị thiết lập Con Đường Tơ Lụa bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như tuyến giao thông, đường sắt, bến cảng, sân bay, xuyên qua Trung và Nam Á.
Ông đã ký hợp đồng dầu khí với các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, và hứa đầu tư ba tỷ cho hạ tầng cơ sở.
Ông cũng cho biết sẽ xây dựng một hệ thống các trục giao thông và đặc khu mậu dịch tự do nối kết vùng Đông Châu Á với Nam Á, một đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Châu Âu, một đường ống dẫn dầu khí chạy xuyên qua các nước Trung Á…
Sang Tháng 10-2013, tại Nam Dương ông cho biết sẽ mở ra các thương cảng, khu công nghiệp tại Nam Á và thành lập Ngân Hàng Phát Triển BRIC (Brazil, Russia, India, China và Nam Phi), với số vốn 100 tỷ Mỹ kim, đã được để tài trợ chiến lược này.
So với những điều lệ khắc khe về nhân quyền và cải cách kinh tế buộc các nước xin gia nhập TPP phải tuân thủ thì Con đường Tơ lụa xem ra chỉ nhằm đầu tư để phục vụ giao dịch trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, cũng như tái phân bổ các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, giúp thúc đẩy tự do thương mại giữa các nước trong vùng.
Nhưng thực chất chiến lược này vừa mở rộng thị trường vừa củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước trong vùng. Đương nhiên các nước trong vòng ảnh hưởng đã ít nhiều nhận ra ý đồ sử dụng “tiền” cho sách lược bành chướng nước lớn.
Được biết ngay trong Hội Nghị APEC tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama cũng họp bàn với 11 người đứng đầu chính phủ các nước để thảo luận về TPP. Ông Tập Cận Bình không được mời dự với lý do Trung Quốc không xin gia nhập TPP.
Hội Nghị Bắc Kinh 2014 không nhắc đến những tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó Tập Cận Bình lại đưa ra khái niệm: “Người châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của Châu Á, xử lý cách Á Châu, và bảo vệ an ninh Châu Á.” mục đích là để lọai trừ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khác.
Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện
An ninh Biển Đông và khu vực đã trở thành nội dung chính được mang ra thảo luận tại Hội Nghị ASEAN.
Ngay trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang Châu Á.
Ông nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ và bảo đảm Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ với khối Đông Nam Á về kinh tế, xã hội, an ninh và đối phó thiên tai.
Về vấn đề Biển Đông, ông tuyên bố tất cả các quốc gia nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế, không nên có những hành động vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.
Ông cũng đã họp riêng với các lãnh đạo ASEAN để bàn về quan hệ đối tác ASEAN – Hoa Kỳ, để tiếp tục hợp tác với nhau bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, nhất là trên Biển Đông.
Còn phía Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cho biết sẵn sàng trở thành đối tác thương thảo đầu tiên để ký với ASEAN hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ông Lý đề nghị cho các nước trong khối ASEAN vay khoản tiền $20 tỉ để phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, bến cảng và đường hỏa xa, cần thiết cho sự tăng trưởng.
Ông còn cho biết những tranh chấp biển đảo cần được giải quyết song phương thay vì tập thể hoặc qua một trọng tài đứng trung gian.
Đối Với Việt Nam
Nhìn chung thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ là cơ hội và thách thức cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đảng Cộng hòa sẽ tích cực ủng hộ TPP, ủng hộ tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu, ủng hộ nhân quyền và dân chủ, và một chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành chướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Riêng đối với Việt Nam, như Nghị sỹ John McCain từng cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng mở cửa hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ vào mức độ cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Tại Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện lần này, Tổng thống Obama cho biết muốn có cơ hội để thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và nhân quyền. Ông Obama cũng đã gặp riêng ông Nguyễn Tấn Dũng để thảo luận những vấn đề nói trên.
Nếu được gia nhập TPP Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.
Nhưng để được gia nhập ngòai việc cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và ngôn luận, phía Việt Nam cũng cần thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp và cần cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.
Đương nhiên nhà cầm quyền Việt Nam có thể chọn lựa giữa hai chiến lược của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.
Phần kết xin được lấy lời của Luật sư Trần Lâm, vừa qua đời hôm 13-11-2014, nhận định về sự chọn lựa:
“…Đi với Trung Quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng lại là đầy tớ, đi với phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân phận tôi đòi.
“Mà đi với phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì phải phát động quần chúng, giao quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó khăn…”
Nguyễn Quang Duy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.