Nhà nước tự hào là nhà nước của giai cấp công nhân... nghĩa là, quyền lợi công nhân sẽ đặt ưu tiên.
Tuy nhiên, đây là điều rất mực khả vấn... vì đời sông công nhân hầu hết các nơi không vui gì.
Nghĩa là, vui ít, buồn nhiều.
Như trường hợp, tín dụng đen “hút máu” công nhân... được báo Lao Động kể hôm 14-11-2014.
Bản tin LĐ kể:
“Lương thấp, cần tiền để trang trải cuộc sống hằng ngày, lo cho người thân ở quê, đưa con đi nhập viện, thậm chí để thoả mãn những nhu cầu ăn chơi… nhiều công nhân (CN) đã nhắm mắt cầm cố thẻ ATM (mà DN trả lương qua đó) để vay tiền của “tín dụng đen”. Với lãi suất “cắt cổ”, nhiều CN không thể trả được nợ, cuộc sống lao đao theo vòng xoáy trả nợ cho các ông “trùm” cho vay nặng lãi. Để giải quyết căn cơ tình trạng này, cần có sự vào cuộc kịp thời của các ngành chức năng và tổ chức công đoàn (CĐ), đặc biệt là vai trò của các CĐCS.”(ngưng trích)
Hiện tượng cho công nhân vay cắt cổ xảy ra ở nhiều nơi, mà báo này gọi là 1.001 lý do để vay “tín dụng đen”...
Bản tin kể về trường hợp một nữ công nhân ở Bắc Ninh vay nóng vì cần tiền chữa bệnh cho con.
Chị kể: “Cháu 4 tuổi phải đi cấp cứu, không vay mượn được ở đâu nên tôi đành liều “cắm” thẻ ở chủ cửa hiệu cầm đồ đầu thôn lấy 5 triệu đồng. Thế là 2 tháng sau đó, toàn bộ tiền lương chỉ đủ trả cho họ”.
Bản tin cũng kể về nhiều nơi khác -- như Hà Nội, Biên Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương... -- cũng tương tự, lãi suât 15% hay 16% hàng tháng là bình thường.
Câu hỏi là, không có ngân hàng công đoàn nào giúp công nhân trong trường hợp khẩn cấp, với lãi suất hợp lý?
Trong khi đó, báo Người Lao Động hôm 6-11-2014 kể qua bản tin “Vào Công đoàn có lợi gì?” đã nêu lên một mô hình ở Sài Gòn. Cụ thể là ở quận Bình Thạnh.
Báo NLĐ kể:
“Một phần ba trong số 120 cháu nhận học bổng do LĐLĐ quận Bình Thạnh tặng là con CN làm việc tại các doanh nghiệp (DN) chưa có CĐ. Tổ chức trao học bổng cho con CN, mong muốn của LĐLĐ quận là giúp CN hiểu hơn về vai trò của tổ chức CĐ. “Đó không chỉ thể hiện sự quan tâm của tổ chức CĐ đối với người lao động (NLĐ) mà còn là cách để CN được tiếp cận, hiểu về tổ chức CĐ, sau đó tự nguyện gia nhập” - ông Phạm Văn Hoa, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Thạnh, khẳng định.”
Có phải vì dân Sài Gòn tử tế với nhau hơn ở nơi khác?
Các Công Đoàn có cân một ngân hàng hay một tài khoản để tương trợ hay không?
Hãy tìm cách làm cho thế giơi này đỡ đau đớn hơn, kể cả khi chế độ này chẳng hề thực sự là đại diện cho quyền lợi công nhân.
Cô Tư Sài Gòn (Vietbao)