Sách của ông Marshall bị cấm tại Thái Lan
Hầu hết các tác giả sẽ thấy khó chịu khi sách của họ bị cấm nhưng Andrew MacGregor Marshall lại hài lòng. Đối với Marshall, việc nhà chức trách Thái Lan có thể bỏ tù 3 năm và phạt 60 000 Baht bất cứ ai phân phối cuốn sách chỉ đơn giản có nghĩa là sẽ có nhiều người Thái biết đến – và rồi đọc – tác phẩm của ông.
“Điều đó thật vô lý”, ông nói với độc giả ở London hôm thứ Tư ngày 12/11//2014. “trong thế kỷ 21 bạn không thể ngăn chặn thông tin.”
Cuốn sách của Marshall, Một vương quốc trong khủng hoảng, vừa mới được xuất bản. Cuốn sách làm sáng tỏ vấn đề quan trọng chi phối nền chính trị Thái Lan mà chưa bao giờ được thảo luận công khai: ai sẽ là người kế vị Vua Bhumibol Adulyadej.
Để bày tỏ sự trân trọng đối với việc phát hành cuốn sách, Câu lạc bộ Bao chí London đã tổ chức một cuộc thảo luận để nghe Marshall và ba nhà phân tích khác của Thái Lan thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay của vương quốc Thái Lan. Câu lạc bộ là nơi gặp gỡ của các phóng viên nước ngoài và những người quan tâm đến các vấn đề quốc tế.
Đại sứ quán Thái Lan đã được mời cử đại diện tham dự thảo luận nhưng đã từ chối tham gia.
Đại sứ quán sau đó cho biết ba nhân viên của họ đã tham dự trong vai trò khán giả mặc dù họ không giới thiệu hoặc tuyên bố về bản thân trong tối hôm đó.
Khoảng 90 khán giả (20% là người Thái) đã nghe một loạt các phân tích quan trọng về tình hình chính trị ở Thái Lan.
Sự kiện này được xem trực tiếp qua YouTube. Trong vòng vài giờ sau khi đăng tải trực tuyến, video trên YouTube đã thu hút hơn 200 lượt xem.
Cấm bàn thời sựVấn đề lớn nhất ở Thái Lan là khi nói về chuyện thời sự, về điều gì đang xảy ra ở Thái Lan lại bị coi là phạm pháp
Đối với Marshall vấn đề chính đã rõ ràng.
“Vấn đề lớn nhất ở Thái Lan là khi nói về chuyện thời sự, về điều gì đang xảy ra ở Thái Lan lại bị coi là phạm pháp. Bạn có thể bị bỏ tù vì đã nói những gì tôi đang nói”, ông nói với khán giả. “Đây là một thảm họa cho đất nước.”
Đó là điều tất cả những người tham gia thảo luận đều đồng tình.
Eugénie Méreau, từ Đại học Khoa học Chính trị ở Paris, miêu tả vấn đề mà người Thái đối mặt khi họ thách thức phiên bản chính thức,
“Bạn không chỉ bị trừng phạt – chỉ trích từ bạn bè, họ hàng và hàng xóm mà còn bị trừng phạt bằng pháp luật.”
Bà lập luận rằng sự lây lan của truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, đã cho phép thông tin mới lan truyền và tạo động lực cho các nhà phê bình đối mặt với những chỉ trích. Hệ quả là các nhà chức trách đang chọn sử dụng nhiều phương pháp đàn áp hơn để ngăn chặn các cuộc thảo luận về chính trị - đặc biệt là luật khi quân và tội phạm mạng.
Nhà hoạt động về quyền lao động Thái Junya ‘Lek’ Yimprasert đã phải tham gia hội thảo qua Skype từ Phần Lan bởi vì bà không thể xin visa đi Anh.
Bà cho rằng sự nổi lên của ý thức xã hội mới giữa người dân nông thôn đã tạo điều kiện cho một cuộc đối đầu giữa các lực lượng quân chủ và dân chủ.
Bà nói rằng chỉ có một giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng: “Tầng lớp tinh hoa phải chia sẻ những gì họ có với quần chúng.”
Claudio Sopranzetti là một nhà nghiên cứu người Ý hiện đang làm việc tại Đại học Oxford, cũng là tác giả của cuốn sách Red Journeys: Inside the Thai Red-Shirt Movemen' nói về phong trào Áo Đỏ ở Thái Lan.
Vai trò của ông Thaksin đến nay vẫn gây tranh cãi lớn ở Thái Lan
Ông lập luận rằng xung đột trong xã hội Thái có ba nguyên nhân. Một là tranh luận trong tầng lớp tinh hoa về người kế vị hoàng tộc, một nguyên nhân khác là nỗi sợ hãi trong tầng lớp trung lưu về việc ‘nền chính trị tốt’ của họ sắp bị tràn ngập bởi ‘những người xấu’ vì động cơ tham nhũng và nguyên nhân thứ ba là nhận thức của số đông dân số rằng bất bình đẳng xã hội đang phát triển và những cơ hội thăng tiến của họ đang bị từ chối.
Nhưng tất cả các diễn giả đều cảnh báo về những nguy hiểm khi xem gia đình Shinawatra như là một lực lượng dân chủ.
Theo ông Marshall, “Thaksin tham nhũng và bất tài… Ông ta rõ ràng không phải là một nhà dân chủ.”
Sopranzetti trích dẫn nhận xét của nhà bất đồng chính kiến hiện đang sống tha hương Jakrapob Penkair về Thaksin, “kẻ mộng du bước vào lịch sử”.
Và trong khi ba diễn giả nói chung đồng ý về những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Thái Lan, có những quan điểm khác nhau về dự đoán của họ cho tương lai.
Marshall cho rằng tầng lớp tinh hoa được xác định nắm giữ quyền lực cho đến khi họ giải quyết thành công câu hỏi người kế vị.
Tuy nhiên, Mérieau lập luận rằng sẽ không thể có bạo lực nghiêm trọng mặc dù những cuộc nổi dậy lẻ tẻ có thể xảy ra.
Không một kết luận nào của các diễn giả tỏ ra lạc quan. Marshall cảnh báo rằng việc cấm thảo luận về người kế vị hoàng gia mà ông xem là vấn đề chính, chỉ có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Bill Hayton gửi cho BBC từ London