logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/01/2013 lúc 10:07:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam không thể không quan tâm tới những động thái ngày càng rõ của chính phủ đối với vấn đề Trung Quốc khi sự xuất hiện của họ vừa chính thức tại Sài Gòn với tư cách khách quý, vừa tại Hoàng Sa với tư cách của người hàng xóm xấu tính.
UserPostedImage
AFP photo. Ngư dân Lý Sơn đang chuẩn bị tàu cá ra khơi
Cách phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh vài ngày trước đây cho thấy chính sách hòa hoãn một chiều bằng lập luận hai nước cùng một hệ thống ý thức hệ và nhất là cùng chế độ độc đảng là khó chấp nhận. Thế nhưng lập luận này được Bộ chính trị Trung ương Đảng đồng tình qua thái độ im lặng tuyệt đối, không một lời bình luận.

Thái độ của nhà nước tuy rõ ràng như vậy nhưng dư luận vẫn không có làn sóng công khai nào phản ứng ngoại trừ các bài viết vạch ra những sai lầm và sự nguy hiểm của sự thỏa hiệp để tồn tại này. Đa số những người trẻ có tấm lòng với thời cuộc chăm chú vào một biến cố khác mà họ cảm thấy nhức nhối hơn đó là vụ xử 14 thanh niên công giáo và Tin Lành tại thành phố Vinh vào ngày 8 tháng 1 với kết quả ai cũng biết là nặng nề và khó thể chấp nhận.

Vụ xử này nhà nước đã làm lớn chuyện khi tập trung một số lượng rất lớn công an, an ninh, dân phòng để uy hiếp những người tới dự phiên tòa mặc dù tòa án tuyên bố đây là phiên xử công khai.

Nhiều người nghi ngờ rằng sức ép từ chính sách thỏa hiệp đè lên dư luận được nhà nước hóa giải qua vụ xử án này để từ đó đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước truớc những động thái khác thường trong vài ngày qua của chính quyền các cấp đối với vấn đề Trung Quốc.

Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, việc báo chí đưa tin cải táng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã bị nhiều người lên án vì thái độ lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc khi không dám xử dụng từ ngữ chính xác miêu tả hành vi xâm lược của họ. Chỉ duy nhất một tờ Thanh Niên là dùng từ “quân xâm lược Trung Quốc” còn tất cả các tờ báo khác đều tránh dùng từ này. Suy nghĩ mãi họ mới có từ mới “bọn côn đồ từ biên giới”.
UserPostedImage
Tàu chiến Trung Quốc thăm cảng Sài Gòn ngày 07/01/2013. Photo courtesy of danluan.org
Những món quà từ Bắc Kinh
Những tránh né này được Trung Quốc ban thưởng bằng một bài báo dài với đầy đủ những hình ảnh ngư thuyền Trung Quốc thoải mái khai thác tài nguyên biển của Việt Nam tại vùng mà họ gọi là Nam Sa, vốn là Hoàng Sa của Việt Nam do họ chiếm giữ.

Bài báo được trang blog Basàm dịch ra tiếng Việt từ trang mạng tên junshi.xilu.com của Trung Quốc với cái tựa ấn tượng: “Báo chí Việt Nam nói một lượng lớn tàu cá Trung Quốc xông vào Nam Hải, Quân Việt Nam không hề dám ra tay!”

Người có lòng tự trọng khó đủ can đảm đọc hết bài báo trong một lúc bởi nó quá bi thảm cho ngư dân Việt. Khi nhìn vào hình ảnh của ngư dân Trung Quốc thỏa mãn với những vụ thu hoạch hải sản, song song với lời bình xấc xược của phóng viên đi theo tàu làm phóng sự không ai có thể tránh đuợc tiếng thở dài.

Người dân sôi sục, nhà nước im lặng. Và một lần nữa, để ban thưởng cho sự im lặng đó tàu chiến hải quân Trung Quốc ghé thăm hữu nghị Sài Gòn!

Ba chiếc tàu khổng lồ áp sát mạn sông Bạch Đằng trở nên vô hình đối với những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp của báo chí thành phố. Người dân tò mò đi xem như xem pháo hoa và sự vô cảm hiện rõ trên từng khuôn mặt của họ qua các tường thuật cay đắng của nhiều blogger trong nước.

Loan tin này là BBC và Tân hoa xã.

Ba tàu Ích Dương, Thường Châu và Thiên Đảo Hồ vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.

Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên là hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.

Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người do chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh lãnh đạo.

Tân Hoa Xã cũng cho biết đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.

Nhận xét việc này ông Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch MTTQ thành phố HCM cho biết:

Dù cho chính quyền không muốn có những thông tin nhưng việc ba con tàu của Trung Quốc đến Sài Gòn trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì không thể ngăn cản được. Chỉ đem lại hiệu quả rất nguy hiểm ở chỗ khi người ta biết thì người ta thấy ra chính quềyn che đậy những việc mà lẽ ra người dân phải biết. Như vậy nó sẽ làm cho lòng căm phẫn và ý chí của dân càng mạnh mẽ hơn.

Người dân không còn tin tưởng truyền thông chính thức của nhà nước nữa mà người ta dựa vào truyền thông hiện nay gọi là lề trái. Bây giờ tỷ lệ sử dụng mạng rất đông, đặc biệt là học sinh sinh viên. Qua trang mạng người ta sẽ thấy đâu là sự thật. Những việc đang xảy ra nó đe dọa chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như thế nào.

Đánh ngoài biển, xoa trong bờ
Trong khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh hồ hởi đón tiếp ba con tàu này thì ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào trú, tránh bão ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 8 tháng 1 tức sau khi Thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp ba chiến hạm Trung Quốc một ngày với những cái ôm hôn hữu nghị.

Báo Tiền Phong Online dẫn lời ông Phan Huy Hoàng cho biết tổng cộng 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú, tránh bão ở đảo Bom Bay, phải chấp nhận lênh đênh ngoài khơi trong điều kiện thời tiết xấu.

Theo báo Pháp Luật thành phố, chiều 7-1, tại Hội nghị Quân chính năm 2013, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 lực lượng biên phòng đã phát hiện 293 lượt tàu cá xâm phạm vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 20-45 hải lý. Các tàu này đi thành từng tốp 4-10 chiếc, sử dụng tàu có công suất lớn đi trước hỗ trợ cho tốp đi sau, tàu sắt lớn đi giữa làm nhiệm vụ bảo vệ. Các cụm tàu này ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá Việt Nam.

Người dân Quảng Ngãi có quyền đặt câu hỏi: thành phố Hồ Chí Minh có còn là của Việt Nam nữa hay không khi tổ chức đón rước trọng thể một nước đang có thái độ thù hằn nhân dân của mình đến độ phớt lờ lòng nhân đạo mà thế giới tuân theo buộc phải cứu người lâm nạn trên biển cả, bất kể họ là ai thuộc quốc tịch nào.

Ông Hạ Đình Nguyên, một khuôn mặt tranh đấu nổi tiếng trước năm 1975 cho biết:

Tôi nghĩ bây giờ chắc họ bị khống chế quá rồi, kiểu này nó nắm chặt lắm không thoát được. Nó làm giống như mô hình Bắc Triều Tiên vậy có khi còn tệ hơn nữa. Nó nguy hiểm ghê lắm. Họ đều là người không có học thì làm sao yêu nước được, căn cơ là ở chỗ đó. Nó không yêu nứơc, không lương tâm, không xấu hổ. Nắm chắc và nói tới sổ hưu thì không còn lý luận gì nữa hết. Nước nào người lãnh đạo cũng đặt tổ quốc lên trên còn họ thì đặt quyền lợi giai cấp lên trên thì làm sao?

UserPostedImage
hứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh bắt tay Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear. AFP photo

Tê liệt phản ứng

Cũng như các lần trước thái độ của chính quyền và đa số báo chí lẫn truyền thông Việt Nam là hoàn toàn im lặng không bình luận một lời về thái độ vô nhân đạo này của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa cho thấy đã mất quyền phát ngôn khi cái quyền này đã được trao lại cho Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhận xét:

Ông Nguyễn Chí Vịnh với tư cách Thứ truởng Bộ Quốc phòng thì không thể nào nhân danh nhà nước Việt Nam để nói những việc đó. Nói vấn đề hệ trọng quốc gia, quan hệ hai nước hay nói cái này cái kia…tất cả những cái đó ổng không được phép nói. Nói như vậy là vượt quyền, là lộng quyền. Điều này thì cấp cao phải trả lời cho dân chúng. Nhiều người đã đặt vấn đề rồi.

Trước những cảnh báo về viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc, trí thức trong nước đành giữ sự im lặng bởi lo sợ bị đàn áp, trù dập hay thậm chí giam giữ. Chính quyền đã tỏ ra rất cứng rắn trong việc giữ vững lập trường của mình, dù lập trường này sẽ gây thiệt hại cho đất nước bất kể Việt Nam sẽ trở thành Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ thứ hai không còn xa vời như người ta nghĩ.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.