logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/11/2014 lúc 08:17:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư Của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo HĐGMVN: Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Xin quý Thầy Cô dạy dỗ và huấn luyện cho các em biết sống theo lương tâm để trở thành muối men tốt trong xã hội. Chớ gì quý Thầy Cô Giáo Công Giáo được nhận biết và cảm phục như những người sống và giáo dục các sinh viên, học sinh có lương tâm ngay thẳng, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự sống. Đây không đơn giản chỉ là danh dự của người Công Giáo, nhưng là đòi buộc của đức bác ái đối với tha nhân và lòng tôn kính đối với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và ban sự sống cho muôn loài vì Tình Yêu.
UserPostedImage

UserPostedImage

Sửa bởi người viết 19/11/2014 lúc 08:21:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 19/11/2014 lúc 08:19:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tâm Sự Con Gái Thầy Đinh Đăng Định Nhân Dịp Kỷ Niệm Ngày Hiến Chương Nhà Giáo VN

UserPostedImage
Thầy giáo quá cố đáng kính Đinh Đăng Định

Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, bố thân yêu của chúng con. Bố là người cha vĩ đại và cũng là người thầy cao cả của con. Nhiều học sinh phải đi học thêm ngoài giờ, nhưng chúng con thì không cần phải vậy. Vì đã có bố!

Từ nhỏ tới lớn, bố dạy chúng con nhiều môn học khó như toán, lí hay hóa, và thậm chí cả ngoại ngữ. Chúng con chưa bao giờ nhận ra chúng quý giá đến dường nào mãi cho đến khi chúng con lớn lên và bước vào cổng trường đại học. Và con cũng chưa bao giờ ngừng suy nghĩ rằng cuộc đời quá bất công khi đã cướp đi sự sống của bố mãi mãi. Giờ đây chắc rằng bố ở 1 nơi nào đó xa lắm mà chúng con không hề hay biết, có lẽ nào là thiên đường bố nhỉ? Dù vậy, con cũng hiểu rằng không một ai có thể làm hại chúng con theo 1 cách đê tiện nào đó, bời vì bố luôn dõi theo và bảo vệ chúng con mà.

Đến dịp 20-11, khi con bắt gặp những bông hoa đỏ thắm ở đâu đó ngoài kia, con nhớ bố da diết. Cảm giác này thật tệ, đôi lúc con cảm thấy dường như bản thân không thể sống nổi trong hoàn cảnh mất đi người thân khủng khiếp như thế này.

Lẽ ra, bố không bao giờ bị bệnh nặng như thế này, mà phải là một điều gì đó rất khác, bố ạ.

Với những bó hoa tươi thắm nhất, chúng con gửi niềm tin và tình yêu của của gia đình mình đến bố. Bố là tượng đài bất hủ của gia định mình.

Chúng con yêu và nhớ bố rất nhiều!
Theo Facebook An Tây
phai  
#3 Đã gửi : 19/11/2014 lúc 11:22:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những góc khuất của ngày Nhà giáo Việt Nam

UserPostedImage
Giáo viên dẫn học sinh lớp 1 vào lớp sau buổi lễ khai giảng năm học mới ở một trường tiểu học tại Hà Nội hôm 05 tháng 9 năm 2014.

Ngành giáo dục ở VN lại đón thêm 1 ngày lễ vinh danh thầy cô giáo vào ngày 20/11. Hòa Ái có bài ghi nhận chia sẻ của giáo viên về các góc khuất của ngày tri ân dành cho những người chọn nghiệp “trồng người”.

Không phải đợi đến ngày 20/11 ký ức về trường học, bục giảng, bạn bè và thầy cô mới tràn về nhưng trong không khí ngày tri ân nhà giáo VN hình ảnh về cô giáo lớp 1 của Hòa Ái ngồi bên tủ thuốc lá nhỏ ở ven đường hiện rõ mồn một trong tâm tưởng hơn bao giờ hết. Lâu lắm mới có dịp về quê và lần nào cũng vậy, Hòa Ái tìm đến thăm cô giáo đã tận tình dạy cho mình đánh vần từng chữ trong bản chữ cái tiếng Việt, cầm tay cho Hòa Ái nắn nót từ chữ “O” đầu tiên. Phong thái người thầy đầu đời của Hòa Ái vẫn như xưa của hơn 30 năm về trước nhưng dáng vẻ tiều tụy hơn nhiều sau vài lần thăm gặp. Vóc người gầy gò, gương mặt hốc hác, mái tóc bạc trắng của một bà giáo già đơn thân hưu trí kiên nhẫn ngồi bán từng điếu thuốc lá với nụ cười buồn thi thoảng trên môi mỗi khi nhớ về kỷ niệm nào đó trong nghề gõ đầu trẻ của mình.

Hòa Ái hỏi thăm cô có nhiều học trò đến thăm nhân ngày Nhà giáo VN hay không? Cô từ tốn trả lời rằng “không có” và chậm rãi tâm tình quanh năm suốt tháng cô vẫn thường nhận được từ tay của học trò, con cháu của học trò ghé tạt qua với 1 bọc chè, 1 bịch nước mía hay 1 ổ bánh mì cùng lời hỏi thăm “Bà giáo giữ gìn sức khỏe nghen!”. Cô giáo lớp 1 của Hòa Ái nói rằng cô trân quý những tình cảm thân thương như vậy dù cô không có kỷ niệm nào trong ngày Nhà giáo VN, nói thêm rằng cô thương lắm những người học trò ở quê nhà, có thể ngày trước họ học không giỏi, họ không thể “bay cao” với những ước mơ vì hoàn cảnh nào đó nhưng ít nhiều cô biết được rằng họ đã thành “nhân”, không phải vướng vào “đầu trộm đuôi cướp”, không làm điều xấu trong xã hội.

Ngày lễ 20/11 năm nay, Hòa Ái không liên lạc được với cô giáo lớp 1 của mình, tuy nhiên lại có cơ hội tiếp xúc qua điện thoại với những thầy cô giáo khác ở VN. Họ đón nhận ngày lễ vinh danh họ như thế nào? Một thầy giáo ở VN chia sẻ:

“Thật ra ngày xưa nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Ngày xưa có thể đúng vì là nghề dạy người nhưng bây giờ nhiều cái tiêu cực, nhiều việc xảy ra trong ngành giáo dục, thầy trò nhiều khi không giống ngày xưa nữa. Cảm giác như thương mại hóa tất cả, dịch vụ hết nên cảm giác tình cảm thầy trò bao năm càng dạy càng không gần gũi càng không thân thiết. Ngày xưa nhớ lại thuở học trò đi thăm thầy cô ý nghĩa hơn. Bây giờ làm giáo viên thấy học trò nói chung thờ ở với thầy cô. Cả năm có 1 ngày vinh danh nhà giáo, học trò cũng đến tặng quà cho xong thủ tục. Việc này đã thành lệ rồi. Thật ra chẳng còn tình cảm gì. Nhiều khi cảm giác như mua bán, nịnh nọt nhau, không có nhiều tình cảm nữa”.

Nhiều giáo viên cho đài ACTD biết ngày 20/11 mỗi năm, Ban Phụ huynh có một cuộc họp để tặng quà cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó giáo viên cũng nhận quà tặng bằng tiền được trích trong quỹ phúc lợi của nhà trường. Đa số giáo viên ở VN cảm thấy ngày vinh danh Nhà giáo không còn đúng như ý nghĩa ban đầu. Đối với họ ngày lễ này đã bị biến thành ngày của sự “đổi chác” vì mục đích nào đó. Trong khi nhiều phụ huynh phải đau đầu nghĩ đến những khoản chi cho quà cáp, phong bì gửi đến thầy cô giáo trong ngày 20/11 với hy vọng con em mình được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn thì không ít giáo viên nhận lấy trong tâm trạng xót xa vì cho rằng nghề giáo đang dần không được tôn trọng trong xã hội ngày nay.

Nỗi buồn của nhà giáo
UserPostedImage
Học sinh lớp 1

Trong những năm qua khi công nghệ thông tin bùng phát trong nước, ngày càng có nhiều giáo viên gặp trở ngại trong công tác do họ kết nối với cộng đồng một cách nhanh chóng qua internet và cất lên tiếng nói chính kiến về những tiêu cực trong ngành giáo dục cũng như những vấn đề của xã hội quan tâm. Họ bị đồng nghiệp và học sinh xa lánh. Và ngày 20/11 là ngày họ cảm thấy bị lạc lõng, buồn tủi nhất. Cô giáo Xuân Mai ở Vĩnh Long tâm sự với Hòa Ái những gì cô đang trãi qua trong cuộc đời dạy học hơn 30 năm:

“Cô có nỗi buồn là những việc mình làm là vì cộng đồng, vì đất nước, vì quê hương của mình rõ ràng vậy nhưng thầy cô giáo không hiểu. Những giáo viên đảng viên thì nghĩ mình là phản động. Còn những thầy cô giáo hiểu biết thì cũng không dám lên tiếng. Người ta biết những việc làm của mình là đúng nhưng người ta không dám nói vì sợ hãi. Chỗ cô ở là nông thôn, người ta đâu có đọc báo trên internet này kia nọ. Em tưởng tượng giáo viên dạy toán giờ này mà còn nói ‘yêu nước là phải chống Mỹ’. Giáo viên dạy văn thì không biết ‘Nhân văn Giai phẩm’ là gì, bây giờ vẫn nói Lê Văn Tám là anh hùng liệt sĩ. Thầy cô ít tai chịu đọc báo trên internet lắm. Quan niệm của thầy cô giáo là báo chí phản động không nên đọc, không nên xem, chỉ xem những báo trong nhà trường quy định. Cho nên trong mắt những thầy cô đó cho rằng cô là phản động”.

Có phải giáo viên nào cũng cảm thấy không tự hào về cái nghề cao quý mà họ đã chọn cũng như không còn niềm vui khi được tri ân nữa? Hòa Ái được dịp trao đổi với thầy giáo Hoa Nguyễn ở Hoa Kỳ. Người thầy giáo 78 tuổi này bắt đầu cuộc đời của một giáo viên dạy lớp 1 từ năm 1956, và dừng lại ở vị thế là một hiệu trưởng trường trung học vào năm 1975. Ông giáo già Hoa Nguyễn năm nào cũng sắp xếp thời gian về VN họp mặt với học trò và đồng nghiệp, trả lời câu hỏi đặt ra của Hòa Ái:

“Nhìn chung tôi có thể nói rất hãnh diện về nghề giáo của mình. Không có gì là buồn lòng. Tất cả những việc làm trong nghề giáo dục đều là hãnh diện, nhất là sau này học trò lớn lên thành đạt mỗi lần gặp đều khoanh tay cúi đầu chào ‘thưa thầy’ làm tôi cảm động vô cùng. Mặc dù nghề giáo lúc nào cũng vậy, đời sống đạm bạc lắm, tuy nhiên về tinh thần thì rất tốt. Tôi rất hãnh diện được làm một nhà giáo VN trong suốt 19 năm trong thời gian đó”.

Ngày Nhà giáo VN năm nay đến với thầy cô giáo với nhiều hoa, cũng có thể là nhiều quà cùng bức thư cảm ơn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, nhấn mạnh đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục quán triệt Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, tâm tư thầm kín của đại đa số giáo viên hiện nay ước mong họ có thể họ nói lên tiếng lòng một cách chân chính như của thầy giáo Hoa Nguyễn trong ngày nhân danh họ. Phải chăng ước nguyện này là món quà xa xỉ nhân ngày họ được tri ân?
Theo RFA
phai  
#4 Đã gửi : 20/11/2014 lúc 09:52:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư gửi Anh chị em giáo chức Công giáo nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11.2014
VRNs (20.11.2014) – Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11.2014, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc cũng là Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết thư gửi giáo chức Công giáo. VRNs giới thiệu với quý vị bức thư này:


THƯ GỬI ANH CHỊ EM GIÁO CHỨC CÔNG GIÁO

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2014


Kính thưa quý Thầy Cô Giáo,

Ngày 20 tháng 11 hằng năm là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Trong ngày này, các sinh viên, học sinh nô nức bày tỏ tâm tình tri ân và quý mến đối với quý Thầy Cô Giáo của mình. Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi muốn hợp cùng các sinh viên, học sinh và cha mẹ của các em, bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng của tôi đối với quý Thầy Cô. Trong bầu khí thân thương, đầy tình nghĩa của Ngày Nhà Giáo, tôi cũng muốn chia sẻ với quý Thầy Cô đôi tâm tư về một nhu cầu của xã hội mà lời giảng dạy của quý Thầy Cô cho các sinh viên, học sinh chắc chắn sẽ giúp giải quyết rất hiệu quả, đó là vấn đề An toàn Giao thông.

Đây là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới và tại Quê hương Việt Nam chúng ta. Nhiều tai nạn giao thông xảy ra hằng ngày đã cướp đi bao sinh mạng, gây ra đau thương cho biết bao gia đình. Do đó, ngày 10 tháng 5 năm 2010, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy những năm 2011 – 2020 là Thập niên An toàn Giao thông trên khắp thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng ta đã đưa ra những chương trình cụ thể để tăng cường và bảo đảm an toàn giao thông.
UserPostedImage
Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo


Các tai nạn giao thông phát sinh từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên tố chính vẫn là những người tham gia giao thông. Nếu mọi người biết tuân thủ luật giao thông, nhường nhịn nhau, nhất là biết tôn trọng sự sống của mình và của người khác, chắc chắn giao thông sẽ trật tự hơn và các tai nạn giao thông sẽ giảm bớt rất nhiều. Vì vậy, canh tân luật giao thông, sửa chữa và phát triển đường đi, điều hành và kiểm soát giao thông là những điều rất quan trọng và cần thiết, nhưng không đủ, còn cần phải gây ý thức và giáo dục lương tâm của những người tham gia giao thông.

Trong việc giáo dục Giới Trẻ, ngoài các bậc cha mẹ, quý Linh mục, Tu sĩ và quý Hội đồng Mục vụ hay Ban Hành giáo và các giáo lý viên trong các giáo xứ, chắc chắn không ai được các em quí mến và lắng nghe bằng quý Thầy Cô Giáo. Sự tín nhiệm và lòng quí mến của các em là niềm vinh dự và cũng là cơ hội quý báu để quý Thầy Cô Giáo có thể dễ dàng thực hiện trách nhiệm giáo dục lương tâm cho các thế hệ tương lai. Trong hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” của Công đồng Vaticanô II, có một đoạn tuyệt vời nói về lương tâm như sau: “Nơi tận sâu thẳm của lương tâm, con người khám phá ra một lề luật không do chính mình đặt ra nhưng lại phải tuân theo, và tiếng nói của luật lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải sống yêu thương và thi hành điều thiện cũng như tránh xa điều ác. Trong tâm hồn con người, tiếng nói ấy luôn vọng lên đúng lúc: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Thiên Chúa đã khắc ghi sẵn trong tâm hồn con người một lề luật, phẩm giá con người có được nhờ tuân giữ lề luật ấy và con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy. Lương tâm là nơi thẳm sâu thầm kín, là cung thánh của lòng người, nơi đây chỉ còn một mình con người với Thiên Chúa, Đấng đang lên tiếng trong thâm tâm con người. Nhờ trung thành nghe theo lương tâm, các Kitô hữu liên kết với mọi người để cùng tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý những vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội.” (Vui mừng và Hy vọng, số 16).

Xin quý Thầy Cô dạy dỗ và huấn luyện cho các em biết sống theo lương tâm để trở thành muối men tốt trong xã hội. Chớ gì quý Thầy Cô Giáo Công giáo được nhận biết và cảm phục như những người sống và giáo dục các sinh viên, học sinh có lương tâm ngay thẳng, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự sống. Đây không đơn giản chỉ là danh dự của người Công giáo, nhưng là đòi buộc của đức bác ái đối với tha nhân và lòng tôn kính đối với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và ban sự sống cho muôn loài vì Tình Yêu. Xem thường luật lệ giao thông, điều khiển phương tiện giao thông cách tuỳ tiện có thể gây tổn thương đến sự sống con người, mà “sự sống con người vốn dĩ là thánh thiêng, nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, là sỡ hữu của Thiên Chúa… chỉ có Người mới có thể lấy lại” (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cho người trẻ, số 378).

Tôi mới đọc trên mạng một câu chuyện có tựa đề “Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?”. Câu chuyện kể về một anh lái xe, vì xe hỏng nên xuống lấy hai hòn đá chặn hai bánh sau để sửa xe. Sửa xe xong, anh lên xe, để lại hai hòn đá trên đường. Mặc dù được một cụ già nhắc bảo, anh vẫn rồ máy cho xe chạy. Đến trạm kiểm soát, anh thấy mất ví tiền, trong đó có giấy phép lái xe. Trở lại chỗ sửa xe để tìm, anh không thấy ví tiền, nhưng thấy một mảnh giấy yêu cầu anh vác hòn đá lên đồi để tìm ví tiền. Theo hướng chỉ dẫn, anh lên tới một nấm mộ, trên đó đặt ví tiền và một tờ giấy. Giấy phép lái xe và tiền đầy đủ không thiếu một đồng. Còn tờ giấy thì viết như sau: “Cái ví này là do tôi nhặt được… Đây là mộ của con trai tôi. Hai năm trước, vào một đêm, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: “Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”. Nhờ nhiệt tâm giáo dục của quý Thầy Cô, những câu chuyện tương tự chắc sẽ không xảy ra.

Cầu chúc quý Thầy Cô tràn đầy niềm vui, nhất là trong Ngày Nhà Giáo. Xin Đức Mẹ gìn giữ, che chở quý Thầy Cô và gia đình. Thân ái chào quý Thầy Cô và xin quý Thầy Cô chuyển đến quý Thầy Cô Giáo đồng nghiệp không Công giáo lời chào thân ái và quí trọng của tôi.

Ngày 17 tháng 11 năm 2014


Giuse Đinh Đức Đạo

Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc

Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.201 giây.