logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/11/2014 lúc 06:12:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi mới đọc lại “Có Thể” (CT) thơ Ðoàn Minh Châu món quà Sông Hàn, quê nhà, do Nguyễn Lương Vỵ mang về, trao cho.

Không cần nhiều chú ý, người đọc cũng sẽ nhận ra ngay rằng, dù Saigon có hiện ra đôi chỗ trên lộ trình thi ca Ðoàn Minh Châu, nhưng thổ ngơi trong cõi giới thơ Ðoàn vẫn là sông Hàn - Quê hương (?). Nơi nắng gió tuổi thiếu nữ của Ðoàn (?) đã, đang và, sẽ còn như dòng chảy mênh mang của một đời sông, trước khi ra biển.

Nhà thơ Ðoàn Minh Châu
UserPostedImage
Nhà thơ Ðoàn Minh Châu

Ngay tự trang thơ thứ nhất, mở vào “Có Thể” (CT), Ðoàn Minh Châu (ở lứa tuổi 8x) đã viết:

“nước sông Hàn đục như nỗi buồn của mùa xuân trên mái nhà / những con phố bên kia / thơ thẩn tìm một lễ tình nhân rực rỡ hoa đèn và kẹo ngọt..” (CT, tr. 9)

Hay:

“sông Hàn chảy ngang một nỗi buồn vất vưởng” (CT, tr. 20)

Hoặc nữa:

“ngày ráo hoảnh trước cơn bão sắp tới / có lẽ những đổi thay cần báo trước / bằng gió bằng lá bay bằng nước sông Hàn sáng nay chuyển màu đỏ sẫm” (CT, tr. 24)

Cụ thể hơn, chúng ta có:

“Ðà Nẵng - thu / anh về mà xem nắng lụa / mỗi ngày sông Hàn chảy ngang qua mắt / mang theo những tấp nập của thành phố / những đèn đỏ đèn xanh quảng cáo...” (CT, tr. 43)

Tuy nhiên, hình ảnh chiếm “thị phần” lớn nhất, khuynh đảo, lấn lướt mọi hình tượng khác trong “Có Thể” của Ðoàn Minh Châu lại là “bàn tay.” Với trên 80 bài thơ tự do, nếu làm một tổng kết, ta sẽ thấy “bàn tay” của người thơ trẻ tuổi này có hàng trăm lần được nhắc đến. Tôi chưa thấy cõi thơ của một người nữ nào mà “bàn tay” lại giữ vai trò tâm cảnh và, “chính diện” đến như thế. Từ những “bàn tay” hiện diện một cách minh thị như:

“ở đó / mùa hạ không mang dấu vết / nằm mơ trên bàn tay trống trơn” (CT, tr. 12)

Hoặc:

“ta ngồi chơi với thứ bảy / nghịch nỗi buồn trên tay / muốn khóc” (CT, tr. 16)

Tới những “bàn tay” không hiển lộ như:

“người đã mang đi rất nhiều cơn mưa / mang cả tiếng vọng của cơn dông ì ầm ngoài biển” (CT, tr. 39)

Hoặc:

“khép lại cánh cửa đằng xa kia để bước vào một cánh cửa khác ngay trước mắt” (CT, tr. 68)

Và thơ Ðoàn, cũng đem đến cho chúng ta, nhiều bài có sự hiện diện của “bàn tay” nhiều hơn một lần trong một bài thơ (dẫu ngắn), như:

“những con đường chạy qua tay tôi / đời xuôi (...) / những con đường ngang dọc kẽ tay / chằng chịt sợi cày vá víu (...) / nhân gian có mấy con đường / mà một bàn tay đã có ngàn lối rẽ” (CT, tr. 55)

Cũng như trong cùng một bài thơ, “bàn tay” ẩn và hiện, tựa hai mặt của một mặt gương tương lai / quá khứ:

“...len lỏi giữa khe hở của nỗi nhớ nhung chật chội / một góc nhỏ là những chiều vắng lạnh / cái rùng mình bất an của bàn tay lạnh / thả tuổi mình bay đi / mất hút // trong chiếc va li tôi xách qua mùa thu / thêm đôi mắt đợi những điều biết trước / và anh - một cơn điên nhét xuống đáy / rất cẩn trọng giữ gìn.” (CT, tr. 46)


Nếu bàn tay của nam giới chỉ có công dụng vuốt / sửa lại mái tóc, như những con gà trống chăm sóc bộ mã, thì, ngược lại, tương quan giữa bàn tay và mái tóc của người phụ nữ, lại là tương quan thiết thân, gắn bó / tố giác mọi trạng thái tâm sinh lý, từ buồn / vui, cô đơn, nhớ nhung, tới đau khổ, vật vã, tuyệt vọng, xốn xang, e thẹn... phản ảnh những nếp gấp đặc tính phái nữ bẩm sinh - Như một người tình chung thủy, chí ít cũng suốt thời thiếu nữ - Dù họ sở hữu một mái tóc dài hay ngắn. Phải nhận ra tương quan máu huyết, thịt xương giữa mái tóc và bàn tay người nữ, chúng ta mới thấy nữ tính là dây chuyền xanh, duy nhất, xuyên suốt cõi giới thơ Ðoàn Minh Châu. Dù cho Ðoàn có đem vào trong thơ mình, những liên tưởng mới lạ, với những con chữ huy-hắc-lênh-đênh thì, chúng vẫn chỉ là tấm khăn lụa phủ che bản chất yếu đuối của Ðoàn mà thôi:

“...nàng mọc thêm cánh tay quấn lấy nỗi buồn tầm tã chảy / khuôn mặt lẩn vào gương giấu đi vết trầy xước cào nát nụ hôn hời hợt bấu trên môi / lối đi xao xác rụng...” (CT, tr. 69)

Hoặc:

“khi em vớt thân thể mình ra khỏi chậu nước / thấy rớt lại những nụ hôn ngày xưa / xếp hàng dài như con đường trước mắt (...) / buổi tối không anh / buổi tối thừa thãi bàn tay vuốt ve nếp áo / em mang hình dạng của con bù nhìn rơm đặt giữa ngã tư phố đông / khoác mảnh vải rách chắp nối ý muốn người khác...” (CT, tr. 82)

Hay những câu thơ, tôi nghĩ chỉ có thể có được từ người nữ:

“ước trong giấc mơ dịu hiền / anh đến / ước buổi trưa hôm nay / anh ôm em bằng hơi ấm rất mềm (...) / em ném vào mưa vào nắng vào đêm đen những cái nhìn thảng thốt / bước chân gập cong con đường / khuy áo chật căng nỗi buồn tầm gửi đêm sâu / tình yêu rạo rực đổ tàn tro trong những cơn mộng mị dã thú...” (CT, tr. 83)

Hoặc lòng biết ơn (tới tội nghiệp) sự thủy chung bàn tay người-bạn-thiết-một-đời-thiếu-nữ:

“...Ta nhớ quá tay mình / sự trung thành hiếm hoi, chịu sai khiến và không kháng cự / giá như ta có thể chế ngự chính ta, những ý nghĩ ồn ào náo động / mọi thứ, trừ bàn tay, đều vuột ngoài kiểm soát và ầm ĩ, nhạo báng / mọi thứ trong điên khùng của yêu thương và bận rộn của âu lo / đều có giá trị vô nghĩa riêng / ta không biết kết thúc từ đâu / bằng mỗi chiều ngồi dưới gốc bàng và nghe cây hát / về cuộc sống của chiếc lá khô / lăn quăn hoài trên phố” (CT, tr. 21). Vân vân...

Viết lại mấy câu thơ cuối trong bài “Không biết bắt đầu từ đâu kết thúc từ đâu” của Ðoàn, tuy chúng không có một dấu vết tương liên nào với hai câu thơ của Nhã Ca: “Tôi vẫn biết tội thân làm con gái / đời không thương tất cả héo khô dần”... Vậy mà hai câu thơ ấy đã bất ngờ trở lại trong tôi, như mặt khác, cách nói khác, của hai nhà thơ nữ, ở hai thế hệ, hai môi trường sống chói gắt khác biệt.

Phải chăng, mẫu số chung của họ là tính-nữ hiển lộng sự bất lực trước định mệnh giới tính?

***

Nếu “bàn tay” chiếm một thị phần rất lớn trong đời thơ Ðoàn Minh Châu thì, mưa trong thơ của Ðoàn, theo tôi, lại tựa chiếc bóng của những “bàn tay” ấy! Người đọc sẽ được dầm mình trong những cơn mưa, nổi trôi theo hơi mưa lênh láng nơi từng trang thơ của Ðoàn. Nhưng mưa trong thơ người trẻ tuổi này, đến từ một vũ trụ khác. Một không gian, thời tiết khác.

Chúng không còn là: “Ðêm mưa làm nhớ không gian / lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la... / tai nương nước giọt mái nhà / nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn...” của Huy Cận. Chúng cũng không còn là: “Mưa chi mưa mãi! / lòng nhớ nhung hoài! / nào biết nhớ nhung ai!...” của Lưu Trọng Lư nữa.

Mưa, chiếc bóng gắn liền với “bàn tay” trong thơ của Ðoàn Minh Châu, có cho riêng chúng dung nhan của những gam màu nóng (trường phái dã thú) - Là những cảnh đời thường sần sượng, nhân gian, thất lạc chính mình giữa đường phố:

“trong giai điệu hoang tàn của một chiều ướt nhẹp / sợi sợi mưa lõa thể đẹp như một xác thân đang kỳ hé nở / ủ những nỗi buồn xanh xòa ra khắp hướng” (CT, tr. 9)

Hoặc:

“mưa mưa cứ hoài nỗi buồn ngốc dại / lặng lẽ ướt trên tháng giao mùa / em vẫn tiếp tục những mong đợi xa xôi / tưởng tượng và bôi xóa đi / về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai / như đã bao lần / em giấu rất nhiều cách nhìn về anh / khi tự dìu mình về một trời mưa khác” (CT, tr. 23)

Hoặc nữa:

“cơn mưa mùa đông cứ cứa vào ước vọng / chẳng còn vẹn nguyên / em giấu đi từng ngày tuổi mình thêm một chút / giấc ngủ về khuya chắp vá” (CT, tr. 26)

Tôi nghĩ, ít nhiều gì, những nhà thơ thuộc các thế hệ, dường chưa ai chạy thoát cơn mưa. Nhưng tiếc thay, chúng ta lại không có nhiều lắm, những “cơn mưa mùa đông cứ cứa vào ước vọng” - Một trong những bức chân-dung-tự-họa-cơn-mưa của Ðoàn.

Xin “cơn mưa,” không nhất thiết phải “mùa đông” hãy tiếp tục “cứa vào ước vọng” của tiếng thơ nữ lộng-lẫy-nữ-tính này. Như một xác lập tín chỉ (dẫu buồn bã) giữa thi ca và cách nói.


Du Tử Lê
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.